Thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề

Hoạt động giáo dục nghề nghiệp là một trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nên nếu muốn đi vào hoạt động, cơ sở phải đáp ứng đủ các yêu cầu và được cơ quan có thầm quyền cấp phép. Các quy định về điều kiện, thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề hiện hành được thực hiện theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
 

Thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề
 

Điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề

1. Điều kiện mở trung tâm dạy nghề

Cơ sở dạy nghề được phép thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề và quy hoạch chi tiết của bộ ngành, Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

- Đáp ứng tối thiểu 150 học sinh/năm.

- Địa điểm xây dựng cơ sở vật chất có diện tích tối thiểu 1.000 m2.

- Có kinh phí hoạt động tối thiểu 05 tỷ đồng.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo.

- Diện tích phòng bảo đảm bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;

- Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và được xây dựng, thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định; Bảo đảm tỷ lệ tối đa 25 học sinh/giáo viên; Có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.

2. Thủ tục mở trung tâm dạy nghề

Thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề đối với trung tâm công lập, tư thục, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài cần có:

- Bản đề nghị cho phép thành lập trung tâm dạy nghề theo mẫu;

- Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo, tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động giáo dục;

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật; Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan còn thời hạn ít nhất 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục cần bổ sung thêm: Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập.

Đối với các trung tâm dạy nghề có từ 02 thành viên góp vốn trở lên cần bổ sung thêm: Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm của các thành viên góp vốn; Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập; Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn; Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường.

Trình tự thủ tục cho phép thành lập trung tâm dạy nghề

Cá nhân, đơn vị thành lập trung tâm dạy nghề nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ đến cơ quan có thẩm quyền là:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường cao đẳng công lập, trường cao đẳng tư thục.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ tiến hành gửi hồ sơ đến Hội đồng thẩm định. Sau đó, Hội đồng tiến hành thẩm định trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và trả kết quả trong vòng 05 ngày kể từ khi tổ chức thẩm định. Sau khi nhận được kết quả, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cho phép thành lập bằng văn bản đến cá nhân, tổ chức xin cấp phép.

Lúc này, trung tâm dạy nghề sẽ có thể tiến hành chiêu sinh, khai giảng. Để giúp cho các cá nhân có nhu cầu nắm bắt kịp thời thông tin chiêu sinh, tuyển dụng của trung tâm, việc thiết kế một trang web riêng là điều vô cùng cần thiết. Website trung tâm dạy nghề không chỉ là cổng thông tin, cầu nối quan trọng với các học viên mà còn mang đến rất nhiều lợi ích khác cho quá trình hoạt động của cơ sở dạy nghề trong việc quảng bá hình ảnh, chiêu sinh,....

Hi vọng sau khi tham khảo điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề đội ngũ Phương Nam Vina chia sẻ ở trên, bạn sẽ nắm rõ hơn về những quy định của luật hiện hành đối với lĩnh vực này và không còn gặp phải khó khăn trong quá trình hoàn tất hồ sơ pháp lý. Nếu cần được tư vấn thêm về dịch vụ thiết kế website trung tâm dạy nghề và các giải pháp làm marketing online, bạn hãy liên hệ với công ty Phương Nam Vina chúng tôi qua số hotline: 0912 817 1170915 101 017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo