Máy chủ (server) là gì? Các loại server phổ biến hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đang gắn liền với một hệ thống thông tin. Vậy nên, để có thể giúp cho việc vận hành và quá trình quản lý hệ thống công nghệ thông tin đó thì doanh nghiệp cần phải có sever. Vậy server là gì? Đâu là các loại server phổ biến hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để lựa chọn được một máy chủ phù hợp để hỗ trợ công việc quản lý, kinh doanh thêm hiệu quả.


Máy chủ (Server) là gì? Các loại server phổ biến hiện nay
 

Server là gì?

Server hay máy chủ chính là một hệ thống gồm có phần mềm và phần cứng máy tính tương ứng. Máy chủ (server) có thể chạy được trên một hay nhiều máy tính, đồng thời có năng lực xử lý cao và có IP tĩnh. Trên server sẽ được cài đặt một số phần mềm để có thể phục vụ cho các máy tính khác truy cập nhằm đáp ứng các yêu cầu cung cấp tài nguyên và dịch vụ.

Nếu như khái niệm máy chủ là gì ở trên vẫn chưa đủ để bạn hình dung về server thì những ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác nhất:

- Khi sử dụng máy tính hoặc phần mềm Facebook messenger,... thì có nghĩa là bạn đang ở máy khách. Còn máy chủ Facebook sẽ đóng vai trò là bên cung cấp thông tin và mang đến cho bạn các dịch vụ sử dụng.

- Khi bạn thực hiện một cuộc gọi đến số điện thoại khác thì lúc đó, máy chủ của các công ty viễn thông như: Vinaphone, Viettel, Mobifone,... sẽ thực hiện tìm kiếm và mở một kết nối để hai người có thể liên lạc được. 

- Khi bạn truy cập vào một địa chỉ website thì bản chất của nó cũng là lấy dữ liệu từ máy chủ server và trả về.


Server
 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống server

Máy chủ server thường hoạt động trong mô hình Client - Server, tức là giữa máy khách và máy chủ. Lúc này, máy chủ sẽ chấp nhận tất cả các yêu cầu Internet hợp lệ và tiến hành trả kết quả lại cho máy tính đã gửi yêu cầu. Khi máy tính đang thực hiện nhiệm vụ gửi yêu cầu đến máy chủ và chờ phản hồi thì chúng được gọi là máy khách.

Việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy chủ server là gì sẽ giúp bạn hiểu rằng, tất cả các khách hàng đều phải tuân thủ theo một giao thức do máy chủ cung cấp để lấy thông tin từ chính nó. Nếu yêu cầu đã được chấp nhận, máy chủ sẽ tiến hành thu thập dữ liệu và trả lại kết quả cho máy khách yêu cầu. Vì máy chủ luôn sẵn sàng nhận yêu cầu từ phía client nên chỉ cần khách hàng gửi tín hiệu yêu cầu và bên phía server chấp nhận thì sau đó, máy chủ sẽ trả kết quả cho client trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

Vai trò của máy chủ là gì?

Hệ thống máy chủ có khả năng chạy được liên tục trong một khoảng thời gian tương đối dài và chúng chỉ tắt khi xuất hiện một số sự cố cần phải được bảo trì. Do đó, nhìn chung thì server có vai trò tương đối quan trọng với ba chức năng chính, bao gồm: Lưu trữ dữ liệu, cung cấp dữ liệu và xử lý dữ liệu, cụ thể:

1. Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, hệ thống server sẽ giúp lưu trữ toàn bộ thông tin, quản lý và vận hành các phần mềm. Doanh nghiệp nhìn chung chỉ cần tối ưu được phần cứng của hệ thống máy chủ mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào những máy trạm cá nhân khác. 

2. Đối với người dùng đơn lẻ

Khác với doanh nghiệp, server đối với người dùng đơn lẻ thường có vai trò như một bộ phận lưu trữ. Bên cạnh đó, chúng cũng là hệ thống vận hành chính các dữ liệu. Ví dụ, những người làm website cần phải đi thuê một máy chủ hosting hoặc khi kinh doanh quán net, họ cũng phải sử dụng server để kết nối với những máy trạm khác.


Các loại server
 

Các loại server phổ biến nhất hiện nay

1. Các loại máy chủ phân theo phương pháp xây dựng hệ thống

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated server)

Dedicated server là một máy chủ độc lập với nền tảng là máy chủ vật lý. Theo đó, người ta sẽ tiến hành cài đặt máy chủ vật lý riêng ngay tại trung tâm dữ liệu (datacenter). Bao quanh đó chính là Internet, mạng lưới điện, nguồn cấp điện dự phòng, hệ thống báo cháy, USP cùng một số tài nguyên duy trì hoạt động của hệ thống máy chủ.

Hiểu một cách đơn giản, dedicated server cũng giống như dịch vụ cho thuê máy chủ với mục đích lưu lại thông tin trên Internet. Toàn bộ dữ liệu này sẽ được lưu trữ một cách bảo mật và gần như là không bị thất thoát, rò rỉ ra bên ngoài.

Máy chủ đám mây (Cloud server)

Cloud server chính là một dịch vụ lưu trữ và quản lý máy chủ trên nền tảng đám mây (cloud computing). Thay vì phải sử dụng máy chủ vật lý riêng, doanh nghiệp có thể dùng dịch vụ cloud server để lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu của mình thông qua mạng Internet.

Bên cạnh đó, máy chủ đám mây cũng cho phép người dùng có thể tùy chỉnh các tài nguyên như băng thông, bộ nhớ và CPU để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra, server này cũng có khả năng mở rộng để giúp cho người dùng dễ dàng tăng hoặc làm giảm số lượng tài nguyên cần thiết tùy theo nhu cầu kinh doanh của mình.

Máy chủ ảo (VPS)

VPS là tên gọi viết tắt của từ Virtual Private Server, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là máy chủ ảo. VPS được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau. Chúng đều có tính năng tương tự như một máy chủ riêng chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ chính máy chủ vật lý ban đầu. Mỗi gói máy chủ ảo là một hệ thống riêng biệt, bao gồm có CPU, RAM, địa chỉ IP, hệ điều hành riêng biệt và dung lượng ổ HDD. Vì vậy mà người dùng có toàn quyền để quản trị root và dễ dàng restart lại hệ thống bất cứ khi nào.


Server là gì?
 

Ngoài ra, để phân biệt ba loại máy chủ phân theo phương pháp xây dựng hệ thống thì người ta sẽ tiến hành so sánh theo như bảng dưới đây:
 

Tiêu chí so sánh

Dedicated server

VPS

Cloud server

Tính sẵn sàng

Toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu giữ trên máy chủ vật lý. Tuy nhiên, chi phí sao lưu dữ liệu thường rất tốn kém.

VPS sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ vật lý.

Thậm chí, nếu máy chủ vật lý bị hỏng thì điều đó có thể gây ảnh hưởng với dữ liệu.

Dữ liệu lưu trữ trên “đám mây” sẽ không được lưu trữ trên máy chủ vật lý.

Dữ liệu được sao lưu (backup) đều đặn và vẫn sẽ được đảm bảo nếu máy chủ vật lý bị lỗi.

Tài nguyên

Riêng biệt, độc lập và không chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai.

Mặc dù có tính năng như máy chủ vật lý nhưng VPS vẫn bị chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc.

Ngoài ra, VPS còn bị giới hạn tài nguyên bởi CPU, RAM,... từ chính máy chủ vật lý.

Được tích hợp công nghệ ảo hóa và sử dụng tài nguyên tính toán động.

Hiệu năng

Hiệu năng an toàn, ổn định.

Lúc cao điểm, server vật lý có thể bị treo và dẫn đến tình trạng VPS có thể bị dừng hoạt động tạm thời.

Do không bị phụ thuộc vào server vật lý nên sẽ không bị ảnh hưởng. Cơ sở dữ liệu sẽ được tập trung và phân bố đều trên các máy chủ.

Quản trị

Khách hàng được toàn quyền quản trị máy chủ.

Khách hàng được toàn quyền quản trị nhưng phải yêu cầu có kiến thức tốt về chuyên môn lẫn kỹ thuật tốt.

Người dùng hoặc đội ngũ cần phải có kiến thức và kỹ thuật quản trị máy chủ ảo.

Khả năng mở rộng

Quá trình nâng cấp khá phức tạp.

Thay linh kiện, thiết bị chuyên dụng và có thể bị downtime trong quá trình nâng cấp. 

Phụ thuộc vào tài nguyên máy chủ vật lý khi thuê để tiến hành nâng cấp.

Việc nâng cấp tài nguyên thêm sẽ bị hạn chế.

Chỉ cần nâng giới hạn trên các server hoặc tạo thêm máy chủ ảo mới trong nội bộ là có thể dễ dàng nâng cấp.

Chi phí

Chi phí cao hơn VPS

Chi phí trung bình, phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chi phí linh hoạt tùy theo mức độ sử dụng thực tế (CPU, RAM, HDD,…)

 

2. Các loại máy chủ phân theo chức năng

Máy chủ web (Web server)

Máy chủ web (Web server) chính là loại máy chủ có chức năng lưu trữ thông tin dữ liệu của website, từ đó tạo môi trường kết nối để khách hàng có thể dễ dàng truy cập vào trang web. Khách hàng và máy chủ sẽ kết nối với nhau thông qua giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol). Mọi nội dung của web ngay lập tức sẽ được hiển thị chủ yếu dưới dạng tài liệu HTML (Hypertext Markup Language).

Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database server)

Đây là loại máy chủ chuyên dụng được dùng cho mục đích quản trị cơ sở dữ liệu. Trên database server có cài đặt các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp như: MySQL, Oracle, SQL server,....

Máy chủ email (Mail server)

Mail server là hệ thống máy chủ được cấu hình riêng theo tên miền của doanh nghiệp và dùng để gửi cũng như nhận thư điện tử. Theo đó, email của bạn trước khi gửi đến người nhận thì phải thông qua mail server. Vì vậy, mail server sẽ có vai trò quan trọng trong việc quản lý và truyền thông nội bộ, giao dịch thương mại, đồng thời luôn đảm bảo tính an toàn cùng khả năng backup cao. Ngoài ra, với việc sử dụng hệ thống mail server thì bạn sẽ hạn chế và phòng tránh được một số vấn đề như mail bị đưa vào danh sách đen, mail bị nhiễm virus hay không check được webmail,....

Tuy nhiên, để có thể sử dụng mail server hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần phải tìm một nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp. Mục đích là với kinh nghiệm của mình, các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ email sẽ tối ưu hệ thống bên trong sao cho đầy đủ để hoạt động nhận và gửi email được diễn ra thuận lợi. Trong đó, Phương Nam Vina chính là cái tên tiêu biểu mà bạn có thể yên tâm lựa chọn khi sử dụng dịch vụ email server.

Mail server là một dịch vụ chất lượng cao của Phương Nam Vina với đa dạng các gói tùy chọn từ 6GB cho đến 260GB. Giá cả của chi phí cũng cực kỳ phải chăng với gói thấp nhất chỉ có giá từ 110.000 VNĐ / tháng. Vậy nên, nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn sử dụng dịch vụ email server nhưng lại không biết nên bắt đầu như thế nào thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!


Máy chủ là gì?
 

Máy chủ FTP (FTP server)

FTP là tên viết tắt của từ File Transfer Protocol, đây là một giao thức giúp truyền tải tập tin từ một máy tính này sang một máy tính khác thông qua mạng TCP hoặc qua mạng Internet. Với giao thức FTP, người dùng hoàn toàn có thể truyền tải mọi văn bản, hình ảnh cùng các tập tin media,... từ máy của mình lên trên máy chủ đang được đặt tại một nơi khác, hoặc là tải các tập tin có trên máy chủ về trong máy tính cá nhân của mình.

Máy chủ DHCP (DHCP server)

DHCP server là loại máy chủ có khả năng kết nối mạng và trả về các thông tin khi máy trạm DHCP (DHCP client) gửi yêu cầu. Bên cạnh việc trả thông tin hợp lý đến các thiết bị kết nối thì DHCP server còn có nhiệm vụ là cấu hình cổng mặc định (default gateway) cũng như phân chia các địa chỉ IP / TCP một cách khoa học (subnet mask).

Máy chủ DNS (DNS server)

DNS server hay còn được biết đến với tên gọi khác là Domain Name System, đây là một hệ thống đặt tên cho máy tính, dịch vụ tham gia vào Internet theo thứ tự. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gắn sao cho người dùng có thể sử dụng chính tên miền đó để tìm hiểu thông tin mà họ cần. Tất nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải lựa chọn một tên miền có ý nghĩa và liên kết với các thiết bị mạng khác để định vị, cũng như cung cấp thông tin cho người dùng trên toàn thế giới.

Một số tiêu chí lựa chọn máy chủ bạn cần biết

Việc lựa chọn và sử dụng dịch vụ máy chủ nghĩa là bạn đã đầu tư rất nghiêm túc vào công việc kinh doanh của mình. Do đó, hãy luôn đảm bảo ngân sách được sử dụng hiệu quả bằng cách chú ý đến một số tiêu chí quan trọng dưới đây:

- Hiệu quả: nếu yêu cầu về hiệu suất và tốc độ cao, bạn nên lựa chọn loại máy chủ dedicated server (máy chủ vật lý riêng) để tránh khỏi tình trạng tắc nghẽn mạng cùng với nhiều rủi ro khi so sánh với việc sử dụng máy chủ cùng chung tài nguyên (Shared Hosting).

- Chi phí: nếu bạn là cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ mới vừa được thành lập, tốt nhất thì bạn chỉ nên sử dụng các gói hosting có giá thành rẻ, chẳng hạn như cho thuê VPS hay Business Hosting bởi chúng không tốn kém, quá trình quản lý cũng rất đơn giản.

- Tính linh hoạt và khả năng nâng cấp mở rộng: nếu bạn đã xác định được mục đích của việc sử dụng máy chủ là gì và không quá chú trọng đến hiệu suất, nhưng lại quan tâm đến quy mô công việc và tính linh hoạt thì thuê VPS chính là sự lựa chọn hợp lý bởi lúc này, khả năng chuyển đổi và nâng cấp để đáp ứng lưu lượng truy cập sẽ cao hơn.

- Bảo mật: Hiện nay, một số công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ đã bổ sung thêm dịch vụ chống tấn công DDoS. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn đảm bảo cho trang web của mình được hoạt động trơn tru và không bị xâm hại bởi những kẻ xấu, những kẻ gửi thư rác thì bạn nên tìm hiểu thêm về công nghệ tấn công DDoS.

Những câu hỏi thường gặp về máy chủ (server)

1. Làm thế nào để máy tính kết nối với máy chủ?

Thông qua mạng cục bộ, máy chủ sẽ được kết nối với bộ định tuyến hoặc bộ chuyển mạch mà tất cả các máy tính khác trong mạng sử dụng. Sau khi đã kết nối với mạng, các máy tính khác có thể truy cập vào máy chủ cùng các tính năng của nó. Ví dụ, với server web thì người dùng có thể kết nối với máy chủ để tìm kiếm thông tin, xem website và giao tiếp với những người khác trên mạng.

2. Tại sao máy chủ phải luôn được bật?

Máy chủ phải luôn được bật vì chúng được sử dụng để cung cấp các dịch vụ được yêu cầu liên tục. Ngoài ra, khi máy chủ bị lỗi thì chúng có thể gây ra khá nhiều rắc rối cho người dùng mạng lẫn cả công ty sử dụng dịch vụ. Chính vì thế, để giảm bớt được các vấn đề này thì máy chủ cần phải thiết lập để có khả năng chịu lỗi.

3. Máy chủ thường được đặt ở đâu?

Trong môi trường kinh doanh hay tại các công ty thì máy chủ và các thiết bị mạng khác tường sẽ được lưu trữ trong nhà kính hoặc tủ rack (tủ mạng). Vì những khu vực này sẽ giúp cách ly máy tính và các thiết bị nhạy cảm khỏi những đối tượng không nên tiếp cận chúng. Đối với các loại máy chủ này, phần cứng sẽ được quản lý bởi trung tâm dữ liệu (data center) hoặc một công ty khác. Tất nhiên, bạn và cả công ty của bạn đều sẽ được cấu hình từ xa hoặc thông qua Remote server.

4. Máy tính đang sử dụng có thể trở thành một server không?

Bất kỳ một chiếc máy tính nào, kể cả máy tính để bàn hay laptop thì chúng đều có thể hoạt động như máy chủ server với phần mềm phù hợp. Tuy nhiên, khi dùng máy tính đang sử dụng làm server thì bạn cần chấp nhận những vấn đề có thể xảy ra dưới đây:

- Khi máy tính được sử dụng để làm máy chủ, tài nguyên của nó sẽ không đủ để làm những công việc khác.

- Kết nối máy tính với mạng và Internet có thể khiến cho thiết bị của bạn chịu hàng loạt các kiểu tấn công mới.

- Nếu dịch vụ mà bạn đang cung cấp trở nên phổ biến thì một máy tính với cấu hình bình thường sẽ không có đủ tài nguyên cần thiết để xử lý toàn bộ các yêu cầu.


Máy chủ server
 

Trên đây là những thông tin cần thiết về máy chủ mà Phương Nam Vina muốn gửi đến bạn. Như chúng ta cũng đã thấy, thị trường ngày nay đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt nên việc hiểu được server sẽ giúp bạn nắm rõ vai trò của máy chủ là gì. Từ đó có cách sử dụng, quản lý thật tốt để giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn thêm phần uy tín và phát triển hơn nữa.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Hướng dẫn cách tạo email trên Server Mail Linux

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

icon thiết kế website Email marketing là gì? Hướng dẫn cách làm email marketing hiệu quả

Bài viết mới nhất

Các mẫu landing page Tết giúp bùng nổ doanh số dịp cuối năm

Các mẫu landing page Tết giúp bùng nổ doanh số dịp cuối năm

Thiết kế mẫu landing page Tết nổi bật, đậm chất Xuân sẽ giúp bạn thu hút khách hàng, đẩy mạnh tương tác và bùng nổ doanh số dịp cuối năm.

Ransomware là gì? Tất tần tật về mối đe dọa mã độc tống tiền

Ransomware là gì? Tất tần tật về mối đe dọa mã độc tống tiền

Ransomware virus là gì mà có thể biến toàn bộ dữ liệu thành "con tin"? Tìm hiểu và phòng ngừa để không trở thành nạn nhân của mã độc đen tối này

UDP là gì? Khám phá sự khác biệt giữa giao thức UDP và TCP

UDP là gì? Khám phá sự khác biệt giữa giao thức UDP và TCP

UDP là một giao thức nghe có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu trên mạng Internet.

Cấu trúc landing page hiệu quả giúp bạn mê hoặc khách hàng

Cấu trúc landing page hiệu quả giúp bạn mê hoặc khách hàng

Xây dựng cấu trúc landing page bán hàng hoàn hảo giúp bạn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế chỉ trong vài cú click chuột.

External link là gì? Tuyệt chiêu sử dụng external link từ A - Z

External link là gì? Tuyệt chiêu sử dụng external link từ A - Z

Khi sử dụng đúng cách, external link có thể mang lại hiệu quả SEO đáng kể, tăng cường độ uy tín cho website của bạn và mở rộng mạng lưới liên kết.

 
Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit

Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit

Khi nói đến an ninh mạng, nhiều người nghĩ ngay đến virus hay ransomware. Nhưng có một mối đe dọa âm thầm, thậm chí còn đáng sợ hơn, đó là rootkit.

zalo