Một website muốn vận hành ổn định thì không thể thiếu sự góp mặt của web server. Với vai trò là cánh cửa kết nối giữa giữa người dùng với những nội dung trực tuyến, web server góp phần quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu, lưu trữ và xử lý dữ liệu một cách hiệu quả. Vậy web server là gì? Đâu là các loại web server phổ biến nhất hiện nay? Theo dõi nội dung dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Web server là gì?
Web server hay máy chủ web là nơi lưu trữ dữ liệu và cung cấp nội dung cho một trang web. Web server có khả năng kết nối mở rộng với nhiều mạng máy tính khác nhau. Trong đó, máy chủ chính là nơi lưu trữ dữ liệu tải lên của người dùng từ mạng lưới tệp tin HTML.
Hiểu một cách đơn giản thì web server được thiết kế để xử lý yêu cầu từ các trình duyệt website và cung cấp những nội dung trang web tương ứng. Khi người dùng truy cập vào một trang web, trình duyệt sẽ ngay lập tức gửi yêu cầu HTTP đến web server để yêu cầu thông tin cụ thể, chẳng hạn như: hình ảnh, tệp HTML, tệp CSS hoặc một số tệp khác.
Khi nhận được yêu cầu từ phía trình duyệt, web server sẽ ngay lập tức xử lý bằng cách tìm kiếm các tệp tương ứng và dữ liệu liên quan trên máy chủ. Sau đó, web server sẽ trả về cho trình duyệt các tệp và dữ liệu đã được yêu cầu. Phản hồi này sẽ nhanh chóng được đóng gói thành các gói dữ liệu dựa trên giao thức HTTP và gửi trở lại trình duyệt.
Các thành phần cơ bản của web server
Để có thể thực hiện được các chức năng như đã đề cập ở trên, một máy chủ web sẽ cần phải có hai thành phần chính là: phần cứng và phần mềm.
1. Phần cứng
Web server sẽ được kết nối với hệ thống Internet và truy cập bằng một tên miền giống như là mozilla.org. Đây cũng chính là nơi lưu trữ các file thành phần của một website như: CSS, Javascript, HTML, file ảnh và chuyển chúng tới thiết bị người dùng cuối cùng.
2. Phần mềm
Máy chủ web sẽ gồm có các phần để điều khiển người dùng truy cập tới các file lưu trữ trên một HTTP server. HTTP server chính là một phần mềm có thể hiểu được các URL và giao thức trình duyệt đang sử dụng. Bất cứ khi nào trình duyệt cần file dữ liệu trên máy chủ thì trình duyệt sẽ gửi yêu cầu file đó thông qua HTTP.
Chức năng của web server là gì?
Web server bao gồm có 4 chức năng chính dưới đây:
- Xử lý dữ liệu qua giao thức HTTP: lập trình web server sẽ giúp xử lý và cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua máy tính cá nhân trên Internet thông qua giao thức HTTP. Nội dung được chia sẻ từ máy chủ web thường là những nội dung được định dạng HTML, hình ảnh, thẻ style, đoạn mã script hỗ trợ văn bản,....
- Kết nối linh hoạt: máy tính nào cũng đều có thể là một máy chủ nếu như nó được cài đặt một chương trình phần mềm server và được kết nối mạng Internet.
- Chương trình chuyển đổi thông minh: lập trình web server cũng giống như các phần mềm khác khi cho phép người dùng cài đặt và hoạt động trên bất kỳ máy tính nào nếu như nó đáp ứng đủ yêu cầu về bộ nhớ.
- Lưu trữ dữ liệu trên hình thức thuê các máy chủ nhỏ, máy chủ ảo VPS hoặc hosting: sau khi thiết kế web xong, bạn cần thực hiện việc đăng tải website lên trên web server để giúp cho khách hàng ở nhiều nơi trên thế giới truy cập và hiểu được nội dung bên trong.
Cơ chế hoạt động của web server
Khi tiến hành truy cập vào một website trên môi trường Internet thì điều này đồng nghĩa với việc, bạn đang yêu trang đó từ một server. Lúc này, web server sẽ nhận được yêu cầu từ phía trình duyệt của bạn và nhanh chóng phản hồi lại trang thông qua cơ chế hoạt động dưới đây:
1. Trình duyệt phân giải tên miền thành địa chỉ IP
Đầu tiên, trình duyệt của người dùng hãy xác nhận IP mà tên miền cần trỏ đến. Trong trường hợp thông tin không được lưu trữ trong bộ nhớ cache thì hệ thống sẽ cần gửi yêu cầu từ ít nhất một máy chủ DNS. Sau đó, máy chủ DNS sẽ bắt đầu cho phép trình duyệt xác định địa chỉ IP ứng với tên miền cần được trỏ đến và đây cũng chính là vị trí đặt trang web. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng IP chỉ có thể được xác định khi website lần đầu tiên truy cập với máy chủ.
2. Trình duyệt yêu cầu URL đầy đủ
Sau khi đã hoàn thành xong bước phân giải tên miền thì lúc này, trình duyệt đương nhiên đã xác định được địa chỉ IP của trang web và có thể tiếp tục yêu cầu URL đầy đủ từ web server.
3. Web server gửi phản hồi trang được yêu cầu
Web server sẽ tiến hành thực hiện phản hồi bằng cách gửi lại trang đã được yêu cầu. Nếu như trang không tồn tại hoặc có lỗi khác xảy ra thì máy chủ web sẽ gửi lại thông báo lỗi.
4. Trình duyệt hiển thị trang web
Trình duyệt web của bạn sẽ nhận được các tập tin HTML, CSS cùng nhiều file khác và hiển thị trang theo yêu cầu. Khi nói đến các trình duyệt web và web server đang hoạt động theo cách này, chúng ta có thể hiểu theo các khái niệm là máy chủ (web server) và máy khách (trình duyệt web).
Bật mí các loại web server thông dụng nhất hiện nay
1. Apache HTTP server
Apache HTTP server hay còn gọi tắt là Apache - một phần mềm web server được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Apache được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở thông qua sự bảo trợ của tổ chức Apache Software Foundation.
Đến giữa năm 2018, Apache HTTP server đã đáp ứng được 54.2% các website đang hoạt động và 53.3% số máy chủ top đầu. Hiện tại, Apache HTTP server đang sở hữu giấy phép của Apache License và được phép vận hành trên: Windows, Unix, Linux, MacOS,....
2. Nginx
Nginx là một máy chủ reverse proxy mã nguồn mở cho các giao thức HTTP, HTTPS, POP3, SMTP, IMAP. Đồng thời, đây cũng là một máy chủ cân bằng tải, HTTP cache và web. Theo thống kê của Netcaft thì hiện nay trên toàn cầu, trong một triệu trang web lớn đang hoạt động thì có khoảng 6.52% là sử dụng Nginx.
3. Internet Information Services (IIS)
Internet Information Services là một sản phẩm của Microsoft được tích hợp cùng với hệ điều hành Windows. IIS bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như: Web Server, FTP Server. Tất cả các tính năng của web server đều được quản lý độc lập nên chúng ta có thể dễ dàng thêm, loại bỏ hoặc thay thế các tính năng của máy chủ web.
IIS sẽ đảm bảo an toàn cho máy chủ bằng cách giảm thiểu diện tích bề mặt tấn công. Với IIS, chúng ta có thể loại bỏ những tính năng máy chủ không cần thiết để server đạt diện tích bề mặt nhỏ nhất nhưng vẫn giữ được một số tính năng cần thiết.
4. Lighttpd
Lighttpd là một phần mềm với mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí, đồng thời có tính linh hoạt cao. Ưu điểm lớn nhất của Lighttpd đó chính là yêu cầu cấu hình vừa phải và rất tiết kiệm tài nguyên. Phần mềm này được viết theo ngôn ngữ lập trình C và tương thích với tất cả các hệ điều hành phổ biến như: Windows, Mac OS và Linux.
5. Apache Tomcat
Apache Tomcat chính là một Java Servlet được phát triển bởi Apache Software Foundation. Tomcat có vai trò là phục vụ những ứng dụng Java Servlet và JavaServer Pages (JSP), đồng thời mang đến một máy chủ HTTP cho ngôn ngữ Java đơn thuần.
Mặc dù sở hữu đầy đủ các tính năng của một ứng dụng web thương mại nhưng Apache Tomcat lại kèm theo giấy phép mã nguồn mở từ Apache. Ngoài ra, specialized realm implementation, tomcat manager application và tomcat valves chính là những chức năng bổ sung mà Apache Tomcat đã mang đến.
Cách thức lưu trữ file và giao tiếp thông qua HTTP trong web server
1. Cách lưu trữ file
Đầu tiên, máy chủ sẽ cần phải lưu trữ lại toàn bộ các file của trang web, bao gồm: file HTML cùng một số file liên quan như Javascript, CSS, fonts cùng videos,.... Xét về mặt kỹ thuật, các bạn có thể thực hiện việc lưu trữ những file này ở ngay trên máy tính của mình. Tuy nhiên, cách tốt nhất thì bạn vẫn nên lưu trữ dữ liệu đó vào các web server riêng và yêu cầu có những đặc điểm như dưới đây:
- Đảm bảo kết nối mạng Internet ổn định.
- Vận hành ổn định, liên tục.
- Có cùng một địa chỉ IP.
- Được hỗ trợ kỹ thuật từ một bên dịch vụ thứ 3.
2. Cách giao tiếp thông qua HTTP
Một máy chủ sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ HTTP (Hypertext Transfer Protocol). Cụ thể, HTTP là giao thức truyền phát siêu văn bản và là tập hợp bao gồm các quy tắc để kết nối giữa hai máy tính. HTTP được xem là một giao thức Textual và Stateless, trong đó:
- Textual: toàn bộ các lệnh là văn bản đơn thuần mà chúng ta có thể đọc.
- Stateless: cả web server lẫn trình duyệt web đều sẽ không ghi nhớ được những thao tác trước đó.
HTTP mang đến một cơ chế vô cùng rõ ràng để giúp cho người dùng và server có thể giao tiếp, trao đổi dễ dàng với nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện giao tiếp thông qua HTTP thì các bạn cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây:
- Chỉ có khách và server mới có quyền trao đổi request lại với nhau.
- Khi thực hiện yêu cầu một file bằng HTTP, khách hàng cần phải cung cấp URL của file đó.
- Web server sẽ cần phải trả lời mọi yêu cầu của HTTP, ít nhất với các thông báo lỗi.
Tại web server, máy chủ HTTP sẽ đảm nhận việc xử lý và trả lời những yêu cầu như sau:
- Khi có yêu cầu, máy chủ HTTP sẽ cần phải xác nhận xem liệu URL yêu cầu liệu có tương thích với tệp đang có hay không.
- Nếu có, máy chủ web sẽ gửi nội dung tệp tin đến trình duyệt.
- Còn đối với trường hợp là không, máy chủ ứng dụng sẽ thực hiện tạo tệp cần thiết. Hoặc nếu không xử lý được, máy chủ web sẽ đưa ra thông báo lỗi cho trình duyệt là “404 Not Found” NGINX.
Một số lưu ý khi sử dụng web server
Nếu như bạn muốn tự tạo web server của riêng mình bằng thiết bị máy tính cá nhân thì hãy cần lưu ý đến một số điều quan trọng dưới đây:
- Về chi phí: mặc dù việc tự setup web server có vẻ sẽ rẻ hơn so với việc thuê một nhà cung cấp bên ngoài nhưng điều đó không phải lúc nào cũng chính xác. Theo đó, bạn sẽ cần phải mua và bảo trì tất cả các thiết bị của riêng mình, vậy nên chi phí thực tế sẽ nhiều hơn so với mức bạn thuê ngoài hàng tháng. Chưa kể, bạn cũng cần phải thuê nhân viên chuyên trách để duy trì máy chủ sao cho hoạt động bình thường.
- Về tốc độ Internet: nếu bạn muốn web server được hoạt động ổn định thì sẽ cần phải kết nối Internet T1 dự phòng với mức giá không hề rẻ và không phải có sẵn ở mọi nơi. Vì vậy, nếu bạn đang có một văn phòng truyền thống thì việc thiết lập loại kết nối này có thể được xem là một thách thức không nhỏ, thậm chí là không thể thực hiện được.
- Về hiệu suất: ngoài việc đảm bảo cho máy tính được hoạt động liên tục không ngừng nghỉ thì bạn cũng cần lựa chọn cấu hình và dung lượng lưu trữ phù hợp để vừa tránh lãng phí tài nguyên, vừa đảm bảo web server luôn sẵn sàng hoạt động với hiệu suất cao nhằm đáp ứng lượng truy cập lớn trong cùng một thời điểm.
- Giải quyết sự cố: nếu xảy ra sự cố thì liệu bạn có chắc rằng mình có đủ kiến thức chuyên môn để khắc phục không? Nếu không đủ kinh nghiệm thì việc tự setup web server của riêng mình là một việc mạo hiểm.
- Về vấn đề bảo trì: máy chủ cần phải được bảo trì liên tục để được giữ trong tình trạng vật lý tốt. Do đó, bạn cần phải là người chủ động theo dõi các vấn đề kỹ thuật và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến web server mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết khái niệm máy chủ web là gì cùng với các loại web server thông dụng nhất hiện nay để sử dụng hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Cách kiểm tra hosting của website đơn giản nhất
Chi phí duy trì website hàng năm bao nhiêu tiền?
Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả