Song song với sự lớn mạnh không ngừng của công nghệ, website cũng được xem như một công cụ truyền thông nổi bật để giúp doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu đến với mọi người. Nhưng cũng chính sự phát triển này đã kéo theo đó nhiều thách thức trong vấn đề bảo mật website làm ảnh hưởng đến uy tín và sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Một trong số đó là việc trình duyệt web thông báo "Không bảo mật" trên đường dẫn khi người dùng truy cập trang web. Vậy lý do vì sao website báo lỗi không bảo mật? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu nội dung dưới đây để được giải đáp một cách chi tiết.
Nguyên nhân trình duyệt web báo lỗi không bảo mật
Sau khi thiết kế website và hoàn thành tốt công đoạn sáng tạo nội dung trên web, bạn muốn chia sẻ liên kết đó lên các trang mạng xã hội để bạn bè của mình được biết. Nhưng khi họ click vào link thông qua các trình duyệt web như Chrome, Cốc Cốc, Firefox,... thì web lại thể hiện rằng trang web của bạn không an toàn và không thể truy cập được vào bên trong.
Hoặc cũng có một số trường hợp người dùng mạng tự động mở trang web của bạn lên, nhưng trình duyệt lại hiển thị nhãn “không an toàn” ngay phía trước tên miền. Tình trạng này thậm chí đôi khi còn xuất hiện trên cả những trang web đã hoạt động tốt trong một thời gian dài. Trên thực tế, có nhiều lỗi ảnh hưởng đến việc bảo mật website nhưng nguyên nhân khiến trình duyệt web báo lỗi không bảo mật là do giao thức HTTPS.
HTTPS được viết tắt bởi từ Hypertext Transfer Protocol Secure. Đây là một giao thức internet cho phép bảo mật luồng thông tin một cách an toàn giữa máy chủ (website) và máy khách (người đang truy cập vào web). Mặc dù hiện nay, phần lớn các trang web đều đã chuyển sang HTTPS nhưng cũng có một số trường hợp, website có HTTPS vẫn bị gắn nhãn là không an toàn. Điều này xuất phát từ hai lỗi chính dưới đây:
- Chứng chỉ bảo mật SSL bị thiếu, hết hạn hoặc không hợp lệ.
- Những cuộc gọi đến các tài nguyên không an toàn của bên thứ ba như: hình ảnh, CSS, Javascript (đây là các file có đường dẫn không phải là HTTPS).
Khi truy cập vào website thông qua trình duyệt web, bạn sẽ biết được trang web của mình không an toàn khi xuất hiện nhãn “Không bảo mật” ở bên trái tên miền trong thanh địa chỉ thay vì biểu tượng ổ khóa màu xanh. Thậm chí có một số website sẽ hiện lên cảnh báo không an toàn, điều này sẽ làm uy tín website của bạn bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
Website không bảo mật sẽ gây ra những tác hại gì?
1. Dữ liệu dễ bị hack
Một trang web bị lỗi bảo mật cũng giống như một ngôi nhà không có khóa cửa. Điều này sẽ tạo cơ hội để hacker có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong web đánh cắp mọi dữ liệu, thông tin quan trọng để phục vụ cho mục đích xấu. Sẽ thế nào nếu website mà mình phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để xây dựng lại bị kẻ xấu đột nhập và tàn phá trong phút chốc? Chắc chắn, công việc kinh doanh của bạn sẽ bị chững lại do phải tạo một website mới và công đoạn phát triển web lại phải quay lại từ vạch xuất phát ban đầu.
2. Khách hàng rời bỏ
Một khi hacker lợi dụng kẽ hở của việc bảo mật website để xâm nhập vào thì các dữ liệu kinh doanh, thông tin khách hàng cung cấp sẽ trở thành “miếng mồi” béo bở. Điều này thật sự gây nguy hiểm đối với những khách hàng truy cập vào website của bạn và tiến hành trao đổi thông tin hay tài khoản thẻ,.... Một khi những thông tin này bị lộ ra bên ngoài thì có thể dẫn đến các trường hợp như: giả mạo danh tính, tống tiền, bán ra chợ đen, đánh cắp sở hữu trí tuệ hay một vài mục đích xấu khác,....
Nếu website của bạn có xây dựng tính năng mua hàng trực tuyến thì những thông tin đặt hàng của khách hàng như họ tên, số điện thoại, email,... sẽ bị hacker đánh cắp. Chưa kể đến việc khi khách hàng truy cập vào website của bạn và thấy dòng cảnh báo của trình duyệt thì họ sẽ lập tức thoát ra ngoài, hoặc không bao giờ cung cấp bất kỳ một thông tin nào trên trang web. Điều này vô tình khiến bạn mất đi một lượng khách hàng tiềm năng bởi phần lớn khi họ thoát ra ngoài thì sẽ không bao giờ quay trở lại một lần nào nữa.
3. Giảm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google
Vào năm 2017, Google đã đưa ra công bố nếu website không được bảo mật bởi SSL sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng. Điều này cũng có nghĩa, nếu web gặp phải lỗi bảo mật thì sẽ có thứ hạng thấp hơn so với những trang được bảo mật website tuyệt đối. Lý giải cho điều này vì Google chính là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay cho người dùng. Vậy nên, nếu trang web nào thật sự mang đến giá trị cho người dùng thì đương nhiên, website đó sẽ được ưu tiên xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm, trong đó bao gồm cả vấn đề bảo mật giao thức.
Cách khắc phục website không bảo mật như thế nào?
Cách bảo mật website thật ra không khó như chúng ta thường nghĩ. Hãy cùng tham khảo quy trình thực hiện gồm 5 bước dưới đây để sửa lỗi trang web không bảo mật được hiệu quả nhất.
Bước 1: Cài đặt chứng chỉ lớp cổng bảo mật SSL
Để có thể đảm bảo an toàn cho trang web của mình, bạn cần phải cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL cho website. Khi tiến hành cài đặt chứng chỉ này, một số trao đổi sẽ diễn ra và nó cung cấp một phiên bản an toàn của trang web cho khách truy cập vào.
Bước 2: Đảm bảo liên kết bên trong, bên ngoài đều sử dụng HTTPS
Nếu bạn muốn liên kết website cả bên trong lẫn bên ngoài của mình được tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả, hãy chuyển đổi tất cả chúng sang HTTPS. Đây là bước quan trọng và bạn cần phải thực hiện vì giao thức HTTPS sẽ giúp ích cho trang web của bạn rất nhiều trong vấn đề bảo mật.
Bước 3: Xác minh website trong Google Search Console
Sau khi đã chắc chắn cài đặt chứng chỉ SSL và đảm bảo các liên kết trên trang web đều sử dụng HTTPS, bạn hãy xác minh cả phiên bản HTTP lẫn HTTPS của website trong Google Search Console. Khi làm như vậy, tên miền cũng sẽ được đặt thành phiên bản HTTPS. Bước này sẽ đảm bảo rằng khách hàng khi truy cập vào trang web của bạn sẽ được phục vụ trên phiên bản an toàn của website.
Bước 4: Đảm bảo rằng các link HTTP được chuyển hướng
Tại bước này, bạn cần chắc chắn các link HTTP của mình sẽ được tham chiếu đến phiên bản HTTPS. Để làm được điều này thì nhiệm vụ của bạn chính là cài đặt đoạn mã chuyển hướng 301 ngay trên trang web của mình.
Bước 5: Cập nhật sơ đồ trang XML
Bước cuối cùng để khắc phục website báo lỗi không bảo mật đó chính là cập nhật sơ đồ trang XML của mình. Qua đó tham chiếu các phiên bản HTTPS của các trang ngay trên website. Sơ đồ trang web hay sitemap của bạn sẽ hoạt động như một bản đồ chỉ đường cho khách truy cập vào website cũng như Google, mục đích chính là để họ dễ dàng điều hướng trang web của bạn.
Giải pháp hỗ trợ xử lý lỗi không bảo mật website miễn phí
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi website không bảo mật thường xuất hiện trên trình duyệt khi người dùng truy cập. Chủ yếu vẫn xuất phát từ việc tên miền web của bạn chưa được cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL và chuyển hướng qua giao thức HTTPS. Nếu bạn cần khắc phục lỗi không bảo mật ở trên, có thể liên hệ với công ty Phương Nam Vina chúng tôi để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Hiện tại, Phương Nam Vina đang áp dụng chương trình ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ thiết kế website hoặc mua hosting sẽ được tặng chứng chỉ bảo mật SSL và cài đặt giao thức HTTPS hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ số Hotline: 0912817117, 0915101017 hoặc liên hệ đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!
Nhìn chung, website bị lỗi bảo mật HTTPS sẽ để lại nhiều hậu quả xấu không chỉ với trang web mà còn là uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc cài đặt chứng chỉ SSL cho tên miền là cách khắc phục lỗi không bảo mật web giúp dữ liệu của bạn được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.