Bí kíp giúp tăng tốc độ load website hiệu quả

Tối ưu tốc độ load website rất quan trọng bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Thông thường, website sẽ tốn khoảng từ 1 - 3 giây để hoàn thành xong quá trình tải dữ liệu đến người xem. Nhưng nếu trang web có thời gian load lâu hơn sẽ khiến người truy cập cảm thấy chán nản và thậm chí điều này còn khiến họ thoát khỏi web, đồng nghĩa với việc bạn đã bị mất đi một cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Vì vậy, việc tìm hiểu những bí kíp giúp tăng tốc độ load của website hiệu quả là vấn đề cần thiết của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Mục đích chính là giúp cho trang web nhận được nhiều tương tác, đánh giá tích cực từ phía khách hàng và công cụ tìm kiếm Google để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
 

Bí kíp giúp tăng tốc độ load của website hiệu quả
 

1. Loại bỏ bớt các quảng cáo Popup

Một trong những hình thức giúp gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp đó chính là cài đặt quảng cáo trên website. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều, nhất là đối với loại quảng cáo Popup bởi sẽ dẫn đến tình trạng bị quá tải dung lượng mà trang web cho phép.

Chính vì thế, việc tiến hành loại bỏ bớt các quảng cáo này sẽ giúp tăng tốc website được nhanh chóng hơn và tối ưu trải nghiệm của khách hàng khi họ truy cập vào web. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn muốn đảm bảo nguồn thu nhập thì nên ưu tiên chèn quảng cáo dạng banner để mang lại hiệu ứng đơn giản và nhẹ nhàng hơn.
 

Tăng tốc độ load website
 

2. Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong giao diện website bởi đây chính là yếu tố để thu hút khách hàng và phản ánh nội dung. Thế nhưng, nếu hình ảnh không được tối ưu sẽ khiến web bị quá tải dung lượng, tốc độ tải trang cũng vì thế mà bị chậm đi gây cảm giác khó chịu cho người dùng.

Vậy nên, một trong những phương pháp tốt nhất để tăng tốc độ load website đó chính là tối ưu hình ảnh. Bạn có thể giảm kích thước, thay đổi định dạng hoặc sử dụng phần mềm nén ảnh. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, có rất nhiều ứng dụng sẽ giúp bạn xử lý hình ảnh hiệu quả nhưng vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng ban đầu.
 

Tăng tốc độ website
 

3. Lưu vào bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm cũng là phương pháp giúp tăng tốc độ website nhanh chóng. Khi người dùng truy cập vào web của bạn, các dữ liệu mà họ đã truy cập trên trang đều được lưu trữ trên bộ nhớ cache hoặc tạm thời giữ trong ổ cứng. Những lần truy cập tiếp theo, trình duyệt có thể tải lại các trang mà không cần phải gửi yêu cầu https tới máy chủ như trước. Cách này sẽ giúp cho máy chủ trở nên nhẹ nhàng, đồng nghĩa với việc tốc độ tải web cũng được cải thiện đáng kể.
 

Tăng tốc độ website wordpress
 

4. Kích hoạt tính năng nén cho web

Sử dụng phần mềm nén Gzip cũng là phương án hữu hiệu để tăng tốc độ website wordpress. Nén Gzip hay Gzip compression chính là một phương pháp nén tập tin ở server khi gửi đến người dùng để tiết kiệm băng thông và tăng tốc độ trang web. Điều đặc biệt nằm ở chỗ là Gzip có thể giúp cho website giảm tới hơn 80% dung lượng của các tập tin như: JS, CSS và HTML.
 

Tăng tốc website
 

5. Loại bỏ các plugin không thật sự cần thiết

Không phải plugin nào có mặt trên website cũng đều đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Bởi đôi khi việc xuất hiện quá nhiều plugin trên trang sẽ gây nên tình trạng cồng kềnh và khiến quá trình tăng tốc website wordpress bị cản trở. Bên cạnh đó, để lại những plugin bị lỗi hoặc cũ kỹ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc bảo mật cho trang web, đồng thời tác động đến hiệu suất hoạt động của website.

Chính vì vậy, cách tốt nhất mà bạn cần làm bây giờ là vô hiệu hóa và loại bỏ một số plugin trên trang web không sử dụng đến. Để chắc chắn việc loại bỏ plugin phù hợp nhằm tăng tốc độ load website hiệu quả thì bạn cần phải xem xét và đánh giá thật kỹ đâu là plugin thật sự cần thiết để tránh thao tác xóa nhầm.
 

Tăng tốc website wordpress
 

6. Giảm thiểu CSS, JavaScript và HTML

Tối ưu hóa cách tải tệp cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tăng tốc website thông qua việc giảm thiểu một số mã CSS, JavaScript và HTML. Việc giảm thiểu này sẽ giúp trang web loại bỏ bớt các ký tự, khoảng trắng và những phần tử không cần thiết khác. Đây chính là yếu tố cần thiết để giảm kích thước của tệp và giúp chúng kết hợp với nhau dễ dàng hơn. Các đoạn mã sau khi giảm bớt sẽ trở nên sạch sẽ và hỗ trợ cho website được gọn gàng, tải nhanh hơn trước rất nhiều.

Đây là một vấn đề làm giảm tốc độ load trang mà hầu hết website hiện nay đều tồn tại. Bạn sẽ cần tìm hiểu thêm các tài liệu hướng dẫn hoặc tối ưu lại theo thông báo của Google Search Console. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn về HTML, CSS, JS tốt mới xử lý được. Trường hợp không rành về chuyên môn, bạn có thể liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ chỉnh sửa web chuyên nghiệp để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ.
 

Tăng tốc độ tải trang web
 

7. Chọn dịch vụ hosting phù hợp

Bên cạnh những cách tăng tốc độ website phổ biến ở trên thì việc lựa chọn dịch vụ hosting phù hợp chính là giải pháp mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay thường làm. Hosting là một trong những thành phần cốt cán để cấu tạo nên website và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ load của trang web.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hosting với nhiều mức giá khác nhau, trong đó không thiếu các gói giá rẻ với lời mời mọc, quảng cáo đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, sự thật thì hosting có chi phí quá rẻ thường sẽ cho hiệu suất kém và khiến cho việc chia sẻ tài nguyên giữa nhiều website trên cùng một máy chủ bị quá tải. Điều này khiến cho thời gian tải trang trên web của bạn lâu hơn bình thường và thậm chí không thể phản hồi lại. Đó là lý do vì sao mà bạn cần phải tham khảo bảng giá dịch vụ hosting trên thị trường để so sánh và xác định mức giá trung bình hiện nay.

Đặc biệt, khi lựa chọn một công ty cung cấp dịch vụ hosting chất lượng, bạn hãy ưu tiên tìm một đơn vị uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động. Bạn có thể xem xét sử dụng dịch vụ hosting của công ty Phương Nam Vina cung cấp. Với hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi hiểu rõ ý nghĩa của website đối với hoạt động kinh doanh nên sẽ cung cấp các gói hosting chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Nhờ đó mà bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc trang web của mình sẽ bị tải chậm hay gián đoạn bất cứ lúc nào. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 09128171170915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết.
 

Tăng tốc độ load trang
 

Có thể thấy, tăng tốc độ load website chính là giải pháp hàng đầu giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng hiệu quả. Bởi nếu không cứ mỗi một giây trôi đi, doanh nghiệp của bạn đều sẽ phải đối diện với nguy cơ vuột mất khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ chỉ vì trang web load chậm. Vậy nên, việc tham khảo và áp dụng một số cách tăng tốc độ load web tốt nhất chúng tôi chia sẻ ở trên chính là bí quyết hàng đầu mà bạn cần chú ý để tối ưu cho trang website của mình nhé.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Những giải pháp bảo mật website hiệu quả

icon thiết kế website Những sai lầm phổ biến cần tránh khi thiết kế website

Bài viết mới nhất

Thiết kế web khách sạn tại Hội An

Thiết kế web khách sạn tại Hội An

Ngành du lịch Hội An đang phát triển mạnh mẽ, để tồn tại và phát triển, các khách sạn cần xây dựng website để thu hút du khách và tăng doanh thu.

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt và thiết kế web bằng Joomla

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt và thiết kế web bằng Joomla

Với tính năng đa dạng, khả năng mở rộng cao, Joomla là một hệ quản trị nội dung (CMS) mạnh mẽ, linh hoạt, phù hợp cho nhiều loại website khác nhau.

Làm chủ 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế website

Làm chủ 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế website

Phối màu trong thiết kế web không đơn thuần chỉ là chọn lựa sắc thái mà là nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác, giúp thương hiệu ghi dấu ấn lâu dài.

Pagination là gì? Hướng dẫn làm pagination trong website

Pagination là gì? Hướng dẫn làm pagination trong website

Không chỉ giúp sắp xếp nội dung gọn gàng, pagination (phân trang) còn là chìa khóa để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng hiệu suất SEO.

XML là gì? Giải mã toàn diện ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML

XML là gì? Giải mã toàn diện ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML

Bạn đã bao giờ tự hỏi dữ liệu phức tạp trên website được lưu trữ và truyền tải như thế nào chưa? Tất cả nhờ vào ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML.

WebSocket là gì? So sánh giao thức WebSocket vs HTTP

WebSocket là gì? So sánh giao thức WebSocket vs HTTP

Khác với giao thức HTTP, WebSocket cho phép kết nối liên tục, hai chiều giữa máy chủ và trình duyệt, giúp truyền tải dữ liệu nhanh chóng và mượt mà.

zalo