Các bước thiết kế website chuyên nghiệp

Xây dựng website là một giải pháp được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm trong bối cảnh ngành công nghệ thông tin và Internet đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Vậy nên, tìm hiểu các bước thiết kế website chuyên nghiệp chính là một trong những việc làm quan trọng mà cả khách hàng lẫn các nhà cung cấp dịch vụ cần biết.

Đối với chủ sở hữu web, tìm hiểu điều này sẽ giúp bạn biết được trang web của mình đang ở giai đoạn nào, tiến độ thực hiện ra sao,.... Còn với các nhà thiết kế, nắm rõ quy trình làm web chính là yếu tố bắt buộc để hỗ trợ cho việc tạo website được hoàn thiện, chất lượng và hiệu quả hơn.
 

Các bước thiết kế website chuyên nghiệp
 

Bước 1. Phân tích mục đích xây dựng website

Trước khi tiến hành thực hiện các bước tạo website chuyên nghiệp, công ty thiết kế sẽ phân tích mục tiêu của khách hàng khi họ lập trang web là gì? Đương nhiên, tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực, quy mô hoạt động và nhu cầu của chủ sở hữu mà website sẽ có cách xây dựng khác nhau. Lúc này, các lập trình viên sẽ tiến hành phân tích khách hàng dựa trên một số yếu tố dưới đây:

Lĩnh vực hoạt động

Website của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có những tính năng, yêu cầu riêng biệt. Ví dụ, khi thiết kế website bán hàng online, bạn nên ưu tiên sử dụng bố cục dạng lưới để giao diện hiển thị được nhiều sản phẩm hơn. Bởi trong trường hợp dùng dạng cột thì người dùng sẽ phải kéo xuống nhiều lần rất tốn thời gian và ảnh hưởng đến tâm trạng mua hàng của họ.
 

Các bước tạo web
 

Nhóm khách hàng hướng đến

Lập trình viên sẽ dựa trên những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến để thiết kế giao diện, tính năng web sao cho phù hợp. Ví dụ như những trang web được tạo ra để chuyên bán quần áo, giày dép dành cho các bạn học sinh, sinh viên thì giao diện cần sử dụng màu sắc tươi sáng, hiệu ứng bắt mắt cùng hình ảnh trẻ trung, năng động phù hợp với lứa tuổi teen.
 

Các bước làm web
 

Lựa chọn tên miền

Tên miền là địa chỉ của website và ảnh hưởng khá nhiều đến lưu lượng truy cập, hiệu quả SEO cũng như thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, lập trình viên có thể tư vấn cho khách hàng cách chọn tên miền phù hợp để vừa thể hiện được thương hiệu doanh nghiệp, lĩnh vực của website, vừa đáp ứng được tiêu chí khác biệt, thú vị nhằm thu hút người truy cập.
 

Các bước xây dựng web

 

Chọn gói hosting

Hosting chính là không gian lưu trữ toàn bộ trang web trên Internet bao gồm dữ liệu và mã nguồn. Bên cạnh tên miền, hosting cũng là một yếu tố quan trọng để cấu thành nên trang web. Do đó, nếu không có hosting thì website sẽ không thể hoạt động được.

Vì vậy, công ty thiết kế web uy tín sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn gói hosting có dung lượng và băng thông phù hợp. Bởi những yếu tố này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình vận hành cũng như sự ổn định của website khi có nhiều người truy cập.
 

Các bước tạo website
 

Bước 2. Lập kế hoạch thiết kế website

Để có được hướng đi đúng đắn trong các bước làm website, lập trình viên cần phải lên một kế hoạch chi tiết bằng cách phác thảo sơ đồ (sitemap). Một sơ đồ cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng phân chia, lên kế hoạch thiết kế website sao cho hiệu quả và khoa học. Bên cạnh đó, đây cũng là công cụ hữu ích giúp cho quá trình SEO web sau này được hiệu quả hơn. 

Ngoài việc tạo sitemap, thiết kế menu để điều hướng trang cũng là một khâu quan trọng. Theo đó, các designer sẽ phác thảo trang web của khách hàng phải cần có những mục nào, thứ tự sắp xếp ra sao cho thật hợp lý và lên kế hoạch nội dung từng trang. Điều này vô cùng cần thiết bởi menu chính là phương tiện để khách hàng có thể ghé thăm các thư mục chính trên web được dễ dàng.
 

Các bước làm website
 

Bước 3. Thiết kế giao diện web

Hiện nay, giao diện của website thường được chia thành hai nhóm: giao diện mẫu và giao diện thiết kê độc quyền. Trong đó, giao diện mẫu tức là làm theo các mẫu đã có sẵn từ trước, được chia thành nhiều chủ đề và có thiết kế tương tự nhau. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn những giao diện phù hợp và áp dụng trực tiếp vào website của mình mà không cần tốn quá nhiều thời gian, chi phí. Tuy nhiên, những mẫu giao diện này lại khá phổ biến và không đem lại sự đặc trưng, cá nhân riêng cho doanh nghiệp. 

Trái ngược với giao diện theo mẫu là giao diện độc quyền, đây là giao diện được các designer thiết kế dành riêng cho website dựa trên yêu cầu, ý tưởng của khách hàng. Giao diện này sẽ được tùy biến sao cho phù hợp với những đặc điểm, các chi tiết xuất hiện trên trang web như: màu sắc, logo, sứ mệnh thương hiệu, hiệu ứng.

Sở hữu một website có giao diện độc quyền sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, khác biệt và giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu được tốt hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện của khách hàng mà công ty thiết kế web sẽ tư vấn lựa chọn một trong hai loại giao diện này.
 

Các bước thiết kế web
 

Bước 4. Xây dựng chức năng và nội dung của trang

Sau khi đã thiết kế xong phần giao diện, lập trình viên sẽ cho triển khai các tính năng và nội dung xuất hiện trên website. Các tính năng được thiết kế khoa học để trang web có thể vận hành mượt mà, hiệu quả. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động mà mỗi website sẽ xuất hiện nhiều tính năng khác nhau từ cơ bản cho đến nâng cao. Nhưng nhìn chung, trên một trang web sẽ cần có các tính năng cơ bản như: trang chủ, tìm kiếm, liên hệ,... và nội dung giới thiệu, tin tức,....

Một lưu ý quan trọng là hiện nay người dùng thường có thói quen truy cập website trên điện thoại di động vì sự tiện lợi mà thiết bị này mang lại. Do đó, trang web nên có thiết kế giao diện responsive, tương thích di động để người xem tiện theo dõi trên nhiều thiết bị với kích cỡ màn hình khác nhau.

Bên cạnh các chức năng, để website đi vào hoạt động thì cần phải có nội dung cung cấp cho người đọc. Nội dung nhiều hay ít còn tùy thuộc vào loại hình website mà khách hàng muốn xây dựng. Ví dụ, nếu là một website giới thiệu doanh nghiệp thì khách hàng chỉ cần một vài nội dung chính như: trang chủ, trang giới thiệu doanh nghiệp, trang giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, thông tin liên hệ.

Trong trường hợp website có thêm các mục tin tức, kiến thức thì bạn nên trải đều nội dung bài viết dựa trên các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Những nội dung này không chỉ cung cấp thông tin cho người đọc mà còn góp phần cải thiện lượt truy cập và gia tăng hiệu quả SEO cho trang web.
 

Các bước thiết kế website
 

Bước 5. Kiểm tra và chỉnh sửa

Công đoạn cuối cùng trong các bước xây dựng website đó chính là kiểm tra và chỉnh sửa những lỗi phát sinh. Để xác định trang web có lỗi hay không, lập trình viên sẽ truy cập thử website trên nhiều thiết bị, trình duyệt khác nhau. Điều này không chỉ đảm bảo website luôn hoạt động trơn tru mà còn giúp tính khả dụng của web luôn ở mức cao nhất (có thể truy cập từ nhiều thiết bị, tính năng hoạt động ổn định, mượt mà,...).

Ngoài ra, tốc độ tải trang cũng là yếu tố cần được tối ưu và kiểm tra cẩn thận. Một trang web dù có thông tin hữu ích, hình ảnh chất lượng,... nhưng tốc độ load quá chậm cũng khiến người dùng khó chịu và thoát ra ngay lập tức. Vì vậy, để cải thiện vấn đề này thì các lập trình viên sẽ cần tinh gọn các đoạn mã lập trình, hiệu ứng, dung lượng hình ảnh,... để giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi khi khách hàng vào truy cập.
 

Các bước xây dựng website
 

Bước 6. Bảo trì website

Đối với một website chuyên nghiệp thì không thể nào bỏ qua công đoạn bảo trì. Dù quy trình thực hiện các bước thiết kế web luôn đạt mức hoàn thiện nhưng vẫn có khả năng sẽ bị lỗi hoặc gặp các vấn đề kỹ thuật phát sinh sau đó. Vì vậy, việc lên kế hoạch bảo trì website, cập nhật dữ liệu theo tháng, quý, năm là cách để trang web của bạn được hoạt động tốt nhất.
 

Các bước thiết kế web chuyên nghiệp
 

Từ những nội dung được chia sẻ ở trên, đội ngũ Phương Nam Vina hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về các bước thiết kế website. Ngoài việc khẳng định thương hiệu trên thị trường, cung cấp thông tin đến người đọc, website còn là một trợ thủ đắc lực cho các hoạt động marketing online nhằm thu hút khách hàng hiệu quả và mang về doanh thu ấn tượng khi kết hợp cùng các giải pháp SEO web, chạy quảng cáo. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu cần thiết kế web chuyên nghiệp để phục vụ hoạt động quảng cáo, bán hàng thì có thể liên hệ công ty Phương Nam Vina chúng tôi.

Với hơn 10 năm hoạt động và không ngừng phát triển, chúng tôi hiểu rõ giá trị của website trong kinh doanh có ý nghĩa như thế nào. Do đó, ngoài việc mang lại cho khách hàng những sản phẩm web chất lượng, Phương Nam Vina còn cung cấp thêm các dịch vụ quảng cáo trực tuyến như SEO, Google Ads chuyên nghiệp, hiệu quả để hỗ trợ website tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Thiết kế website chuẩn SEO là gì?

icon thiết kế website Những điều cần lưu ý khi thiết kế website

icon thiết kế website Sai lầm phổ biến cần tránh khi thiết kế website

Bài viết mới nhất

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là một công cụ miễn phí được phát triển bởi Google để giúp doanh nghiệp có thể xác minh sự hiện diện của mình trên mạng Internet.

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng được ứng dụng phổ biến để phát triển phần mềm, ứng dụng web, game hoặc ứng dụng di động.

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là những ứng dụng phần mềm hoặc ứng dụng hoạt động trên trình duyệt web thông qua mạng Internet và hoàn toàn không phải là website.

API là gì? Những điểm nổi bật về Web API có thể bạn chưa biết

API là gì? Những điểm nổi bật về Web API có thể bạn chưa biết

API là một công nghệ nổi bật được các lập trình viên ưa dùng để giúp cho ứng dụng, website trở nên linh hoạt và nâng cao trải nghiệm người dùng.

zalo