Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực là một trong những khách hàng uy tín đã sử dụng dịch vụ của công ty thiết kế web Phương Nam Vina. Với sự tin tưởng hợp tác và đồng hành trong suốt các dự án, tập thể đội ngũ Cán bộ - Nhân viên Công ty Phương Nam Vina chúng tôi rất hân hạnh khi trở thành đối tác cung cấp dịch vụ thiết kế website cho Chi cục Đường thủy nội địa khu vực.

DỊCH VỤ CUNG CẤP CHO CHI CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA KHU VỰC III

- Tư vấn chiến lược và trực tiếp triển khai thiết kế website chuyên nghiệp.

- Phát triển giao diện, hiệu ứng, tính năng web hướng tới người dùng (frontend, backend).

- Xây dựng hệ thống quản trị nội dung website dành cho Admin.

- Đăng ký và cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL cho tên miền website.

- Link tham khảo trang web: www.viwa-s.gov.vn


Giới thiệu về Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III

Quốc gia Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng vốn là nơi được thiên nhiên vô cùng ưu ái khi trao tặng hệ thống kênh ngòi, sông rạch vô cùng trù phú. Trong đó, riêng tại khu vực phía Nam thì tổng chiều dài các sông đã lên đến 28.551km cùng mật độ là 0.68 km/km2, nằm trong số các nước có mật độ sông ngòi lớn nhất thế giới. Với điều kiện vô cùng thuận lợi, các khu vực sông ngòi tại Nam Bộ đã đóng một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế.

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực chính là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, có vai trò thực hiện chức năng tham mưu, giúp cho Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý nhà nước và thực hiện theo Pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.

Hiện nay, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc của Nhà nước theo như quy định của Pháp luật.


Chi cục đường thủy nội địa khu vực III
 

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III

Dựa theo Điều 2 Quyết định 723/QĐ-BGTVT năm 2023 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục đường thủy nội địa như sau:

1. Tham gia vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản theo như quy phạm Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường nội địa trong phạm vi trách nhiệm.

2. Triển khai thực hiện các dự án, chương trình, đề án, báo cáo đánh giá tác động của môi trường chiến lược cùng kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý.

3. Tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Pháp luật, quy hoạch, chiến lược, đề án cùng cơ chế chính sách phát triển giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý.

4. Quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

- Đề xuất thực hiện tổ chức các kế hoạch quản lý, nâng cấp, bảo trì và xây dựng công trình mới thuộc cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa vốn được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo như quy định và ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

- Quản lý và tiếp nhận hồ sơ, tiến hành theo dõi tài sản của hạ tầng đường thủy nội địa theo như ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Tổ chức lập phương án kỹ thuật, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý. Quản lý chất lượng bảo trì cho công trình đường thủy nội địa theo như ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Tiếp nhận tổ chức, quản lý công trình đường thủy nội địa được xây dựng mới hoặc bảo trì bằng nguồn vốn của nhà nước theo như quy định.

- Tiếp nhận các thông báo về việc đưa công trình không nằm trong kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào sử dụng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc xử lý các vị trí nguy hại trên đường thủy theo như quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan quản lý đường thủy nội địa với các hành vi nạo vét vùng nước đường thủy nội địa theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

- Đưa ra ý kiến về hoạt động xây dựng bến thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa của quốc gia dựa trên quy định.

- Thỏa thuận để thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng được nối với luồng quốc gia, khu vực hoạt động trong phạm vi đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy quốc gia.

- Chấp thuận các phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với các hoạt động, công trình trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước được quản lý nhưng lại có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia.

- Thường xuyên thông báo định kỳ, đột xuất luồng đường thủy nội địa quốc gia, luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với luồng quốc gia. Đưa ra kiến nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với việc đóng, mở luồng và công bố hạn chế giao thông theo như quy định.

- Hướng dẫn các cá nhân, tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì đường thủy nội địa tại địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng thuộc ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

- Phối hợp với các cơ quan, chính quyền tại địa phương trong việc bảo vệ công trình đường thủy nội địa.

- Tổng hợp tình hình về việc quản lý, bảo trì hệ thống đường thủy nội địa thuộc quyền quản lý.


Chi cục đường thủy
 

5. Tổ chức việc đăng ký phương tiện thủy nội địa dựa theo quy định của Pháp luật.

6. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, chuyển đổi, cấp, cấp lại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho người lái phương tiện, thuyền viên cùng các hoạt động liên quan khác.

7. Tham vào vào hoạt động quản lý vận tải cùng dịch vụ vận tải thủy nội địa theo quy định của Pháp luật.

8. Điều tra, thống kê và báo các những vụ việc tai nạn lao động trên đường thủy nội địa.

9. Phối hợp, tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh, thiên tai, cứu nạn trên đường thủy nội địa quốc gia; phòng chống tình trạng gian lận thương mại, khủng bố.

10. Thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả. Ứng phó với tình huống biến đổi khí hậu trong hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia dựa trên phân cấp, ủy quyền, phân công của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

11. Tổ chức thực hiện các công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Tiến hành triển khai các dự án, chương trình và ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu theo ủy quyền, phân cấp của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

12. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa, kiểm tra, xử phạt hành chính, giải quyết khiếu nại, phản ánh, tố cáo, kiến nghị của công dân, tổ chức, thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục.

13. Tổ chức việc thực hiện các chương trình cải cách hành chính của đơn vị theo nội dung, mục tiêu của chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

14. Quản lý bộ máy, công chức, biên chế, người lao động, tài chính, cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, ngân sách Nhà nước được giao; thực hiện theo các chính sách đãi ngộ, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật đối với các công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo phân cấp cùng quy định của Pháp luật.

15. Tiến hành quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ về hoạt động của Chi cục, thực hiện chế độ thống kê và báo cáo theo quy định.

16. Thực hiện theo các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bàn giao và dựa trên quy định của Pháp luật.


Chi cục đường thủy nội địa
 

Cơ cấu tổ chức Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III

1. Xét về cơ cấu tổ chức, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực được chia thành:

- Phòng Tổ chức - Hành chính - Đào tạo.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính.

- Phòng Quản lý hạ tầng.

- Đội Thanh tra - An toàn (Trong đó, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực l có 5 đội Thanh tra - An toàn. Còn chi cục Đường thủy nội địa khu vực III có 4 đội Thanh tra - An toàn).

2. Bên cạnh đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng đã quy định phạm vi quản lý của các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trực thuộc.Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực quy định nhiệm vụ, chức năng, phạm vi phản lý, quyền hạn của các đội, phòng Thanh tra - An toàn theo quy định. Để dễ hiểu hơn thì dưới đây chính là sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục Đường thủy nội địa khu vực.

Sơ đồ tổ chức chi cục

Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phía Nam

Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong khu vực phía Nam bao gồm có các thành phần sau:

1. Đường thủy nội địa

Khu vực đường thủy nội địa phía Nam nổi bật với hệ thống sông ngòi đa dạng với nhiều kênh rạch khác nhau. Trong đó, nổi bật cần phải kể đến hai hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Cửu Long và Hệ thống sông Đồng Nai:

Hệ thống sông Cửu Long

Hệ thống sông Cửu Long hay còn được gọi là hệ thống sông Mê Kông với thượng nguồn bắt đầu từ Tây Tạng, sau đó chảy qua Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và cuối cùng là đổ ra biển Đông. Khi vào Việt Nam, hệ thống sông Mê Kông sẽ được chảy theo 2 nhánh sông là sông Tiền và sông Hậu.

Nhánh chính sẽ là sông Tiền chảy qua Chợ Mới, Tân Châu, Mỹ Tho, Cao Lãnh rồi đổi ra cửa Tiểu. Riêng khu vực từ Vĩnh Long về hạ lưu, sông Tiền lúc này lại được chia thành các nhánh sông nhỏ hơn là Hàm Luông. Cổ Chiên, Ba Lai và sông Cửa Đại. Còn nhánh sông phụ là sông Hậu chảy qua Long Xuyên, Cần Thơ, Châu Đốc, Đại Ngãi và lại tiếp tục đổ ra biển thông hai cửa Trần Đề và Định An.

Sông Tiền và sông Hậu sẽ được nối với nhau bằng hệ thống sông tự nhiên cùng kênh đào như: sông Vàm Nao, sông Châu Đốc, sông kênh Lấp Vò-Sa Đéc, kênh Tân Châu, kênh Chợ Lách, sông Măng Thít và rạch Trà Ôn.

Hệ thống sông Đồng Nai

Hệ thống sông Đồng Nai bao gồm các sông Vàm Cỏ, Đồng Nai và Sài Gòn hợp thành với nhau. Trong đó, sông Đồng Nai được bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên chảy đến Dak Hoai (Đồng Nai thượng), qua tỉnh Lâm Đồng đến Hồ Trị An rồi sau đó tiếp tục lại chảy qua tỉnh Đồng Nai, hợp lưu với sông Sài Gòn và Sông Nhà Bè tại ngã ba Đèn Đỏ, cuối cùng là tiếp tục chảy ra biển theo ngã sông Soài Rạp.

Tại khu vực phía Đông Nam còn có các sông ngắn như Ngã bảy, Thị Vải, Lòng Tàu, Cái Mép,... chảy ra biển tại Vũng Tàu. Ngoài ra thì sông Đồng Nai còn có các phụ lưu như: tả ngạn có sông La Ngà, khu vực hữu ngạn có sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Sài Gòn.


Chi cục đường thủy nội địa trong khu vực
 

2. Cảng bến thủy nội địa

Mặc dù cảng thủy nội địa khu vực phía Nam có phát triển nhưng chủ yếu là các cảng có quy mô nhỏ, phục vụ cho những hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Chưa kể, các cảng đầu mối còn có số lượng khá hạn chế, chưa phát huy tốt được vai trò mình khi lượng hàng hoá vẫn còn khá thấp.

Ngoài ra, các loại này còn có chất lượng đầu tư rất thấp với quy mô nhỏ, khả năng kết nối giao thông vẫn còn nhiều hạn chế, tổ chức khai thác thiếu chuyên nghiệp, các thiết bị xếp, dỡ hàng hóa vẫn còn lạc hậu.

3. Phương tiện thủy nội địa

Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng 253.797 phương tiện đường thủy nội địa đăng ký với tổng số tấn phương tiện là 18.913.906; 569.884 ghế và 17.489.741 sức ngựa, chiếm khoảng 53,9% so với Tổng điều tra của năm 2007.

Cơ cấu đội tàu vẫn chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là tàu chở hàng khô trong khi số lượng tàu chuyên dụng chở container rất ít. Cụ thể, số lượng tàu hàng hiện đang chiếm khoảng 75,07% tổng số đội tàu sông Việt Nam. Trong đó, các tàu chở hàng khô chiếm khoảng 43,64%, 0,18% còn lại là các tàu chở dầu, tàu chở container,.... Ngược lại, số lượng tàu khách hiện chỉ chiếm 15,75% tổng số đội tàu.


Chi cục đường thủy trong nội địa
 

Trên đây là những thông tin về Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III mà đội ngũ Phương Nam Vina muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng những nội dung vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến Chi cục. Xin cảm ơn!


CHI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC III

Địa chỉ: Số 90 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Email: branch3viwa@gmail.com

Website: www.viwa-s.gov.vn

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo