Cách đăng ký và thông báo website với Bộ Công Thương

Đăng ký và thông báo website với Bộ Công Thương là thủ tục bắt buộc trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay bởi có đến hàng triệu trang web đang vận hành trên Internet với rất nhiều nội dung khác nhau. Do đó, việc kiểm soát các hoạt động và nội dung xuất hiện trên web của cơ quan chức năng sẽ trở nên rất khó khăn nếu không đưa ra quy định trên.

Vì vậy, đối với website của các thương nhân được tạo ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản phẩm, cung ứng dịch vụ hay xúc tiến thương mại,...thì cần phải đăng ký hoặc thông báo để chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền là Bộ Công Thương. Vậy cách đăng ký và thông báo website với Bộ Công Thương như thế nào? Trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết từ khâu chuẩn bị thủ tục cho đến quá trình đăng ký, thông báo website với Bộ Công Thương theo đúng quy định Pháp luật.
 

Cách đăng ký và thông báo website với Bộ Công Thương như thế nào?

 

Vì sao website phải đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương?

Dù việc đăng ký website với Bộ Công Thương đã được quy định rõ trong các văn bản Pháp luật nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục này. Theo đó, khi doanh nghiệp đăng ký website lên Bộ Công Thương sẽ nhận về được những lợi ích quan trọng.

1. Tuân thủ theo quy định Pháp luật

Tại Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013 quy định trách nhiệm của thương nhân, cá nhân, tổ chức sở hữu website thương mại điện tử bán hàng: “1. Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này”. 

Như vậy với Nghị định này, việc tiến hành đăng ký, thông báo trang web với Bộ Công Thương cho thấy bạn đang tuân thủ theo đúng như quy định của Pháp luật.

2. Nâng cao uy tín website doanh nghiệp

Thông thường, khi website đã đăng ký và thông báo thành công thì bạn chỉ cần gắn logo trên web để dẫn tới đường link xác nhận trên trang của Bộ Công Thương. Việc này sẽ giúp nâng cao sự uy tín, chuyên nghiệp của trang web đối với doanh nghiệp. Người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ cũng không cần phải lo lắng về tình trạng lừa đảo vì khi đăng ký với Bộ Công Thương bắt buộc cần nộp Chứng minh nhân dân (đối với cá nhân) hoặc giấy phép kinh doanh (đối với công ty).

3. Khẳng định thương hiệu trên thị trường

Việc đăng ký website lên Bộ Công Thương cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn sẽ được Bộ Công Thương xác nhận các hàng hóa, dịch vụ trên web tại thời điểm đăng ký là hợp pháp, được phép phân phối và không vi phạm sở hữu trí tuệ hay bị cấm kinh doanh. Chính vì vậy, để doanh nghiệp có thể xây dựng uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường thì việc đăng ký website với Bộ Công Thương là điều nên làm ngay từ bây giờ.
 

Cách đăng ký website với Bộ Công Thương
 

Thủ tục và cách đăng ký website với Bộ Công Thương

1. Thủ tục đăng ký website lên Bộ Công Thương

Trước khi tiến hành đăng ký website lên Bộ Công Thương thì việc bạn cần phải làm đầu tiên đó chính là chuẩn bị một số thủ tục từ giấy tờ cho đến các thông tin quan trọng.

- Các giấy tờ cần chuẩn bị: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư (đối với hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh,….), Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân (đối với cá nhân), Quyết định thành lập (đối với các tổ chức, đơn vị hành chính).

- Cung cấp các thông tin của doanh nghiệp: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại,....

- Nơi đăng ký: Chủ sở hữu website khi tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết tại Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương tại địa chỉ 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội để được xác nhận.

- Nơi thông báo: Thông báo trực tiếp ngay trên địa chỉ website http://online.gov.vn/ của Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử Bộ Công Thương.

2. Cách đăng ký và thông báo website với bộ công thương

Bước 1: Đăng ký tài khoản chủ sở hữu website

Đầu tiên, bạn cần phải phải truy cập vào trang web chính thức của Bộ Công Thương theo địa chỉ: http://online.gov.vn. Tại trang chủ, bạn bấm chọn Đăng ký ở phía bên phải góc trên cùng.

Lúc này, màn hình sẽ hiển thị bảng thông tin đăng ký dành cho ba đối tượng khác nhau bao gồm: cá nhân, thương nhân và tổ chức. Sau khi đã lựa chọn một loại hình phù hợp thì bạn cần điền đầy đủ các thông tin theo như bảng dưới đây và cuối cùng click vào ô Đăng ký.

 

Đăng ký website với Bộ Công Thương

Cách đăng ký website
 

Bước 2: Xác nhận lại thông tin tài khoản

Sau khi đã hoàn thành xong công đoạn đăng ký tài khoản thì trong vòng ba ngày tới, Bộ Công Thương sẽ duyệt thông tin đăng ký và gửi cho bạn một email với hai trường hợp kết hợp kết quả:

- Trường hợp đăng ký thành công: Điều này đã chứng tỏ được rằng thông tin mà bạn đăng ký là hợp lệ và đầy đủ. Bạn sẽ được cấp cho một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào trong hệ thống.

- Trường hợp bị từ chối đăng ký: Đối với trường hợp này, Bộ Công Thương cũng sẽ báo cho bạn biết lý do về việc đăng ký không thành công thường là do bị thiếu thông tin, giấy tờ không hợp lệ,.... Việc của bạn bây giờ đó chính là cần bổ sung đầy đủ các nội dung còn thiếu và gửi đăng ký lại cho họ thêm một lần nữa.

Bước 3: Khai báo loại hình website

Sau khi được cấp tài khoản, bạn truy cập vào trang của Bộ Công Thương và đăng nhập bằng tài khoản đã được cấp. Tại đây, bạn có thể chọn một mục phù hợp để tiến hành đăng ký website lên Bộ Công Thương. Ví dụ:

- Website phục vụ cho mục đích bán hàng: chọn Thông báo website.

- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: chọn Đăng ký website.

- Nếu bạn cung cấp dịch vụ đánh giá tín nhiệm website: chọn Đăng ký đánh giá tín nhiệm.

- Nếu bạn đăng ký cho các ứng dụng di động: chọn mục tương tự như trang web cho phần ứng dụng.

Sau đó, bạn tiến hành điền các thông tin website theo như yêu cầu của Bộ Công Thương, bao gồm:

- Thông tin chủ sở hữu website.

- Thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

- Thông tin về giá cả.

- Thông tin về điều kiện giao dịch chung.

- Thông tin về các phương thức thanh toán.

- Thông tin về vận chuyển và giao nhận.

- Tên đơn vị cung cấp dịch vụ hosting.

Để hoàn tất quá trình đăng ký và thông báo website lên Bộ Công Thương, bạn cần chọn mục file đính kèm và cho đăng tải các tài liệu cần thiết dưới đây:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh / Giấy chứng nhận đầu tư / Giấy phép đầu tư (đối với thương nhân).

- Quyết định thành lập (đối với tổ chức).

- Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân (đối với cá nhân).

Cuối cùng chọn Gửi hồ sơ để hoàn tất thủ tục và quá trình đăng ký, thông báo website lên Bộ Công Thương.

Bước 4: Bộ Công Thương tiến hành xét duyệt hồ sơ và gửi kết quả

Thông thường, hồ sơ đăng ký của bạn sau khi gửi sẽ nằm trong trạng thái chờ duyệt và được Bộ Công Thương phản hồi kết quả đăng ký vào email sau  3 - 7 ngày (không tính thứ bảy, chủ nhật).

Khi đăng ký và thông báo website thành công, logo xác nhận của Bộ Công thương cùng đường link sẽ được gửi tới cá nhân, doanh nghiệp. Logo này chính là minh chứng cho việc trang web của bạn đã được xác minh và bảo vệ trước Pháp luật, đồng thời tránh khỏi sự giả mạo của các website khác.
 

Đăng ký website lên Bộ Công Thương


Hi vọng với những nội dung mà đội ngũ Phương Nam Vina đã chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn sẽ nắm rõ được cách đăng ký website của mình với Bộ Công Thương. Lưu ý rằng đây là một thủ tục cần thiết và bắt buộc vì việc thông báo hay đăng ký không chỉ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối không đáng có về pháp lý mà còn hỗ trợ website gia tăng sự uy tín, mức độ nhận diện trên thị trường Internet.

Trong trường hợp bạn không có thời gian hoặc gặp khó khăn về vấn đề làm làm thủ tục thì có thể tham khảo sử dụng dịch vụ đăng ký, thông báo website với Bộ Công Thương của công ty Phương Nam Vina chúng tôi. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Hướng dẫn cách cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL

icon thiết kế website Chia sẻ 7 bước tối ưu website chuẩn SEO hiệu quả

Bài viết mới nhất

Customer experience là gì? Cách đo lường và nâng cao CX

Customer experience là gì? Cách đo lường và nâng cao CX

Customer experience là một trong những chiến lược được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Customer centric là gì? Giải mã chiến lược customer centric

Customer centric là gì? Giải mã chiến lược customer centric

Customer centric là một trong những chiến lược kinh doanh được các doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận và xây dựng tệp khách hàng trung thành.

Doanh số là gì? Sự khác biệt giữa doanh số và doanh thu

Doanh số là gì? Sự khác biệt giữa doanh số và doanh thu

Doanh số là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả kinh doanh và triển khai các chiến lược tiếp thị chính xác.

Telemarketing là gì? Cách cưa đổ khách hàng với telemarketing

Telemarketing là gì? Cách cưa đổ khách hàng với telemarketing

Telemarketing là một trong những hình thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhờ tính trực tiếp, tiện lợi và mang lại hiệu quả cao.

USP là gì? Bí quyết xác định và phát triển USP sản phẩm

USP là gì? Bí quyết xác định và phát triển USP sản phẩm

Làm thế nào để bạn thu hút khách hàng chọn mua sản phẩm / dịch vụ của mình thay vì đối thủ? Câu trả lời nằm ở USP - Unique Selling Point.

Sales promotion là gì? Bứt phá doanh số với sales promotion

Sales promotion là gì? Bứt phá doanh số với sales promotion

Sales promotion là một trong những chiến lược tiếp thị được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng để cải thiện doanh số hiệu quả, nhanh chóng.

zalo