Khi tiến hành triển khai hiến lược marketing, việc chú ý đo lường hiệu quả sau cùng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi chỉ khi đo lường, người thực hiện mới biết được bản thân chiến dịch có đang đi đúng hướng hay không và cần phải chỉnh sửa những gì để mang lại kết quả cao hơn. Vậy nên đã làm trong ngành quảng cáo thì chắc chắn, bạn không thể nào không biết đến thuật ngữ CPL là gì? Tuy nhiên, để có thể tối ưu chỉ số này một cách tốt nhất thì không phải nhà tiếp thị nào cũng thực hiện được nếu chưa biết cách áp dụng những bí quyết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
CPL là gì?
CPL là từ viết tắt của Cost Per Lead - một chỉ số quan trọng thường được sử dụng trong lĩnh vực marketing online để đo lường chi phí của mỗi lead (khách hàng tiềm năng) thông qua các hoạt động tiếp thị hoặc chiến dịch quảng cáo bất kỳ.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này thì chúng ta cần làm rõ về cách mà chỉ số CPL hoạt động như sau: đầu tiên, doanh nghiệp sẽ yêu cầu đặt quảng cáo của mình trên website của một nền tảng thứ ba. Khi có người dùng truy cập vào website đó và nhấp vào quảng cáo, họ sẽ ngay lập tức được chuyển hướng đến trang web của bạn - nơi mà khách hàng sẽ cần thực hiện hành vi sau cùng, chẳng hạn như: đăng ký nhận tin tức, để lại thông tin tư vấn, đăng ký tham gia buổi hội thảo trực tuyến, nhấn mua một sản phẩm giảm giá,.... Ngay sau khi đồng ý, họ sẽ trở thành leads của bạn và cùng lúc đó, bên thứ ba sẽ nhận được hoa hồng.
Phân biệt quảng cáo CPL và CPA
Bên cạnh CPL thì chỉ số CPA (Cost Per Action) cũng thường xuyên được sử dụng để đo lường trong các chiến lược quảng cáo. Tuy nhiên, vì sở hữu khá nhiều điểm tương tự nên đôi khi, giữa hai thuật ngữ này thường xuyên bị hiểu lầm. Nhưng nhìn chung thì về cơ bản, hai loại hình này vẫn sẽ có những điểm khác biệt lớn như sau:
CPL | CPA |
CPL thường lấy quảng cáo làm trung tâm của cả chiến dịch. | Quảng cáo CPA cùng các chiến dịch affiliate marketing sẽ đặt đối tác làm trung tâm quan trọng nhất. |
Nhà quảng cáo sẽ được phép kiểm soát thương hiệu của mình, đồng thời chọn những đối tác đáng tin cậy và phân phối dựa trên những ưu đãi của họ. | Với một cộng đồng mở, các nhà quảng cáo sẽ không thể nào nắm hết được các chiến dịch mà họ đã cho chạy ở đâu. Chính vì vậy mà quyền kiểm soát quảng cáo sẽ không thể nào mạnh được như CPL. |
Các chiến dịch CPL tuy có mức độ ảnh hưởng lớn nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao. Bởi đôi khi, người tiêu dùng sẽ chỉ để lại những thông tin liên hệ cơ bản như tên, số điện thoại hoặc email. | Các chiến dịch CPA sẽ có mức độ ảnh hưởng thấp nhưng hiệu quả lại được đánh giá cao. Khi đó, người dùng sẽ cần phải cung cấp số thẻ tín dụng cùng những thông tin chi tiết khác nên tỷ lệ chuyển đổi sẽ được đánh giá tốt hơn. |
Vai trò của Cost Per Lead trong marketing
Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm Cost Per Lead là gì, nhiều người có lẽ sẽ đặt ra câu hỏi liệu chỉ số này có tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp hay không? Dưới đây chính là một số vai trò mà CPL mang lại trong marketing.
- Đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo: Chỉ số CPL sẽ cho phép đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, đồng thời xác định xem liệu chi phí quảng cáo có đáng để đầu tư hay không.
- Xác định khách hàng tiềm năng: CPL marketing sẽ giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng tiềm năng, đồng thời tăng cơ hội chuyển đổi thành khách hàng hiện tại.
- Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo: Với những thông tin thu được từ CPL, bạn sẽ không chỉ xác định được đâu là kênh quảng cáo hiệu quả để đầu tư mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí dành cho doanh nghiệp.
- Dự đoán và kiểm soát ngân sách: CPL sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khoản chi phí để thu hút khách hàng tiềm năng. Với cách này, bạn sẽ dễ dàng dự đoán được khoản ngân sách phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo tiếp theo. Điều này giúp tối ưu hóa ngân sách marketing hiệu quả bằng các khoản đầu tư thông minh, có chọn lọc.
- Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: Bằng cách đưa ra các chiến lược quảng cáo và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, chỉ số CPL sẽ giúp bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi một cách tốt nhất. Dĩ nhiên, khi tỷ lệ chuyển đổi càng cao thì khoản doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp mang lại sẽ càng gia tăng chóng mặt.
Đánh giá ưu nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL
Trước những vai trò to lớn mà CPL digital marketing mang lại, không ít các doanh nghiệp đã mong muốn được sử dụng quảng cáo cost per lead để quảng bá sản phẩm, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy doanh thu cho mình. Tuy nhiên, để có thể áp dụng thành công cũng như biết trước được một số hạn chế nhằm phòng tránh thì trước tiên, bạn cần phải nắm rõ về các ưu nhược điểm khi khởi chạy chiến dịch này
1. Ưu điểm của CPL marketing
Khi áp dụng chỉ số CPL marketing, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Phần trăm hoa hồng cao hơn: Chỉ số CPL sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc landing page của bạn có lượt người xem nhiều hay ít, mà nó sẽ dựa vào yêu cầu cung cấp thông tin theo mục đích của doanh nghiệp. Dù yêu cầu đó có cao hơn nhưng bù lại thì cách thức thực hiện không hề phức tạp. Vì vậy mà tỷ lệ chia sẻ hoa hồng CPL chắc chắn sẽ cao hơn so với các hình thức khác, chẳng hạn là CPC (Cost Per Click) hay CPA (Cost Per Acquisition).
- Nhận hoa hồng một cách đơn giản: Cost Per Lead không nhất thiết yêu cầu đơn hàng của bạn phải thành công. Thay vào đó, thành công của chỉ số CPL sẽ được tính bằng việc liệu người xem có điền thông tin theo đúng như yêu cầu của nhà cung cấp hay không, như vậy thì các publisher đã nhận được hoa hồng và hoàn thành KPI một cách dễ dàng.
2. Nhược điểm của quảng cáo CPL
Bên cạnh những ưu điểm thì CPL vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định mà bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng.
- Khó khăn khi chuyển đổi khách hàng: Do chỉ số CPL chỉ cung cấp “hạt giống” để giúp doanh nghiệp ươm trồng thành quả nên nếu năng lực của đội ngũ sale không tốt, hay xuất hiện một số nguyên nhân khách quan thì chúng có thể tác động xấu và khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc biến khách hàng tiềm năng thành người mua thật sự.
- Rủi ro về chất lượng thông tin của khách hàng: Trong quá trình khởi chạy chiến dịch quảng cáo, vì một số nguyên nhân như khách hàng không có nhu cầu thật sự, điền sai thông tin,... thì điều này sẽ khiến dữ liệu leads tạo ra không đảm bảo chất lượng.
- Yêu cầu cao về landing page: Nếu như landing page của bạn có thiết kế kém chất lượng, khó sử dụng và thao tác chậm chạp thì nó sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi của CPL, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng của dữ liệu.
Cách tính CPL chi tiết và chính xác
Như đã nhấn mạnh ở trên, CPL digital marketing là một trong những chỉ số quan trọng quyết định đến thành công của chiến dịch tiếp thị. Tùy thuộc vào loại chiến dịch, các kênh doanh nghiệp đang chạy mà chỉ số CPL sẽ có sự khác biệt nhưng nhìn chung thì chúng sẽ được tính theo công thức sau:
CPL (Cost Per Lead) = Tổng ngân sách dành cho chiến dịch / tổng số khách hàng tiềm năng được sinh ra do quảng cáo tạo ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
Ví dụ, nếu bạn dùng 1000$ cho một chiến dịch quảng cáo trong khoảng thời gian 2 tháng và bạn nhận được tổng cộng là 20 lượt chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng (lead). Như vậy thì trong khoảng thời gian đó, CPL sẽ bằng Cost / Leads = 1000 / 20 = 50$.
Chỉ số CPL thế nào là tốt?
Sau khi đã tính được Cost Per Lead của chiến dịch là bao nhiêu, câu hỏi tiếp theo mà nhiều người sẽ đặt ra ngay lúc này đó là chỉ số CPL thế nào thì tốt? Trên thực tế, CPL được tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho số lượng khách hàng tiềm năng thu về nên lúc này, nếu CPL digital marketing càng thấp thì tức là chiến dịch quảng cáo của bạn được đánh giá là mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu chi phí để thu thập mỗi lead quá cao thì quảng cáo đó của bạn sẽ không đạt kết quả tốt và cần được điều chỉnh lại để có chỉ số CPL thấp hơn.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dù CPL thấp là điều mà bất kỳ ai cũng đều mong muốn nhưng không phải lúc nào cũng là số liệu duy nhất để đo lường mức độ thành công của chiến dịch. Thay vào đó, bạn cũng cần phải quan tâm đến các số liệu khác như: lưu lượng truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ tương tác,....
Lĩnh vực nào sẽ phù hợp với quảng cáo CPL?
Vì mục tiêu của CPL chính là tạo ra các lead, tức là thu thập về thông tin của những khách hàng quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua sắm chứ không phải người tiêu dùng thật sự nên đôi khi, chỉ số này không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi ngành nghề. Thay vào đó, quảng cáo CPL được đánh giá là nên được ưu tiên sử dụng cho những lĩnh vực kinh doanh có sản phẩm mang lại giá trị cao và khách hàng cần được tư vấn bởi đội ngũ chuyên nghiệp. Cụ thể cần phải kể đến một số lĩnh vực nổi bật sau:
- Lĩnh vực bất động sản: Bất động sản là một trong những lĩnh vực phù hợp nhất với hình thức quảng cáo CPL khi khách hàng chưa tìm được căn hộ ưng ý hoặc tài chính của họ còn thiếu,... nhưng vẫn có nhu cầu sở hữu nhà đất nên cần được tư vấn cụ thể.
- Lĩnh vực du học: Đối tượng khách hàng ở đây là các bạn học sinh, sinh viên muốn đi du học nên cần được hỗ trợ tư vấn về tài chính cùng một số thủ tục pháp lý.
- Lĩnh vực bảo hiểm: Nhắc đến hình thức quảng cáo CPL mà bỏ qua lĩnh vực bảo hiểm thì quả là một sai lầm. Hình thức này sẽ giúp khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về các điều khoản về mặt pháp lý trước khi ký kết hợp đồng.
Bí quyết chạy quảng cáo CPL tối ưu cho doanh nghiệp
Như chúng ta cũng đã biết, CPL thấp hơn thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang có được khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn với khoản chi phí tối ưu hiệu quả, từ đó mang lại ROI cao hơn. Tuy nhiên, để có thể tối ưu chỉ số CPL không phải là điều đơn giản nên nếu đang gặp khó khăn trong vấn đề này, bạn có thể tham khảo những bí quyết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
1. Nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng có khả năng quan tâm đến sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp hơn cả khách hàng tiềm năng. Với nhóm khách hàng này, họ đều có chung những đặc điểm từ trình độ học vấn, nhân khẩu học, thu nhập, tâm lý và hành vi,....
Khi tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ không cần phải ra sức thuyết phục quá nhiều để họ chọn mua sản phẩm / dịch vụ của mình. Bởi lẽ ngay từ đầu, khách hàng mục tiêu đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn rồi. Lúc này, chỉ cần một quảng cáo đến đúng đối tượng mà bạn đã nhắm sẵn thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng lên, chi phí tiếp thị sẽ giảm xuống và doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ đây.
2. Tối ưu hóa landing page
Landing page hay trang đích chính là nơi mà doanh nghiệp của bạn dùng để giới thiệu thông tin về sản phẩm / dịch vụ. Do đó mà bạn cần đảm bảo trang đích phải có giao diện thân thiện, nội dung hấp dẫn và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để khách hàng dễ dàng thực hiện những hành động như: đăng ký, đặt hàng, mua hàng, nhận thông báo,....
Chỉ khi làm được những điều này thì landing page mới phát huy tác dụng để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm CPL hiệu quả. Nhưng để có thể thiết kế một trang đích chất lượng không phải là điều đơn giản nếu bạn thiếu kiến thức về thiết kế lẫn lập trình. Vậy nên, để đảm bảo sự chuyên nghiệp cho quảng cáo và đẩy mạnh khả năng thu hút khách hàng thì doanh nghiệp của bạn nên tham khảo dịch vụ thiết kế landing page của Phương Nam Vina.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mẫu landing page được tạo ra sẽ đảm bảo sự trọn vẹn về giá trị thẩm mỹ, bố cục khoa học, dễ dàng sử dụng tương tác. Điều này sẽ trở thành một bàn đạp vững chắc để doanh nghiệp của bạn có thể thu hút khách hàng truy cập, từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đối và tối ưu quảng cáo CPL hiệu quả. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết về dịch vụ. Xin cảm ơn!
3. Lựa chọn và thiết lập chiến dịch quảng cáo thông minh
Các công cụ quảng cáo phổ biến như Google AdWords, Facebook Ads,… sẽ giúp bạn hiển thị quảng cáo của mình đến với những người sẽ có tiềm năng trở thành khách hàng thật sự. Vậy nên khi thiết lập quảng cáo, bạn cần phải chọn từ khóa có liên quan đến sản phẩm / dịch vụ, xây dựng nội dung hấp dẫn để từ đó đưa sản phẩm đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu, đồng thời tối ưu hóa chi phí quảng cáo hiệu quả. Vậy nên, nếu bạn cũng không biết cách thiết lập chiến dịch quảng cáo như thế nào để mang lại thành công cao nhất thì hãy liên hệ với Phương Nam Vina theo số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn cụ thể hơn.
4. Chạy các chiến dịch theo dõi lại
Với sự phát triển của công nghệ thì giờ đây, bạn có thể kiểm tra được những người đang xem sản phẩm hoặc đã thêm vào giỏ hàng nhưng lại không thanh toán. Với nhóm khách hàng này thì thay vì đi tìm đối tượng mới, bạn có thể tiếp thị lại họ. Cụ thể, khi người dùng truy cập vào các trang web khác thì họ sẽ được thấy quảng cáo liên quan của bạn về việc khuyến khích họ đặt hàng. Với lời nhắc nhở thường xuyên về sự hiện diện của đơn hàng trong giỏ hàng, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền cho việc biến chuyển khách hàng từ “lạnh sang ấm”.
5. Giảm số lượng trường thông tin
Hãy thử đặt bản thân mình như một người dùng thật sự và kiểm tra lại biểu mẫu đăng ký một cách chi tiết. Trong quá trình thực hiện, bạn cần phải xác định cần phải mất bao lâu để điền vào trong biểu mẫu. Hãy luôn đảm bảo rằng chỉ yêu cầu có đầy đủ thông tin quan trọng bởi việc điền quá nhiều nội dung sẽ khiến người thực hiện mất kiên nhẫn, gây khó chịu và phản cảm.
6. Tối ưu hóa tốc độ tải trang
Cũng giống như việc giảm số lượng trường thông tin có trong biểu mẫu, việc tối ưu hóa tốc độ tải trang cũng là nhiệm vụ quan trọng để làm hài lòng trải nghiệm của người dùng. Bởi lẽ, khi khách hàng càng đợi lâu thì doanh nghiệp sẽ càng mất đi cơ hội tiềm năng để tạo ra một giao dịch lớn. Vì vậy, hãy kiểm tra tốc độ tải trang của bạn một cách thường xuyên và tìm cách để cải thiện càng sớm càng tốt khi có vấn đề load chậm xảy ra.
7. Đánh giá và tối ưu kết quả quảng cáo
Để giảm chỉ số CPL xuống thấp, việc tiếp theo mà bạn không được bỏ qua đó chính là theo dõi, đánh giá và phân tích kết quả của chiến dịch, từ đó tìm ra những điểm mạnh - yếu mà minh đang có để tối ưu hóa quảng cáo.
Ngoài ra, cũng từ bản đánh giá kết quả mà bạn có thể thu hẹp đối tượng mục tiêu của mình để tiếp cận một cách chính xác đến người có nhu cầu. Đặc biệt, hãy kiểm tra về giới tính, độ tuổi của khách hàng và suy nghĩ về lý do tại sao họ lại tương tác với chiến dịch của bạn chứ không phải người nào khác. Có như vậy, bạn mới lọc ra được những người không quan tâm đến sản phẩm của bạn và ngừng lãng phí ngân sách cho họ.
Hi vọng với những thông tin về CPL là gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn để đưa ra quyết định có nên áp dụng chỉ số Cost Per Lead vào chiến dịch quảng cáo của mình hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải cân nhắc đến những rủi ro, lợi ích và cả các bí quyết tối ưu hiệu để chiến dịch mang lại thành công cao nhất nhé!
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả
PPC là gì? Tổng quan kiến thức về quảng cáo Pay Per Click
CPM là gì? Bí quyết tối ưu CPM để quảng cáo đạt hiệu quả cao