Bit là gì? Byte là gì? Bao nhiêu bit tạo thành một byte?

Khi tải một tệp tin từ Internet, bạn có thắc mắc tại sao thông tin về tốc độ tải xuống được hiển thị dưới dạng Mbps (Megabit per second), nhưng dung lượng của tệp tin lại được tính bằng MB (Megabyte)? Hay bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà máy tính có thể lưu trữ và xử lý tất cả thông tin, từ những bức ảnh sắc nét đến những đoạn video sống động? Câu trả lời nằm ở hai khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng: bit và byte. Vậy bit là gì? Byte là gì? Bao nhiêu bit tạo thành một byte? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những bí mật đằng sau đơn vị nhỏ nhất của dữ liệu này.
 

Bit là gì? Byte là gì? Bao nhiêu bit tạo thành một byte?
 

Bit là gì?

Bit (viết tắt của Binary Digit - Chữ số nhị phân) là đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn thông tin trong máy tính. Nó giống như viên gạch cơ bản xây nên toàn bộ thế giới dữ liệu số. Mỗi bit chỉ có thể mang một trong hai giá trị: 0 hoặc 1.

Cũng giống như công tắc đèn chỉ có hai trạng thái bật (ON) hoặc tắt (OFF). Trong thế giới máy tính, "bật" được biểu diễn bằng số 1, còn "tắt" được biểu diễn bằng số 0. Mỗi trạng thái này chính là một bit.

Việc bit chỉ có hai giá trị 0 và 1 xuất phát từ cách máy tính hoạt động dựa trên hệ nhị phân. Hệ nhị phân là hệ đếm chỉ sử dụng hai chữ số 0 và 1 để biểu diễn tất cả các giá trị số. Điều này phù hợp với cách các thiết bị điện tử hoạt động, dựa trên việc có dòng điện (1) hoặc không có dòng điện (0).

Mặc dù đơn giản, bit là nền tảng cho mọi hoạt động của máy tính. Các dữ liệu như chữ số, chữ cái, hình ảnh, âm thanh, video,... đều được biểu diễn dưới dạng dãy bit (bit string hoặc bit sequence) - một chuỗi các bit được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

Các loại dãy bit thường gặp hiện nay có thể kể đến là:

- Dãy bit nhị phân: Đây là loại dãy bit cơ bản nhất, chỉ bao gồm các giá trị 0 và 1, tạo thành nền tảng cho mọi dữ liệu trong máy tính. Dãy bit nhị phân được sử dụng rộng rãi trong lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị như ổ cứng, RAM, USB, cũng như trong quá trình truyền dữ liệu qua mạng Internet và mạng nội bộ. Bên cạnh đó, CPU cũng dựa trên các phép toán logic với dãy bit nhị phân để xử lý thông tin.

- Dãy bit biểu diễn số: Mỗi dãy bit biểu diễn số sẽ tương ứng với một giá trị số cụ thể trong hệ thập phân mà chúng ta quen dùng. Ví dụ, dãy bit 0000 biểu diễn số 0, 0001 biểu diễn số 1, và 1111 biểu diễn số 15. Dạng dãy bit này đóng vai trò quan trọng trong các phép tính số học được thực hiện bởi máy tính, cũng như trong việc định địa chỉ bộ nhớ để truy cập và quản lý dữ liệu.

- Dãy bit biểu diễn ký tự: Mỗi ký tự (chữ cái, chữ số, ký hiệu) được gán một mã số nhị phân riêng, thường được biểu diễn bằng một dãy bit. Chẳng hạn như bảng mã ASCII sử dụng 7 bit (hoặc 8 bit mở rộng) để biểu diễn 128 (hoặc 256) ký tự khác nhau. 

Dãy bit biểu diễn màu sắc: Trong lĩnh vực đồ họa máy tính, dãy bit đóng vai trò quan trọng trong việc biểu diễn màu sắc của từng điểm ảnh (pixel) trên màn hình. Hệ màu RGB là một ví dụ phổ biến, sử dụng 24 bit, chia thành 3 nhóm 8 bit cho mỗi màu cơ bản: đỏ (Red), xanh lá (Green) và xanh dương (Blue). Bằng cách kết hợp các mức độ sáng khác nhau của ba màu này, hệ RGB có thể biểu diễn hơn 16 triệu màu sắc khác nhau.

- Dãy bit biểu diễn lệnh máy tính: Bên trong máy tính, các lệnh mà CPU thực hiện không được viết bằng ngôn ngữ con người mà được mã hóa thành các dãy bit cụ thể. Mỗi dãy bit này tương ứng với một lệnh duy nhất mà CPU có thể hiểu và thực thi. Tập hợp các dãy bit này tạo thành ngôn ngữ máy (Machine Language), là ngôn ngữ duy nhất mà CPU có thể hiểu trực tiếp. Các chương trình máy tính sau khi được biên dịch sẽ được chuyển đổi thành ngôn ngữ máy, tức là các dãy bit biểu diễn lệnh, để CPU có thể thực thi.
 

Bit là gì?
 

Byte là gì?

Byte là một đơn vị đo lường thông tin trong máy tính, được sử dụng để biểu diễn và lưu trữ dữ liệu. Một byte được tạo thành từ một nhóm 8 bit liền kề. Điều này có nghĩa là mỗi byte chứa 8 chữ số nhị phân (0 hoặc 1).

Nếu chúng ta xem bit là một công tắc đèn (chỉ có thể bật hoặc tắt), thì byte là một bảng điều khiển chứa 8 công tắc đèn như vậy. Với 8 công tắc, chúng ta có thể tạo ra rất nhiều tổ hợp bật/tắt khác nhau và từ đó góp phần biểu diễn được nhiều thông tin hơn.

Trong máy tính, một byte thường dùng để lưu trữ một ký tự theo bảng mã ASCII hoặc Unicode. Ví dụ, ký tự "A" trong bảng ASCII được biểu diễn bằng byte có giá trị nhị phân 01000001 (tương đương số 65 trong hệ thập phân).

Byte là đơn vị cơ bản để đo lường dung lượng lưu trữ của các thiết bị như ổ cứng, USB, RAM,... Chúng ta thường thấy các đơn vị lớn hơn như Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte (GB),... được xây dựng dựa trên byte. Chẳng hạn:

- Kilobyte (KB): 1 KB = 1024 byte (chứ không phải 1000 byte như hệ thập phân thông thường). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là trong marketing, 1 KB có thể được làm tròn thành 1000 byte.

- Megabyte (MB): 1 MB = 1024 KB = 1024 * 1024 byte = 1048576 byte

- Gigabyte (GB): 1 GB = 1024 MB = 1024 * 1024 * 1024 byte = 1073741824 byte

- Terabyte (TB): 1 TB = 1024 GB = 1099511627776 byte

- Petabyte (PB): 1 PB = 1024 TB = 10^15 byte = 125 899 906 842 624 byte
 

Byte là gì?
 

Phân biệt byte và bit

Bit và byte là hai đơn vị đo lường thông tin cơ bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mặc dù thường bị nhầm lẫn với nhau nhưng thực chất byte và bit có những khác biệt quan trọng. Hiểu rõ sự khác biệt và mối liên hệ giữa bit và byte giúp bạn làm việc hiệu quả hơn với các hệ thống số hóa, từ lập trình đến quản lý dữ liệu và tối ưu hóa các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin.

 

Đặc điểm

Bit (b)

Byte (B)

Định nghĩa

Đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn dữ liệu số

Một nhóm gồm 8 bit

Giá trị biểu diễn

Chỉ có thể là 0 hoặc 1

Có thể biểu diễn 256 giá trị khác nhau (2^8)

Ký hiệu

b (viết thường)

B (viết hoa)

Vai trò

Biểu diễn trạng thái hoặc tín hiệu đơn giản

Biểu diễn thông tin phức tạp hơn

Ứng dụng

Đo tốc độ truyền dữ liệu (Mbps, Kbps), ví dụ như tốc độ Internet

Đo kích thước lưu trữ dữ liệu (KB, MB, GB), ví dụ như dung lượng ổ cứng

Chuyển đổi

1 byte = 8 bit

1 bit = 0.125 byte


 

Bao nhiêu bit tạo thành một byte?

Theo quy định, 8 bit tạo thành 1 byte, tương đương 1 byte = 8 bit. Đây là mối quan hệ cốt lõi. Byte được xây dựng từ bit, do đó, bit là đơn vị cơ sở hơn. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc tại sao lại là 8 bit mà không phải là một có số khác như 7 hoặc 9?

Việc sử dụng 8 bit cho một byte không phải là ngẫu nhiên. Nó xuất phát từ lịch sử phát triển của máy tính và nhu cầu biểu diễn ký tự. Với 8 bit, chúng ta có thể biểu diễn 2^8 = 256 giá trị khác nhau. Con số 256 này đủ để biểu diễn các ký tự chữ cái (in hoa, in thường), chữ số, ký hiệu và các ký tự điều khiển cơ bản trong bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange).
 

Bao nhiêu bit tạo thành một byte?
 

Khi nào nên sử dụng bit và byte trong lĩnh vực lập trình?

Bit và Byte là hai đơn vị cơ bản trong công nghệ thông tin, đóng vai trò cốt lõi trong cách dữ liệu được lưu trữ, xử lý và truyền tải. Tuy nhiên, chúng được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Bit thường liên quan đến các thao tác xử lý ở mức thấp và tối ưu hóa hiệu suất, trong khi byte được dùng để biểu diễn và lưu trữ dữ liệu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng bit và byte một cách hiệu quả trong lập trình.

1. Khi nào nên sử dụng bit?

Bit là nền tảng của mọi hoạt động xử lý thông tin trong máy tính. Vì máy tính hoạt động dựa trên hệ nhị phân (chỉ có hai trạng thái 0 và 1), bit là đơn vị duy nhất mà máy tính có thể hiểu trực tiếp.

Các lập trình viên thường sử dụng bit trong các trường hợp sau: 

- Đo tốc độ truyền dữ liệu (bandwidth): Đây là ứng dụng phổ biến nhất của bit. Tốc độ Internet, tốc độ mạng, tốc độ kết nối,... thường được đo bằng bit trên giây (bit per second - bps), kilobit trên giây (Kbps), megabit trên giây (Mbps), gigabit trên giây (Gbps),... Ví dụ: tốc độ Internet 100 Mbps có nghĩa là dữ liệu có thể được truyền tải với tốc độ 100 megabit mỗi giây.

- Biểu diễn trạng thái logic: Bit được dùng để biểu diễn các trạng thái logic như Đúng/Sai (True/False), Bật/Tắt (On/Off), Có/Không (Yes/No).

- Xử lý trong CPU: CPU (Central Processing Unit - Bộ xử lý trung tâm) thực hiện các phép toán logic và số học trên các bit. Số bit mà CPU có thể xử lý cùng một lúc (ví dụ: CPU 32-bit, CPU 64-bit) quyết định khả năng xử lý của CPU.

- Mã hóa dữ liệu: Bit được sử dụng trong các thuật toán mã hóa để bảo vệ dữ liệu.

- Trong thiết kế vi mạch và cảm biến: Bit được sử dụng để biểu diễn trạng thái của các cảm biến hoặc mạch điện tử.

- Khi xử lý các giá trị nhỏ hoặc đơn giản: Các hệ thống yêu cầu xử lý các thông tin nhỏ gọn như mã nhị phân đơn (điều khiển thiết bị đơn giản), tín hiệu kỹ thuật số (ví dụ trong công nghệ truyền thông IoT).

2. Khi nào nên sử dụng byte?

Byte là đơn vị cơ bản để biểu diễn và lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Nó cung cấp một "khối" dữ liệu đủ lớn để biểu diễn các ký tự, số và các loại thông tin khác một cách hiệu quả. Vậy nên, các lập trình viên thường sử dụng byte trong các trường hợp:

- Đo dung lượng lưu trữ: Đây là ứng dụng phổ biến nhất của byte. Cụ thể, byte hoặc các bội số của byte (Kilobyte, Megabyte, Gigabyte, Terabyte,...) thường được dùng để đo dung lượng của nhiều thiết bị lưu trữ như ổ cứng, USB, bộ nhớ RAM, thẻ nhớ,....

- Biểu diễn ký tự: Hầu hết các hệ thống máy tính sử dụng một byte (8 bit) để biểu diễn một ký tự (chữ cái, chữ số, ký hiệu). Ví dụ: bảng mã ASCII sử dụng 7 bit (hoặc 8 bit mở rộng) để biểu diễn các ký tự.

- Đọc và ghi dữ liệu: Các thao tác đọc và ghi dữ liệu từ bộ nhớ hoặc thiết bị lưu trữ thường được thực hiện theo từng byte hoặc theo các khối byte.

- Trong xử lý đa phương tiện: Byte được sử dụng để lưu trữ và xử lý các tệp hình ảnh, âm thanh, video. Ví dụ, một bức ảnh JPEG có thể có kích thước 3 MB (khoảng 3 triệu byte), hay một bài hát MP3 dài 3 phút có thể có dung lượng 5 MB.

- Trong truyền tải và quản lý dữ liệu lớn: Khi xử lý các hệ thống lưu trữ hoặc truyền tải dữ liệu lớn, byte được dùng làm thước đo chính. Ví dụ như dịch vụ lưu trữ đám mây hay khi tải xuống các tệp, phần mềm, trò chơi được đo bằng byte để hiển thị dung lượng thực tế.
 

Dãy bit
 

Các đơn vị đo lường dữ liệu khác

Dữ liệu số trong công nghệ thông tin được đo lường bằng các đơn vị khác nhau và việc hiểu rõ các đơn vị đo lường dữ liệu là điều vô cùng quan trọng. Các đơn vị này giúp chúng ta dễ dàng đánh giá kích thước dữ liệu, dung lượng lưu trữ và tốc độ truyền tải. 

1. Hệ thống đo lường dữ liệu cơ bản

Các đơn vị đo lường dữ liệu cơ bản từ nhỏ nhất như bit đến các đơn vị khổng lồ như yottabyte giúp biểu diễn kích thước, dung lượng và tốc độ truyền tải dữ liệu một cách cụ thể.

 

Đơn vị

Ký hiệu

Quy đổi nhị phân

(hệ 2)

Quy đổi thập phân

(hệ 10)

Ứng dụng

Bit

b

Đơn vị nhỏ nhất (0 hoặc 1)

Đơn vị nhỏ nhất

Thường được dùng để đo kích thước tốc độ truyền dữ liệu.

Byte

B

8 bit

1 byte

Đơn vị cơ bản để đo dung lượng lưu trữ.

Kilobyte

KB

1,024 byte

1,000 byte

Thường được dùng để đo kích thước của các tệp văn bản nhỏ, hoặc một số hình ảnh có độ phân giải thấp.

Megabyte

MB

1,024 KB
(1,048,576 byte)

1,000 KB 

(1,000,000 byte)

Thường được dùng để đo kích thước của các tệp hình ảnh, âm thanh, video ngắn, hoặc các phần mềm nhỏ.

Gigabyte

GB

1,024 MB

(1,073,741,824 byte)

1,000 MB

(1,000,000,000 byte)

Đơn vị phổ biến hiện nay, được dùng để đo dung lượng của ổ cứng, USB, RAM, hoặc kích thước của các tệp video chất lượng cao, game, phần mềm lớn.

Terabyte

TB

1,024 GB

(1,099,511,627,776 byte)

1,000 GB

(1,000,000,000,000 byte)

Được dùng để đo dung lượng của các ổ cứng dung lượng lớn, hệ thống lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp, hoặc các bộ sưu tập video, hình ảnh rất lớn.

Petabyte

PB

1,024 TB

(1,125,899,906,842,

624 byte)

1,000 TB

(1,000,000,000,000,

000 byte)

Các đơn vị cực lớn, thường được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu, các hệ thống siêu máy tính, hoặc để đo lường tổng lượng dữ liệu được tạo ra trên toàn thế giới.

Exabyte

EB

1,024 PB

(1,152,921,504,606,

846,976 byte)

1,000 PB

(1,000,000,000,000,

000,000 byte)

Zettabyte

ZB

1,024 EB

(1,180,591,620,717,

411,303,424 byte)

1,000 EB

(1,000,000,000,000,

000,000,000 byte)

Yottabyte

YB

1,024 ZB

(1,208,925,819,614,

629,174,706,176 byte)

1,000 ZB

(1,000,000,000,000,

000,000,000,000 byte)

 

Như bạn thấy trong bảng, có hai cột giá trị: một theo hệ nhị phân (chính xác) và một theo hệ thập phân (xấp xỉ).

- Hệ nhị phân: Được sử dụng bởi máy tính, dựa trên lũy thừa của 2 (1024, 1048576,...).

- Hệ thập phân: Được sử dụng bởi con người, dựa trên lũy thừa của 10 (1000, 1.000.000,...).

Sự khác biệt này thường gây nhầm lẫn. Ví dụ, một ổ cứng được quảng cáo là "1 TB" thực chất có dung lượng là 1000 GB theo hệ thập phân, nhưng khi được máy tính nhận diện, nó sẽ có dung lượng khoảng 931 GB theo hệ nhị phân.

2. Các đơn vị đo lường đặc biệt

Ngoài các đơn vị cơ bản, các đơn vị sau đây thường được sử dụng trong ngữ cảnh chuyên biệt và cũng có quy đổi cụ thể sang byte:

 

Đơn vị

Ký hiệu

Kích thước

Quy đổi sang byte

Ứng dụng

Nibble

Không có

4 bit

0.5 byte

Biểu diễn 1 chữ số hệ thập lục phân (hexadecimal).

Word

Không có

16, 32, hoặc 64 bit

2, 4, hoặc 8 byte

Tùy thuộc vào kiến trúc CPU của hệ thống.

Block

Không có

Thường là 512 byte hoặc bội số của byte

Tùy hệ thống lưu trữ.

Dữ liệu lưu trữ trên ổ đĩa cứng hoặc SSD.

Sector

Không có

512 byte hoặc 4 KB

512 byte hoặc 4,096 byte

Đơn vị lưu trữ cơ bản trên đĩa từ và các thiết bị lưu trữ.

 

Bảng quy đổi các đơn vị cơ bản và đặc biệt trên không chỉ giúp bạn hiểu rõ những đơn vị đo lường mà còn hỗ trợ trong việc đánh giá và lựa chọn thiết bị công nghệ hoặc dịch vụ lưu trữ phù hợp.
 

Byte và bit
 

Tóm lại, qua bài viết của Phương Nam Vina, có thể thấy rằng bit và byte là hai khái niệm cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bit là đơn vị nhỏ nhất, dùng để biểu thị các giá trị nhị phân 0 và 1, trong khi byte gồm 8 bit, là đơn vị chuẩn để đo lường dữ liệu trong các hệ thống máy tính. Việc hiểu rõ mối quan hệ giữa byte và bit không chỉ giúp bạn nắm vững các khái niệm cơ bản mà còn dễ dàng hơn trong việc đánh giá và xử lý dữ liệu.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Lập trình web là gì? Cách lập trình web cơ bản từ A - Z

icon thiết kế website Database là gì? Các mô hình database phổ biến hiện nay

icon thiết kế website Big data là gì? Những điều cần biết về dữ liệu lớn big data

Bài viết mới nhất

Thiết kế logo lớp học đẹp, độc nhất, thu hút mọi ánh nhìn

Thiết kế logo lớp học đẹp, độc nhất, thu hút mọi ánh nhìn

Dịch vụ thiết kế logo lớp học độc đáo, chất lừ giúp thể hiện trọn vẹn bản sắc tập thể và gắn kết tinh thần đồng đội với chi phí học sinh, sinh viên.

Geotag ảnh là gì? Lợi ích và cách geotag hình ảnh hiệu quả

Geotag ảnh là gì? Lợi ích và cách geotag hình ảnh hiệu quả

Vượt xa khỏi phạm vi quản lý ảnh cá nhân, geotag ảnh mở ra một loạt lợi ích thiết thực như tối ưu SEO địa phương và tăng khả năng tiếp cận người dùng.

Hướng dẫn chọn kích thước landing page chuẩn cho mọi thiết bị

Hướng dẫn chọn kích thước landing page chuẩn cho mọi thiết bị

Một landing page có kích thước phù hợp sẽ hiển thị đẹp mắt trên mọi thiết bị, từ đó tạo ấn tượng tốt với khách hàng và tăng khả năng chuyển đổi.

JWT là gì? Cấu trúc và ứng dụng của JSON Web Token

JWT là gì? Cấu trúc và ứng dụng của JSON Web Token

JSON Web Token (JWT) đã khẳng định vị thế của mình nhờ khả năng không trạng thái, mở rộng cao và cơ chế ký số bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin.

Google Data Studio là gì? Cách sử dụng Google Data Studio

Google Data Studio là gì? Cách sử dụng Google Data Studio

Google Data Studio là công cụ trực quan hóa dữ liệu, hỗ trợ doanh nghiệp tạo các báo cáo chuyên ngành chuyên sâu để theo dõi hiệu suất dễ dàng.

 
WSDL là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và ứng dụng thực tế

WSDL là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và ứng dụng thực tế

WSDL là một chuẩn giao thức quan trọng dùng mô tả các dịch vụ web (web service) giúp các hệ thống khác nhau có thể giao tiếp và tương tác hiệu quả.

zalo