Hướng dẫn các bước mở shop bán mỹ phẩm

Hiện nay, không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng có nhu cầu làm đẹp và chăm sóc bản thân. Lượng cầu trên thị trường về mặt hàng mỹ phẩm nam nữ luôn rất cao. Đây cũng chính là cơ sở để các công ty, cửa hàng, shop mỹ phẩm mở ra hoạt động ngày càng nhiều. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này, đang có ý định mở một cửa hàng riêng và muốn tìm hiểu hướng dẫn các bước mở shop mỹ phẩm như thế nào cho hiệu quả, hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm mà đội ngũ Công ty Phương Nam Vina chúng tôi chia sẻ bên dưới.
 

Các bước mở shop mỹ phẩm
 

1. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm thành công là trước tiên bạn phải nghiên cứu và phân tích thị trường để khảo sát được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng và giá bán, chiến lược phát triển của các đối thủ cạnh tranh,….Từ đó mới dễ dàng xác định được mình nên bán hàng ở các phân khúc thị trường nào, cho những ai để có lợi nhuận cao,….Việc phân tích thị trường cần phải được thực hiện hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng vì còn liên quan rất chặt chẽ đến những bước tiếp theo.
 

Các bước mở shop mỹ phẩm
 

2. Xác định đối tượng khách hàng và mặt hàng kinh doanh chính

Các mặt hàng mỹ phẩm trên thị trường hiện nay rất đa dạng, có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí như: mức giá, đối tượng sử dụng, thương hiệu, xuất xứ,….Chắc chắn rằng bạn sẽ rất khó thành công khi chọn phương án bán tất cả các mặt hàng cho tất cả mọi đối tượng khách hàng. Lý do vì nếu chọn phương án đó sẽ cần tốn rất nhiều chi phí và việc thực hiện chiến dịch marketing cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế mà bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến là ai, từ đó mới có thể căn cứ để lựa chọn mặt hàng kinh doanh chính cũng như tìm nguồn hàng phù hợp. Chẳng hạn như nếu bạn nhắm đến khách hàng trong độ tuổi từ 25 đến 35, là những người đã đi làm và có nguồn thu nhập ổn định thì cần phải lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu, chất lượng chứ không nên bán mỹ phẩm giá rẻ dành cho phân khúc học sinh, sinh viên.
 

Mở shop mỹ phẩm

3. Lập bảng kế hoạch kinh doanh

Khi bắt tay vào việc kinh doanh bất cứ một lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải lập ra một bảng kế hoạch chi tiết. Bảng kế hoạch này có tác dụng giúp bạn định hình được mình sẽ cần phải làm gì, làm như thế nào, cần bao nhiêu vốn,….Đừng cho rằng đây là một bước không cần thiết vì trong quá trình mở shop sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề có thể khiến bạn “đi sai hướng”. Một bảng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cần có: Nhiệm vụ; Mục tiêu; Phân tích đối thủ cạnh tranh; Chi phí đề xuất; Tên cửa hàng; Kế hoạch marketing;….Trong đó, tên cửa hàng là yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn cần quan tâm vì có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược marketing của cửa hàng trong tương lai.
 

Mở shop mỹ phẩm
 

4. Xác định quy mô dựa vào nguồn vốn

Vốn là yếu tố chi phối quy mô, hình thức kinh doanh và rất nhiều vấn đề khác. Nếu bạn chỉ nhập hàng số lượng ít, quy mô cửa hàng cũng sẽ nhỏ hơn, dẫn đến chi phí mặt bằng, nhân sự,…cũng thấp hơn và ngược lại. Với những ai có nguồn vốn ít, cần cân nhắc, tính toán thật cẩn thận sao cho có thể tiết kiệm được tối đa chi phí nhưng cũng không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cửa hàng. Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, bạn không nên nhập sẵn quá nhiều hàng và nên lựa chọn những sản phẩm được quan tâm nhiều trên thị trường. Ngoài ra, cần phải có một số vốn dự trù trong quá trình hoạt động vì chắc chắn rằng trong thời gian đầu, cửa hàng sẽ chưa có nhiều khách cũng như chưa tạo được uy tín trong lòng người mua.
 

Mở shop mỹ phẩm
 

5. Chọn địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh mà bạn lựa chọn phải được xác định dựa vào nguồn vốn và đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Chẳng hạn như bạn kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm Hàn Quốc giá rẻ dành cho sinh viên thì nên mở cửa hàng ở khu vực tập trung nhiều trường Đại học. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế thuê mặt bằng trong đường quá nhỏ, vắng vẻ vì sẽ ít người biết đến hay đường một chiều vì sẽ gây ra bất tiện cho việc di chuyển của khách hàng.

Hướng dẫn mở shop mỹ phẩm

6. Đăng ký kinh doanh và hoàn tất các thủ tục

Mở shop mỹ phẩm cần những thủ tục gì là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc, nhất là những ai vừa khởi nghiệp kinh doanh. Quá trình làm thủ tục tương đối phức tạp, cần phải đăng ký giấy phép hoạt động, xin mã số thuế, đăng ký thương hiệu,….Thế nên, để đơn giản hóa mọi việc cũng như tiết kiệm thời gian, công sức, bạn nên liên hệ với các dịch vụ đăng ký kinh doanh để được hỗ trợ thực hiện.
 

Cách mở shop mỹ phẩm
 

7. Thiết kế, trang trí cửa hàng

Thiết kế cửa hàng cần phải hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn như: Đối với đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, nên lựa chọn phong cách trẻ trung, năng động với nhiều màu sắc; Đối tượng khách hàng thuộc phân khúc cao cấp nên ưu tiên thiết kế đơn giản nhưng sang trọng, không sử dụng nhiều màu sắc;….Bên cạnh đó, để tạo sự chuyên nghiệp cho cửa hàng, bạn nên đầu tư thêm bộ thiết bị hỗ trợ bán hàng, bao gồm: máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, phần mềm bán hàng,….
 

Cách mở shop mỹ phẩm
 

8. Thuê nhân viên bán hàng

Số lượng nhân viên nhiều hay ít còn tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng. Bạn cần tính toán thời gian ca làm việc và số lượng sao cho hợp lý và tiết kiệm được tối đa chi phí, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh. Phần mềm bán hàng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất, giúp tiết kiệm nhân sự mà bạn nên áp dụng.
 

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm
 

9. Quảng cáo để bán hàng hiệu quả

Vì là một cửa hàng mới mở nên bạn cần phải hết sức chủ động trong việc marketing, làm quảng cáo để nhiều người biết đến shop của mình. Hãy tận dụng tối đa kênh marketing truyền thống lẫn online trong thời gian đầu hoạt động và lưu ý rằng phương thức thực hiện cũng cần phải dựa trên đối tượng khách hàng của mình. Một công cụ hỗ trợ làm marketing đơn giản nhưng đầy hiệu quả và giúp tiết kiệm được chi phí mà hầu hết các cửa hàng lớn nhỏ hiện nay sử dụng chính là website. Bằng việc đăng tải thông tin, hình ảnh sản phẩm lên trang web kết hợp với quảng cáo Google, Facebook,…cửa hàng của bạn sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, thiết kế website mỹ phẩm là điều cần thiết và có vai trò quan trọng đối với sự thành công của việc mở cửa hàng mỹ phẩm.
 

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm
 

Với những thông tin hướng dẫn cách mở shop mỹ phẩm chi tiết mà Công ty Phương Nam Vina chúng tôi chia sẻ ở trên, hi vọng sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm bán mỹ phẩm online hiệu quả

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo