Web động là gì? Web tĩnh là gì? Phân biệt web tĩnh và web động

Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân làm kinh doanh đều sở hữu riêng cho mình một trang web để phục vụ cho hoạt động quảng cáo, bán hàng. Tuy nhiên, vì không có kinh nghiệm cùng nền tảng kiến thức từ trước nên rất nhiều khách hàng đã trở nên lúng túng trước hàng loạt khái niệm về website. Trong đó, web động là gì, web tĩnh là gì luôn nằm trong top những câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất. Vậy nên ngay trong bài viết này, đội ngũ biên tập viên của Phương Nam Vina sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm cũng như cách phân biệt web tĩnh và web động một cách chi tiết để bạn có thể chọn được một website phù hợp với nhu cầu của mình.
 

Web động là gì? web tĩnh là gì?  Phân biệt web tĩnh và web động
 

Tìm hiểu về website động, website tĩnh

Nếu bạn là một lập trình viên hoặc người thiết kế website thì việc tìm hiểu trang web động là trang web gì, trang web tĩnh là trang web gì chính là kiến thức bắt buộc phải nắm vững để hỗ trợ cho công việc của mình. Tuy nhiên, nếu bạn là khách hàng có nhu cầu xây dựng web thì ngoài việc tìm hiểu website là gì, biết rõ về hai khái niệm web tĩnh, web động sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm ra một trang web phù hợp với nhu cầu của mình.

1. Trang web tĩnh là gì?

Trang web tĩnh (static website) là một cách gọi khác của những website phiên bản đầu tiên và được tạo ra hoàn toàn bằng ngôn ngữ lập trình HTML. Nhiệm vụ của trang web này là hỗ trợ đăng tải các thông tin giống như một tờ báo. Sau khi tiến hành tải trang HTML từ máy chủ xuống, trình duyệt lúc này sẽ tự động biên dịch mã và hiển thị nội dung. Tuy nhiên lúc này, người dùng hầu như không thể tương tác được với website, bao gồm cả giao tiếp lẫn trò chuyện. Không chỉ vậy, nội dung của website tĩnh cũng đã được xác định và lên khuôn ngay từ khâu lập trình. Do đó, nếu muốn thêm hoặc bớt nội dung thì người quản lý sẽ cần phải làm lại khuôn cũng giống như việc bạn phải đi in lại một tờ báo mới.

Ưu điểm

- Tốc độ nhanh: vì trang web không chứa cơ sở dữ liệu, cũng không phải tốn thời gian truy vấn cơ sở dữ liệu nên website chạy nhanh, ít hao tốn tài nguyên của máy tính.

- Đồ họa đẹp: web tĩnh có giao diện đẹp và rất cuốn hút bởi người thiết kế có thể hoàn toàn tự do thể hiện ý tưởng trên toàn bộ diện tích của trang.

- An toàn: vì không có xử lý phía máy chủ backend nên cũng chẳng có cơ sở dữ liệu nào để hacker xâm phạm và lấy cắp thông tin.

- Thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm: vì địa chỉ URL của các trang web tĩnh không bao gồm các dấu chấm hỏi nên thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm.

- Chi phí đầu tư thấp: thiết kế website tĩnh không cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu, thuê chỗ cho cơ sở dữ liệu, lập trình phần mềm cho website và cũng không phải bỏ chi phí cho việc yêu cầu hệ điều hành tương thích.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì web tĩnh cũng còn tồn tại một số khuyết điểm. Điển hình nhất là loại web này giống như một tờ báo giấy không thể tương tác trực tiếp giữa người dùng và website. Không chỉ vậy, phía quản trị viên muốn cập nhật lại nội dung thì buộc phải thay đổi cấu trúc web nhưng chỉ có những người nắm rõ kỹ thuật mới thực hiện được điều này.

Khi nào nên sử dụng web tĩnh?

Hiện nay, các loại website tĩnh không thật sự phổ biến và chỉ được sử dụng trong những công ty chuyên về thiết kế website. Các lập trình viên trong những công ty này có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng cho việc chỉnh sửa hay cập nhật lại nội dung khi cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn là doanh nghiệp muốn tự mình làm website thì có thể học thêm về các kiến thức căn bản để tự tạo một web tĩnh cho mình, hoặc thuê luôn người chuyên về web để tiến hành quản trị.
 

Trang web tĩnh là gì?
 

2. Trang web động là gì?

Khác với web tĩnh, website động (dynamic website) là thuật ngữ dùng để chỉ những trang web được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web. Hiểu một cách đơn giản thì chúng ta có thể xem đây là một tập hợp các dữ liệu số hóa được xây dựng và tổ chức thành cơ sở dữ liệu, sau đó trình bày trên website dưới dạng âm thanh, văn bản, hình ảnh. 

Một số website động mà chúng ta thường bắt gặp trong đời sống hiện nay đó chính là trang web thương mại điện tử hoặc các trang mạng thông tin lớn,.... Điểm chung của các website này sẽ có tính tương tác cao giữa doanh nghiệp và người dùng. Không những vậy, quản trị viên của trang web cũng có quyền điều hành, chỉnh sửa và cập nhật các thông tin lên web thông qua một số phần mềm hỗ trợ. Ví dụ, phuongnamvina.com là một website động vì có thể đăng, chỉnh sửa tin tức hay chỉnh sửa danh mục menu,....

Hơn thế nữa, đối với các chương trình ứng dụng, người dùng hoàn toàn có quyền trao đổi thông tin với chủ website hoặc với những khách hàng khác. Nhìn chung, web động được đánh giá là một sự thành công lớn trong lĩnh vực thiết kế web và ngày càng phát triển với nhiều chức năng cao cấp hơn.

Ưu điểm

- Thông tin luôn mới: vì bạn dễ dàng thường xuyên cập nhật các thông tin qua phần mềm quản trị web nên nội dung trên website luôn mới mẻ. Điều này giúp cho trang web thu hút được nhiều lượt truy cập và góp phần gia tăng traffic website hiệu quả.

- Khả năng tương tác với người dùng cao: bạn có thể dễ dàng quản lý toàn bộ nội dung và điều hành trang web thông qua một số phần mềm hỗ trợ mà không nhất thiết phải có các kiến thức về ngôn ngữ lập trình.

- Dễ dàng nâng cấp, bảo trì: website dễ dàng nâng cấp, bảo trì sẽ mang đến sự thuận tiện trong quá trình cải tiến, đồng thời hứa hẹn sẽ tạo nên những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

- Tiềm năng phát triển lớn: nhờ vào khả năng tương tác vượt trội mà nhiều doanh nghiệp thiết kế web động đã đầu tư với quy mô lớn để quảng bá, cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách chuyên nghiệp hơn.

- Chăm sóc khách hàng hiệu quả: web động giúp người dùng quản trị tính năng chat trực tuyến để có thể tư vấn cho khách hàng một cách nhanh chóng và chu đáo nhất.

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích, các bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm một số nhược điểm để xác định web động có phù hợp với mình hay không. Đầu tiên, web được thiết kế với chi phí cao bởi có nhiều tính năng hiện đại, hỗ trợ xử lý thông tin và kết nối với các khách hàng tiềm năng. Lúc này, bạn cần phải đầu tư một khoản tiền lớn để tạo nên sự chuyên nghiệp cho trang web của mình đến với khách hàng mỗi khi họ truy cập vào. 

Ngoài ra, web động cũng cần phải có thêm bộ phận hỗ trợ chuyên về mảng công nghệ thông tin để giúp trang web hoạt động ổn định hơn bởi cấu trúc thiết kế website không hề đơn giản. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có kiến thức và khả năng thì chỉ cần loại trừ đi điều này.

Khi nào nên sử dụng web động?

Website động thường mang lại cho người dùng đa dạng sự lựa chọn hơn trong việc tối ưu mục đích sử dụng. Bạn có thể thiết kế web động để làm website tin tức, blog cá nhân, web giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của một công ty hay những trang web thương mại điện tử.
 

Trang web động là gì?
 

Website tĩnh và website động khác nhau ra sao?

1. Chức năng

Một trong những khác biệt lớn nhất của web tĩnh và web động dễ thấy đó chính là chức năng. Theo đó, web tĩnh có chức năng giới thiệu thông tin đến với người dùng và họ chỉ xem chứ không thao tác được. Không những vậy, nội dung trên website tĩnh cũng được thiết kế theo dạng cố định nên khi người dùng có nhu cầu tìm hiểu thông tin ở mức độ cao hơn thì trang web này không thể đáp ứng được.

Ngược lại với web tĩnh, web động do được tích hợp thêm phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu nên người sở hữu trang có quyền chỉnh sửa, điều hành và dễ dàng cập nhật các thông tin lên web một cách nhanh chóng. Chưa dừng lại ở đó, người truy cập cũng có thể trao đổi với chủ website cùng những khách hàng khác thông qua tính năng chatbox, live chat hoặc mục bình luận.

Ngoài ra, web động cũng hỗ trợ người dùng cập nhật những thông tin mới nhờ phần mềm quản trị web được cung cấp từ các công ty thiết kế website. Toàn bộ các thông tin này sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu của trang web và đưa ra sử dụng dựa theo yêu cầu của người dùng.

2. Ngôn ngữ lập trình

Website tĩnh có nhiệm vụ đăng tải các thông tin lên trang giống như một tờ báo và chỉ sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ lập trình HTML. Trong khi đó, website động lại được sử dụng các ngôn ngữ lập trình đa dạng như: ASP.NET, PHP,... cùng cơ sở dữ liệu SQL server, MySQL,….
 

Trang web động là trang web gì?
 

3. Khả năng tương tác với khách hàng

Hầu như người dùng hiện nay khi sử dụng web tĩnh đều không thể giao tiếp và trò chuyện vì nội dung của website đã được đóng khuôn ngay từ đầu. Vì vậy, nếu muốn thay đổi hoặc thêm bớt nội dung thì người quản lý cần phải làm lại một chiếc khuôn mới để có thể in và tạo ra những tờ báo cung cấp thông tin khác.

Có thể nói, một trang web không có tính tương tác trong thời đại công nghệ số như hiện nay được xem là một điều đáng lo ngại cho chủ sở hữu. Bởi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng web của người dùng cũng liên tục tăng cao. Họ luôn đòi hỏi những sự mới mẻ, các thông tin, sản phẩm, dịch vụ hay chương trình khuyến mãi, sự kiện phải luôn thường xuyên được cập nhật để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người dùng. Chính vì điều này mà chúng ta không thể phủ nhận, trang web tĩnh đang dần đánh mất đi vị thế của mình.

Trong khi đó, web động được thiết kế hiện đại hơn với tính năng tương tác nhanh chóng giữa chủ website với người truy cập. Không chỉ vậy, bản thân người dùng cũng có thể trao đổi thông tin với các khách hàng một cách dễ dàng. Nhờ đó mà cả hai bên đều đạt được hiệu quả như mình mong đợi.

4. Ứng dụng

Trang web tĩnh thường được ứng dụng cho những website có quy mô nhỏ cùng phần nội dung nhất định, ít khi bị thay đổi. Còn trang web động sẽ được sử dụng rộng rãi hơn để phục vụ cho các lĩnh vực tin tức, blog, sàn thương mại điện tử hay website giới thiệu doanh nghiệp. Nhìn chung, web động được đánh giá là có khả năng ứng dụng cao hơn rất nhiều so với web tĩnh.
 

Trang web tĩnh là trang web gì?
 

5. Chi phí bảo trì, nâng cấp

Thiết kế web tĩnh giúp cho người dùng tiết kiệm chi phí hơn vì không phải xây dựng cơ sở dữ liệu hay lập trình một phần mềm nào phức tạp. Theo đó, khoản chi mà chủ web phải trả chủ yếu đến từ việc thuê cơ sở dữ liệu hoặc muốn yêu cầu hệ điều hành tương thích. Do đó, người dùng sẽ thường sử dụng web tĩnh khi nội dung ít cần phải được cập nhật để tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

Ngoài ra, trang web tĩnh cũng thường được trình bày bằng các phần mềm đồ họa mới lạ, thiết kế tự do nên cực thu hút người dùng. Thế nhưng, khi cần quản lý nội dung hay tiến hành nâng cấp, bảo trì website sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

Web động có chi phí thiết kế cao hơn web tĩnh và buộc bạn cần phải đầu tư một khoản tiền không hề nhỏ để tạo nên sự chuyên nghiệp cho website. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì chi phí đầu tư ban đầu cho web động mặc dù khá lớn nhưng với quá trình nâng cấp, bảo trì thì công việc này lại đơn giản và dễ thực hiện hơn rất nhiều.

Giữa website tĩnh và website động, web nào phổ biến hơn?

Như các bạn cũng đã thấy, cả hai loại trang web đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và việc bạn lựa chọn sử dụng website tĩnh hay động hoàn toàn không phụ thuộc vào việc cái nào tốt hơn. Thay vào đó, để chắc chắn nên sử dụng loại web nào thì bạn cần dựa trên mục đích sử dụng, cấu trúc website và nhu cầu tài chính của từng người. Tuy nhiên, khi xét về sự phổ biến của từng loại thì cả hai trang web này vẫn có sự chênh lệch.

Theo đó, chúng ta có thể ví web tĩnh như những ma-nơ-canh còn web động là một người mẫu thời trang. Mặc dù cả hai cũng đều có vai trò là quảng bá và làm tôn lên vẻ đẹp của một bộ trang phục thế nhưng, ma-nơ-canh sẽ không được linh hoạt cũng như tự động thay đổi để thích ứng với mỗi bộ trang phục khác nhau.

Ngược lại, khi website động được ví như một người mẫu thì bạn có thể dễ dàng thay đổi từ cách ăn mặc, dáng đứng hay biểu cảm khuôn mặt sao cho phù hợp và nổi bật nhất với bộ trang phục mà họ đang mặc trên người. Chính vì với những tính năng vượt trội hơn so với web tĩnh mà ngày nay, hầu như đại đa số thiết kế web đều sử dụng web động trong lĩnh vực kinh doanh của mình như: bán vé máy bay, bán hàng, du lịch, diễn đàn trực tuyến, thương mại điện tử,.... Nhìn chung, web động chính là công cụ hữu hiệu giúp người dùng cập nhật thông tin nhanh chóng, chuyên nghiệp và luôn được đổi mới, chăm sóc, cũng như dễ dàng quản lý hơn rất nhiều so với web tĩnh.
 

Web động là gi, web tĩnh là gì?
 

Hi vọng với những thông tin mà Phương Nam Vina đã chia sẻ trên đây, các bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm web động là gì, web tĩnh là gì cùng sự khác biệt của hai loại website này. Trong kỷ nguyên số hiện nay, chắc chắn chúng ta cũng đều biết được kinh doanh cần hướng đến sự mới mẻ, hiện đại. Vì vậy mà chúng tôi tin rằng, chắc chắn các bạn đã có được sự lựa chọn thông minh nhất về trang web sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh để mang lại hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi đã lựa chọn được một loại web để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng lại không biết cách xây dựng, bạn có thể liên hệ với công ty Phương Nam Vina chúng tôi để sử dụng dịch vụ thiết kế web. Với hơn 10 năm hoạt động trong nghề, chúng tôi tự tin sẽ cung cấp cho bạn một trang web chuyên nghiệp để công việc kinh doanh của mình được thăng tiến và phát triển tốt nhất. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Các bước thiết kế website chuyên nghiệp

icon thiết kế website Thiết kế website cần những gì để hoạt động hiệu quả?

icon thiết kế website Các phần mềm thiết kế web kéo thả dễ sử dụng không cần code

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo