Các chữ R, TM, C trên logo có ý nghĩa gì?

Hiện nay, các doanh nghiệp cũng như khách hàng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo hộ thương hiệu và tài sản trí tuệ. Vì thế, chúng ta có thể bắt gặp các ký hiệu R ®, TM (), C (©) xuất hiện rất phổ biến bên cạnh logo của thương hiệu. Những ký hiệu trên được doanh nghiệp sử dụng như một cách để thông tin đến khách hàng, đối thủ về giá trị nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Vậy thì các chữ R, TM, C trên logo có ý nghĩa gì? Hãy cùng tham khảo những thông tin do đội ngũ marketing Phương Nam Vina chia sẻ dưới đây để hiểu rõ và phân biệt đúng ba ký hiệu R,TM, C bạn nhé.
 

Tìm hiểu các chữ R, TM, C trên logo có ý nghĩa gì?
 

1. Ký hiệu R (®) - Registered

Chữ R trên logo có ý nghĩa gì? R là viết tắt của từ tiếng Anh Registered - Đã đăng ký. Logo sử dụng ký hiệu ® có nghĩa là nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Có thể hiểu rằng nhãn hiệu này đã được Pháp luật bảo hộ, tức là doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan Nhà nước. Nếu thương hiệu nào chưa được nhận bảo hộ thì không được sử dụng ký hiệu ®. Bạn có thể tham khảo rõ hơn quy định liên quan đến chữ R trên logo tại Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN.

Đối với doanh nghiệp và thương hiệu, chữ R trên logo có ý nghĩa gì thì mục đích chính là thông báo cho khách hàng biết được đây là nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền, uy tín. Từ đó, giúp khách hàng yên tâm về chất lượng, không sợ hàng giả, hàng nhái khi lựa chọn sản phẩm. Một số Logo có chữ R (®) như: logo của FPT, Trung Nguyên, McDonald’s,….

Để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể tìm hiểu quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài ít nhất 12 tháng, hiệu lực là 10 năm. Sau thời gian này, doanh nghiệp phải gia hạn lại và mỗi lần gia hạn là 10 năm.
 

Chữ R trên logo có ý nghĩa gì?

2. Ký hiệu TM (™) - Trademark

Chữ TM trên logo là viết tắt của từ Trademark. Ký hiệu này được chủ sở hữu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm hay dịch vụ của những đơn vị khác. Mục đích của chữ TM trên logo là muốn nhấn mạnh quyền của mình đối với nhãn hiệu và muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu. Tuy nhiên, chữ TM trên logo không mang ý nghĩa đã được Pháp luật bảo hộ như ký hiệu R. Doanh nghiệp sẽ tự mình bảo hộ nhãn hiệu này và khi có các tranh chấp thì các cá nhân hay doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, nhãn hiệu có chữ TM cũng sẽ không được bảo vệ quyền lợi. Trong một số môi trường luật pháp, nhãn hiệu chưa đăng ký cũng có thể được doanh nghiệp gắn chữ TM trên logo nhãn hiệu đó.
 

Chữ TM trên logo
 

3. Ký hiệu C (©) - Copyrighted

Vậy còn chữ C trên logo là gì? C là ký hiệu của Copyrighted, có nghĩa là bản quyền. Như vậy, logo có ký hiệu C là thể hiện cho việc sản phẩm đó đã đăng ký bản quyền thương hiệu và được Pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Ký hiệu này xuất hiện phổ biến tại bản quyền game, bản quyền hệ điều hành và bản quyền của bài hát.

Ký hiệu C - Copyrighted áp dụng cho tất cả sản phẩm của sự sáng tạo, tác giả, người tạo ra tác phẩm / ý tưởng / thông tin,…. Đối tượng được bảo vệ là các tác phẩm văn học, âm nhạc, kiến trúc, chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, mỹ thuật ứng dụng, quảng cáo,.… Bạn có thể tham khảo cụ thể hơn về quy định bản quyền tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.

Sản phẩm có ký hiệu C sẽ được hưởng tất cả quyền lợi hợp pháp bởi các cơ quản lý bảo hộ. Vì vậy, nếu người khác cố ý sử dụng sai quy định sẽ bị xử phạt hành chính, dân sự hoặc trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
 

Chữ C trên logo là gì?
 

- Ở nước ta, Luật sở hữu trí tuệ không quy định lúc nào được sử dụng các ký hiệu này. Nhưng do đặc thù “tính quốc tế” của Sở hữu trí tuệ, Việt Nam vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng.

- Pháp luật không quy định bắt buộc rằng phải có những ký tự này trên logo sản phẩm, thương hiệu.

- Các chữ R, TM, C trên logo phải đảm bảo điều kiện cũng như chủ sở hữu cần nắm rõ ý nghĩa của ký hiệu thì mới được in lên logo. Nếu sử dụng sai sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Các chữ R, TM, C trên logo có ý nghĩa gì?

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích để từ đó có thể phân biệt ký hiệu TM, C và chữ R trên logo là gì? Qua đó giúp bạn cũng phần nào hiểu rõ hơn các vấn đề về bảo hộ thương hiệu và tài sản trí tuệ đang được áp dụng hiện nay. Nếu bạn cần thiết kế logo thương hiệu có gắn liền với các ký tự TM, C, R ở trên, hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên của Công ty Phương Nam Vina chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website 5 nguyên tắc thiết kế logo chuyên nghiệp

icon thiết kế website Ý nghĩa của các màu sắc trong thiết kế logo

icon thiết kế website Tổng hợp các xu hướng thiết kế logo mới nhất

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo