Backup là gì? Những cách backup dữ liệu website phổ biến

Trong kỷ nguyên số hóa ngày nay, dữ liệu được xem là tài sản quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp và cá nhân. Một sự cố nhỏ, lỗi kỹ thuật hay thậm chí là cuộc tấn công mạng có thể làm mất toàn bộ thông tin quan trọng chỉ trong nháy mắt. Đó là lý do tại sao việc backup dữ liệu trở thành một phần không thể thiếu trong việc quản lý website. Vậy backup là gì? Làm thế nào để backup dữ liệu website một cách an toàn, hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
 

Backup là gì? Những cách backup dữ liệu website phổ biến
 

Backup là gì?

Backup là quá trình sao chép và lưu trữ dữ liệu từ một hệ thống chính sang một nơi khác nhằm đảm bảo an toàn và khôi phục dữ liệu khi có sự cố xảy ra. 

Backup là một phần quan trọng trong chiến lược bảo mật và quản lý dữ liệu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Việc thiết lập một hệ thống backup hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo dữ liệu luôn an toàn và có thể khôi phục khi cần thiết, đặc biệt là đối với các website - nơi mà dữ liệu và nội dung thường xuyên được thay đổi và cập nhật.
 

Backup là gì?
 

Mục đích của việc backup dữ liệu

Mục đích của backup dữ liệu rất quan trọng và đa dạng, nhằm đảm bảo an toàn và tính liên tục của thông tin trong mọi trường hợp có sự cố xảy ra.

- Khôi phục dữ liệu khi bị mất: Dữ liệu có thể bị mất do lỗi phần cứng, phần mềm, các cuộc tấn công mạng hoặc lỗi do người dùng xóa nhầm, cấu hình sai. Lúc này, backup giúp chúng ta khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng.

- Bảo vệ dữ liệu quan trọng: Những thông tin quan trọng như tài liệu công việc, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp chứa thông tin khách hàng, giao dịch và chiến lược kinh doanh cần được sao lưu để bảo vệ khỏi những rủi ro mất mát.

- Đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh: Backup giúp duy trì hoạt động kinh doanh liên tục bằng cách khôi phục hệ thống và dữ liệu nhanh chóng sau sự cố, giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn và hạn chế tổn thất kinh doanh.

Các loại backup dữ liệu phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại backup dữ liệu khác nhau và việc lựa chọn phương pháp sao lưu phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Đặc biệt, sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp backup sẽ giúp đảm bảo dữ liệu website luôn được bảo vệ và có thể khôi phục nhanh chóng khi cần thiết.

1. Phân loại theo phương pháp backup

Phương pháp sao lưu quyết định cách thức và tần suất sao lưu dữ liệu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố. Các phương pháp sao lưu phổ biến hiện nay là full backup, incremental backup, differential backup, real-time backup và scheduled backup.

- Full backup: Sao chép toàn bộ dữ liệu từ hệ thống chính. Đây là phương pháp an toàn nhất nhưng tốn nhiều thời gian và dung lượng lưu trữ.

- Incremental backup: Sao chép những dữ liệu mới hoặc thay đổi kể từ lần backup gần nhất. Phương pháp này tiết kiệm thời gian và dung lượng nhưng việc khôi phục dữ liệu phức tạp hơn.

- Differential backup: Sao chép tất cả dữ liệu mới hoặc thay đổi kể từ lần full backup gần nhất. Phương pháp này là sự kết hợp giữa full backup và incremental backup.

- Real-time backup: Sao lưu dữ liệu liên tục khi có thay đổi, phương pháp này giúp bảo vệ dữ liệu tối ưu nhưng lại tối chi phí và tài nguyên.

- Scheduled backup: Sao lưu dữ liệu website theo lịch trình đặt sẵn, giúp dễ dàng quản lý nhưng có thể mất dữ liệu nếu thay đổi xảy ra ngoài lịch trình.

2. Phân loại theo phương thức sao lưu

Phương thức sao lưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn, tính linh hoạt và khả năng truy cập dữ liệu. Các loại backup dữ liệu phân theo phương thức sao lưu gồm:

- Local backup: Lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị vật lý tại chỗ như ổ cứng, NAS (Network Attached Storage) hoặc băng từ. Loại backup này không phụ thuộc vào kết nối Internet nhưng sẽ dễ bị mất mát dữ liệu nếu thiết bị lưu trữ gặp sự cố hoặc hỏng.

- Cloud backup: Lưu trữ dữ liệu trên các dịch vụ đám mây của bên thứ ba như Google Drive, Amazon S3, Microsoft Azure. Điều này giúp dữ liệu được lưu trữ an toàn và có thể truy cập từ bất kỳ đâu nhưng sẽ bị phụ thuộc vào Internet và chi phí cao.

- Hybrid backup: Kết hợp giữa on-premise và cloud backup để tăng cường tính linh hoạt và an toàn, tuy nhiên hybrid backup có chi phí và độ phực tạp cao.
 

Backup dữ liệu website
 

Điểm danh 5 cách backup dữ liệu website hiệu quả

Backup dữ liệu website là một phần quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì tính toàn vẹn của trang web. Dưới đây là 4 cách backup dữ liệu website hiệu quả nhất cho website:

1. Backup dữ liệu thủ công

Backup thủ công là việc sao chép và lưu trữ thủ công các tệp tin và cơ sở dữ liệu của website. Phương pháp này yêu cầu bạn phải có kiến thức kỹ thuật để thực hiện backup dữ liệu website.

Ưu điểm

- Hoàn toàn kiểm soát quá trình sao lưu.

- Không cần cài đặt thêm phần mềm hoặc plugin. 

Nhược điểm:

- Mất nhiều thời gian và công sức.

- Dễ xảy ra lỗi do con người.

- Yêu cầu kiến thức kỹ thuật.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sao lưu tệp tin hệ thống

- Sử dụng FTP hoặc SFTP để sao chép các tệp tin từ máy chủ web.

- Tải toàn bộ thư mục chứa website (thường là thư mục public_html hoặc www) về máy tính.

Bước 2: Sao lưu cơ sở dữ liệu

- Đăng nhập vào control panel hosting (cPanel hoặc Plesk,....)

- Tìm và mở phpMyAdmin

- Chọn cơ sở dữ liệu của website

- Nhấn Export, chọn phương thức Quick và định dạng SQL.

- Nhấn Go để tải xuống tệp sao lưu.
 

Backup dữ liệu
 

2. Sử dụng plugin backup

Đối với các hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress, sử dụng plugin backup là phương pháp phổ biến và dễ dàng nhất để sao lưu dữ liệu website. Các plugin này cung cấp các giải pháp sao lưu tự động và quản lý dễ dàng. Một số plugin backup thường dùng gồm:

- UpdraftPlus: Plugin phổ biến, cho phép sao lưu và khôi phục dễ dàng, hỗ trợ lưu trữ trên đám mây.

- BackupBuddy: Plugin trả phí cung cấp các tính năng sao lưu toàn diện, khôi phục và di chuyển trang web.

- Duplicator: Hỗ trợ sao lưu, khôi phục và di chuyển trang web, kể cả các bản sao lưu thủ công và tự động.

Ưu điểm

- Dễ dàng cài đặt và sử dụng.

- Tích hợp chặt chẽ với CMS.

- Hỗ trợ lưu trữ đám mây và tùy chọn lưu trữ linh hoạt.

Nhược điểm

- Một số plugin yêu cầu phí.

- Phụ thuộc vào plugin, có thể gây vấn đề về hiệu suất nếu không được cấu hình đúng cách.

Cách thực hiện:

- Truy cập trang quản trị WordPress của bạn.

- Di chuyển đến mục "Plugin" -> "Thêm mới".

- Tìm kiếm và cài đặt plugin backup mong muốn.

- Kích hoạt plugin sau khi cài đặt

- Sau khi kích hoạt, bạn cần cấu hình plugin backup phù hợp với nhu cầu của mình. 

Lời khuyên cho bạn là nên cấu hình backup tự động theo lịch trình định kỳ và chọn lưu trữ bản sao lưu tại nơi an toàn như Google Drive, Dropbox, Amazon S3.

3. Sử dụng dịch vụ backup tự động

Các dịch vụ backup tự động cung cấp giải pháp sao lưu đám mây và quản lý backup dễ dàng với tính năng tự động hóa và bảo mật cao. Một số dịch vụ backup tự động phổ biến hiện nay là:

- JetBackup: Dịch vụ sao lưu tự động với khả năng lưu trữ trên đám mây và khôi phục nhanh chóng.

- CodeGuard: Dịch vụ sao lưu website tự động, theo dõi thay đổi và cung cấp khả năng khôi phục linh hoạt.

Ưu điểm:

- Tự động hóa quá trình sao lưu.

- Lưu trữ đám mây an toàn.

- Dễ dàng quản lý và khôi phục dữ liệu.

Nhược điểm:

- Chi phí có thể cao.

- Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.

Cách thực hiện:

- Chọn nhà cung cấp dịch vụ sao lưu tự động, sau đó tạo tài khoản và đăng ký gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu.

- Liên kết website của bạn với dịch vụ sao lưu tự động.

- Cấu hình lịch trình backup, chọn nơi lưu trữ bản sao lưu và bật tính năng tự động.

 

Cách backup dữ liệu
 

4. Sử dụng Control Panel Hosting để backup dữ liệu

Đây là phương pháp sử dụng các công cụ backup được tích hợp sẵn trong control panel của hosting. Có thể nói, sử dụng Control Panel Hosting là cách backup dữ liệu website tiện lợi và dễ sử dụng cho người dùng không chuyên.

Ưu điểm:

- Tích hợp sẵn trong hosting, không cần cài đặt thêm.

- Dễ sử dụng với giao diện thân thiện.

Nhược điểm:

- Phụ thuộc vào tính năng của control panel và nhà cung cấp hosting.

- Khả năng tùy chỉnh hạn chế so với các phương pháp khác.

Cách thực hiện:

Bảng dưới đây sẽ cung cấp quy trình sao lưu dữ liệu website với cPanel và Plesk. Thực hiện các bước này giúp bảo vệ dữ liệu và đảm bảo bạn có thể khôi phục khi cần thiết.

 

Thực hiện

cPanel

Plesk

Bước 1: Đăng nhập

Truy cập trang đăng nhập cPanel và đăng nhập vào tài khoản của bạn.

Truy cập trang đăng nhập Plesk và đăng nhập vào tài khoản của bạn.

Bước 2: Đi đến phần Backup

Chọn Backup dưới mục Files.

Chọn Websites & Domains, sau đó chọn Backup Manager.

Bước 3: Sao lưu dữ liệu

- Toàn bộ tài khoản: Chọn Download a Full Account Backup, nhấn Generate Backup và tải xuống khi hoàn tất.

- Thư mục home: Trong Partial Backups, chọn Download a Home Directory Backup và tải xuống.

- Cơ sở dữ liệu MySQL: Trong Partial Backups, chọn cơ sở dữ liệu từ Download a MySQL Database Backup và tải xuống.

- Nhấn Back Up trong Backup Manager.

- Chọn các thành phần cần sao lưu (tệp tin, cơ sở dữ liệu, email).

- Nhấn OK để bắt đầu sao lưu.

Bước 4. Tải xuống bản sao lưu

Khi sao lưu hoàn tất, bạn sẽ thấy liên kết để tải xuống bản sao lưu từ trang Backup.

Sau khi sao lưu hoàn tất, bản sao lưu sẽ xuất hiện trong Backup Manager; nhấn vào biểu tượng tải xuống để lưu về máy tính.

 

5. Backup dữ liệu bằng công cụ dòng lệnh

Backup bằng công cụ dòng lệnh là cách backup dữ liệu thông qua các lệnh trong giao diện dòng lệnh của hệ điều hành. Đây là phương pháp sao lưu dữ liệu website phổ biến cho các quản trị viên hệ thống và các nhà phát triển, đặc biệt khi làm việc với máy chủ từ xa. 

Ưu điểm

- Linh hoạt, cho phép tùy chỉnh nhiều tùy chọn sao lưu theo nhu cầu.

- Có thể sử dụng script để tự động hóa quy trình backup.

- Tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

- Cần có kiến thức về sử dụng công cụ dòng lệnh.

- Phức tạp so với backup bằng plugin hoặc dịch vụ sao lưu tự động.

- Nếu cấu hình sai có thể dẫn đến lỗi backup.

Cách thực hiện:

- Bước 1: Sử dụng phần mềm SSH client như PuTTY để kết nối SSH vào hosting của bạn, sau đó, nhập thông tin đăng nhập SSH được cung cấp bởi nhà cung cấp hosting.

- Bước 2: Sử dụng lệnh rsync để backup file website. Ví dụ: rsync -avz /home/username/public_html/ /backup/website

- Bước 3: Sử dụng lệnh mysqldump để backup cơ sở dữ liệu. Ví dụ: mysqldump -u username -pdatabase_password database_name > /backup/database.sql
 

Sao lưu dữ liệu website
 

Một số lưu ý quan trọng khi backup dữ liệu website

Khi thực hiện backup dữ liệu website, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo vệ một cách hiệu quả và có thể khôi phục khi cần thiết.

- Xác định quy mô backup: Sao lưu tất cả tệp tin, cơ sở dữ liệu và cấu hình đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục toàn bộ website nếu cần.

- Lên lịch backup định kỳ: Sao lưu dữ liệu theo lịch định kỳ (hàng ngày, hàng tuần) tùy vào mức độ thay đổi của website.

- Lưu trữ bản sao lưu an toàn: Lưu trữ bản sao lưu ở vị trí khác với dữ liệu gốc (dịch vụ đám mây, ổ cứng ngoài). Bên cạnh đó, bạn có thể bảo vệ dữ liệu đã được backup bằng mật khẩu hoặc mã hóa.

- Kiểm tra tính toàn vẹn của bản sao lưu: Bạn nên định kỳ kiểm tra tính toàn vẹn của bản sao lưu để đảm bảo có thể khôi phục dữ liệu khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thử khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu để kiểm tra xem có hoạt động bình thường hay không.

- Phiên bản sao lưu: Lưu nhiều phiên bản backup để có thể khôi phục từ thời điểm khác nhau.

- Sao lưu từ xa: Sử dụng phương pháp sao lưu từ xa cho các website phân phối trên nhiều máy chủ.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc backup dữ liệu website hoặc thấy vấn đề này quá phức tạp và không biết bắt đầu từ đâu, đừng lo lắng – Phương Nam Vina sẵn sàng giúp đỡ bạn!

Với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ chuyên gia thành thạo kỹ năng, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn dịch vụ sao lưu dữ liệu website chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Phương Nam Vina sẽ hỗ trợ bạn từ việc lựa chọn phương pháp sao lưu phù hợp cho đến triển khai và duy trì quy trình backup dữ liệu website định kỳ. Vậy nên, hãy liên hệ với Phương Nam Vina qua hotline 0912817117, 0915101017 ngay hôm nay để bảo vệ dữ liệu website của bạn một cách an toàn và hiệu quả nhé!
 

Backup website
 

Như vậy, thông qua những thông tin mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ, có thể thấy rằng backup dữ liệu website không chỉ là bước quan trọng mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược bảo mật và quản lý dữ liệu doanh nghiệp. Việc hiểu rõ và thực hiện các phương pháp sao lưu một cách chính xác giúp bạn bảo vệ website khỏi những rủi ro không mong muốn và đảm bảo rằng dữ liệu quý giá của bạn luôn được an toàn, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển và ổn định của website.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Mã hóa là gì? Các phương pháp mã hóa dữ liệu phổ biến

icon thiết kế website Bảo mật website là gì? Những cách bảo mật website hiệu quả

icon thiết kế website Decode là gì? Những điều cần biết về giải mã trong kỷ nguyên số

Bài viết mới nhất

Thiết kế website bán sơn chất lượng, giá rẻ, chuẩn SEO

Thiết kế website bán sơn chất lượng, giá rẻ, chuẩn SEO

Dịch vụ thiết kế website bán sơn chuyên nghiệp, chuẩn SEO, giao diện đẹp, giá cạnh tranh, tặng hosting, tên miền, SSL và bảo hành, bảo trì trọn đời.

Dịch vụ sửa chữa website uy tín, trọn gói, giá rẻ

Dịch vụ sửa chữa website uy tín, trọn gói, giá rẻ

Sửa chữa website là chiến lược hiệu quả giúp bạn khôi phục, nâng cao hiệu suất của trang web và đưa nó trở lại vị trí dẫn đầu trong ngành.

Core Web Vitals là gì? Giải mã các chỉ số Core Web Vitals

Core Web Vitals là gì? Giải mã các chỉ số Core Web Vitals

Core Web Vitals là bộ chỉ số quan trọng để đánh giá trải nghiệm người dùng, có ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website trên Google.

Gateway là gì? Vai trò và cơ chế hoạt động của gateway

Gateway là gì? Vai trò và cơ chế hoạt động của gateway

Trong thế giới kết nối không ngừng, mọi thiết bị cần giao tiếp, chia sẻ dữ liệu với nhau và gateway là nhân tố đảm bảo sự kết nối liền mạch đó.

FID là gì? Vai trò, cách đo lường và tối ưu chỉ số FID

FID là gì? Vai trò, cách đo lường và tối ưu chỉ số FID

First input delay (FID) là chỉ số không thể thiếu trong việc xây dựng một trang web hiệu quả với tốc độ phản hồi nhanh và tối ưu trải nghiệm người dùng.

Bật mí 10 cách tối ưu website giúp bạn vượt qua đối thủ

Bật mí 10 cách tối ưu website giúp bạn vượt qua đối thủ

Tối ưu website không chỉ giúp bạn tăng thứ hạng trên Google mà còn nâng cao uy tín thương hiệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

zalo