.NET là gì? Những kiến thức cần biết về lập trình .NET

Sự bùng nổ của công nghệ trong thời đại số như hiện nay đã mở ra một con đường cho những bạn trẻ đam mê lĩnh vực lập trình được phát triển. Trong đó, .NET là cái tên được xếp vào danh sách những ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất trong những năm gần đây. Thế nhưng, mặc dù phổ biến nhưng đối với các developer mới vào nghề thì .NET là ngôn ngữ gì vẫn còn khá xa lạ. Vậy nên trong bài viết này, đội ngũ biên tập của Phương Nam Vina sẽ giúp các bạn giải đáp ngôn ngữ .NET là gì cũng như các tính năng hoạt động mà nền tảng này mang lại.
 

.NET là gì? Những kiến thức cần biết về ngôn ngữ .NET
 

.NET là gì?

.NET là một nền tảng nguồn mở và cho phép các nhà phát triển có thể tạo ra ứng dụng, website. Một điều cần lưu ý đó là .NET không phải ngôn ngữ lập trình, mà đây chính là nền tảng cho phép những ngôn ngữ lập trình khác nhau như C# hoặc Java sử dụng để tạo thành những ứng dụng hoặc trang web trên Internet.

Cấu trúc chính của .NET là mã được viết bởi các lập trình viên tài năng hàng đầu của Microsoft. Các lập trình viên khác hiện nay cũng sử dụng nền tảng này để phát triển ứng dụng web và dịch vụ. Một số ngôn ngữ lập trình như: VB.Net, C #,... cũng được áp dụng rộng rãi trên nền tảng .NET.

Một số điểm nổi bật của ngôn ngữ .NET

1. Thư viện lập trình khổng lồ

Nền tảng .NET sẽ bao gồm các thư viện lập trình khổng lồ để có thể hỗ trợ những nhà phát triển nhằm giúp họ xây dựng các chương trình phần mềm đa dạng như: thiết kế ứng dụng web; giao diện website; cấu trúc dữ liệu; truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu,.... Đó chính là nền tảng chủ đạo được nhiều lập trình viên và các công ty thiết kế hiện nay ưa chuộng.

2. Khả năng dễ dàng thao tác qua một kiến trúc “ghép nối lỏng”

Việc xây dựng các ứng dụng trên một kiến trúc có thể nói là rất phức tạp và gặp nhiều khó hơn trong môi trường phát triển ứng dụng N lớp (N-tier) “ghép nối chặt”. Nhưng nền tảng .NET sẽ giúp mang lại lợi thế lớn về năng suất của kiến trúc “ghép nối chặt” với khả năng biến đổi và thực hiện trong kiến trúc “ghép nối lỏng”.

3. Công cụ nâng cao nǎng suất cho các lập trình viên

Nền tảng .NET chính là một giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và đơn giản hóa quá trình thiết kế website hay phát triển ứng dụng bằng cách cung cấp nhiều mẫu có sẵn. Lúc này, các nhà lập trình chỉ cần học cách sử dụng và tùy biến theo mục đích cũng như sáng tạo của riêng mình.

4. Hỗ trợ đa ngôn ngữ

Nền tảng .NET cho phép các nhà phát triển có thể viết trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và đồng thời cũng có khả năng kết nối vô cùng chặt chẽ.

5. Bảo mật cao

Các đơn vị Custom .NET Development Services sẽ tiến hành xây dựng một bức tường bảo mật của nền tảng .NET theo nhiều lớp. Mục đích chính là để có thể đảm bảo các ứng dụng và dữ liệu người dùng được bảo vệ một cách tối đa thông qua mô hình bảo mật evidence-based hiện đại.

6. Khai thác tối đa những dịch vụ của hệ điều hành

Windows cung cấp đa dạng các dịch vụ có sẵn với bất kỳ nền tảng nào như: truy cập dữ liệu một cách toàn diện, bảo mật tích hợp, xác thực đối tượng đáng tin cậy, thiết kế giao diện người dùng tương tác, giám sát quá trình giao dịch. Các dịch vụ này đã được nền tảng .NET khai thác một cách thuận lợi để từ đó đưa cho người dùng được sử dụng một cách dễ dàng, đơn giản nhất.

7. Các ngôn ngữ được xây dựng trên nền tảng .NET

Hiện nay, chúng ta sẽ thấy được có khá nhiều ngôn ngữ lập trình đã được thiết kế trên .ET. Trong số đó có hai ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến mà bạn có thể học hỏi và sử dụng một cách nhanh nhất là VB.NET và C#. Đây chính là các ngôn ngữ sẽ tạo ra những ứng dụng trên desktop hoặc ứng dụng website.
 

.net là gì?
 

Các thành phần của .NET Framework

.NET Framework đã được Microsoft tạo ra với mục đích làm nền tảng phát triển phần mềm chạy trên Windows. Phiên bản đầu tiên của .NET Framework được phát hành vào năm 2002 với cấu trúc chia làm hai thành phần chính:

1. Class Library - FCL

Class Library của .NET Framework là hàm có chứa các phương thức giúp đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng. Trong đó sẽ có các vùng như: System. * hoặc Microsoft.* được xem là những phương thức cơ bản và cốt lõi nhất. Vậy mà, các phương thức có cùng tên như Microsoft hoặc System sẽ được tham chiếu ngay khi dấu * xuất hiện và bao gồm cả các khoảng trắng để biểu thị cho sự phân tách hợp lý.

2. Class CLR

Là một trong những lớp sở hữu thời gian chạy ngôn ngữ chung nên Class CLR cho phép .NET Framework có thể thực thi các chương trình sẵn có. Theo đó, Class CLR sẽ bao gồm các tính năng sau:

- Khả năng loại bỏ các thành phần không cần thiết nhưng vẫn đang còn tồn tại.

- Xử lý các lỗi không mong muốn ngay khi xảy ra trong quá trình thực thi ở những môi trường CLR khác.

- Có thể chạy các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình C# hoặc VB.Net. Chính vì vậy mà quá trình này sẽ thường đi qua trình biên dịch cho các ngôn ngữ trước khi chạy qua Common Language Interpreter (Trình thông dịch ngôn ngữ chung).
 

.net là ngôn ngữ gì?
 

Tại sao .NET trở thành ngôn ngữ lập trình phổ biến?

Tại Việt Nam, thường chỉ có các công ty lớn hoặc freelancer lâu năm mới sử dụng ngôn ngữ .NET. Trong khi đó, các công ty thiết kế web giá rẻ hơn thì sẽ khó có đủ nguồn lực để sử dụng một ngôn ngữ phức tạp và mạnh mẽ như thế. Tuy nhiên hiện nay, với khả năng tiếp cận và thích ứng tốt của các lập trình viên, số lượng học viên cũng như các lập trình viên tay ngang muốn tự học lập trình .NET để nâng cao khả năng của mình đang ngày một phổ biến hơn bởi những lợi ích khi sử dụng.

1. Dễ phát triển

Ngày nay, các nhà phát triển đều thích sử dụng .NET vì nền tảng này chứa nhiều công cụ để giúp cho họ có thể làm việc được dễ dàng hơn. Điển hình như khi sử dụng bộ Visual Studio, các nhà phát triển có thể dựa vào đó để viết mã được nhanh hơn, cộng tác hiệu quả, cũng như kiểm thử và sữa mã một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, khả năng tái sử dụng mã giữa các kiểu triển khai sẽ giúp giảm chi phí phát triển.

2. Ứng dụng hiệu năng cao

Các ứng dụng .NET sẽ giúp cung cấp thời gian phản hồi được nhanh hơn và công suất điện toán thấp hơn. Không chỉ vậy, các ứng dụng này còn sở hữu những biện pháp bảo mật tuyệt đối và tiến hành thực hiện hiệu quả các tác vụ phía máy chủ như truy cập cơ sở dữ liệu.

3. Hỗ trợ cộng đồng

.NET là nền tảng nguồn mở, tức là bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào để tự do tìm hiểu, sử dụng và sửa đổi. Ngoài ra, .NET cũng có một cộng đồng gồm các nhà phát triển hoạt động một cách tích cực trong việc duy trì và cải thiện phần mềm. Trong đó, .NET Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để có thể hỗ trợ cộng đồng .NET. Tổ chức này sẽ là nơi cung cấp các tài nguyên học tập, dự án về .NET cùng nhiều sự kiện khác nhau dành cho các nhà phát triển có thể tham gia.
 

.net developer là gì?
 

Nghề lập trình viên .NET và con đường trở thành .NET developer

1. .NET developer là gì?

Lập trình viên .NET hay còn được biết đến với một tên gọi khác là .NET Developer. Đây là một kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ tìm hiểu và phát triển các chương trình / ứng dụng trên nền tảng .NET của Microsoft hoặc Apps của Windows.

Mặc dù .NET sẽ hỗ trợ cho người dùng các ngôn ngữ lập trình đa dạng như: C#, F# và Visual Basic (VB.NET). Thế nhưng, C# lại được các lập trình viên yêu thích hơn cả và sử dụng nó làm ngôn ngữ lập trình chính. Với C#, các chuyên gia lập trình .NET có thể phát triển ra nhiều loại phần mềm khac nhau. Chúng có thể là các ứng dụng web, ứng dụng di động, máy tính để bàn thông thường hoặc trò chơi máy tính.

2. Những công việc của một lập trình viên .NET

Tùy thuộc vào cấp độ kinh nghiệm của các lập trình viên .NET mà công việc của họ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau tại từng dự án. Vậy lập trình viên .NET là làm gì? Đối với cấp bậc sơ cấp (junior), .NET developer sẽ đảm nhận các công việc như sau:

- Phân tích các yêu cầu có liên quan đến nghiệp vụ được cấp trên giao xuống.

- Phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để có thể đạt được hiệu quả công việc một cách tối đa.

- Thiết kế và tạo ra các tiện ích bổ sung cho ứng dụng như tính năng bảo mật,....

- Phát triển các giải pháp phần mềm và đóng góp ý kiến của mình vào trong khâu thiết kế.

- Ứng dụng các phương pháp lập trình hiện đại, mới nhất để có thể đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm.

3. Để trở thành lập trình viên .NET cần có những kiến thức và kỹ năng gì?

Kiến thức chuyên môn không thể thiếu của một lập trình viên .NET

Để trở thành một lập trình viên .NET, điều kiện cơ bản đầu tiên mà bạn không thể thiếu đó chính là những kiến thức chuyên môn, chúng bao gồm:

- Có kiến thức chuyên ngành về cơ sở dữ liệu SQL sẽ giúp ích cho cả việc lập trình và quá trình thử nghiệm cũng như sửa lỗi.

- Khả năng làm việc được trong SCRUM và hiểu biết về các nguyên tắc phát triển Agile.

- Kỹ thuật tái cấu trúc mã - Code Refactoring.

- Khả năng xây dựng các công cụ tự động tạo ứng dụng thực thi.

- Sử dụng được công cụ test phần mềm thịnh hành như nUnit và SpecFlow.

- Làm quen với các hệ thống quản lý, kiểm soát những dự án như GitLab, GitHub.

- Nắm rõ và ứng dụng được các công cụ cũng như ngôn ngữ lập trình thường gặp như: ASP.NET, ASP.NET Core, Visual Studio, Entity Framework, Xamarin, Roslyn,....

Song song với các kiến thức chuyên ngành ở trên, bạn cũng cần phải học và hiểu thêm về lập trình .NET từ những tài liệu từ nước ngoài như:

- Sách “Understanding .NET” của tác giả David Chappell.

- Sách “Writing High-Performance .NET Code” của tác giả Ben Watson.

- Sách “Framework Design Guidelines” do Brad Abrams và Krystof Cwaline đồng sáng tác.

Những kỹ năng hỗ trợ .NET developer

Ngoài việc có được những kiến thức chuyên môn về .NET thôi vẫn chưa đủ, để trở thành một .NET developer chuyên nghiệp thì bạn cần phải trang bị thêm những kỹ năng khác như sau:

Sự kiên nhẫn: lập trình phần mềm, ứng dụng là một nhiệm vụ khá áp lực với khối lượng công việc lớn. Do đó, nếu không có tính nhẫn nại, kiên trì thì bạn sẽ không thể liên tục thử nghiệm và cải tiến để cho ra đời thành quả là ứng dụng, phần mềm chất lượng nhất.

Tính tỉ mỉ, cẩn trọng: yếu tố này rất quan trọng bởi vì chỉ cần sai một lỗi nhỏ như chính tả thôi cũng khiến chương trình của bạn gặp lỗi lớn.

Tư duy logic: bạn phải luôn vận dụng đầu óc để có thể xem xét và giải quyết các vấn đề, từ đó đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất.

Ham học hỏi: làm việc trong lĩnh vực này sẽ đòi hỏi bạn cần phải cập nhật những xu hướng mới và ứng dụng nó một cách hiệu quả vào trong quá trình phát triển phần mềm.

Khả năng tự giải quyết vấn đề: trong quá trình test ứng dụng, phần mềm chạy trên nền tảng .NET, đôi lúc chúng ta không thể tránh khỏi các lỗi lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải có một kỹ năng xử lý nhanh gọn để tìm ra nguyên nhân và giải quyết.

Biết quản lý thời gian: do khối lượng công việc của một lập trình viên là khá nhiều nên bạn cần phải biết cách sắp xếp sao cho vừa đúng tiến độ vừa cân bằng với cuộc sống.

Khả năng ngoại ngữ: hầu hết các tài liệu, sách tham khảo về .NET đều được viết bằng tiếng Anh. Chính vì vậy mà bạn cần phải có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt để nắm rõ các thông tin được truyền tải.

Khả năng làm việc theo nhóm: một dự án sẽ thường có nhiều lập trình viên cùng nhau tham gia và xây dựng. Vậy nên, bạn cần phải biết cách phối hợp cũng như làm việc ăn ý với họ để cho ra sản phẩm cuối cùng.

Khả năng giao tiếp và lắng nghe tích cực: bạn cần phải biết cách sử dụng khả năng giao tiếp để có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình và trao đổi thông tin với đồng đội. Ngoài ra, bạn cũng cần phải học cách biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của người khác một cách có chọn lọc.
 

.net là làm gì?
 

4. Lộ trình trở thành .NET developer

Nếu vẫn đang còn là một sinh viên và đang có niềm đam mê dành cho lập trình .NET, bạn cần phải chuẩn bị một nền tảng tư duy tốt ở các môn như: cấu trúc dữ liệu, giải thuật,.... Còn nếu bạn là một tay ngang rẽ ngành thì cũng đừng lo lắng, hãy trang bị cho mình các kiến thức nền tảng để hiểu về .NET và C#. Đừng quên hãy chuẩn bị cho bản thân của mình khả năng đọc hiểu tiếng Anh từ cơ bản cho đến tốt để có thể giúp cho quá trình đọc tài liệu, phát hiện Bug được diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Sau khi đã hoàn thành xong công đoạn chuẩn bị, lộ trình để trở thành .NET developer sẽ đòi hỏi bạn cần phải bổ sung các kiến thức quan trọng dưới đây.

- Học tập và am hiểu những kiến thức liên quan đến cú pháp, thư viện của C# và .NET.

- Nắm bắt và mở rộng kiến thức HTML, CSS, Javascript nếu bạn muốn trở thành một Web developer chuyên nghiệp.

- Bổ sung thêm những kiến thức để gia tăng khả năng thi hành cho có sở dữ SQL.

- Tự học tập và nghiên cứu thêm ở các thư viện nâng cao như Bootstrap và Jquery.

- Thực hành với các cơ sở dữ liệu SQL hoặc khai thác dựa vào những thư viện kết nối Entity Framework, ADO.NET.

5. Cơ hội việc làm và mức lương của lập trình viên .NET

Với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của Internet, công nghệ thông tin đã ngay lập tức trở thành một ngành nghề, lĩnh vực hot tại Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển về nghề nghiệp cực hấp dẫn. Theo thống kê cho thấy, nhu cầu nhân lực của lĩnh vực Công nghệ thông tin vào năm 2019 đã tăng lên tới 56%. Trong khi đó, thực trạng của thị trường việc làm về công nghệ thông tin lại không đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu này. Chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng nhân viên lĩnh vực lập trình cũng gia tăng liên tục trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây.

Đỉnh điểm là trong năm 2020 vừa qua, Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã xác định đây chính là thời điểm mà nước ta cần khởi động mạnh để tiến tới một Việt Nam số. Điều này cũng đã giúp mở ra thật nhiều cơ hội cho các công ty công nghệ trên toàn cầu liên tục đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Điều này cũng là nền tảng để thúc đẩy cho các công ty công nghệ trong nước phát triển.

Nhất là khi dịch bệnh Covid - 19 bùng phát, chúng ta lại càng chứng kiến được tầm quan trọng của Internet và công nghệ thông tin bởi gần như, mọi hoạt động mua sắm đều được diễn ra theo hình thức online. Từ đó đã tạo điều kiện cho những sản phẩm công nghệ lập trình mới nhất không ngừng ra đời và là một cơ hội việc làm lớn cho các lập trình viên, đặc biệt là lập trình .NET.

Còn về mức lương, sẽ không có một mức lương cụ thể cho công việc lập trình viên .NET bởi nó sẽ còn tùy thuộc vào trình độ và vị trí khác nhau. Với những nhân viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, lương của họ sẽ dao động từ khoảng 4 - 8 triệu đồng. Trong đó, lương của lập trình viên .NET nói chung sẽ có khởi điểm cao hơn từ 5 - 10 triệu đồng. Sau khi có kinh nghiệm làm việc từ 1 - 3 năm, bạn có thể đạt được mức lương từ 12 - 20 triệu. Thậm chí, các nhà lập trình giỏi hiện nay còn có thể nhận từ 50 - 60 triệu đồng / tháng sau khoảng 5 năm làm nghề.

Không chỉ sở hữu mức lương khủng và cơ hội làm việc rộng mở, các lập trình viên còn có thể chinh phục được những cơ hội việc làm từ các thị trường nước ngoài khó tính như: Singapore, Nhật Bản, Mỹ,.... Tất nhiên, mức lương và đãi ngộ khi làm việc tại các quốc gia này sẽ đều nhỉnh hơn nhiều so với trong nước.
 

ngôn ngữ .net là gì?
 

Như vậy, nội dung mà Phương Nam Vina đã chia sẻ ở trên đã giúp các bạn có thể giải đáp được câu hỏi ngôn ngữ lập trình .net là gì? Đồng thời cần phải chuẩn bị những gì để có thể trở thành một .NET developer chuyên nghiệp để có thể định hướng phát triển sự nghiệp sao cho phù hợp. Với cơ hội làm việc đầy rộng mở và phát triển như thế, nếu bạn có hứng thú với nghề lập trình viên .NET thì đừng ngần ngại thử sức và theo đuổi đam mê của mình. Chúng tôi hi vọng các bạn sẽ gặt hái được những thành công với sự lựa chọn của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website PHP là gì? Giải mã ngôn ngữ PHP chi tiết từ A - Z

icon thiết kế website WordPress là gì? Có nên dùng WordPress để làm website?

icon thiết kế website Source Code là gì? Tổng hợp các kiến thức từ A - Z về Source Code

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo