FTP là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về giao thức FTP

Cùng với tiến trình phát triển của công nghệ, nhu cầu chia sẻ dữ liệu đang ngày một tăng cao và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giáo dục hay doanh nghiệp. Điều này đã làm cho việc phát triển máy chủ FTP để đồng bộ hóa dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy, thực tế thì không phải ai trong chúng ta cũng có kiến thức chuyên sâu về chủ đề này. Do đó, để có cái nhìn cụ thể hơn về FPT là gì thì trong bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé!


FTP là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về giao thức FTP
 

Giao thức FTP là gì?

FTP là một thuật ngữ được viết tắt của File Transfer Protocol (FTP), một giao thức máy tính có vai trò truyền tải dữ liệu và tập tin qua lại giữa các thiết bị nhờ vào kết nối TCP hoặc mạng Internet.

Thông qua giao thức FTP, người dùng giờ đây có thể dễ dàng truyền tải các tập tin như: văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và một số dữ liệu khác giữa chính máy tính cá nhân của họ với máy chủ (server) được đặt tại địa điểm khác.

Bên cạnh đó, File Transfer Protocol (FTP) cũng cung cấp thêm khả năng truyền tải dữ liệu web lên máy chủ web (web server), thậm chí kể cả khi máy chủ đặt ở một vị trí xa. Điều này làm cho quá trình cập nhật nội dung và quản lý trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

Giao thức FTP được sử dụng để làm gì?

Trên thực tế, giao thức FTP chủ yếu được ứng dụng rất nhiều trong phần lớn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng bao gồm mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác hay doanh nghiệp và nhân viên của mình. Trong đó, có 4 ứng dụng về giao thức FTP là được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.

- Khi sử dụng FTP, doanh nghiệp có thể cho phép nhân viên chia sẻ nguồn dữ liệu giữa những máy tính tại các chi nhánh văn phòng và một số địa điểm khác.

- Nhân viên của doanh nghiệp có thể chia sẻ dữ liệu một cách an toàn với đồng nghiệp và đối tác kinh doanh cả trong và ngoài nước.

- Các nhân viên IT có thể sử dụng FTP để truyền các dữ liệu gốc đến trung tâm khôi phục dữ liệu sau khi có thảm họa (DR - Disaster Recovery).

- Nhân viên quản trị website sẽ dùng giao thức FTP để đưa các file ứng dụng web, trang con và hình ảnh đến với máy chủ của website doanh nghiệp.


FTP
 

Nguyên lý hoạt động của File Transfer Protocol

FTP Protocol có hình thức hoạt động dựa trên mô hình cơ bản của việc truyền và nhận dữ liệu giữa máy client và máy server. Quá trình truyền nhận dữ liệu này được hình thành từ hai tiến trình của TCP logic là kết nối kiểm soát (control connection) và kết nối dữ liệu (data connection). Cụ thể:

- Control connection: Đây chính là phiên làm việc TCP logic đầu tiên được xuất hiện ngay khi quá trình truyền dữ liệu bắt đầu. Thế nhưng, tiến trình này chỉ có thể kiểm soát được các thông tin điều khiển đi qua nó, ví dụ như những tập lệnh. Ngoài ra, quá trình này cũng sẽ được duy trì trong suốt thời gian mà phiên làm việc được diễn ra.

- Data connection: Không giống với tiến trình control connection, data connection là một kết nối dữ liệu TCP được thiết lập với mục đích đó là truyền tải dữ liệu giữa máy client (máy khách) và máy server (máy chủ). Kết nối sẽ tự động ngắt đi sau khi hoàn tất quá trình truyền tải dữ liệu.

3 phương thức truyền tải dữ liệu trong FTP

Sau khi kết nối dữ liệu được thiết lập, thông tin sẽ chuyển từ máy khách (client) đến máy chủ (server) hoặc có thể ngược lại. Từ trên quá trình truyền dữ liệu này, FTP sử dụng ba phương thức truyền tải dữ liệu, bao gồm chế độ dòng (stream mode), chế độ khối (block mode), và chế độ nén (compressed mode). Cụ thể:

- Stream mode: Trong stream mode, toàn bộ dữ liệu sẽ được truyền theo dạng luồng liên tục từ máy gửi cho đến máy nhận mà không có bất kỳ sự chia nhỏ nào.

- Block mode: Đây là phương thức truyền dữ liệu được đánh giá là mang tính quy chuẩn hơn. Cụ thể, với phương thức này thì dữ liệu sẽ được phân thành các khối nhỏ và đóng thành nhiều FTP blocks. Trong mỗi blocks sẽ chứa đựng những thông tin cụ thể về khối dữ liệu được gửi.

- Compressed mode: Với compressed mode, tất cả dữ liệu sẽ được nén lại trước khi được truyền đi từ máy gửi đến máy nhận. Thuật toán này giúp giảm dung lượng cho dữ liệu và tăng tốc hơn trong quá trình được chuyển đi.


FTP là gì?
 

Đánh giá ưu nhược điểm của FTP Protocol

Hiện nay, giao thức FTP (File Transfer Protocol) là một lựa chọn phổ biến cho việc chuyển tệp tin qua mạng. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng FTP hiệu quả, bạn cần hiểu rõ hơn về những ưu điểm và hạn chế của giao thức này.

1. Ưu điểm của giao thức FTP

Là giao thức được sử dụng rộng rãi với mục đích truyền tải dữ liệu giữa máy tính trên mạng, FTP Protocol được đánh giá cao với những ưu điểm sau:

- Truyền nhiều tin cùng một lúc: FTP cung cấp khả năng truyền tải đồng thời nhiều tệp tin, giúp giảm thời gian và đẩy mạnh hiệu suất trong quá trình chuyển dữ liệu.

- Khả năng chuyển tệp tin khi mất kết nối: Nếu rơi vào trường hợp bị mất kết nối khi truyền tệp tin, giao thức FTP vẫn sẽ cho phép quá trình chuyển dữ liệu từ nơi đã bị gián đoạn được tiếp tục mà không cần phải thực hiện lại từ đầu.

- Tự động chuyển tập tin bằng các Script: FTP có khả năng tích hợp các tập lệnh và kịch bản (script) tự động để thực hiện quá trình truyền tệp tin, đồng thời tạo điều kiện cho việc tự động hóa quy trình, cũng như giảm thiểu sự can thiệp của người dùng.

- Quản lý khung chờ và lên lịch truyền: File Transfer Protocol (FTP) cho phép thêm các dữ liệu vào hàng đợi và lên lịch để truyền tệp tin. Nhờ đó mà việc quản lý và sắp xếp việc truyền tải sẽ diễn ra một cách hiệu quả.

- Khả năng đồng bộ hóa tệp tin: Giao thức FTP sẽ hỗ trợ quá trình đồng bộ hóa dữ liệu giữa máy tính cá nhân cùng với máy chủ (server), qua đó đảm bảo dữ liệu sẽ luôn được cập nhật và đồng nhất trên mọi thiết bị.

2. Nhược điểm của FTP Protocol

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì FTP Protocol cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

- Khả năng bảo mật kém: Một trong những hạn chế lớn nhất của FTP đó chính là không cung cấp các biện pháp bảo mật cao như gửi mật khẩu theo phương thức bảo mật SSL / TLS hay mã hóa dữ liệu, từ đó dẫn đến khả năng bị hacker tấn công và đánh cắp dữ liệu là rất lớn.

- Không phù hợp cho các doanh nghiệp yêu cầu có kết nối an toàn: Cũng chính vì khả năng bảo mật không được đánh giá cao nên giao thức FTP không phù hợp với các doanh nghiệp muốn quá trình truyền dữ liệu được bảo mật cao.

- Máy chủ dễ bị qua mặt: Đối với một môi trường truyền dữ liệu công cộng thì các server FTP sẽ có khả năng bị qua mặt. Điều này dẫn đến tình huống việc gửi thông qua các cổng ngẫu nhiên, gây ra sự mất an toàn không đảm bảo tin cậy.


Giao thức FTP
 

Sự khác biệt giữa chế độ kết nối FTP chủ động và bị động

Trên thực tế, việc kết nối máy chủ FTP chủ động và bị động đều là hai giải pháp được dùng để thiết lập kết nối giữa máy khách (client) và máy chủ (server) FTP. Tuy nhiên, về bản chất thì hai loại kết nối này lại có nhiều điểm vô cùng khác biệt. Điều này sẽ được phân tích cụ thể hơn thông qua bảng so sánh dưới đây:

 

Yếu tố so sánh

Kết nối chủ động
(Active mode)

Kết nối thụ động
(Passive mode)

Cách thức hoạt động

Khi máy khách (client) được kết nối với máy chủ (server) thì máy khách sẽ thông báo địa chỉ IP cùng cổng của mình thông qua yêu cầu PORT. Máy chủ sẽ dùng chính những thông tin này để kết nối với máy khách một cách trực tiếp và gửi dữ liệu.

Khi máy khách (client) được kết nối với máy chủ (server) thì lúc này, máy khách sẽ gửi yêu cầu PASV còn máy chủ sẽ trả thông tin về địa chỉ IP và cổng để máy khách có thể kết nối. Khi đó, máy khách sẽ kết nối trực tiếp vào máy chủ để nhận dữ liệu.

Cổng nguồn

Máy khách sẽ dùng một cổng nguồn cụ thể để có thể kết nối với máy chủ. 

Máy khách dùng một cổng ngẫu nhiên trong phạm vi khoảng cổng 1024 - 65535 để tiến hành kết nối với máy chủ.

Bảo mật

Việc kết nối chủ động đôi khi sẽ gây ra khó khăn về việc bảo mệt vì máy khách phải mở cổng nguồn trên tường lửa để giúp máy chủ kết nối.

Kết nối thụ động thường an toàn hơn vì không yêu cầu mở cổng nguồn trên tường lửa.

 

Các loại FTP thông dụng hiện nay

Sau một khoảng thời gian dài xuất hiện, giao thức FTP đã không ngừng được sửa đổi và cập nhật nhiều lần để có thể đáp ứng được các yêu cầu mới về khả năng bảo mật và tương thích với hệ thống hiện đại. Cụ thể, dưới đây chính là 3 loại FTP phổ biến:

- FTP Plain: Đây là loại FTP mà các dữ liệu cùng thông tin đăng nhập của user khi được truyền đi sẽ không có bất kỳ sự mã hóa nào. Thông thường, FTP Plain sẽ sử dụng cổng số 21 để kết nối với Internet và được đánh giá là cho khả năng tương thích mạnh mẽ nhất.

- FTPS (FTP Secure): FTP Secure thực chất còn được biết đến với một tên gọi khác là FTP Secure Sockets Layer (SSL). Loại giao thức này chủ yếu sử dụng mã hóa SSL và không giống với các FTP truyền thống. Nếu so sánh FTPS và các loại FTP được mã hóa khác thì chúng sẽ có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng nổi bật chính là tính bảo mật được kết hợp với FTPS. Nó sẽ được bổ sung thêm một số lệnh khác vào FTP truyền thống để có nhiều chức năng hơn. 

- FTPES: FTPES được viết tắt của từ File Transfer Protocol over explicit transport layer security (TLS)/SSL. Về cơ bản, loại giao thức này sẽ sử dụng cổng số 21 giống như một kết nối FTP thông thường nhưng nhờ các lệnh đặc biệt, nó lại biến thành một kết nối được mã hóa TLS/SSL. Hiện nay, nhiều người cũng thích sử dụng FTPES hơn so với FTPS vì khả năng tương thích với tường lửa của chúng.


FTP protocol
 

Cách xây dựng một máy chủ FTP tinh gọn

Trước đây, để có thể xây dựng một máy chủ FTP thì cần phải trải qua một quá trình khá phức tạp và tốn kém. Nhất là với những doanh nghiệp không sở hữu phòng server hay các hộ gia đình lo ngại vì chi phí tốn kém. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thì việc xây dựng máy chủ FTP sao cho thật tinh gọn để truyền và nhận dữ liệu sẽ trở nên đơn giản hơn nhờ được tích hợp sẵn trên các Router.

Theo đó, các doanh nghiệp và hộ gia đình hiện nay chỉ cần sắm một thiết bị Router được tích hợp tính năng FTP. Sau đó, bạn chỉ cần đầu tư thêm một bộ nhớ ngoài, chẳng hạn như USB hay ổ cứng có dung lượng thích hợp với nhu cầu mà bạn đang cần sử dụng. Tiếp đến, bạn cần kết nối bộ nhớ với Router và cài đặt một số thông số cần thiết theo như hướng dẫn từ phía nhà sản xuất. Như vậy là một máy chủ FTP đã được xây dựng thành công theo cách vô cùng đơn giản.


File Transfer Protocol
 

Với những thông tin về FTP là gì vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, chúng ta có thể khẳng định đây là giao thức cực kỳ quan trọng trong hệ thống máy tính hiện nay. Vậy nên, việc tìm hiểu và khai thác, tận dụng các tính năng của File Transfer Protocol (FTP) sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích cùng giá trị khác nhau trong quá trình sử dụng.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website VPS là gì? Tất tần tật kiến thức về Virtual Private Server

icon thiết kế website DNS là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của DNS server

icon thiết kế website CDN là gì? Những điều cần biết về Content Delivery Network

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo