Bộ nhận diện thương hiệu và những yếu tố không thể bỏ qua

Trong một thị trường đầy rẫy đối thủ cạnh tranh như hiện nay, để đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch quảng bá, tiếp thị thông minh và sáng tạo. Trong đó, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chính là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể giới thiệu những bản sắc văn hóa, giá trị và mục tiêu mà mình hướng đến. Đồng thời, đây cũng là một tài sản cần phải được chăm sóc, đầu tư sâu rộng để có thể đồng hành lâu dài trên con đường xây dựng thương hiệu ngày càng thêm lớn mạnh.

Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Đâu là những yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế bộ nhận diện? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu trong nội dung dưới đây để biết rằng tại sao đây lại là một yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải sở hữu.


Bộ nhận diện thương hiệu và những yếu tố không thể bỏ qua
 

Thương hiệu là gì?

Ngày nay, khái niệm “thương hiệu” tuy được sử dụng rất phổ biến nhưng phần lớn vẫn chưa thật sự chính xác. Chẳng hạn, nhiều người thường dùng từ “thương hiệu” để chỉ về logo nhưng thực chất, đây lại chỉ là một phần nhỏ của thương hiệu, đồng thời đóng vai trò là biểu tượng giúp mọi người có thể phân biệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

Vậy nên, để giúp bạn có thể định nghĩa chính xác khái niệm “thương hiệu” thì Seth Godin - một tác giả người Mỹ và là cựu giám đốc điều hành kinh doanh công ty Dot-com đã chia sẻ những quan điểm của mình về vấn đề này: “Thương hiệu chính là nơi tập hợp những ký ức, kỳ vọng, câu chuyện và các mối quan hệ lại với nhau, từ đó trở thành căn cứ giải thích cho quyết định của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ này thay vì những sản phẩm hoặc dịch vụ khác”.

Nói tóm lại, thương hiệu được hình thành và không ngừng củng cố dựa trên niềm tin của người tiêu dùng. Đó là niềm tin rằng thương hiệu này sẽ là nơi tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, đồng thời thấu hiểu và nhanh chóng những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Nếu không có sự tồn tại của thương hiệu trong xã hội mà chúng ta đang sống thì mãi mãi, Apple cũng chỉ là một quả táo bình thường, còn Christian Dior vẫn chỉ là cái tên khai sinh trên giấy tờ của một nhà thiết kế lừng danh, sáng tạo.


Bộ nhận diện thương hiệu
 

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu tiếng Anh có tên gọi là the brand identity, đây chính là tập hợp những yếu tố hữu hình của thương hiệu, chúng bao gồm: tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, font chữ, phương châm hoạt động, sứ mệnh, tài liệu,.... Tất cả những yếu tố này cần được thiết kế một cách nhất quán để doanh nghiệp có thể định vị trên thị trường cũng như giúp khách hàng nhận diện tính cách của thương hiệu giữa hàng loạt đối thủ khác.

Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tạo được vị thế của mình trên thị trường và trong tâm trí khách hàng thì cần phải thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và độc đáo. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần hiểu rõ những yếu tố tạo nên bộ nhận diện và cách thiết kế theo từng bước sao cho thật phù hợp, chính xác.


Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
 

Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu

Có thể nói, bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời là mắt xích không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy vai trò cụ thể của bộ nhận diện thương hiệu là gì?

- Giúp phủ sóng hình ảnh thương hiệu: bộ nhận diện được thiết kế đồng nhất và xuất hiện trên mọi ấn phẩm của doanh nghiệp sẽ giúp thương hiệu của bạn phủ sóng rộng rãi hơn trong cộng đồng. Điều này giúp thúc đẩy việc bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu và đồng thời mang đến nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho doanh nghiệp.

- Làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu: khi có một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ, ấn tượng, doanh nghiệp của bạn sẽ thành công trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có bộ nhận diện và chưa đủ hấp dẫn thì chắc chắn, thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng bị chìm vào quên lãng.

- Xây dựng lòng tin nơi khách hàng: sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu thống nhất sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng hình ảnh uy tín, chuyên nghiệp và chất lượng. Đây cũng chính là cơ sở để tạo dựng tâm lý tin tưởng và kích thích khách hàng muốn sở hữu sản phẩm, dịch vụ của mình.

- Gia tăng lợi thế cạnh tranh: giữa hàng trăm nghìn sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn những mặt hàng mà họ dễ nhớ, dễ nhận diện và quan trọng là có uy tín. Vậy nên, việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chính là yếu tố hàng đầu giúp bạn thúc đẩy động cơ mua hàng của người tiêu dùng bằng cách thể hiện chúng trên mọi phương tiện truyền thông mà khách hàng thường hay tiếp xúc như biển hiệu, quảng cáo, bao bì, ấn phẩm văn phòng,....

- Giúp nhân viên cảm thấy tự hào: một hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ giúp cho nhân viên của bạn trở nên tự tin hơn bao giờ hết trong quá trình giao tiếp cũng như gặp gỡ đối tác, khách hàng của mình. Họ sẽ tự tin hơn khi bắt đầu giới thiệu về bản thân, doanh nghiệp và những thành tựu đã đạt được. Điều này chắc chắn giúp cho kết quả làm việc trở nên tốt hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.


Nhận diện thương hiệu
 

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trên thị trường, các thiết kế nhận diện thương hiệu sẽ tập trung vào những yếu tố khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, một thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ sẽ phải bao gồm các yếu tố dưới đây:

1. Tên thương hiệu

Tên thương hiệu là một trong những yếu tố cơ bản đầu tiên khi xây dựng doanh nghiệp nhưng lại được lưu giữ và nằm trong trí nhớ của hầu hết người tiêu dùng. Một trong số các doanh nghiệp đã rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình trong cộng đồng hiện nay đó chính là Apple. “Ông lớn” công nghệ Hoa Kỳ này đã sử dụng Apple (quả táo) làm tên thương hiệu và cũng sử dụng biểu tượng trái táo khuyết để làm logo nhận diện. Chính mối liên quan mật thiết này đã giúp cho mọi người khi nhắc đến tên thương hiệu Apple, hình ảnh logo trái táo cũng sẽ ngay lập tức được hiện hữu trong tâm trí của họ.

Để có thể chọn được một cái tên thương hiệu cho bộ nhận diện của mình không phải là điều dễ dàng và tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc xây dựng tên tuổi như cách mà Apple đã làm. Do đó, khi tìm kiếm tên gọi cho doanh nghiệp thì bắt buộc bạn cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản để chúng mang đến những giá trị hữu hình trong quá trình nhận diện thương hiệu, cụ thể:

- Đơn giản: tên thương hiệu phải dễ phát âm, đồng thời nhanh chóng truyền tải được những đặc điểm, giá trị và mục đích hoạt động của doanh nghiệp.

- Có ý nghĩa: tên thương hiệu chính là thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm. Do đó, bạn cần tận dụng điều này để truyền đạt những giá trị to lớn đến cho khách hàng, đồng thời kết nối những cảm xúc tích cực với họ.

- Nổi bật: nổi bật ở đây đó chính là sự khác biệt và dễ nhớ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ trở nên khác biệt nhờ cái tên ấn tượng, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thương trường.


Bộ nhận diện
 

Logo không đơn thuần chỉ là một hình ảnh đại diện thông thường mà biểu tượng này còn cùng với tên doanh nghiệp sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành nên bộ nhận diện thương hiệu. Nói một cách dễ hiểu, logo chính là toàn bộ cá tính của thương hiệu và được cô đọng thành một hình ảnh nhỏ gọn, độc đáo. Việc thiết kế logo nhận diện thương hiệu chính là tiền đề giúp cho những người chưa từng tiếp xúc hay trải nghiệm thương hiệu có thể tin rằng, đây chính là doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn để sử dụng những sản phẩm, dịch vụ.

Hiện nay, nếu như các doanh nghiệp muốn đặt tên cho thương hiệu của mình sao cho thật ấn tượng và dễ nhớ thì với logo, họ cũng mong muốn biểu tượng này phải thật độc đáo và hằn sâu trong tâm trí khách hàng. Ví dụ khi nhắc đến trái táo cắn dở, mọi người sẽ nhớ ngay tới thương hiệu Apple. Hoặc khi thấy biểu tượng cửa sổ, ai cũng biết đó chính là Window,.... Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên mà những thương hiệu lớn có thể làm được điều này, họ đã tạo ra đột phá nhờ cách nghiên cứu kỹ càng, có sự sáng tạo và nhạy bén với các xu hướng trên thế giới hiện nay.

Trong trường hợp của những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực có hạn, để có thể thật sự làm nổi bật các giá trị, mục đích của bộ nhận diện thương hiệu trong một biểu tượng thì không phải là điều dễ dàng. Bởi quá trình thiết kế logo sẽ cần trải qua rất nhiều bước khác nhau và đòi hỏi người thực hiện có kỹ năng, tư duy sáng tạo và tính thẩm mỹ, đồng thời có sự am hiểu chuyên sâu về doanh nghiệp của mình. Vì vậy, cách tốt nhất để có thể sở hữu một logo độc quyền đó chính là tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp. Trong đó, Phương Nam Vina chính là cái tên hàng đầu trong lĩnh vực này mà bạn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ thiết kế logo cho thương hiệu của mình.


Logo nhận diện thương hiệu
 

Là một công ty có kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, Phương Nam Vina luôn tự hào vì đã góp phần tạo ra bộ mặt, sức mạnh và cả sinh khí cho hàng nghìn thương hiệu lớn nhỏ tại Việt Nam, giúp cho họ có thể từng bước xây dựng thương hiệu. Với vai trò là một chuyên gia thiết kế logo nhận diện thương hiệu cùng nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, Phương Nam Vina chắc chắn là một đơn vị uy tín để bạn có thể lựa chọn bởi những ký do sau:

- Các chuyên viên tư vấn với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực design logo sẽ giúp doanh nghiệp có thể xây dựng nhận diện khác biệt dù đang ở bất kỳ giai đoạn nào.

- Đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, sáng tạo và có kinh nghiệm trải qua hàng loạt dự án khác nhau, dễ dàng mang lại cho quý khách một biểu tượng ấn tượng và khác biệt.

- Các mẫu logo đa dạng, sáng tạo để giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa chọn.

- Hỗ trợ chỉnh sửa logo nếu quý khách chưa thật sự ưng ý.

- Cam kết về khả năng bảo hộ của sản phẩm để hợp tác trong tâm thế tin tưởng và hài lòng nhất.

- Đảm bảo tiến độ thiết kế thực hiện theo như thỏa thuận.

- Chi phí thiết kế rẻ, phù hợp với mọi doanh nghiệp.

Từ những ưu điểm nổi bật của dịch vụ thiết kế logo mà Phương Nam Vina mang lại, nếu bạn đang có nhu cầu làm logo thì vui lòng hãy liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina theo Hotline: 09128171170915101017 để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dịch vụ. Xin cảm ơn!

3. Slogan và tagline

Slogan và tagline đều là những câu nói vắn tắt thể hiện vai trò, uy tín và cả sức mạnh của thương hiệu hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Tuy nhiên, nếu tagline thường gắn bó lâu dài với quá trình phát triển của một thương hiệu thì slogan lại có tuổi thọ ngắn hơn rất nhiều.

Slogan là câu khẩu hiệu và giúp khách hàng có thể hình dung ra được đặc trưng của thương hiệu. Ví dụ, slogan nổi tiếng của Nike là “Just do it” kết hợp cùng biểu tượng Swoosh ngụ ý muốn nhấn mạnh rằng bạn có thể làm được mọi thứ nên đừng chần chờ khi đưa ra quyết định.

Nếu như slogan thường tập trung vào câu nói ngắn gọn, súc tích thì tagline cần có đầy đủ câu từ để thể hiện được các triết lý kinh doanh, cũng như phác họa phương châm hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, Disneyland đã sử dụng tagline “The happiness place on the Earth - Nơi hạnh phúc nhất Trái đất” cho chiến dịch quảng bá của mình. Chỉ với một dòng tagline ngắn, Disneyland đã thành công trong việc đánh trúng tâm lý của hàng triệu phụ huynh trên toàn cầu khi muốn mang lại cho con những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Lúc này, chắc chắn mọi bậc cha mẹ đều muốn đưa con đến trải nghiệm tại chính thiên đường hạnh phúc và khám phá những điều bí mật đang ẩn chứa tại đây.


Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
 

4. Màu sắc

Màu sắc chính là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ bộ nhận diện thương hiệu nào hiện nay. Thậm chí, một số công ty còn quyết định đăng ký nhãn hiệu màu sắc đặc trưng cho riêng mình, chẳng hạn: xanh Tiffany, nâu UPS và cam Fiskars,.... Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu lại quan trọng như vậy? Lý do thật ra cũng rất đơn giản, màu sắc giúp thể hiện rõ nét những đặc trưng để người xem khi nhìn vào có thể hiểu được tính cách thương hiệu thông qua ý nghĩa của gam màu, cụ thể:

- Màu đỏ: thể hiện sự đam mê, phấn khích. Đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bộ nhận diện thương hiệu của bạn muốn hướng đến sự trẻ trung, nổi bật và thú vị.

- Màu cam: là màu năng lượng cao và thể hiện thái độ thân thiện, vui tươi. Mặc dù được sử dụng ít phổ biến hơn màu đỏ nhưng đây cũng là gam màu giúp cho thương hiệu của bạn trở nên nổi bật.

- Màu vàng: màu của nắng và tượng trưng cho sự hạnh phúc. Nếu thiết kế nhận diện thương hiệu của bạn muốn người xem khi nhìn vào sẽ cảm thấy vui vẻ, dễ tiếp cận thì đây sẽ là một sự lựa chọn không tồi.

- Màu xanh lá cây: là gam màu linh hoạt và bạn có thể ứng dụng cho bất kỳ thương hiệu nào. Tuy nhiên, khi người dùng nhìn thấy màu xanh lá cây thì họ sẽ tự động nghĩ đến hai điều đó là tiền và thiên nhiên. Vậy nên, nếu thương hiệu của bạn gắn liền với một trong những điều này thì hãy ưu tiên lựa chọn xanh lá cây là gam màu chủ đạo.

- Màu xanh lam: đây là gam màu giúp cho thương hiệu của bạn trông đáng tin cậy và ổn định. Vậy nên, nếu bạn đang muốn thu hút nhiều đối tượng khách hàng và làm cho họ cảm thấy tin tưởng thì hãy sử dụng màu xanh lam.

- Màu tím: gam màu của sự hoàng gia, quý phái. Vì vậy, nếu bạn muốn tạo cảm giác sang trọng, xa hoa cho thương hiệu của mình thì đây chính là sự lựa chọn đúng đắn.

- Màu hồng: thường gắn liền với sự nữ tính. Do đó, nếu thương hiệu của bạn hướng đến mục tiêu là phụ nữ thì màu hồng sẽ là ứng cử viên sáng giá.

- Màu nâu: mặc dù ít được ứng dụng bởi các thương hiệu nhưng gam màu này hoàn toàn có thể mang lại lợi thế cho bạn. Ngoài ra, màu nâu cũng có thể giúp cho mọi người nhận biết thương hiệu mang đến cảm giác nam tính, mạnh mẽ.

- Màu đen: nếu bạn muốn thương hiệu của mình được xem là hiện đại, quyền lực và tinh tế, không có gì hiệu quả hơn việc sử dụng màu đen trong thiết kế bộ nhận diện.


Thiết kế nhận diện thương hiệu
 

5. Font chữ

Mỗi một font chữ khác nhau sẽ sở hữu thuộc tính riêng biệt và nó sẽ đại diện cho những tính cách riêng biệt. Thông qua nét chữ được thể hiện, người xem sẽ phần nào hiểu được về tính chất của doanh nghiệp hoặc những sản phẩm, dịch vụ mà họ đang kinh doanh trên thị trường. Vậy nên, cách mà các font chữ được sử dụng trong việc thiết kế nhận diện thương hiệu cực kỳ quan trọng, chúng cần được lựa chọn một cách kỹ càng và đặc biệt là mang tính lâu dài. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải, bạn có thể lựa chọn một trong số các font chữ dưới đây:

- Sans-Serif: mang hơi hướng hiện đại, sạch sẽ và đơn giản.

- Serif: sang trọng, cổ điển và truyền thống.

- Script: nữ tính, nhẹ nhàng, thanh lịch và có tính trang trí.

- Slab Serifs: mộc mạc, vintage, nam tính.

- Display: mới lạ, vui mắt.

- Handwritten: giản dị, gần gũi và mang đậm dấu ấn cá nhân.


Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ
 

6. Bộ nhận diện thương hiệu online

Với cuộc cách mạng của công nghệ và sự lớn mạnh của mạng lưới Internet, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh online trên thị trường. Đặc biệt là kể từ đại dịch Covid 19 xuất hiện, thương mại điện tử đã chính thức tạo ra sự thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng, giúp mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng được đẩy mạnh.

Trước tình thế này, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu online để mở ra con đường kinh doanh mới cho mình. Điều này không chỉ đơn giản ở việc thiết kế website, tạo tài khoản Facebook hay trên sàn thương mại điện tử. Thay vào đó, nó còn cần phải có sự đồng bộ ở phong cách của tất cả các hình ảnh được cho đăng tải. Quan trọng, dù là bộ nhận diện thương hiệu online thì trên hết, nó cũng cần phải có sự đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu offline. Một số hạng mục có trong bộ nhận diện thương hiệu online hiện nay sẽ bao gồm có:

- Website.

- Mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, Linkedin, Tiktok, Twitter,... của doanh nghiệp.

- Catalogue điện tử.

- Landing page.

- Âm thanh.

- Video giới thiệu về doanh nghiệp.


Bộ nhận diện thương hiệu online
 

7. Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoài trời

Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời là một tập hợp tất cả các phương thức nhận diện thương hiệu không trong phạm vi của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp và nhìn thấy hình ảnh thương hiệu của bạn ở mọi nơi, mọi lúc kể cả khi họ không chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp. Một số hạng mục nhận diện thương hiệu ngoài trời mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình hiệu quả bao gồm có:

- Khu vực nhận diện điểm bán.

- Biển quảng cáo.

- Biển hiệu trước văn phòng

- Biển hiệu đại lý.

- Băng rôn.

- Biển tấm lớn.

- Standee.

- Biểu tượng công ty.

- Biển chỉ đường.

- Thiết kế thùng xe công ty hoặc phương tiện dùng để vận chuyển hàng hóa.


Mục đích của bộ nhận diện thương hiệu
 

8. Hệ thống nhận diện thương hiệu tại văn phòng

Giao diện và hình dáng của những ấn phẩm, vật dụng trong văn phòng công ty cũng cần phải phù hợp với phong cách bộ nhận diện thương hiệu. Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn đang làm việc cho các luật sự cao cấp thì bộ nhận diện thương hiệu trong văn phòng phải thể hiện được phong cách chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Còn nếu mục tiêu là hướng đến những bạn trẻ muốn tìm kiếm niềm vui, trải nghiệm thì bộ nhận diện cần nên tươi sáng, vui nhộn và năng động.

Ngoài bị phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề, hệ thống nhận diện thương hiệu tại văn phòng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: màu sắc, logo, slogan,... nên đây cũng là một hạng mục lớn giúp cho doanh nghiệp có thể phần nào khẳng định được văn hóa, vai trò và giá trị của mình. Thông thường, bộ nhận diện thương hiệu tại văn phòng sẽ bắt đầu từ những hạng mục cơ bản như sau:

- Name card.

- Template.

- Phong bì thư.

- Hóa đơn.

- Chữ ký email.


Ví dụ về  bộ nhận diện thương hiệu
 

9. Ấn phẩm quảng cáo

Mặc dù không thể tồn tại và gắn bó lâu dài với thương hiệu nhưng các ấn phẩm quảng cáo luôn được cập nhật, thiết kế mới để có thể phục vụ cho mục tiêu của từng chiến dịch cụ thể. Chẳng hạn, profile chính là một bản hồ sơ năng lực của doanh nghiệp, thương hiệu, brochure là một bản mô tả các tiện ích, giá trị mà sản phẩm mang đến và catalogue là danh sách các sản phẩm, dịch vụ được thể hiện một cách chuyên nghiệp.

Thậm chí, những món quà tặng hay khuyến mãi đi cùng như túi đựng sản phẩm làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, bộ ấm chén, lịch để bàn có in hình logo,... hoặc những tờ voucher, coupon khuyến mãi mua hàng cũng nằm trong bộ nhận diện bằng ấn phẩm quảng cáo.


Những bộ nhận diện thương hiệu đẹp nhất
 

Các bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu một cách thuận lợi và chỉn chu hơn, việc tiến hành theo một trình tự đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Dưới đây là các bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà bạn nên tham khảo và áp dụng.

Bước 1: Tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu

Tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu chính là bước đầu tiên nhưng lại cực kỳ quan trọng trong quá trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá, doanh nghiệp mới có thể tìm ra được màu sắc, ý tưởng thiết kế sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, để có thể xác định được người tiêu dùng tiềm năng của mình, bạn cần phải tiến hành đặt và trả lời các câu hỏi sau:

- Khách hàng là nam hay nữ?

- Nhóm tuổi của họ là bao nhiêu?

- Họ đang sinh sống và làm việc ở đâu?

- Công việc hiện tại của phần lớn khách hàng là gì?

- Thu nhập trung bình hàng tháng của họ là bao nhiêu?

- Sở thích của họ là gì?

- Thói quen mua sắm của họ diễn ra như thế nào?

- Sản phẩm của bạn sẽ mang lại cho doanh nghiệp những giá trị, lợi ích nào?


Bộ nhận diện thương hiệu nghĩa là gì?
 

Bước 2: Xây dựng giá trị và lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu

Không chỉ riêng việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà hiện nay, bất cứ công việc nào liên quan đến lĩnh vực sáng tạo cũng đều cần phải có ý tưởng. Một ý tưởng độc đáo, sáng tạo sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều động lực để triển khai công việc hiệu quả. Riêng với bộ nhận diện thương hiệu, ngoài có ý tưởng sáng tạo thì bạn cũng cần phải truyền tải được những thông điệp giá trị nhất định.

Ngoài ra, một bộ nhận diện dù có đẹp đến đâu, có màu sắc và hình ảnh ấn tượng như thế nào, nhưng nếu không hề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình thì cũng không mang lại hiệu quả. Cùng với đó, đừng quên tạo các slogan, khẩu hiệu ngắn gọn và xúc tích để có thể miêu tả chính xác, đồng thời định vị thương hiệu trên thị trường.
 

Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
 

Bước 3: Lựa chọn màu sắc chủ đạo và font chữ cho thương hiệu

Màu sắc chủ đạo và font chữ là một trong những yếu tố thu hút được người xem hiệu quả. Nếu tận dụng được những yếu tố này thì bạn sẽ thành công trong việc tạo được ấn tượng với khách hàng. Theo đó, màu sắc và font chữ nên có mối liên quan mật thiết đến các sản phẩm, dịch vụ và cả doanh nghiệp.

Vậy nên, bạn hãy căn cứ vào tính chất của sản phẩm, tinh thần và giá trị mà thương hiệu đang hướng đến để có thể lựa chọn được màu sắc chủ đạo. Khi đã có được màu sắc chủ đạo cho bộ nhận diện thương hiệu thì bạn sẽ dựa vào đó để tìm được các font chữ liên quan, đồng thời làm nổi bật lẫn nhau.

Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ

Sau khi đã có ý tưởng thiết kế, việc tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là làm chúng trở nên có hình dạng rõ ràng và liên kết chặt chẽ với nhau. Trong quá trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần nên tuân thủ chặt chẽ những phác thảo ban đầu để không làm sai lệch đi tinh thần của thương hiệu. Nhưng khi thực hiện, nếu có những điểm nhấn nảy sinh ra thì bạn có thể thêm vào bản thiết kế để giúp cho bộ nhận diện thương hiệu thêm phần ấn tượng.


Bộ nhận diện thương hiệu tiếng Anh
 

Bước 5: Hoàn chỉnh và tiến hành sử dụng

Sau khi đã hoàn thành xong việc thiết kế nhận diện thương hiệu, bộ phận thiết kế vẫn sẽ tiếp tục giám sát để đưa bộ nhận diện vào thực tế, đồng thời chỉ ra những ưu, nhược điểm để điều chỉnh sao cho phù hợp. Không chỉ vậy, họ cũng cần phải tổng hợp tất cả những lưu ý về cách sử dụng màu sắc, vật liệu, font chữ cùng quy cách sử dụng để mọi người có thể tìm hiểu dễ dàng.
 

Công ty thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
 

Ví dụ về bộ nhận diện thương hiệu của các thương hiệu nổi tiếng

Hiện nay, trên thị trường không thiếu những bộ nhận diện thương hiệu nổi tiếng đến từ các thương hiệu hàng đầu trên toàn cầu. Mỗi một bộ thương hiệu đều mang đến những ấn tượng riêng biệt nhằm giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn so với đối thủ. Trong đó, ấn tượng cần phải kể đến những cái tên sau:

1. Bộ nhận diện thương hiệu Apple

Như chúng ta cũng đã biết, Apple là một “gã” công nghệ có tầm ảnh hưởng đứng hàng nhất nhì trong lĩnh vực. Kể từ khi được thành lập từ năm 1976, ban lãnh đạo của Apple đã rất tập trung vào việc xây dựng cho mình một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, từ đó tạo được sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác.

Trong đó, nổi bật nhất cần phải kể đến tên thương hiệu và logo mang tính biểu tượng của Apple. Thậm chí, hai yếu tố này phổ biến đến nỗi khi chỉ cần nhắc đến Apple, người ta sẽ nghĩ ngay đến logo trái táo cắn dở nổi tiếng. Hoặc khi nói về biểu tượng trái táo khuyết lừng danh, thương hiệu Apple sẽ nằm sâu trong tâm trí của mọi người.


Bộ nhận diện thương hiệu Apple
 

2. Bộ nhận diện thương hiệu Coca Cola

Coca Cola là một trong ba công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới hiện nay. Thậm chí đã từng có một thời điểm, thương hiệu này phổ biến đến mức mà bất kỳ loại nước ngọt nào cũng được gọi là “coke”. Ngoài chất lượng sản phẩm và chiến dịch tiếp thị ấn tượng, Coca Cola có được thành công như bây giờ cũng nhờ vào tính nhất quán của bộ nhận diện thương hiệu.

Kể từ năm 1900 cho đến nay, Coca Cola chưa bao giờ thay đổi mẫu logo của mình. Phông chữ script và gam màu đỏ cổ điển dễ nhận biết đã giúp cho biểu tượng của thương hiệu này trở nên nổi tiếng trên toàn cầu, thậm chí ngay cả khi từ Coca Cola được hiển thị bằng những ngôn ngữ khác nhau.


Bộ nhận diện thương hiệu Coca Cola
 

3. Bộ nhận diện thương hiệu của Baemin

Ra mắt người dùng Việt Nam vào năm 2019. ứng dụng giao thức ăn Hàn Quốc - Baemin đã nhanh chóng tạo được ấn tượng mạnh nhờ bộ nhận diện nổi bật hơn so với những đối thủ khác lúc bấy giờ. Với gam màu xanh mint đầy nổi bật cùng font chữ khác biệt, thương hiệu Baemin đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và giúp mọi người có thể dễ dàng nhận diện bất cứ lúc nào.


Bộ nhận diện thương hiệu Baemin
 

Trên đây là những thông tin về việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy, bộ nhận diện chính là thứ giúp cho doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời làm cho khách hàng thấy được bạn là ai và họ có thể mong chờ những lợi ích gì từ bạn. Do đó, nếu muốn thương hiệu của mình được đánh giá theo hướng tích cực thì điều quan trọng đó là bạn cần phải xây dựng bộ nhận diện phù hợp với doanh nghiệp và cả khách hàng của mình. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Ý nghĩa các màu sắc trong thiết kế logo

icon thiết kế website Tổng hợp xu hướng thiết kế logo mới nhất

icon thiết kế website Branding marketing là gì? Làm brand marketing có khó không?

Bài viết mới nhất

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là một công cụ miễn phí được phát triển bởi Google để giúp doanh nghiệp có thể xác minh sự hiện diện của mình trên mạng Internet.

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng được ứng dụng phổ biến để phát triển phần mềm, ứng dụng web, game hoặc ứng dụng di động.

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là những ứng dụng phần mềm hoặc ứng dụng hoạt động trên trình duyệt web thông qua mạng Internet và hoàn toàn không phải là website.

zalo