Cách kiểm tra nguồn gốc trang web chính xác chỉ trong 1 phút

Bạn đang lo lắng về độ tin cậy của một website khi đang giao dịch online? Hay đơn giản là muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về một trang web trước khi truy cập? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nguồn gốc trang web một cách toàn diện và nhanh chóng nhất. Nắm rõ cách thức tra cứu thông tin website không chỉ giúp bạn tránh được những rủi ro về tài chính mà còn bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi các trang web giả mạo.
 

Cách kiểm tra nguồn gốc trang web chính xác chỉ trong 1 phút

 

Tại sao việc kiểm tra nguồn gốc trang web lại quan trọng? 

Trong thế giới internet ngày nay, các website mọc lên như nấm sau mưa. Không phải tất cả đều đáng tin cậy theo thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi năm có hàng nghìn website giả mạo được phát hiện tại Việt Nam. Chính vì vậy, tra cứu thông tin rất quan trọng để: 

1. Phòng tránh lừa đảo trực tuyến

Việc kiểm tra thông tin trang web giúp bạn nhận diện các trang web giả mạo, đặc biệt là những website thương mại điện tử hay ngân hàng nhằm đánh lừa người dùng để thu thập thông tin tài chính hoặc tài khoản ngân hàng. Việc kiểm tra nguồn gốc website sẽ giúp bạn nhận diện các trang web này, từ đó tránh được những rủi ro tài chính nghiêm trọng.

Chỉ một phút bất cẩn như khi bạn nhập thông tin thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng vào một website giả, có thể khiến bạn mất hàng chục triệu đồng hoặc hơn. Các trang web giả mạo có thể cung cấp các giao dịch hấp dẫn hoặc các chiêu thức dụ dỗ khác để người dùng cung cấp thông tin cá nhân. Do đó, việc kiểm tra nguồn gốc và đánh giá độ tin cậy của trang web là cách hiệu quả nhất để bảo vệ tài sản và tránh các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến.

2. Bảo vệ thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc thậm chí thông tin thẻ tín dụng của bạn có thể là mục tiêu của các trang web độc hại. Những website này có thể được thiết kế để đánh cắp dữ liệu của người dùng thông qua các hình thức như phishing hoặc phần mềm độc hại. Khi bạn không tra cứu trang web kỹ lưỡng, bạn có thể vô tình cung cấp dữ liệu nhạy cảm cho kẻ xấu mà không hề hay biết.

Việc kiểm tra nguồn gốc website giúp bạn phát hiện những trang web có dấu hiệu nghi ngờ chẳng hạn như thiếu chứng chỉ SSL, địa chỉ URL không rõ ràng hoặc bị cảnh báo trên các công cụ kiểm tra bảo mật. Điều này giúp bạn tránh rơi vào bẫy của những kẻ xâm nhập, bảo vệ an toàn cho dữ liệu cá nhân và giảm nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến.

3. Đảm bảo uy tín trong kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp, việc giao dịch qua mạng ngày càng trở nên phổ biến đi cùng với đo, sự tin tưởng giữa các đối tác là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc kiểm tra thông tin trang web giúp bạn xác minh độ tin cậy của đối tác tiềm năng trước khi thực hiện giao dịch hoặc hợp tác. Một trang web không rõ ràng về thông tin, thiếu chứng chỉ bảo mật hoặc có lịch sử hoạt động không minh bạch có thể là dấu hiệu của một đối tác không đáng tin cậy.

Tra cứu trang web đảm bảo rằng bạn đang giao dịch với một đối tác có uy tín tránh các rủi ro về lừa đảo, mất tiền hoặc thiệt hại về danh tiếng cho doanh nghiệp, đặc biệt trong các hợp đồng trực tuyến. 
 

Kiểm tra nguồn gốc trang web
 

Hướng dẫn kiểm tra nguồn gốc trang web nhanh chóng, chính xác

Để tra cứu trang web một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện theo quy trình kiểm tra có hệ thống. Dưới đây là những phương pháp được các chuyên gia bảo mật khuyến nghị.

1. Kiểm tra đuôi tên miền

Đuôi tên miền là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết nguồn gốc website:

- .vn: Tên miền Việt Nam, được quản lý bởi VNNIC

- .com: Tên miền thương mại quốc tế

- .gov: Tên miền dành cho tổ chức chính phủ

- .edu: Tên miền giáo dục

- .org: Tên miền tổ chức phi lợi nhuận

Một website uy tín thường có tên miền phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Ví dụ, một trường đại học sẽ sử dụng .edu.vn thay vì .com.
 

Kiểm tra thông tin trang web
 

2. Kiểm tra website của nước nào, tuổi đời và chủ sở hữu bằng Whois

Một trong những công cụ quan trọng khi kiểm tra tính xác thực của một website là sử dụng dịch vụ Whois để tra cứu thông tin về tên miền. Whois cung cấp thông tin chi tiết về chủ sở hữu của tên miền, nơi đăng ký và thông tin liên quan đến các thay đổi của tên miền theo thời gian. 

Kiểm tra trang web của nước nào?

Khi kiểm tra một trang web, thông tin về quốc gia mà website được đăng ký có thể cung cấp manh mối quan trọng về độ tin cậy và mức độ an toàn của nó. Whois cho phép bạn xác định quốc gia mà tên miền được đăng ký, từ đó bạn có thể đánh giá xem trang web hoạt động có đáng tin cậy hay không. 

Để kiểm tra trang web của bạn thuộc nước nào, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau: 

Bước 1: Truy cập Whois Lookup 

Bước 2: Gõ hoặc dán tên miền bạn muốn kiểm tra vào ô tìm kiếm và nhấn nút Search để bắt đầu tra cứu.
 

Kiểm tra nguồn gốc web bằng Whois
 

Bước 3: Sau khi hệ thống trả kết quả, bạn sẽ nhận được các thông tin về trang web ở phần IP như sau:
 

Cách kiểm tra nguồn gốc web bằng Whois
 

Kiểm tra chủ sở hữu và tuổi đời website

Thông qua Whois, bạn cũng có thể biết được nguồn gốc của website khi tra cứu thông tin về chủ sở hữu của website và tuổi đời website trong phần Domain Profile. Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tìm thấy trong Whois Lookup. 

Nhà đăng ký (Registrar): Thông tin này thường hiển thị tên hoặc tổ chức đăng ký tên miền.

Registrant Status: Nếu tên miền thuộc về một công ty hoặc tổ chức, mục này sẽ hiển thị tên tổ chức đó.

Ngày đăng ký và thời hạn (Dates) bao gồm các yếu tố sau:

Ngày tạo (Created) : Ngày tên miền được đăng ký lần đầu. Đây là mốc quan trọng để tính tuổi đời.

- Updated DateNgày tên miền gần nhất được cập nhật thông tin.

Ngày hết hạn (Expires): Ngày tên miền hết hạn (thường gia hạn định kỳ).

Lưu ý khi kiểm tra

- Dịch vụ bảo mật Whois: Thông tin chủ sở hữu thường bị ẩn để bảo vệ quyền riêng tư. Nếu cần thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ qua email hoặc tổ chức quản lý tên miền.

- Thông tin tên miền cũ: Một số tên miền có thể được chuyển nhượng, dẫn đến thông tin chủ sở hữu không phản ánh lịch sử toàn bộ của website.
 

Check thông tin web bằng Whois
 

3. Kiểm tra thông tin máy chủ/hosting

Kiểm tra thông tin về máy chủ (hosting) của một trang web là một bước quan trọng khác để xác định độ tin cậy của nó. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Whoishosting hoặc IP Lookup để tra cứu địa chỉ IP và xác định máy chủ của website. Sau khi bạn nhập tên miền vào ô tìm kiếm, hệ thống sẽ hiển thị các thông tin chi tiết như sau:

- Nhà cung cấp hosting: Dựa vào tên của nhà cung cấp hosting, bạn có thể tìm kiếm thông tin về họ trên internet để đánh giá chất lượng dịch vụ và độ uy tín.

- Địa chỉ IP: Địa chỉ IP cho biết máy chủ của website được đặt ở đâu.

- Ngày đăng ký và gia hạn: Giúp bạn ước lượng tuổi đời của website và thời gian còn lại của tên miền.

Việc biết được nhà cung cấp hosting cũng giúp bạn đánh giá chất lượng dịch vụ và khả năng bảo mật của trang web. Nếu trang web sử dụng một dịch vụ hosting có tiếng hoặc đến từ các nhà cung cấp uy tín thì mức độ bảo mật của trang web sẽ được đảm bảo hơn.
 

Check nguồn gốc web
 

4. Kiểm tra cấu hình DNS của tên miền website với IntoDNS

Một công cụ hữu ích khác để kiểm tra tính xác thực của website là sử dụng IntoDNS, công cụ giúp bạn kiểm tra cấu hình DNS của một tên miền. DNS (Domain Name System) giúp kết nối tên miền của một website với máy chủ lưu trữ trang web đó. Việc kiểm tra cấu hình DNS giúp bạn phát hiện các lỗi cấu hình có thể dẫn đến việc website không hoạt động ổn định hoặc có thể bị tấn công. 

Cách kiểm tra DNS bằng IntoDNS: 

Bước 1. Mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ https://intodns.com/.

Bước 2. Tại ô tìm kiếm, nhập tên miền mà bạn muốn kiểm tra và nhấn Enter.

Cách kiểm tra nguồn gốc web

Bước 3. Phân tích kết quả. IntoDNS sẽ cung cấp một báo cáo chi tiết về cấu hình DNS của tên miền, bao gồm:

- Các bản ghi DNS: A, AAAA, CNAME, MX, TXT,...

- Thời gian đáp ứng: Thời gian máy chủ DNS phản hồi yêu cầu.

- Các vấn đề tiềm ẩn: Công cụ sẽ tự động phát hiện và thông báo các vấn đề có thể xảy ra với cấu hình DNS của bạn.

- Các đề xuất cải thiện: IntoDNS sẽ đưa ra các gợi ý để bạn cải thiện cấu hình DNS

5. Kiểm tra chứng chỉ bảo mật SSL 

Chứng chỉ bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) là một yếu tố quan trọng giúp xác minh tính bảo mật của trang web. Khi trang web có chứng chỉ SSL, dữ liệu giữa người dùng và website sẽ được mã hóa, đảm bảo thông tin không bị đánh cắp trong quá trình truyền tải. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang web thương mại điện tử, ngân hàng và các trang web yêu cầu nhập thông tin nhạy cảm.

Để kiểm tra chứng chỉ SSL của một trang web, bạn chỉ cần nhìn vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Nếu trang web sử dụng SSL, bạn sẽ thấy biểu tượng ổ khóa bên cạnh địa chỉ URL và chữ "https://" thay vì "http://". Tuy nhiên, để kiểm tra chi tiết hơn về chứng chỉ SSL, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra SSL trực tuyến hoặc kiểm tra thông tin của chứng chỉ trực tiếp từ trình duyệt.

Hiện tại, Phương Nam Vina hỗ trợ nhiều loại chứng chỉ SSL với mức độ bảo mật từ cơ bản đến cao cấp, phù hợp với từng loại hình website khác nhau .Với chứng chỉ SSL, website của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn, giúp tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và cải thiện thứ hạng SEO. Nếu đang có nhu cầu, bạn đừng ngần ngại liên hệ qua hotline: 09128 17117 hoặc 0915 101017 để được tư vấn nhé!
 

Cách kiểm tra thông tin web
 

6. Check mức độ đáng tin cậy của website với Google Transparency Report

Google Transparency Report cung cấp thông tin về tình trạng an toàn của một trang web. Đây là công cụ rất hữu ích để đánh giá liệu website có bị liệt vào danh sách blacklist hay không. Khi truy cập vào Google Transparency Report, bạn có thể tra cứu tên miền của website và nhận được các thông tin về mức độ an toàn của trang web đó bao gồm:

- Trạng thái an toàn: Google sẽ cho bạn biết website đó có an toàn hay không? Nếu không có cảnh báo, điều này có nghĩa là Google đánh giá trang web của bạn an toàn.

- Cảnh báo: Nếu trang web có vấn đề, Google sẽ hiển thị các cảnh báo chi tiết như:

   + Phần mềm độc hại: Trang web có thể chứa mã độc hại, virus hoặc các phần mềm nguy hiểm khác.

   + Phishing: Trang web có thể giả mạo các trang web uy tín để lừa đảo thông tin cá nhân của bạn.

   + Các sự cố bảo mật khác: Có thể có các vấn đề bảo mật khác liên quan đến website.

- Biểu đồ: Google cung cấp các biểu đồ thể hiện lịch sử các báo cáo về trang web đó.
 

Kiểm tra nguồn gốc website

 

7. Phân tích lịch sử trang web bằng Wayback Machine

Wayback Machine là một công cụ hữu ích để tra cứu lịch sử hoạt động của một website. Với Wayback Machine, bạn có thể xem lại phiên bản trước của trang web và theo dõi sự thay đổi qua từng thời kỳ. Đây là một phương pháp rất hiệu quả để kiểm tra liệu một website có lịch sử đáng ngờ hay không, chẳng hạn như sự thay đổi đột ngột trong thiết kế, nội dung hay liên kết.

Ngoài ra, Wayback Machine cũng giúp bạn phát hiện các trang web đã từng bị tấn công, ví dụ như trường hợp của website defacement. Việc tìm hiểu lịch sử của website thông qua Wayback Machine giúp bạn đánh giá độ tin cậy và sự ổn định của trang web trước khi quyết định tương tác hay hợp tác.
 

Tra cứu thông tin web
 

Một số lưu ý quan trọng khi kiểm tra nguồn gốc website

Khi kiểm tra nguồn gốc website, bạn cần thực hiện cẩn thận để đảm bảo rằng trang web đáng tin cậy và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần cân nhắc. 

- Không đánh giá website hoàn toàn dựa trên độ tuổi: Tuổi thọ của một website chỉ là một yếu tố tham khảo, không phải thước đo chính xác để đánh giá toàn bộ độ tin cậy hay chất lượng của nó. Một số website mới thành lập có thể rất đáng tin cậy và chuyên nghiệp nếu được vận hành bởi các tổ chức uy tín. Ngược lại, có những website tồn tại lâu năm nhưng đã chuyển đổi mục đích sử dụng, thậm chí bị lợi dụng cho các hoạt động lừa đảo. Vì vậy, cần kết hợp thêm các yếu tố khác như nội dung, bảo mật, thông tin chủ sở hữu, và đánh giá từ người dùng để có cái nhìn toàn diện hơn.

- Kiểm tra URL cẩn thận: Bạn nên đọc kỹ địa chỉ URL để tránh nhầm lẫn với các trang web giả mạo. Các trang web lừa đảo thường sử dụng những biến thể nhỏ trong URL chẳng hạn như thay đổi ký tự, thêm số hoặc sử dụng tên miền

- Kiểm tra chứng chỉ SSL: Chứng chỉ SSL đảm bảo rằng thông tin giữa trình duyệt của bạn và máy chủ web được mã hóa, bảo vệ dữ liệu cá nhân của bạn. Bạn có thể nhấp vào biểu tượng ổ khóa để xem chi tiết về chứng chỉ SSL bao gồm tên của tổ chức cấp chứng chỉ.

- Kiểm tra thông tin liên hệ: Một trang web uy tín thường cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ như địa chỉ, số điện thoại, email. Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về công ty hoặc tổ chức đó trên các công cụ tìm kiếm để xác minh thông tin.

- Đánh giá nội dung, giao diện: Nội dung và giao diện của trang web có thể tiết lộ nhiều điều về tính xác thực của nó. Các trang web chuyên nghiệp thường có nội dung được viết một cách cẩn thận và không chứa lỗi chính tả và ngữ pháp. Ngoài ra, giao diện của các web uy tín cũng thường rất chuyên nghiệp với các tính năng hoạt động mượt mà.

- Xem xét thời gian cập nhật gần nhất của website: Hãy kiểm tra phần chân trang hoặc các trang liên hệ của website để xem lần cập nhật gần nhất là khi nào. Nếu thời gian quá lâu, bạn nên thận trọng khi sử dụng thông tin trên website đó.

- Sử dụng phần mềm diệt virus và tường lửa: Bạn nên sử dụng các công cụ này để bảo vệ máy tính của bạn khỏi các mối đe dọa trực tuyến. 


Kiểm tra trang web
 

Với 7 cách kiểm tra nguồn gốc trang web nhanh chóng và đơn giản mà Phương Nam Vina đã gợi ý phía trên, bạn có thể dễ dàng xác định được tính xác thực của bất kỳ website nào chỉ trong vòng vài phút. Bạn hãy luôn đề cao cảnh giác và áp dụng những phương pháp này để bảo vệ thông tin cá nhân, tránh những rủi ro về tài chính và đảm bảo trải nghiệm trực tuyến an toàn. Cũng đừng quên chia sẻ những kiến thức hữu ích này đến người thân và bạn bè để cùng nhau xây dựng một cộng đồng internet lành mạnh và đáng tin cậy nhé!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Top 8 cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh rủi ro

icon thiết kế website Scam là gì? Các loại scam thường gặp và cách phòng tránh

icon thiết kế website Adware là gì? Các loại phần mềm quảng cáo và cách ngăn chặn

Bài viết mới nhất

Thiết kế web khách sạn tại Hội An

Thiết kế web khách sạn tại Hội An

Ngành du lịch Hội An đang phát triển mạnh mẽ, để tồn tại và phát triển, các khách sạn cần xây dựng website để thu hút du khách và tăng doanh thu.

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt và thiết kế web bằng Joomla

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt và thiết kế web bằng Joomla

Với tính năng đa dạng, khả năng mở rộng cao, Joomla là một hệ quản trị nội dung (CMS) mạnh mẽ, linh hoạt, phù hợp cho nhiều loại website khác nhau.

Làm chủ 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế website

Làm chủ 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế website

Phối màu trong thiết kế web không đơn thuần chỉ là chọn lựa sắc thái mà là nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác, giúp thương hiệu ghi dấu ấn lâu dài.

Pagination là gì? Hướng dẫn làm pagination trong website

Pagination là gì? Hướng dẫn làm pagination trong website

Không chỉ giúp sắp xếp nội dung gọn gàng, pagination (phân trang) còn là chìa khóa để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng hiệu suất SEO.

XML là gì? Giải mã toàn diện ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML

XML là gì? Giải mã toàn diện ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML

Bạn đã bao giờ tự hỏi dữ liệu phức tạp trên website được lưu trữ và truyền tải như thế nào chưa? Tất cả nhờ vào ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML.

WebSocket là gì? So sánh giao thức WebSocket vs HTTP

WebSocket là gì? So sánh giao thức WebSocket vs HTTP

Khác với giao thức HTTP, WebSocket cho phép kết nối liên tục, hai chiều giữa máy chủ và trình duyệt, giúp truyền tải dữ liệu nhanh chóng và mượt mà.

zalo