Module là gì? Tầm quan trọng của module trong thiết kế website

Module là một thuật ngữ mà có lẽ chúng ta sẽ thường xuyên gặp nhiều ở đa dạng các lĩnh vực từ kiến trúc, điện tử, tin học cho đến website,.... Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà khái niệm về module cũng sẽ được hiểu và định nghĩa theo từng cách khác nhau. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm module là gì, chúng tôi mời bạn tham khảo nội dung dưới đây và qua đó hiểu được tầm quan trọng mà module mang lại, nhất là với mô - đun trong lĩnh vực thiết kế website đang được nhiều người quan tâm hiện nay.


Module là gì? Tầm quan trọng của module trong thiết kế website
 

Module là gì?

Mặc dù là cụm từ thường được nhắc đến trong rất nhiều lĩnh vực nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu được khái niệm module nghĩa là gì? Theo đó, module chính là những đơn vị nhỏ bé được tạo ra trong một tổng thể và có vai trò cấu thành nên mối liên kết thống nhất, hoàn thiện và bao trọn được nhiều chức năng. Về cơ bản, mỗi mô - đun sẽ được đảm nhận những vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, tuy nhiên chúng đều góp phần trong việc vận hành, đồng thời phát triển nên tổng thể.

Để dễ hiểu hơn về định nghĩa module là gì, chúng ta có thể tham khảo ngay ví dụ sau: Trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ đều bao gồm rất nhiều phòng ban khác nhau. Tất nhiên, mỗi một phòng ban này sẽ đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, chẳng hạn như: nhân sự, kế toán, kinh doanh, marketing, thiết kế, lập trình,.... Chức năng của module khi được ứng dụng vào từng lĩnh vực cũng sẽ được hiểu như vậy và đây cũng là ví dụ đơn giản nhất để bạn có thể hình dung rõ nét hơn về khái niệm module nghĩa là gì.

Module là gì?
 

Vai trò của module trong cuộc sống hiện nay

Như chúng ta cũng đã thấy, bất cứ một tổng thể nào trong xã hội cũng sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau được cấu thành ở bên trong. Với mỗi một bộ phận, chúng sẽ đều đảm nhận các chức năng riêng biệt của mình và không bị trùng lặp, chồng chéo với nhau.

Lấy ví dụ ở trên, mỗi một doanh nghiệp sẽ được cấu thành và vận hành bởi nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi một phòng ban này sẽ đảm nhận những vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng. Chẳng hạn, phòng nhân sự sẽ đảm nhận vai trò tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới; phòng tài chính giữ vai trò cung cấp vốn, điều hướng dòng tiền của doanh nghiệp hay với bộ phận marketing, họ sẽ lên kế hoạch để thực hiện các chiến dịch tiếp thị, pr sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng,.... Lúc này, mỗi một phòng ban sẽ đóng vai trò giống như một module đích thực, nếu các module này càng hoạt động hiệu quả, mang lại thành tựu ấn tượng thì chắc chắn, doanh nghiệp sẽ càng phát triển vững mạnh, bền vững.

Tương tự, đối với module thì vai trò mà chúng mang lại cũng không có gì quá xa vời so với các phòng ban của doanh nghiệp. Mặc dù xuất phát điểm chỉ là những đơn vị nhỏ bé, thế nhưng module lại đóng góp vai trò vô cùng quan trọng và to lớn. Chính nhờ sự cấu thành, liên kết của các module khác nhau mà chúng đã tạo nên được một tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất và hoạt động một cách hiệu quả dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ trong cả một bộ máy vận hành lớn nhưng công nghệ module lại giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu thiếu đi mất một module thì hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là “vô năng”.


Module
 

Ý nghĩa của thuật ngữ module trong các lĩnh vực

Nếu chỉ hiểu khái niệm module là gì theo một ý nghĩa chung chung nhất thì chắc chắn, bạn sẽ không thể nắm bắt trọn vẹn những giá trị mà thuật ngữ này mang lại. Bởi trên thực tế, module khi được áp dụng vào từng ngành nghề khác nhau sẽ có những ý nghĩa riêng biệt. Vậy nên mà việc tìm hiểu ý nghĩa của module trong đa lĩnh vực sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về thuật ngữ này.

1. Module trong lĩnh vực tin học

Nếu là một người học tập và làm việc trong lĩnh vực tin học thì chắc chắn, khái niệm module nghĩa là gì sẽ không thể nào làm khó được bạn. Hiểu một cách đơn giản thì module trong tin học chính là các Task - nhiệm vụ mà mọi người đã chia nhỏ ra trong quá trình thực hiện một dự án nào đó, hoặc phát triển một sản phẩm / ứng dụng / phần mềm bất kỳ.

Thông thường, khi muốn lập trình một phần mềm nào đó, người thực hiện sẽ phải chia nhỏ công việc này ra thành nhiều phần khác nhau, chẳng hạn: hoàn thiện thiết kế giao diện, xây dựng nút chức năng, hiệu ứng hình ảnh, tối ưu kho dữ liệu,.... Việc hoàn thành mỗi một công việc nhỏ này sẽ tạo ra từng chức năng hoàn chỉnh, sau đó kết nối lại để giúp phần mềm hoạt động được.

2. Module trong thiết kế website

Nếu đã hiểu được khái niệm module trong lĩnh vực tin học là gì thì bạn cũng sẽ biết được ý nghĩa của thuật ngữ này trong hoạt động thiết kế website. Bởi đơn giản, điểm chung của cả hai lĩnh vực này đó là đều liên quan đến việc lập trình để tạo ra một sản phẩm số hoàn thiện.

Tuy nhiên, đối tượng sản phẩm trong thiết kế web mặc định chỉ là website và các module được xây dựng tùy theo nhu cầu, lĩnh vực hoạt động của người sử dụng. Tức là chúng có thể được thêm bớt, thay đổi hay chỉnh sửa một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng nhìn chung, một website được đánh giá là hoàn thiện khi chúng bao gồm các module chức năng nhất định để trang web có thể vận hành hiệu quả, cụ thể:

- Module logo: chủ doanh nghiệp hoặc cửa hàng có thể thay thế các mẫu logo cho website ngay module này.

- Module tìm kiếm: thường được thiết kế theo dạng tìm kiếm nhanh hoặc tìm kiếm nâng cao. Khi muốn tìm một sản phẩm bất kỳ trên website, khách hàng chỉ cần nhập từ khóa tại ô tìm kiếm. Hoặc bạn cũng có thể chọn các bộ lọc để tìm thấy kết quả chính xác hoặc gần đúng với nhu cầu của mình.

- Module menu: sắp xếp các chuyên mục phù hợp để điều hướng khách hàng đến từng nhóm tin hoặc nhóm sản phẩm thích hợp. Tại module menu thì các mục (category) sẽ được phân chia thành nhiều mục nhỏ hơn nhằm bổ sung thông tin cụ thể cho các mục lớn.

- Module khách hàng / đối tác nổi bật: với module này, doanh nghiệp có thể cho đăng tải những vị khách / đối tác nổi bật để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Ngoài ra, họ cũng có thể đưa lên các đánh giá tích cực từ phía khách hàng để phần nào xây dựng niềm tin của người xem đối với doanh nghiệp.

- Module bài viết: tại mục này, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng tải các bài viết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Các tin tức này cũng sẽ được phân chia theo từng nhòm khác nhau và mỗi nhóm sẽ tập hợp các bài viết có cùng chủ đề, chẳng hạn: công nghệ, kinh doanh, mẹo làm đẹp, tin tức,.... Không chỉ có vai trò cung cấp thông tin cho người đọc, module này còn là công cụ đắc lực để SEOer thăng hạng bài viết trên các công cụ tìm kiếm.

- Module quảng cáo: đóng vai trò giới thiệu đến cho khách hàng những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá để thu hút người mua, từ đó nâng cao doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Module bản đồ: giúp chỉ dẫn người xem tìm đến cửa hàng một cách dễ dàng, đồng thời thể hiện được sự uy tín, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

Ngoài các module cơ bản cần phải có trong website, doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu tích hợp thêm nhiều công nghệ module khác để hỗ trợ hoạt động mua sắm, bán hàng thêm hiệu quả, bao gồm: giỏ hàng, thanh toán trực tiếp, slideshow, quản lý sản phẩm, tiện ích, thăm dò ý kiến, chatbox,....


Module trong thiết kế website
 

3. Module trong điện tử là gì?

Một lĩnh vực cũng khá thịnh hành trong đời sống hiện này và sử dụng thuật ngữ module với tần suất nhiều lần đó chính là điện tử. Trong lĩnh vực này, module chính là tập hợp các cuộn cảm, linh kiện điện tử, điốt, transistor,... chúng có các chức năng nhất định hoặc khác biệt trên một mạch bo đã được liên kết lại với nhau. Từ đây, các module này sẽ tạo nên một mạch bo hoàn chỉnh và hoạt động được, đồng thời còn có tính thống nhất, gắn bó chặt chẽ.

Ví dụ, với module thu phát wifi - một module điện tử rất quen thuộc trong mọi hộ gia đình hiện nay, chúng sẽ có chức năng phát tín hiệu wifi để người dùng bắt sóng, sau đó thực hiện các chức năng như xem phim, lướt web, giải trí,.... 

4. Module trong giáo dục là gì?

Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm module có lẽ không được sử dụng thường xuyên như các ngành nghề khác nhưng không có nghĩa là chúng hoàn toàn vô dụng. Theo đó, module giáo dục được xem là một đơn vị hoặc một chương trình giảng dạy có tính độc lập riêng biệt. Bên trong chúng chứa đựng các mục tiêu lẫn nội dung, phương pháp dạy học cùng các công cụ đánh giá hiệu quả học tập,.... Nhờ sự hiện diện của module này mà người học sẽ có được một phương pháp học tập hiệu quả, được kết nối chặt chẽ với nhau và tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh.

5. Module là gì trong thiết kế kiến trúc, xây dựng

Trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, xây dựng, mô - đun được hiểu là các đơn vị quy ước dùng để đo đạc kích thước ở các bộ phận có kiến trúc và kết cấu tương tự nhau. Mục đích của việc này giúp cho các bộ phận có được sự phối hợp với nhau một cách hiệu quả, đồng nhất.

Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng bạn chỉ cần hiểu rằng, module trong kiến trúc, xây dựng là quá trình lựa chọn và điều chỉnh các kích thước để thu về kết quả đúng như mong đợi. Đó là việc thống nhất hóa trong các công trình xây dựng, hạn chế các kích thước bị sai lệch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi công.


Module nghĩa là gì?
 

6. Module trong các lĩnh vực khác

Ngoài những lĩnh vực tiêu biểu ở trên thì có lẽ, bạn sẽ khá bất ngờ khi công nghệ module còn được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù được sử dụng nhưng những thuật ngữ này lại không được phổ biến bởi chúng mang tính vĩ mô vượt quá tầm hiểu biết của nhiều người.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực viễn thông, module chính là một thiết bị nhỏ giúp đáp ứng mọi nhu cầu cho người sử dụng từ mạng Internet wifi cho đến cáp quang. Những thiết bị này đều có khả năng chịu nhiệt cao và đều trang bị jack cắm,... từ đó hỗ trợ người dùng sử dụng mọi dịch vụ đến từ nhà mạng viễn thông.

Hoặc trong lĩnh vực điện năng thì Module PV - Module cảm biến nhiệt lượng sẽ giúp cho người xem có thể nhận biết được nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời, đồng thời điều tiết năng lượng đầu ra, đầu vào. Bên cạnh đó, module này còn có thể kiểm tra được chất lượng của các thiết bị khác trong hệ thống năng lượng mặt trời, nhờ vậy mà gia chủ có thể tiến hành bảo dưỡng khi cần.

Tầm quan trọng của việc chia nhỏ module trong thiết kế website

1. Quản lý công việc một cách dễ dàng hơn

Khi gặp một vấn đề có quá nhiều yếu tố phức tạp, người ta thường sẽ có xu hướng chia nhỏ nó thành nhiều phần nhỏ khác nhau để có thể dễ dàng giải quyết. Tương tự, việc thiết kế bất kỳ một chức năng nào cho website cũng không phải là chuyện dễ dàng mà đòi hỏi bạn cần phải có quy trình rất phức tạp. Vì thế, nếu không chia nhỏ thành nhiều module khác nhau thì bạn sẽ không biết mình nên bắt đầu xử lý công việc như thế nào và kết thúc ra sao. Đó là chưa kể đến việc, nếu không chia nhỏ module thì bạn sẽ bị bỏ sót một số chức năng quan trọng và điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng trang web sau khi hoàn thành.

2. Giúp quản lý các tính năng website một cách tối ưu

Sau khi đã hoàn thành xong công đoạn thiết kế website, theo thời gian sử dụng thì chắc chắn web sẽ không thể tránh khỏi những lúc cần chỉnh sửa, thêm bớt để phù hợp với định hướng và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Lúc này, bạn chắc chắn sẽ không thể cập nhật hay chỉnh sửa lại toàn bộ trang web mà chỉ cần vào đúng module mà mình muốn chỉnh sửa là xong. Website của bạn vẫn sẽ hoạt động một cách bình thường mà không cần phải tạm ngưng để hoàn thành công việc điều chỉnh.

3. Dễ dàng phân công và giao việc

Để có thể hoàn thành một mẫu website hoàn thiện, bạn không thể chỉ dựa vào bản thân mình mà cần phải đến sự góp sức của một tập thể, nhóm người. Vậy nên khi chia nhỏ module, các thành viên trong nhóm sẽ biết được chính xác thì mình sẽ cần làm gì, tránh trình trạng chồng chéo công việc và trách nhiệm lên nhau. Thêm vào đó, nhờ có module mà người quản lý cũng sẽ dễ dàng giám sát và đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn về tiến độ công việc, biết được ai làm tốt hay chưa đạt với yêu cầu đã được đề ra.


Công nghệ module
 

Lựa chọn tư vấn, thiết kế module website ở đâu uy tín, giá rẻ?

Trong lĩnh vực thiết kế website, với kinh nghiệm và kỹ năng của mình trong việc lập trình web thì các nhà thiết kế sẽ tiến hành kết hợp các module lại với nhau, từ đó tạo thành một website tổng thể với những tính năng phù hợp theo từng nhu cầu, mục đích mà doanh nghiệp mong muốn.

Nói cho cùng, việc tạo và xây dựng các module trong thiết kế website sao cho đạt được kết quả cao là một công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về lập trình web. Do đó, nếu bản thân không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại muốn sở hữu một trang web có đầy đủ module phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình thì có thể lựa chọn dịch vụ thiết kế website của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ thiết kế, lập trình đầy tài năng, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn một trang web chất lượng với đầy đủ những tính năng phù hợp, chuyên nghiệp. Đối với những chủ cửa hàng, doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về việc thiết kế website trong kinh doanh thì cũng sẽ được đội ngũ nhân viên chúng tôi tư vấn để biết được trang web của mình cần những công nghệ module nào, chức năng đó sẽ giúp ích gì trong quá trình hoạt động. Vậy nên, nếu các bạn đang có nhu cầu cần sở hữu một trang web chuyên nghiệp với các tính năng hoàn chỉnh thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
 

Module là gì trong thiết kế?

Trên đây là toàn bộ những thông tin về công nghệ module mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm module nghĩa là gì, đặc biệt là thuật ngữ module trong thiết kế website để có thể chọn được cho mình những thiết bị phù hợp nhất cho trang web của mình. Từ đó hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh trên thị trường trực tuyến được diễn ra thuận lợi, phát triển và thành công hơn nữa.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Bí kíp giúp tăng tốc độ load website hiệu quả

icon thiết kế website 7 bước giúp tối ưu website chuẩn SEO đơn giản, hiệu quả

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là một công cụ miễn phí được phát triển bởi Google để giúp doanh nghiệp có thể xác minh sự hiện diện của mình trên mạng Internet.

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng được ứng dụng phổ biến để phát triển phần mềm, ứng dụng web, game hoặc ứng dụng di động.

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là những ứng dụng phần mềm hoặc ứng dụng hoạt động trên trình duyệt web thông qua mạng Internet và hoàn toàn không phải là website.

zalo