Website là gì?

Website là một khái niệm đã không còn quá xa lạ đối với người dùng Internet. Trong thời đại công nghệ thông tin và Internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải sở hữu ít nhất một website nhằm phục vụ cho quá trình phát triển, hỗ trợ hoạt động quảng cáo và bán hàng. Nếu bạn vẫn chưa biết định nghĩa website là gì, hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.

Website là gì?

Website là gì?

Website còn được gọi là trang mạng hay trang web. Website là một tập hợp bao gồm hình ảnh, thông tin, video clip,…của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nằm trên một tên miền chính (domain) hoặc tên miền phụ (subdomain) trên Word Wide Web của Internet và được lưu trữ trên hệ thống máy chủ (web hosting, server). Chính vì vậy mà hiện nay, người ta còn gọi website là cổng thông tin điện tử. Đôi lúc thuật ngữ này còn có thể gây nhầm lẫn với web page.
 

Trang web là gì?
 

Để định nghĩa website theo một cách đơn giản và dễ hiểu thì chúng ta có thể coi website giống như một cửa hàng hay văn phòng trên mạng Internet của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể dưới đây khi so sánh văn phòng và website của Công ty Phương Nam Vina để giúp bạn có thể dễ dàng hình dung hơn:

Về địa chỉ:

- Địa chỉ văn phòng: 213 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

- Địa chỉ website: www.phuongnamvina.com.

Về diện tích:

- Diện tích văn phòng: Không gian làm việc của văn phòng công ty.

- Diện tích website: Không gian lưu trữ dữ liệu trên máy chủ server.

Về bộ phận:

- Bộ phận văn phòng: Kinh doanh, Kỹ thuật, Kế toán, Nhân sự, Marketing,…..

- Bộ phận website: Trang chủ, Giới thiệu, Sản phẩm, Dịch vụ, Tin tức, Liên hệ,….

Website hoạt động cần có những yếu tố nào?

Để một website có thể hoạt động được thì cần có đầy đủ 3 yếu tố: tên miền (domain name), dịch vụ lưu trữ máy chủ (hosting, server), mã nguồn và cơ sở dữ liệu (source code, database).

- Tên miền hay domain name là địa chỉ hay định danh của một trang web hoạt động trên mạng Internet, giúp người dùng có thể truy cập vào một website bất kỳ. Tên miền được thể hiện bằng các ký tự hoặc chữ số trong bảng chữ cái thay cho địa chỉ IP của máy chủ. Tên miền thường có 2 loại bao gồm: tên miền quốc tế (.com, .net, .org,…) và tên miền quốc gia, ví dụ như tên miền Việt Nam (.vn).

Tên miền website

- Hosting là dịch vụ lưu trữ của các nhà cung cấp để giúp đưa toàn bộ dữ liệu website lên máy chủ. Hiểu một cách đơn giản thì hosting chính là không gian lưu trữ và chứa tất cả các file dữ liệu của trang web như: hình ảnh, video, bài viết,.... Nếu không có hosting thì website của bạn chỉ hoạt động được trên máy chủ nội bộ (local host) và những dữ liệu trên đó cũng chỉ một mình bạn mới nhìn thấy.
 

Hosting website
 

- Mã nguồn nói chung hay còn được gọi là source code, là thành phần cơ bản của một chương trình máy tính mà tại đó có chứa các mã lệnh thực thi được chính những lập trình viên tạo ra. Hiểu một cách đơn giản thì mã nguồn chính là những ký tự được người dùng nhập vào trong máy tính dưới dạng văn bản.

Mã nguồn web là một hệ thống mà trong đó có một hoặc nhiều tập tin được viết nên bằng ngôn ngữ lập trình Web. Chức năng của source code web chính là giúp kết nối các thành phần giao diện của người dùng website với cơ sở dữ liệu để đi đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra một trang web hoàn chỉnh từ những đoạn code.

Database hay còn gọi là cơ sở dữ liệu, được xây dựng cùng với source web, là một bộ sưu tập dữ liệu và thường được truy cập từ hệ thống máy tính hoặc tồn tại dưới dạng tập tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Database còn có thể được lưu trữ trên thiết bị có chức năng ghi nhớ như: thẻ nhớ, ổ đĩa cứng,....
 

Source code web
 

Cách phân loại website

Cũng tương tự như những sản phẩm khác, website có thể được phân loại dựa vào các tiêu chí cụ thể.

1. Theo cấu trúc website

Cách phân loại này được xét dựa trên cấu trúc hoạt động, cách vận hành của website. Bao gồm:

- Website tĩnh: Được lập trình dựa trên nền tảng HTML CSS và Javascript. Loại website này rất ít được sử dụng vì không có sự tương tác với người dùng và quản trị viên của web cũng không thể thay đổi nội dung trên trang nếu không có kiến thức về HTML.

- Website động: Bên cạnh hai nền tảng HTML CSS và Javascript, website động còn dùng thêm một ngôn ngữ lập trình khác như ngôn ngữ PHP hoặc ASP.NET,….Hầu hết các trang web hiện nay đều thuộc loại website động. Người quản trị trang có thể dễ dàng thay đổi nội dung, thông tin biểu thị trên trang web một cách dễ dàng.

2. Theo mục đích sử dụng

Nếu phân theo mục đích sử dụng, website sẽ có rất nhiều loại khác nhau. Đây cũng là yếu tố để người dùng căn cứ, lựa chọn giao diện cho trang web của mình. Những loại trang web phổ biến có thể kể đến như:

- Website công ty: Là cổng thông tin điện tử của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Trang web này chứa tất cả thông tin về công ty như: giới thiệu, lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm cung cấp, hình ảnh hoạt động,….

- Website cá nhân: Trang web này cũng có tính năng sử dụng tương tự như website giới thiệu công ty nhưng chỉ tập trung nội dung, thông tin về một cá nhân nào đó.

- Website bán hàng: Là một dạng cửa hàng ảo trên mạng Internet, chứa các thông tin của nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng có thể mua hàng trực tiếp trên trang web. Đồng thời, người bán cũng có thể tương tác trực tiếp với người mua trên website của mình.

- Các loại website khác: Bên cạnh những website phổ biến nêu trên, còn có rất nhiều loại website khác có chức năng đặc biệt, phức tạp hơn. Ví dụ như: website thương mại điện tử, website rao vặt, web diễn đàn, trang mạng xã hội,….
 

Định nghĩa website là gì?
 

3. Theo lĩnh vực hoạt động

Cách phân loại website theo lĩnh vực hoạt động cụ thể thường phổ biến hơn đối với người dùng Internet. Đối với các công ty thiết kế web, đây cũng là căn cứ để họ tạo ra các mẫu giao diện trang web phù hợp với mong muốn và nhu cầu sử dụng của khách hàng. Chẳng hạn như: website du lịch, website ẩm thực, website thời trang, website tin tức, website giáo dục,...và rất nhiều lĩnh vực khác.
 

Trang web là gì?
 

Lợi ích của website là gì?

Xu hướng người dùng sử dụng mạng Internet để giao dịch trực tuyến thông qua website hiện đang rất phổ biến. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin, trao đổi, mua bán hàng hóa ở bất cứ đâu, vào bất kỳ lúc nào thông qua trang web. Sự tiện lợi, tính hiệu quả đã thể hiện được vai trò quan trọng không thể thiếu của trang web ở thời điểm hiện tại và trong tương lai khi mà mạng Internet đang ngày càng phát triển. Lợi ích của website mang lại cho người dùng thì rất nhiều nhưng chúng tôi chỉ xin liệt kê 4 lợi ích lớn nhất trong kinh doanh dưới đây: 

1. Cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ

Hiện nay, phần lớn khách hàng thường có thói quen tìm hiểu thông tin trước khi mua sản phẩm hay dịch vụ. Họ thường search từ khóa trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Cốc Cốc,...sau đó truy cập vào các trang web để tham khảo thông tin rồi mới mua hàng. Thông tin về doanh nghiệp hoặc thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, chất liệu, giá bán,....của hàng hóa. Điều này sẽ có tác động lớn đến quyết định mua hàng của họ. Nếu một doanh nghiệp có website cung cấp rõ ràng, đầy đủ các thông tin người dùng cần tìm kiếm thì khả năng khách hàng sẽ liên hệ để mua ngay sau đó là rất cao. Và ngược lại, nếu bạn không có website thì sẽ mất đi lợi thế này.

Trang web giúp cung cấp thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng dễ dàng và không giới hạn. Bạn có thể upload nội dung lên trang web bao nhiêu tùy thích. Bạn cũng không cần phải tốn quá nhiều công sức, thời gian để tư vấn như cách bán hàng truyền thống mà chỉ đơn giản là để khách hàng tự tìm hiểu thông tin trên website, rất tiện lợi mà tính hiệu quả cực cao. Bên cạnh đó, những thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, giá bán,...có thể thay đổi dễ dàng theo từng thời điểm chỉ với một vài thao tác trên trang quản trị website.

Trang web giúp cho việc truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng một cách rộng rãi, mọi lúc mọi nơi, không giới hạn về khoảng cách địa lý cũng như thời gian, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể tiếp cận với doanh nghiệp một cách dễ dàng. Ở bất cứ nơi đâu và vào bất kỳ thời điểm nào khách hàng cũng có thể truy cập vào website để tìm kiếm, tham khảo thông tin sản phẩm, dịch vụ họ cần và đặt mua hàng chỉ cần nơi đó có mạng Internet.

Nếu bạn muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới mà sử dụng phương pháp quảng cáo truyền thống thông thường sẽ phải thực hiện rất nhiều công đoạn và tốn nhiều kinh phí. Trang web giúp việc đưa thông tin sản phẩm, dịch vụ tiếp cận với khách hàng đơn giản và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể tương tác để biết được khách hàng nghĩ gì về sản phẩm của mình một cách dễ dàng và không tốn quá nhiều chi phí. Nếu có sự thay đổi thì website chính là nơi giúp cho thông tin của doanh nghiệp được mọi người biết đến một cách nhanh nhất. Chỉ cần một vài cú click chuột là khách hàng có thể xem được toàn bộ những thông tin cần thiết mà bạn đăng tải.

2. Thu hút khách hàng tiềm năng

Quảng bá rộng rãi thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến với đông đảo khách hàng qua mạng Internet là hình thức quảng cáo được xem là hiệu quả nhất hiện nay. So với hình thức quảng cáo truyền thống thì việc tận dụng website để kết hợp làm quảng cáo trực tuyến vừa tiết kiệm chi phí và công sức, vừa mang lại hiệu quả bán hàng cao. Sử dụng website kết hợp các phương pháp marketing online hiệu quả như: quảng cáo Google Ads, SEO, quảng cáo Facebook,...sẽ giúp thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua hàng tìm đến bạn. Thu hút khách hàng truy cập vào trang web giúp doanh nghiệp bạn vừa bán được hàng và có thêm những khách mới đầy tiềm năng, vừa hỗ trợ quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi. Gia tăng doanh số và lợi nhuận bán hàng, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.
 

Trang website là gì?
 

3. Bán hàng mọi lúc, mọi nơi

Một cửa hàng hay doanh nghiệp địa phương có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại bị hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi bạn xây dựng một trang web riêng thì phạm vi khách hàng sẽ không bị giới hạn. Doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội nhận được những đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước và sẽ tăng lên theo thời gian.

Nếu không có trang web, khách hàng chỉ có thể liên hệ mua sản phẩm, dịch vụ hay tương tác với doanh nghiệp bạn trong giờ hành chính. Điều này cũng có nghĩa là khả năng để khách hàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ sẽ bị giới hạn. Nhưng khi bạn có một website riêng thì mọi thứ sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Doanh nghiệp sẽ mở rộng được phạm vi tương tác, giúp tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.

Khách hàng ở bất cứ đâu cũng đều có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua website. Điều này tạo nên cơ hội tiếp cận mang tính toàn cầu chứ không còn trong phạm vi hẹp. Không có website, các hoạt động bán hàng chỉ diễn ra vào những giờ hành chính. Vô hình chung sẽ trở thành điều bất lợi cho doanh nghiệp về lâu dài. Có website giúp mọi hoạt động vẫn được duy trì liên tục 24/7, việc trao đổi mua bán được diễn ra mà không bị giới hạn bởi bất cứ điều gì. Khách hàng hoàn toàn có thể chủ động tham khảo thông tin, đặt mua hàng trực tuyến trên trang web bất kể ngày đêm. Website giúp bạn bán hàng mọi lúc mọi nơi, không tốn tiền thuê mặt bằng, không tốn tiền thuê nhân viên bán hàng.

4. Thể hiện sự uy tín, chuyên nghiệp

Trang web có giao diện thiết kế đẹp, trình bày khoa học, nội dung thu hút người xem, thông tin về sản phẩm, dịch vụ được cập nhật đầy đủ, rõ ràng sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp của đơn vị bán hàng. Đây là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, giúp khách hàng có thể lựa chọn cho mình một nhà cung cấp uy tín thông qua những suy nghĩ đánh giá của bản thân. Ngược lại, nếu là khách hàng, bạn sẽ có ấn tượng như thế nào đối với một công ty không có trang web hoạt động? Không hiển thị bất cứ thông tin gì khi tìm kiếm trên Google?

Trang website là gì?

Ngoài ra, website còn giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập ý kiến phản hồi từ người dùng phục vụ công tác chăm sóc khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, hỗ trợ tuyển dụng nhân viên và nhiều lợi ích khác nữa.

Hi vọng rằng sau khi tham khảo những chia sẻ ở trên của Công ty Phương Nam Vina chúng tôi, các bạn đã biết được website có nghĩa là gì và qua đó hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của website đối với cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng trang web và cần được tư vấn về dịch vụ thiết kế website, hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên Công ty Phương Nam Vina chúng tôi hoặc gọi số Hotline: 09128171170915101017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn và kính chào!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website  Chi phí thiết kế website khoảng bao nhiêu tiền?

icon thiết kế website  Chi phí duy trì website hàng năm là bao nhiêu?

Bài viết mới nhất

Local SEO là gì? 9 yếu tố cốt lõi của local SEO optimization

Local SEO là gì? 9 yếu tố cốt lõi của local SEO optimization

Local SEO là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng địa phương, vậy nên hãy học cách tận dụng để phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường.

Frontend là gì? Vai trò và các công nghệ lập trình web frontend

Frontend là gì? Vai trò và các công nghệ lập trình web frontend

Frontend không chỉ là yếu tố thể hiện thẩm mỹ và chuyên nghiệp của website mà còn là công cụ quan trọng giúp bạn chinh phục trái tim người dùng.

Apache Tomcat là gì? Hướng dẫn cài đặt, cấu hình và ứng dụng

Apache Tomcat là gì? Hướng dẫn cài đặt, cấu hình và ứng dụng

Với sự ổn định, hiệu suất cao và hỗ trợ từ cộng đồng, Apache Tomcat là công cụ cực kỳ mạnh mẽ, linh hoạt giúp cung cấp giải pháp cho Java web.

JSP là gì? Ứng dụng nổi bật của JSP trong phát triển web

JSP là gì? Ứng dụng nổi bật của JSP trong phát triển web

Với khả năng tích hợp mã Java trực tiếp vào HTML, JSP không chỉ đơn giản hóa quá trình phát triển mà còn tận dụng được sức mạnh của nền tảng Java.

Blacklist là gì​? Cách kiểm tra và gỡ blacklist website

Blacklist là gì​? Cách kiểm tra và gỡ blacklist website

Bạn có biết điều gì đáng sợ hơn cả việc website đột ngột biến mất khỏi kết quả tìm kiếm? Đó chính là bị "giam cầm" trong blacklist (danh sách đen).

Hướng dẫn tạo website bằng WordPress chi tiết, dễ thực hiện

Hướng dẫn tạo website bằng WordPress chi tiết, dễ thực hiện

Bạn muốn sở hữu website nhưng không có kiến thức lập trình? Với WordPress, bạn có thể tạo trang web ấn tượng mà không cần viết một dòng code nào.

zalo