Những ý tưởng kinh doanh độc đáo của sinh viên

Ngày nay, các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên Việt Nam đang có tinh thần khởi nghiệp rất lớn. Dù vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng họ vẫn luôn tìm kiếm cho mình những kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế đầy bổ ích nhằm phát triển và hoàn thiện bản thân mình hơn. Thay vì đi làm văn phòng, các bạn sinh viên đang dần có xu hướng tạo ra những ý tưởng độc đáo, tự mình làm chủ và mang đến nguồn thu nhập cao hơn trong tương lai. Dưới đây là những ý tưởng kinh doanh độc đáo của sinh viên mà đội ngũ marketing Phương Nam Vina chúng tôi muốn chia sẻ để các bạn tham khảo nếu cũng đang có ý định thử sức bản thân.
 

Những ý tưởng kinh doanh độc đáo của sinh viên
 

1. Kinh doanh thời trang online

Tận dụng sự phát triển của mạng Internet, không ít bạn trẻ đã lựa chọn phương thức kinh doanh online để tiết kiệm chi phí mặt bằng và các khoản chi phí khác. Trong đó, mặt hàng đang được lựa chọn nhiều nhất đó là thời trang. Chính những đổi mới về xu hướng thời trang hàng năm đã làm cho nhiều bạn sinh viên quyết định lựa chọn kinh doanh. Bên cạnh đó, ngành thời trang cũng có đa dạng các sản phẩm khác nhau như: quần áo, váy đầm, áo khoác, giày dép,... Điều này đã làm cho mô hình kinh doanh online trở nên sôi động hơn.

Đối với mô hình kinh doanh này, trước tiên, bạn cần xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai. Mỗi người đều có một gu thời trang, sở thích và nhu cầu mua sắm khác nhau. Khi phân tích cụ thể về nhóm khách tiềm năng hàng sẽ giúp cho bạn lựa chọn ra được các sản phẩm phù hợp đáp ứng được nhu cầu của người mua hàng. Bạn có thể đầu tư thiết kế web thời trang kết hợp với việc đăng bán sản phẩm trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, Zalo,...; Sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,... hoặc có thể quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google, Cốc Cốc để thu hút khách hàng tiềm năng liên hệ mua hàng.

Nếu chưa có vốn, bạn có thể lựa chọn làm cộng tác viên online. Đây cũng là một kinh nghiệm quý báu giúp bạn biết cách lựa chọn vải, lấy nguồn hàng, tính giá bán và biết các tiếp cận khách hàng mục tiêu trước khi chính thức kinh doanh riêng. 

Trên thực tế, nhiều bạn sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã có cho mình một shop online với lượng khách hàng ổn định. Sau khi học xong, họ đã có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như một nguồn vốn nhất định để tiếp tục phát triển rộng hơn về mô hình kinh doanh này.
 

Các ý tưởng kinh doanh độc đáo của sinh viên       
         

2. Bán đồ handmade

Bán đồ handmade là một ý tưởng kinh doanh độc đáo phù hợp với những bạn sinh viên có sự khéo léo để làm ra những món đồ lạ và đẹp mắt. Các sản phẩm handmade phổ biến bạn có thể kinh doanh đó là: hoa giấy, hoa vải, làm khung tranh,....Chỉ với nguồn chi phí chi nguyên vật liệu nhỏ, bạn sẽ có thể tạo ra được các sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang về nguồn thu nhập ổn định.

Một trong những cách kinh doanh đồ handmade hiệu quả là bạn có thể sử dụng các kênh mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và tiết kiệm chi phí mặt bằng. Nếu sản phẩm của bạn đẹp, độc đáo thì chắc chắn sẽ được rất nhiều khách hàng tìm đến. Dần dần, có thể tự xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, nhóm khách hàng trung thành để tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh này.
 

Những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của sinh viên
 

3. Kinh doanh đặc sản ở quê

Một ý tưởng kinh doanh thú vị và độc đáo dành cho những bạn sinh viên đến từ các tỉnh lẻ đó chính là kinh doanh đặc sản các vùng miền. Đa phần những người thành phố đều rất thích đặc sản quê vì chúng ngon, mới lạ và thường không chứa các chất độc hại. Vậy nên, nếu bạn cũng là một người từ tỉnh khác lên thành phố học, tại sao không tận dụng những đặc sản này? Điều đó sẽ giúp bạn vừa tăng thêm thu nhập, vừa quảng bá được hình ảnh quê hương. Chỉ cần chúng ngon, đảm bảo vệ sinh thì chắc chắn sẽ rất nhanh “cháy hàng” đấy. Một số đặc sản vùng miền nổi tiếng để bạn có thể kinh doanh như: thịt trâu gác bếp Hà Giang, nem chua Thanh Hóa, bánh đậu xanh Hải Dương, cu đơ Hà Tĩnh, bánh tráng me Tây Ninh,....

Tùy thuộc vào sản phẩm mà đối tượng khách hàng bạn hướng đến sẽ khác nhau. Ví dụ, bánh tráng me Tây Ninh thì khách hàng chủ yếu bạn nên tập trung để quảng bá sản phẩm đó là học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn phòng. Hay đối với thịt trâu gác bếp, bạn có thể tiếp cận sản phẩm đến những người nội trợ hoặc các quán nhậu. Khi đã có nguồn khách hàng ổn định, ngoài các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử thì bạn cũng nên đầu tư thiết kế website bán đặc sản để tiếp cận với khách hàng tiềm năng qua công cụ tìm kiếm và mở rộng kinh doanh, tăng thêm thu nhập.
 

Ý tưởng kinh doanh độc đáo của sinh viên
 

4. Bán đồ ăn vặt

Một sản phẩm rất được các bạn học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,...yêu thích mà bạn có thể thực hiện cho ý tưởng kinh doanh độc đáo của mình đó chính là bán đồ ăn vặt. Điều quan trọng khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh này đó là phải ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể sử dụng những hình ảnh chụp sản phẩm để quảng bá đến khách hàng, kích thích vị giác của họ để tạo ra thêm nhiều đơn hàng. Nếu đáp ứng được yếu tố này, chắc chắn mô hình kinh doanh của bạn sẽ thu về lợi nhuận đáng kể.
 

Những ý tưởng kinh doanh độc đáo
 

5. Cung cấp dịch vụ vẽ tranh tường

Đối với những người học mỹ thuật, có niềm yêu thích và đam mê với vẽ tranh thì cũng có thể kinh doanh dựa trên tài năng vốn có của mình. Trong đó, dịch vụ vẽ tranh tường cũng đang làm một trong những ý tưởng kinh doanh độc đáo để bạn phát triển. Chỉ với nguồn vốn nhỏ, bạn đã có thể mang lại lợi nhuận to lớn nếu tạo ra được những bức tranh độc đáo và được khách hàng yêu thích.
 

Những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên
 

6. Làm freelancer

Freelancer hay còn được gọi là làm tự do cũng là một trong những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên mà không cần vốn. Một số công việc Freelancer bạn có thể làm như: viết content, thiết kế, code app, code website,.... Tùy thuộc vào khả năng của mình mà bạn sẽ tìm đến công việc phù hợp. Đặc biệt, với công việc này, bạn có thể làm ở nhà, không bị gò bó về thời gian làm việc và bất cứ khi nào rảnh cũng đều có thể kiếm thêm thu nhập từ đây. Chỉ cần bạn đáp ứng được theo đúng các yêu cầu trong công việc và hoàn thành chúng theo đúng deadline.
 

Ý tưởng kinh doanh độc đáo
 

7. Dịch thuật

Dịch thuật là một trong các ý tưởng kinh doanh cho sinh viên thuộc ngành ngôn ngữ hay có niềm đam mê với ngoại ngữ. Đây là ý tưởng cần rất ít vốn. Bởi vì điều quan trọng khi thực hiện công việc này đó chính là bạn phải có kiến thức, thành thạo một loại ngôn ngữ nào đó và có khả năng dịch lại theo yêu cầu của khách hàng. 

Trong giai đoạn đầu, bạn có thể liên hệ với một số công ty dịch thuật. Họ sẽ cung cấp cho bạn nguồn khách hàng cũng như một số kinh nghiệm liên quan. Khi đã có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và tạo dựng được những mối quan hệ, bạn có thể tự tạo cho mình một đội ngũ dịch thuật riêng. Công việc này sẽ mang đến cho bạn nguồn thu nhập đáng kể cũng như ôn tập và thực hành các kiến thức về ngoại ngữ. Đồng thời, nó cũng giúp cho những bạn sinh viên mở rộng và nắm bắt thêm các thông tin từ nước ngoài.

 

Ý tưởng kinh doanh của sinh viên
 

8. Kinh doanh cây cảnh mini

Cây cảnh mini cũng là một sự lựa chọn kinh doanh của nhiều bạn sinh viên. Chỉ cần bỏ ra một chút vốn để nhập cây về hoặc tự gieo trồng là đã có sản phẩm chất lượng để bán. Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức kinh doanh này, bạn cần hiểu được đặc điểm của cây, điều kiện sinh trưởng và cách chăm sóc để cây phát triển tốt. Đồng thời, bạn có thể tìm hiểu thêm về ý nghĩa của chúng và cách kết hợp với những phụ kiện tiểu cảnh khác để tạo ra món đồ trang trí độc đáo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp bán thêm phụ kiện trang trí, đất trồng, hạt giống, chậu cảnh để đa dạng sản phẩm cung cấp và doanh thu bán hàng.

 

Các ý tưởng kinh doanh cho sinh viên
 

Trên đây là những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của sinh viên không kém phần độc đáo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ý tưởng của mình với mô hình nhỏ để có thêm trải nghiệm thực tế và nguồn thu nhập cho bản thân. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kinh doanh, bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ về thị trường và khách hàng. Từ đó, đưa ra những kế hoạch, chiến lược cụ thể để hướng tới thành công. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã có thêm những ý tưởng kinh doanh phù hợp với khả năng và bắt đầu triển khai ngay từ hôm nay. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Vốn ít thì nên kinh doanh gì?

icon thiết kế website Các hình thức kinh doanh tại nhà hiệu quả

icon thiết kế website Cách khởi nghiệp kinh doanh với vốn 10 triệu đồng

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo