Thủ tục thành lập trường Đại học tư thục

Giáo dục trình độ đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giáo dục đại học cũng ngày càng tăng cao. Khi số lượng các trường Đại học công lập không còn đáp ứng đủ thì cũng là cơ hội cho trường tư thục ra đời. Tuy nhiên, giáo dục là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nên trường Đại học tư thục muốn hoạt động, bắt buộc phải đáp ứng đủ những quy định của Nhà nước. Vậy các điều kiện và thủ tục thành lập trường Đại học tư thục hiện nay là gì?
 

Thủ tục thành lập trường đại học tư thục
 

Để mở trường Đại học tư thục, phải đáp ứng đủ những điều kiện được Pháp luật quy định và được cấp 02 loại giấy phép, bao gồm: giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động. Những yêu cầu, thủ tục thành lập trường đại học tư thục theo quy định mới nhất được nêu tại Điều 87 đến Điều 90 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Điều kiện và thủ tục thành lập trường đại học tư thục

1. Điều kiện thành lập trường đại học tư thục

- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án nêu rõ: Tên gọi; Ngành, nghề, quy mô đào tạo; Mục tiêu, nội dung, chương trình; Nguồn lực tài chính; Đất đai; Cơ sở vật chất; Giảng viên và cán bộ quản lý; Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; Kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; Hiệu quả kinh tế - xã hội. Trường đại học tư thục được khuyến khích thành lập hoạt động không vì lợi nhuận.

- Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương ra chấp thuận bằng văn bản về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính ít nhất 05 ha, bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; Cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đảm bảo an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên.

- Phải có vốn đầu tư tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng); vốn đầu tư bao gồm tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; Tại thời điểm thẩm định để cấp phép thành lập trường, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.

- Dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ quản lý, giảng viên cơ hữu, đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.

2. Thủ tục thành lập trường đại học tư thục

Hồ sơ gồm có:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường;

b) Văn bản chấp thuận về việc thành lập trường tại địa phương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Văn bản cần nêu rõ về sự cần thiết, sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất để xây dựng trường, địa điểm khu đất và khả năng tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển trường đại học tư thục; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);

c) Đề án thành lập trường đại học;

d) Các văn bản khác:

- Danh sách các thành viên sáng lập trường;

- Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;

- Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của các cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;

- Danh sách cổ đông cam kết góp vốn;

- Biên bản thỏa thuận góp vốn.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường gửi trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 45 ngày làm việc, Bộ sẽ trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ sau khi gửi Thủ tướng Chính phủ. Sau khi được phê duyệt thành lập, trong thời hạn 03 năm, nhà trường phải tiếp tục chuẩn bị hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường. Bao gồm:

a) Văn bản phê duyệt cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;

b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;

c) Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường.

d) Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

đ) Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

e) Dự kiến ngành, nghề đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;

g) Các văn bản khác bao gồm: Văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền hiện có do ban quản lý dự án đang quản lý; Các văn bản pháp lý minh chứng quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn; Các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho trường (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền).

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, tổ chức, cá nhân đại diện gửi về Bộ Giáo dục và Đạo tạo và chờ kết quả.

Điều kiện để trường Đại học tư thục được hoạt động giáo dục

1. Điều kiện để trường đại học tư thục được hoạt động giáo dục

- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ (trong thời hạn 04 năm).

- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng theo quy định. Địa điểm xây dựng trường đảm bảo an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án đã cam kết.

- Có chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.

- Đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo; Đáp ứng yêu cầu về giảng viên đại học và cán bộ quản lý theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của nhà trường.

2. Thủ tục để trường đại học tư thục được hoạt động đào tạo

Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép trường hoạt động đào tạo;

b) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường;

c) Chương trình đào tạo của nhà trường;

d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm:

- Danh sách cán bộ giảng viên cơ hữu và đội ngũ quản lý có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, giáo trình, tài liệu, sách có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Kế hoạch và chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến.

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức, cá nhân đại diện nhà trường gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào và chờ kết quả phản hồi bằng văn bản trong vòng 30 ngày làm việc.

Song song đó, bạn cũng nên thiết kế một trang web riêng cho nhà trường để cập nhật các thông tin cần thiết như: kế hoạch chiêu sinh, tuyển dụng nhân sự, thông tin của trường,...cho những người quan tâm tham khảo, liên hệ nếu cần. Không những thế, website còn đóng vai trò chủ chốt cho các hoạt động marketing, quảng bá sau này nên cần phải được đầu tư thật chỉnh chu, chuyên nghiệp.

Hi vọng rằng sau khi tham khảo những thông tin Phương Nam Vina chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ về điều kiện, thủ tục thành lập trường đại học tư thục. Từ đó, không còn gặp khó khăn trong quá trình đưa trường đại học đi vào hoạt động. Nếu cần thiết kế website trường học và tư vấn các giải pháp marketing online cho nhà trường, hãy liên hệ ngay với công ty Phương Nam Vina chúng tôi qua số Hotline: 0912 817 1170915 101 017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo