Tên miền là gì? Khái niệm Domain name, Subdomain

Domain và subdomain đều thuộc về tên miền của một trang web. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm riêng biệt và rất dễ bị nhầm lẫn. Khi xây dựng website, biết cách kết hợp hiệu quả giữa domain với subdomain không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn mang lại nhiều ích lợi khác. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc không biết tên miền, domain name và subdomain là gì, hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về những khái niệm này nhé.

Subdomain là gì?

Tên miền là gì?

Các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân khi muốn phát triển thương hiệu trên Internet đều cần sở hữu một hoặc nhiều địa chỉ tên miền chuyên nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng sự uy tín, bảo vệ bản quyền thương hiệu và phát triển doanh nghiệp với SEO để tiếp cận nhiều khách hàng. Vậy tên miền là gì?

Tên miền hay domain name là địa chỉ hay định danh của một trang web hoạt động trên mạng Internet, giúp người dùng có thể truy cập vào một website bất kỳ. Tên miền được thể hiện bằng các ký tự hoặc chữ số trong bảng chữ cái thay cho địa chỉ IP của máy chủ.

Nếu không có tên miền, muốn truy cập website người ta phải gõ một dãy số IP dài và khó nhớ. Tên miền được phát triển nhằm hỗ trợ cho người dùng truy cập vào website dễ dàng, chỉ cần bạn nhập domain name vào thanh trình duyệt là được. Để hiểu một cách đơn giản về tên miền domain name là gì thì chúng ta có thể hình dung nó giống như địa chỉ nhà của bạn, còn website chính là ngôi nhà.

Tên miền còn có khả năng chuyển hướng, tức là khi người khác truy cập vào tên miền này, họ sẽ được đưa đến một tên miền khác. Ví dụ, nếu truy cập www.fb.com, bạn sẽ được đưa đến www.facebook.com.

Tên miền thường có 2 loại bao gồm: tên miền quốc tế (.com, .net, .org,…) và tên miền quốc gia. Ví dụ như tên miền Việt Nam (.vn). Tên miền quốc gia thường có giá cao hơn tên miền quốc tế.

Domain name bao gồm phần tên và phần miền mở rộng (đuôi). Phần tên bao gồm các chữ cái, chữ số, dấu “-“ và tổng số ký tự phải nhỏ hơn 255. Phần mở rộng của tên miền bắt đầu bằng dấu chấm. Có nhiều phần mở rộng khác nhau, chẳng hạn như .com, .net, .org,…. Dưới đây là quy định về phần đuôi của các domain:

- TLD (tên miền cấp cao nhất) là viết tắt của "Top-Level Domain", còn có thể được gọi là tên miền cấp 1. Ví dụ về những TLD được dùng nhiều nhất là: .com, .org, .net. Ở Việt Nam, còn có TLD phổ biến là .vn. Ngoài ra, có các TLD khác ít được biết đến hơn như: .biz, .club, .info, .agency,….

- ccTLD (tên miền quốc gia cấp cao nhất), viết tắt của “country-code Top-Level Domain”. Đây là các domain được sử dụng ở một quốc gia cụ thể theo mã ISO như: .vn cho Việt Nam, .uk cho Anh, .us cho Mỹ (United States),.…

- gTLD (tên miền cấp cao nhất dùng chung), viết tắt của “generic Top-Level Domain”. Đây là tên miền phổ biến và được dùng trên toàn thế giới mà không phụ thuộc vào mã quốc gia nào. Ví dụ như: .com, .net, .org, .biz, .tech. Trong tên miền cấp cao nhất dùng chung được chia ra 2 loại: sTLD và iTLD.

   + sTLD (Tên miền cấp cao nhất được tài trợ), viết tắt của “sponsored Top-Level Domain”. Đây là các tên miền cấp cao bị giới hạn, điển hình như: .gov, .mil, .edu, .asia, .post, .coop,…

   + iTLD (Tên miền cấp cao nhất hạ tầng), viết tắt của từ “infrastructure Top-Level Domain”. Nó là tên miền .arpa đại diện cho ARPA, dành riêng để ICANN giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng trên Internet.

- uTLD là tên miền cấp cao nhất không được tài trợ như: .biz, .pro, .name, .info.

Ngoài ra còn có các loại tên miền khác là: test top-level domain (tTLD), restricted generic top-level domains (grTLD), internationalized country code top-level domains (IDN ccTLD).
 

Tên miền domain name là gì?
 

Subdomain là gì?

Subdomain (miền phụ) là tên miền con của domain chính hay còn được gọi là tên miền thứ cấp, tên miền cấp 2. Đây là phần được tách ra từ tên miền chính và có cùng chung phần tên miền chính. Subdomain thuộc vào tên miền chuẩn và có thể hoạt động như một website riêng biệt.

Subdomain có thể được tạo hoàn toàn miễn phí và hoạt động như một tên miền thực thụ. Tên miền phụ được tạo ra nhằm giải quyết về chi phí đăng ký domain và giúp bạn thành lập nhiều website thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng nội dung nhằm phục vụ cho một chức năng chuyên biệt (ví dụ như blog, forum, store,.…) hoặc một lĩnh vực hoạt động khác trên cùng một gốc domain.

Cấu trúc tên của subdomain rất đơn giản, bao gồm phần sub + dấu chấm + tên miền. Tên của subdomain có chứa tiền tố đằng trước domain name, phải dựa vào tên miền chính để có thể đặt được tên miền phụ của bạn.

Ví dụ, trang thương mại điện tử Shopee có tên miền chính là shopee.vn, tên miền phụ của website này là banhang.shopee.vn dành riêng cho các chủ shop quản lý cửa hàng của mình. Hoặc subdomain của tên miền phuongnamvina.com là ip.phuongnamvina.com dùng để kiểm tra địa chỉ IP mạng.
 

Tên miền Domain name và Subdomain là gì?
 

Subdomain có thể mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực như:

- Tạo website riêng dành cho một nhóm đối tượng nhất định mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào để đăng ký một tên miền mới. Điều này nhằm phục vụ cho một nhóm khách hàng riêng với những nội dung phù hợp.

- Chia blog hoặc trang thương mại điện tử tách khỏi website chính. Với một số doanh nghiệp đa ngành nghề thì đôi khi việc quản lý nhiều website độc lập còn dễ hơn nhiều so với duy trì một trang web đa năng.

- Tạo trang web dành riêng cho giao diện mobile giúp người dùng truy cập vào trang web với kích thước của thiết bị và cung cấp bố cục phù hợp.

- Có thể tạo ra nhiều website mới dưới dạng subdomain miễn phí mà không cần phải đăng ký tên miền, vừa tiết kiệm lại có hiệu quả cao.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản để giải đáp vấn đề tên miền domain name là gì subdomain là gì mà nhiều bạn còn đang băn khoăn. Hi vọng những nội dung chia sẻ ở trên sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu thông tin cần thiết trước khi đăng ký tên miền để thiết kế website hoặc sử dụng email doanh nghiệp.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua tên miền để thiết kế website hoặc sử dụng email tên miền, hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên tư vấn của Công ty Phương Nam Vina chúng tôi hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. Tham khảo bảng giá dịch vụ tên miền của Phương Nam Vina cung cấp Tại đây. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Hướng dẫn cách chọn tên miền website

icon thiết kế website Vì sao giá bán tên miền Việt Nam cao hơn tên miền Quốc tế?

Bài viết mới nhất

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là một công cụ miễn phí được phát triển bởi Google để giúp doanh nghiệp có thể xác minh sự hiện diện của mình trên mạng Internet.

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng được ứng dụng phổ biến để phát triển phần mềm, ứng dụng web, game hoặc ứng dụng di động.

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là những ứng dụng phần mềm hoặc ứng dụng hoạt động trên trình duyệt web thông qua mạng Internet và hoàn toàn không phải là website.

API là gì? Những điểm nổi bật về Web API có thể bạn chưa biết

API là gì? Những điểm nổi bật về Web API có thể bạn chưa biết

API là một công nghệ nổi bật được các lập trình viên ưa dùng để giúp cho ứng dụng, website trở nên linh hoạt và nâng cao trải nghiệm người dùng.

zalo