Mã nguồn mở hay Open Source là một khái niệm vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế website và được đánh giá sẽ là tương lai của công nghệ với rất nhiều ưu thế vượt trội. Mặc dù được ứng dụng phổ biến trong việc lập trình phần mềm, xây dựng web nhưng khái niệm mã nguồn mở là gì vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Hiểu rõ vấn đề này nên trong nội dung dưới đây, đội ngũ biên tập của Phương Nam Vina sẽ tổng hợp những kiến thức cần biết về mã nguồn mở để các bạn có thể áp dụng vào trong công việc của mình một cách hiệu quả nhất.
Open Source là gì?
Mã nguồn mở (Open Source) chính là các phần mềm, chương trình mà code của chúng sẽ được công khai để người dùng có thể tải về, chỉnh sửa miễn phí. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể dễ dàng nâng cấp, cập nhật và phát triển sao cho mã nguồn mở phù hợp với nhu cầu của bản thân, đồng thời mang lại lợi ích chung cho những người sử dụng phần mềm.
Mã nguồn mở cũng là nội dung mà người sử dụng máy tính không thể nhìn thấy nhưng đối với các lập trình viên thì lại rất đơn giản. Điều đặc biệt ở mã nguồn mở là người sử dụng không được phép kinh doanh sản phẩm dựa trên mã nguồn mở vì đây chính là tài sản chung. Mở ở đây đó chính là mã nguồn được sử dụng cho mục đích thương mại một cách hợp pháp và miễn phí, tức là không có bất kỳ một đơn vị nào được phép độc quyền Open Source. Trong trường hợp mã nguồn không thể được công khai với công chúng để xem và thay đổi thì được gọi là mã nguồn đóng.
Những điều cần biết về mã nguồn mở
1. Sử dụng miễn phí
Một trong những điều đầu tiên mà có lẽ ai cũng nắm rõ khi sử dụng mã nguồn mở đó là không phải tốn phí bản quyền khi sử dụng cho mục đích cá nhân hay thương mại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh hầu hết các chức năng của mã nguồn mở mà không bị giới hạn hay trả thêm bất kỳ chi phí nào như các mã độc quyền khác.
2. Khả năng bảo mật
Mặc dù được phép sử dụng miễn phí nhưng mã nguồn mở lại có khả năng bảo mật cao. Lý giải cho việc này là vì mã nguồn mở được xây dựng và có sự đóng góp bởi một cộng đồng lớn với những nhà lập trình đầy tài năng. Chính vì vậy, khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra thì mã nguồn mở cũng sẽ nhanh chóng được khắc phục, sửa lỗi kịp thời,....
Tuy nhiên, khả năng bảo mật của mã nguồn mở cũng gặp nhiều ý kiến trái chiều. Bởi được chia sẻ rộng rãi trên mạng nên bất cứ ai cũng có thể truy cập vào để tìm hiểu và download. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mọi hacker cũng dễ dàng xem, đánh cắp dữ liệu hoặc làm gián đoạn hoạt động của ứng dụng.
3. Có thể can thiệp sâu vào quản trị và điều chỉnh
Khi làm việc trên mã nguồn mở, bạn hoàn toàn có thể toàn quyền truy cập, quản trị và điều chỉnh cấu trúc sao cho Open Source phù hợp với nhu cầu của mình. Điều này cũng vô tình kích thích tính tò mò, ham khám phá của một số lập trình viên trong việc sử dụng mã nguồn mở để tạo ra nhiều phần mềm hữu ích khác cho xã hội.
4. Tính ổn định của mã nguồn mở
Tính đến nay, vô số website sử dụng mã nguồn mở đã và đang duy trì được khả năng ổn định và vận hành liên tục mà không gặp phải bất kỳ một vấn đề nào. Điều này bắt nguồn từ việc mã nguồn mở vốn được phát triển dựa trên mục đích tối ưu cho cộng đồng và giúp cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nên xét về bản chất cần duy trì được tính ổn định trong quá trình vận hành.
Ưu điểm của mã nguồn mở đối với lập trình
Có thể thấy, mã nguồn mở chính là sự lựa chọn hàng đầu trong thiết kế website hay các phần mềm, ứng dụng bởi những lợi thế ưu việt mà loại mã nguồn này mang lại, cụ thể:
1. Miễn phí hoàn toàn
Như đã nhấn mạnh ở trên, các phần mềm có mã nguồn mở đều hoàn toàn miễn phí. Nhờ đó mà bạn có thể sử dụng mã nguồn mở cho cả mục đích thương mại mà không phải chi trả bất cứ chi phí bản quyền nào. Đồng thời khi sử dụng Open Source, người dùng cũng sẽ không bị kiểm soát bởi nhà cung cấp. Điều này sẽ tránh khỏi một số trường hợp rủi ro như mua phần mềm độc quyền nhưng lại không nhận được hỗ trợ từ phía nhà cung cấp sau một thời gian sử dụng. Hoặc khi người dùng muốn tiếp tục duy trì sử dụng thì sẽ phải chi trả thêm một khoản phí nhất định.
2. Không bị giới hạn khả năng sáng tạo
Từ trước đến nay, mã nguồn mở vẫn luôn được giới chuyên gia đánh giá rất cao về tính sáng tạo. Thông qua thiết kế mở, người sử dụng có thể nghiên cứu và tạo ra các phần mềm tốt hơn so với phiên bản gốc. Đây được xem như ưu điểm nhưng cũng là một thử thách dành cho các lập trình viên để thể hiện sự sáng tạo của mình.
3. Hệ thống mã nguồn hoạt động linh hoạt
Khi đặt lên bàn cân so sánh với các phần mềm độc quyền, mã nguồn mở được đánh giá cao hơn bởi tính linh hoạt vì thường xuyên được cập nhật và nâng cấp. Nguyên nhân xuất phát từ việc người dùng có thể tự do chỉnh sửa, tối ưu mà không cần phải thông qua tác giả. Trong khi đó, việc chỉnh sửa các mã nguồn bản quyền đòi hỏi người dùng phải trải qua một quy trình phức tạp hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, mã nguồn mở còn được giới chuyên môn đánh giá linh hoạt hơn vì có khả năng quản lý cũng như kiểm soát các sản phẩm của mình bằng cách cho phép phần nào được phép hoạt động, phần nào không.
4. Cộng đồng hỗ trợ đông đảo
Vì được chia sẻ miễn phí nên cộng đồng người sử dụng mã nguồn mở là rất lớn, chính vì vậy mà những cải tiến, nâng cấp của phần mềm này luôn được thực hiện nhiều lần và không ngừng thay đổi mạnh mẽ qua từng năm. Không chỉ vậy, nhờ có lượng người dùng đông đảo nên những phần mềm Open Source luôn là sự lựa chọn cho những ai yêu thích tìm hiểu, học tập bởi có đến hàng trăm, nghìn bài hướng dẫn, chia sẻ giúp bạn khắc phục các lỗi trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, vì được chia sẻ miễn phí nên mã nguồn mở cũng là nơi tụ họp của rất nhiều lập trình viên trên thế giới. Do đó, những lỗ hổng, lỗi hay phần mở rộng sẽ luôn được cập nhật thường xuyên cũng như có các bản vá kịp thời. Chưa kể, Open Source còn có đặc tính minh bạch, tức là những tính năng, thuật toán và cấu trúc,... trong phần mềm đều được công khai toàn bộ. Đây được xem là điểm khác biệt lớn nhất giữa mã nguồn mở so với mã nguồn đóng. Với mã nguồn đóng, thay vì được công khai thì chỉ có công ty, người chủ quản mới nhìn thấy các dòng code ở bên trong.
Nhược điểm của mã nguồn mở
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng không thể phủ nhận, mã nguồn mở vẫn tồn tại một số nhược điểm và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận hành và đưa vào sử dụng, cụ thể:
- Tốc độ: Thực tế cho thấy, những website đang sử dụng mã nguồn mở thường có tốc độ tải trang chậm hơn khá nhiều so với các mã nguồn đóng. Điều này xảy ra là do trong bộ mã nguồn không thể tránh khỏi những đoạn code dư thừa, chính điều này đã khiến cho trang web của bạn trở nên nặng hơn bình thường.
- Dịch vụ hỗ còn trợ hạn hẹp: Vì mã nguồn mở được viết sẵn bởi những developer tình nguyện nên các công ty cung cấp chắc chắn không thể nào nắm rõ chi tiết toàn bộ của web. Vì vậy, nếu web vô tình xảy ra lỗi hoặc muốn nâng cấp thêm chức năng thì sẽ vô cùng khó khăn đối với các nhà cung cấp. Trường hợp công ty của bạn sở hữu nguồn nhân sự giàu chuyên môn, kỹ năng lập trình thì khi website mã nguồn mở bị lỗi có thể sửa được, còn nếu không thì 90% bạn sẽ phải xây dựng một trang web mới.
- Thiếu tính độc quyền: Website mã nguồn mở thực chất không phải công việc lập trình hay thiết kế mà phải được gọi là cài đặt web. Điều này có nghĩa là dù không có kiến thức chuyên môn thì bạn cũng có thể làm ra được. Do đó, không thiếu trường hợp nhiều người cùng sở hữu website với chung một kiểu dáng, bố cục và chức năng. Vì vậy mà khi trang web được đưa ra sử dụng sẽ không đảm bảo tính độc quyền, riêng biệt.
Một số ứng dụng của mã nguồn mở phổ biến hiện nay
Mã nguồn mở là thuật ngữ để chỉ những phần mềm có khả năng cho người sử dụng hoàn toàn miễn phí. Có thể nói, đây được xem là một phần quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ hiện đại và được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, cụ thể:
1. OpenOffice (Sản phẩm dành cho văn phòng)
OpenOffice.org 3 hay còn được biết đến với tên gọi OO.o, đây là một mã nguồn mở được thay thế cho Microsoft Office. OpenOffice.org 3 được sử dụng để tạo bảng tính, đồ họa, trình chiếu, cơ sở dữ liệu, xử lý file word cùng một số tiện ích khác. Không chỉ vậy, ứng dụng này còn được tích hợp với rất nhiều ngôn ngữ và hoạt động trên các hệ điều hành thông dụng hiện nay như: Mac, Linux và Windows.
Theo đó, tất cả các dữ liệu mà bạn tạo ra sẽ được lưu trữ với định dạng chung và phần mềm này có thể đọc ghi các file Office. Đáng chú ý là bạn có thể tải và sử dụng OpenOffice.org 3 mà không phải tốn bất kỳ một đồng nào cả.
2. Zimbra (Email)
Zimbra Desktop là phần mềm email, lịch làm việc miễn phí và hoàn toàn có thể chạy được trên bất kỳ hệ điều hành nào. Không chỉ cung cấp tiện ích email, lịch làm việc, danh sách liên lạc, Zimbra Desktop còn cho phép người dùng có thể đọc email từ bất kỳ một tài khoản email POP hoặc IMAP nào, bao gồm Hotmail, Gmail hoặc email doanh nghiệp. Chưa kể, Zimbra còn có khả năng làm việc cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến, đồng thời không bị giới hạn về dung lượng lưu trữ file cho bạn và hỗ trợ đến tận 20 ngôn ngữ khác nhau.
3. GIMP (Đồ họa)
GIMP được viết tắt của từ GNU Image Manipulation Program, đây là một chương trình sử dụng mã nguồn mở miễn phí nổi tiếng với thiết kế đồ họa thay thế cho sản phẩm Photoshop của Adobe. Với giao diện tương tự như Photoshop, GIMP có khả năng ghép ảnh, sửa ảnh và cài đặt ảnh.
Không thể phủ nhận, GIMP là phần mềm sẵn sàng làm hài lòng bất kỳ một nhà thiết kế chuyên nghiệp nào hiện nay. Không chỉ hoạt động tốt trong việc chỉnh sửa ảnh hay các tài liệu quảng cáo, phần mềm này còn hỗ trợ tạo đồ họa cho trang web vô cùng ấn tượng.
4. KompoZer (Chỉnh sửa trang Web)
Tương tự như FrontPage của Microsoft, KompoZer là phần mềm nổi tiếng với công dụng chỉnh sửa, soạn thảo trang web. Với phần mềm này, bạn hoàn toàn có thể tải miễn phí và hoạt động tương thích không chỉ với Linux mà còn cả những hệ điều hành khác. Ưu điểm nổi bật của KompoZer là rất dễ để bạn sử dụng và cực kỳ lý tưởng cho những người không có kiến thức về HTML nhưng vẫn muốn tạo cho mình một trang web chuyên nghiệp.
5. GnuCash (Kế toán)
GnuCash là gói phần mềm kế toán dành cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ. Phần mềm này có thể vận hành được trên các hệ điều hành phổ biến như: Linux, Windows và Mác OS X. Nổi bật với ưu điểm mạnh mẽ và tiện dụng, GnuCash hỗ trợ người dùng có thể theo dõi tài khoản ngân hàng, lợi tức, cổ phiếu cùng một số khoản phí tổn.
Được ví như một cuốn sổ thu chi, GnuCash dựa vào các nguyên tắc tính toán chuyên nghiệp để có thể đảm bảo cân bằng sổ sách cùng thông báo chính xác. Dữ liệu có thể nhập được từ các chương trình như Quicken và Microsoft Money, đồng thời xuất ra thành các file định dạng giống với Microsoft Excel. Một điều rất đáng khen của GnuCash đó chính là giao diện thật sự rất dễ sử dụng và cực quen thuộc dù trước đó bạn chưa từng gặp.
Trên đây là toàn bộ những lời giải đáp mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ cho các bạn về mã nguồn mở là gì. Hi vọng từ những thông tin này, các bạn sẽ hiểu tại sao mã nguồn mở lại được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế web hiện nay. Mặc dù vẫn còn tồn đọng nhiều nhược điểm nhưng Open Source đã dần được khắc phục một cách tối ưu hơn khi bạn tìm đến những công ty thiết kế web chuyên nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, các công ty xây dựng web không chỉ giúp bạn khắc phục những nhược điểm của mã nguồn mở mà còn cung cấp một trang web chất lượng để hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh. Trong đó, Phương Nam Vina là một trong những cái tên nổi bật trong lĩnh vực thiết kế website chuyên nghiệp hiện nay.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn những trang web chất lượng, đảm bảo vận hành tốt. Bên cạnh đó, Phương Nam Vina còn cung cấp thêm các giải pháp marketing để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả như: SEO web, chạy quảng cáo Google,.... Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
Tham khảo thêm:
Các phần mềm mã nguồn mở thiết kế website tốt nhất
Các phần mềm thiết kế web kéo thả dễ sử dụng không cần code
Web động là gì? Web tĩnh là gì? Phân biệt web tĩnh và web động