Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website

Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ thông tin, website chính là công cụ phổ biến để giúp doanh nghiệp có thể truyền tải thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả. Chính vì điều này, để trang web của bạn thật sự có giá trị và tạo được lòng tin với người dùng thì cần phải được bảo vệ tuyệt đối bởi chứng chỉ bảo mật SSL. Mặc dù không phải là thành phần cấu tạo nên website nhưng chứng chỉ SSL lại rất quan trọng trong việc bảo vệ trang web cũng như thông tin người dùng. Trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chứng chỉ bảo mật SSL là gì và hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website miễn phí đơn giản, hiệu quả nhất.

 

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website
 

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Chứng chỉ bảo mật SSL (viết tắt của Secure Sockets Layer) là một phương thức mã hóa dữ liệu. Nhiệm vụ của chúng là bảo mật kết nối giữa máy chủ website và trình duyệt của người dùng. Qua đó ngăn cản sự xâm phạm và can thiệp của hacker vào quá trình kết nối này để đánh cắp thông tin.

Hacker thường dùng server giả dạng để lấy thông tin. Vậy nên, khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website thì trang web sẽ nhận được một chứng chỉ (SSL certificate) duy nhất để định danh. Nếu chứng chỉ này không khớp giữa website và server thì trình duyệt ngay lập tức phát ra cảnh báo “Kết nối của bạn không bảo mật”.

Hiện nay, nhiều người khi thiết kế website thường không chú ý đến vấn đề chứng chỉ bảo mật SSL. Tuy nhiên kể từ ngày 1/1/2017, trình duyệt Chrome sẽ chính thức đưa ra cảnh báo đến người tiêu dùng nếu trang web họ đang truy cập không sử dụng SSL. Thậm chí trong thời gian gần đây, Chrome đã đánh dấu một số website không sử dụng chứng chỉ SSL là bảo mật kém.

Chứng chỉ bảo mật ssl là gì?
 

Lợi ích khi sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL

1. Hạn chế bị hacker xâm nhập

Công nghệ thông tin ngày một phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện của các thành phần tin tặc lừa đảo trên mạng Internet. Trong đó, website là kênh dễ bị xâm nhập và đánh cắp thông tin người dùng nhất. Nhưng khi được cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL, toàn bộ dữ liệu trên web sẽ được mã hóa lại. Những nội dung này sẽ chỉ được đọc và hiểu bởi người chỉ định nên các hacker sẽ khó lòng mà lấy được.

2. Cải thiện thứ hạng website

Có rất nhiều tiêu chí để Google đánh giá và xếp hạng trang web của bạn, trong đó SSL là yếu tố vừa mới được cập nhật. Vậy nên, khi website của bạn được cài đặt SSL thì nó sẽ thân thiện hơn trên các công cụ tìm kiếm. Còn nếu không thì thứ hạng trang web của bạn rất khó mà cải thiện được.

3. Tạo sự yên tâm cho người dùng

Một trang web khi được cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL sẽ giúp người dùng an tâm hơn khi mua sắm hoặc để lại thông tin. Ngược lại, nếu khách hàng ghé thăm website của bạn và được Google cảnh báo bằng dòng tin rằng trang web này không an toàn thì chắc chắn chẳng còn ai dám ở lại để truy cập thêm nữa. Đây cũng là một trong những lợi thế được nhiều doanh nghiệp áp dụng cho website của mình để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nghề trên thị trường.
 

Cài đặt chứng chỉ SSL cho website
 

Hướng dẫn cách cài đặt chứng chỉ SSL trên hosting

1. Cài đặt chứng chỉ SSL trên Direct Admin

Nếu bạn đang dùng shared hosting của giao diện Direct Admin thì có thể cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Bạn truy cập vào trang quản trị hosting, sau đó nhấp chọn dòng "SSL Certificates".

Bước 2: Nhấp chọn dòng "Paste a pre-generated certificate and key", dán đoạn mã Private Key và Certificate đã đăng ký trước đó và nhấn Save.

Nếu bạn chưa đăng ký chứng chỉ SSL thì vui lòng tham khảo thông tin chi tiết → Tại Đây.

Bước 3: Tại dòng "Click Here to paste a CA Root Certificate" bạn nhấp chọn Click Here. Nhấp chọn "Use a CA Cert" và dán đoạn mã CA Root đã đăng ký, sau đó nhấn Save.

Bước 4: Trở về giao diện trang quản trị hosting, chọn dòng "Domain Setup", nhấp chọn tên miền cần cài SSL, sau đó chọn dòng "Use a symbolic link from private_html to public_html" và nhấn Save lại là xong.

Bước 5: Cuối cùng, bạn sẽ cần phải vào .htaccess thêm đoạn mã chuyển hướng và chỉnh sửa đường dẫn trong file config từ http sang https để hoàn tất. Chia sẻ cho bạn đoạn mã chuyển hướng từ http sang https bên dưới:

Chứng chỉ SSL là gì?

2. Cài đặt chứng chỉ SSL cho website trên cPanel

Nếu bạn đang dùng shared hosting để sử dụng cPanel thì có thể cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL theo từng bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào cPanel và tìm đến tính năng SSL / TLS Manager rồi nhấn vào mục đó.

Bước 2: Tiếp tục chọn Manage SSL Sites.

Bước 3: Chọn một địa chỉ web mà bạn cần cài đặt chứng chỉ SSL.

Bước 4: Bạn sẽ nhận được một file thông tin. Lúc này bạn điền đủ nội dung các đoạn mã như file yêu cầu là được.

Bước 5: Để hoàn tất quá trình đăng ký chứng chỉ bảo mật SSL cho website của mình thì bạn chỉ cần nhấn vào Install Certificate là xong.

3. Cài đặt chứng chỉ SSL cho website WordPress

Sau khi đã đăng ký chứng chỉ SSL và cài đặt các đoạn mã trên hosting (Direct Admin, Cpanel) hoàn tất, đối với những trang web đang có giao diện quản trị bằng WordPress thì cách cài đặt SSL cho website được thực hiện theo từng bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào trong trang quản trị website trên WordPress, đi đến Dashboard và tiến hành mở tab Settings lên.

Bước 2: Nhấn chọn vào tính năng General. Tại đây, bạn tìm đến các dòng Site Address và WordPress Address, sau đó sửa http thành https và nhấn lưu lại.

Bước 3: Bạn mở file .htaccess trong source web và thêm đoạn code bên dưới, sửa yoursite.com thành tên miền của bạn và lưu lại là xong nhé.

Chứng chỉ SSL

Đối với những trang web chuyển hướng 301 thì bạn sẽ cần phải tìm file .htaccess. Sau đó nhấn vào file này để chuyển chúng đến mục public_html. Từ mục public_html lại tiếp tục tìm file .htaccess và click chọn View / Edit. Lúc này, bạn chỉ cần lưu lại những thay đổi là đã hoàn thành xong công đoạn đăng ký.

4. Cài đặt chứng chỉ SSL cho website bằng Plugin

Khi cài đặt Plugin chất lượng thì nó sẽ tự động scan trang web để có thể tìm WordPress SSL Certificate. Tại đây, bạn chỉ cần truy cập vào Dashboard, đến Settings và tìm SSL. Sau đó click vào Loaded over HTTPS để hoàn tất.

Nhìn chung, đối với các SEOer hoặc quản trị viên thì các thao tác này rất đơn giản. Nhưng đối với những người mới thực hiện lần đầu thì về cơ bản sẽ rất khó khăn. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên nên kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ để họ hỗ trợ đăng ký chứng chỉ SSL được đơn giản và hiệu quả hơn.
 

Cách cài đặt SSL cho website
 

Hiện nay, trên mạng Internet có rất nhiều hướng dẫn cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí. Thế nhưng, lời khuyên cho các bạn là nên đầu tư một khoản tiền để cài đặt chứng chỉ SSL có phí để được bảo mật tốt hơn, tránh rủi ro gặp phải. Những website có chứng chỉ SSL chuyên nghiệp sẽ luôn nhận được tín nhiệm cao từ phía khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp đẩy mạnh doanh số bán hàng và khả năng truy cập được cải thiện.

Hi vọng thông qua những nội dung mà Phương Nam Vina đã chia sẻ trên đây, các bạn sẽ hiểu được chứng chỉ bảo mật SSL là gì và cách cài đặt SSL cho website như thế nào? Đồng thời, nếu bạn đang có nhu cầu cần cài đặt SSL cho trang web để chuyển đổi từ http sang https thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Chi phí duy trì website hàng năm bao nhiêu tiền?

icon thiết kế website Tên miền là gì? Khái niệm Domain name, Subdomain

  • Chủ đề:
  • SSL

Bài viết mới nhất

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt và thiết kế web bằng Joomla

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt và thiết kế web bằng Joomla

Với tính năng đa dạng, khả năng mở rộng cao, Joomla là một hệ quản trị nội dung (CMS) mạnh mẽ, linh hoạt, phù hợp cho nhiều loại website khác nhau.

Làm chủ 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế website

Làm chủ 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế website

Phối màu trong thiết kế web không đơn thuần chỉ là chọn lựa sắc thái mà là nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác, giúp thương hiệu ghi dấu ấn lâu dài.

Pagination là gì? Hướng dẫn làm pagination trong website

Pagination là gì? Hướng dẫn làm pagination trong website

Không chỉ giúp sắp xếp nội dung gọn gàng, pagination (phân trang) còn là chìa khóa để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng hiệu suất SEO.

XML là gì? Giải mã toàn diện ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML

XML là gì? Giải mã toàn diện ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML

Bạn đã bao giờ tự hỏi dữ liệu phức tạp trên website được lưu trữ và truyền tải như thế nào chưa? Tất cả nhờ vào ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML.

WebSocket là gì? So sánh giao thức WebSocket vs HTTP

WebSocket là gì? So sánh giao thức WebSocket vs HTTP

Khác với giao thức HTTP, WebSocket cho phép kết nối liên tục, hai chiều giữa máy chủ và trình duyệt, giúp truyền tải dữ liệu nhanh chóng và mượt mà.

Shopify là gì? Cẩm nang tạo website và bán hàng trên Shopify

Shopify là gì? Cẩm nang tạo website và bán hàng trên Shopify

Với doanh thu toàn cầu hơn 5 tỷ USD mỗi năm, nền tảng Shopify đã trở thành lựa chọn ưu tiên của các doanh nhân và dropshippers trên toàn thế giới.

zalo