Scam là gì? Các loại scam thường gặp và cách phòng tránh

Bạn có từng nhận được một cuộc gọi từ số lạ, thông báo bạn đã trúng giải thưởng lớn nhưng cần chuyển khoản trước một khoản phí nhỏ để làm thủ tục? Hay bạn đã từng mua một sản phẩm online với giá quá hời, nhưng khi nhận hàng thì hoàn toàn khác biệt, kém xa chất lượng so với những gì được mô tả? Nếu đã từng gặp phải những tình huống này, rất có thể bạn đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo – scam. Những chiêu trò tinh vi như vậy ngày càng phổ biến trong thời đại kỹ thuật số và việc hiểu rõ về scam là bước đầu tiên để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro tiềm ẩn.
 

Scam là gì? Các loại scam thường gặp và cách phòng tránh
 

Scam là gì?

Scam là một thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân của người khác. Hình thức lừa đảo này có thể diễn ra qua nhiều phương tiện như điện thoại, máy tính, tablet và các kênh khác nhau, bao gồm website giả mạo, ứng dụng di động, email, tin nhắn, mạng xã hội. Các đối tượng thực hiện scam thường dùng các thủ đoạn tinh vi và lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người bị hại để đạt được mục đích của mình.
 

Scam là gì?
 

Các hình thức scam thường gặp hiện nay và cách phòng tránh

Scam là một vấn nạn toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Đáng lo ngại hơn là các hình thức scam đang không ngừng phát triển với những chiêu trò ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Dưới đây là một số hình thức scam phổ biến mà bạn cần cảnh giác:

1. Scam qua email

Scam qua email là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất trong thời đại kỹ thuật số. Kẻ lừa đảo sử dụng email để giả danh các tổ chức uy tín như ngân hàng, công ty hoặc dịch vụ trực tuyến nhằm lừa nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện các hành động có lợi cho kẻ xấu.

Các hình thức scam qua email

Dưới đây là các hình thức scam qua email thường gặp kèm theo ví dụ minh họa để bạn dễ nhận biết:

 

Hình thức scam qua email

Dấu hiệu nhận biết

Ví dụ

Email giả danh (Impersonation Phishing)

Kẻ lừa đảo giả danh các tổ chức uy tín như ngân hàng, công ty lớn, hoặc dịch vụ trực tuyến để gửi email yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản.

Một email từ Ngân hàng Agribank yêu cầu bạn cập nhật thông tin tài khoản để tránh bị khóa. Email chứa liên kết dẫn đến trang web giả mạo có giao diện giống hệt trang web của ngân hàng.

Email chứa mã độc (Malware Phishing)

Kẻ lừa đảo gửi email chứa tệp đính kèm hoặc liên kết dẫn đến việc tải xuống phần mềm độc hại nhằm chiếm quyền kiểm soát thiết bị hoặc thu thập thông tin cá nhân của nạn nhân.

Một email từ công ty A với tiêu đề "Hóa đơn tháng 8 của bạn" chứa tệp đính kèm có tên "Invoice_08.pdf.exe". Khi mở tệp, máy tính của bạn sẽ bị nhiễm phần mềm độc hại.

Email nhắm mục tiêu cụ thể (Spear Phishing)

Spear phishing là hình thức lừa đảo nhắm đến từng cá nhân hoặc tổ chức cụ thể, trong đó kẻ lừa đảo nghiên cứu kỹ về mục tiêu và tạo email lừa đảo có tính cá nhân hóa cao.

Bạn nhận được một email từ CEO của công ty mà bạn đang làm việc, yêu cầu chuyển tiền gấp cho một đối tác. Đặc biệt hơn, email này còn chứa thông tin cá nhân và chi tiết công việc của bạn để tăng tính thuyết phục.

Email lừa đảo trúng thưởng (Lottery Scam Email)

Kẻ lừa đảo gửi email thông báo rằng nạn nhân đã trúng một giải thưởng lớn và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc đóng một khoản phí, click vào link để nhận giải thưởng.

Một email từ công ty xổ số Vietlott thông báo bạn đã trúng giải thưởng lớn, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và thanh toán phí xử lý để nhận giải.

 

Cách phòng tránh scam qua email

Với một số biện pháp phòng tránh hiệu quả, bạn có thể bảo vệ bản thân và thông tin cá nhân khỏi các hình thức lừa đảo qua email, cụ thể:

- Kiểm tra kỹ địa chỉ email người gửi: Đảm bảo email đến từ tên miền chính thức của tổ chức. Kẻ lừa đảo thường sử dụng tên miền gần giống, nhưng có sự khác biệt nhỏ (ví dụ: @bank.com thay vì @b4nk.com).

- Không nhấp vào các liên kết đáng ngờ trong email: Di chuột qua liên kết để kiểm tra URL thực tế. Đảm bảo URL khớp với tên miền chính thức của tổ chức.

- Không mở tệp đính kèm từ email không rõ nguồn gốc: Chỉ mở tệp đính kèm từ người gửi đáng tin cậy và đã được xác minh, có thể sử dụng phần mềm diệt virus để quét tệp đính kèm trước khi mở.

- Không cung cấp thông tin cá nhân qua email: Chỉ cung cấp thông tin khi được yêu cầu chính thức qua các kênh bảo mật của tổ chức.

- Lọc email: Sử dụng các dịch vụ email có tích hợp tính năng lọc spam và lọc email lừa đảo để giảm thiểu số lượng email rác.

- Thiết lập xác thực hai yếu tố (2FA): Sử dụng xác thực hai yếu tố cho các tài khoản email và các dịch vụ trực tuyến quan trọng khác để tăng cường bảo mật.

2. Scam qua website

Website là một công cụ tuyệt vời để kết nối mọi người và kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, cũng chính vì sự tiện lời này mà kẻ gian đã lợi dụng website để thực hiện hoạt động lừa đảo. Cụ thể, web scam là hình thức lừa đảo trực tuyến trong đó kẻ xấu tạo ra các trang web giả mạo nhằm lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện các hành động có lợi cho hacker. 

Các hình thức web scam thường gặp

Dưới đây là một số hình thức website scam phổ biến nhất hiện nay:

 

Các hình thức web scam

Dấu hiệu nhận biết

Ví dụ

Trang web giả mạo (Phishing Sites)

Kẻ lừa đảo tạo ra các trang web có giao diện giống hệt các trang web chính thức của ngân hàng, dịch vụ trực tuyến, hoặc các tổ chức uy tín khác nhằm lừa người dùng cung cấp thông tin đăng nhập, thông tin tài chính, hoặc các thông tin cá nhân khác.

Một trang web giả mạo có giao diện giống hệt trang đăng nhập của ngân hàng Agribank. Khi người dùng nhập thông tin tài khoản và mật khẩu, thông tin này sẽ bị kẻ lừa đảo thu thập.

Trang web lừa đảo mua sắm (Fake E-commerce Sites)

Kẻ lừa đảo tạo ra các trang web mua sắm giả mạo, cung cấp sản phẩm với giá rẻ bất ngờ nhằm lừa người dùng mua hàng. Sau khi thanh toán, người dùng có thể không nhận được hàng hoặc nhận hàng giả.

Một trang web mua sắm cung cấp các sản phẩm điện tử với giá rẻ hơn thị trường rất nhiều. Khi người dùng mua hàng, họ không nhận được sản phẩm hoặc nhận được sản phẩm kém chất lượng.

Trang web lừa đảo tài chính (Investment Scam Sites)

Kẻ lừa đảo tạo ra các trang web cung cấp cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao không thực tế nhằm lừa người dùng đầu tư tiền vào các dự án giả mạo.

Một trang web quảng cáo cơ hội đầu tư vào tiền điện tử với lợi nhuận lên đến 100% trong một tuần. Sau khi người dùng đầu tư, trang web này biến mất và kẻ lừa đảo chiếm đoạt số tiền đầu tư.

Trang web lừa đảo dịch vụ (Service Scam Sites)

Kẻ lừa đảo tạo ra các trang web cung cấp dịch vụ như sửa chữa, vệ sinh hoặc tư vấn giả mạo nhằm lừa người dùng thanh toán trước cho các dịch vụ không tồn tại này.

Một trang web cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý với giá rẻ. Sau khi người dùng thanh toán trước, họ không nhận được bất kỳ liên hệ nào để cung cấp dịch vụ.

Trang web lừa đảo qua quảng cáo (Ad Scam Sites)

Kẻ lừa đảo sử dụng quảng cáo trực tuyến để dẫn dụ người dùng đến các trang web giả mạo hoặc lừa đảo nhằm thu thập thông tin cá nhân hoặc lừa tiền.

Một banner quảng cáo trên website giới thiệu một sản phẩm giảm giá đặc biệt, dẫn người dùng đến một trang web giả mạo yêu cầu cung cấp thông tin thẻ tín dụng.

 

Cách phòng tránh web scam

Web scam là một mối đe dọa nghiêm trọng, nhưng bạn có thể bảo vệ bản thân và thông tin cá nhân bằng cách áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:

- Kiểm tra kỹ địa chỉ URL: Đảm bảo URL chính xác và có chứng chỉ bảo mật (https://).

- Kiểm tra uy tín của trang web: Kiểm tra web scam và đảm bảo rằng website cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ và địa chỉ rõ ràng. Các trang web đáng tin cậy thường có thông tin chi tiết về công ty và cách liên hệ.

- Không cung cấp thông tin cá nhân cho web không uy tín: Không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa kiểm tra web scam hoặc điền vào các form đăng nhập không rõ nguồn gốc.

- Không click vào link lạ: Tránh click vào các link trên website không đáng tin cậy.
 

Web scam
 

3. Scam qua mạng xã hội

Mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro lừa đảo. Kẻ gian thường sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter và LinkedIn để thực hiện các thủ đoạn tinh vi để đánh vào tâm lý, lòng tin của người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân hoặc gây hại đến danh tiếng của người khác.

Các hình thức scam phổ biến trên mạng xã hội

Dưới đây là một số hình thức scam phổ biến trên mạng xã hội:

 

Các hình thức scam qua mạng xã hội

Dấu hiệu nhận biết

Ví dụ

Tạo tài khoản giả mạo

Kẻ lừa đảo tạo các hồ sơ giả mạo để lừa đảo người dùng, thường nhằm mục đích lừa đảo tình cảm, tiền bạc, thông tin cá nhân hoặc xây dựng hình ảnh xấu cho người bị lập tài khoản mạo danh.

Tạo tài khoản Facebook giả mạo người nổi tiếng để kết bạn với fan, sau đó nhắn tin riêng để xin tiền quyên góp.

Lừa đảo qua tin nhắn giả mạo 

Kẻ lừa đảo hack tài khoản của bạn và gửi tin nhắn tới bạn bè, người thân. Các tin nhắn này thường là yêu cầu chuyển tiền hoặc chứa liên kết đến các trang web giả mạo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản.

Bạn nhận được tin nhắn từ một người bạn trên Facebook, vay tiền và yêu cầu bạn chuyển khoản đến một tài khoản ngân hàng lạ.

Lừa đảo qua các cuộc thi, giveaway

Kẻ gian tạo các cuộc thi hoặc quà tặng không có thật, yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán phí để nhận giải thưởng.

Bạn thấy một bài đăng trên Instagram thông báo bạn trúng thưởng một chiếc điện thoại miễn phí và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và thanh toán phí vận chuyển.

Lừa đảo qua các nhóm, diễn đàn

Kẻ gian đăng tin rao bán sản phẩm với giá rẻ bất ngờ hoặc kêu gọi đầu tư, cho vay tiền, tuyển dụng với chính sách và mức lương hấp dẫn nhưng cần cung cấp thông tin cá nhân và gửi một khoản phí. Sau khi nhận được tiền cọc, kẻ lừa đảo sẽ lập tức “bốc hơi”.

Trong các nhóm mua bán, kẻ gian đăng tin rao bán sản phẩm với giá rẻ, khi người mua chuyển tiền thì kẻ gian biến mất.

Lừa đảo tình cảm để lấy tiền

Kẻ lừa đảo thường tạo ra các mối quan hệ tình cảm giả mạo để chiếm được lòng tin của nạn nhân, sau đó lợi dụng tình cảm này để lừa đảo tiền bạc hoặc thông tin cá nhân. 

Một người nước ngoài làm quen qua mạng, tán tỉnh rồi nói muốn tặng quà cho bạn. Sau đó thông báo bạn cần thanh toán ship để nhận hàng.

 

Cách phòng tránh lừa đảo qua mạng xã hội

Để bảo vệ bản thân, việc nắm vững cách phòng tránh lừa đảo qua mạng xã hội là vô cùng quan trọng: 

- Kiểm tra tính xác thực: Scam check kỹ càng về tính xác thực của bất kỳ thông tin hoặc yêu cầu nào qua mạng xã hội bằng cách liên hệ trực tiếp với tổ chức hoặc cá nhân qua kênh chính thức.

- Không chia sẻ thông tin cá nhân: Tránh cung cấp thông tin cá nhân, tài chính, hoặc thực hiện hành động qua mạng xã hội nếu không chắc chắn về tính hợp pháp của yêu cầu.

- Cảnh giác với các yêu cầu bất ngờ: Hãy cảnh giác với các yêu cầu hành động khẩn cấp, đặc biệt là những yêu cầu đe dọa hoặc hứa hẹn lợi ích lớn.

4. Lừa đảo qua điện thoại 

Mặc dùng điện thoại là công cụ giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất hiện nay nhưng điều này cũng khiến loại thiết bị này trở thành kênh mà kẻ gian lợi dụng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Scam qua điện thoại sẽ diễn ra khi kẻ lừa đảo sử dụng các cuộc gọi, tin nhắn hoặc ứng dụng để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài chính hoặc thực hiện các hành động có lợi cho kẻ lừa đảo. 

Các hình thức lừa đảo qua điện thoại

Scam qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi với các hình thức phổ biến dưới đây: 

 

Các hình thức scam qua điện thoại

Dấu hiệu nhận biết

Ví dụ

Giả mạo cơ quan chính phủ (Government Impersonation Scams)

Kẻ lừa đảo giả mạo làm đại diện của cơ quan chính phủ như cảnh sát, thuế vụ, hoặc cơ quan di trú, đe dọa người dùng về việc họ vi phạm pháp luật và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc nộp tiền phạt.

Một người gọi xưng là nhân viên của Cục Thuế hoặc bạn nhận được tin nhắn có tên gần giống cơ quan chính phủ yêu cầu thanh toán số tiền phạt ngay lập tức qua chuyển khoản.

Lừa đảo hỗ trợ kỹ thuật (Tech Support Scams)

Kẻ lừa đảo giả mạo làm nhân viên hỗ trợ kỹ thuật từ các công ty công nghệ lớn, thông báo rằng máy tính hoặc điện thoại của bạn có vấn đề và yêu cầu cung cấp quyền truy cập từ xa hoặc thanh toán cho dịch vụ sửa chữa.

Bạn nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên Microsoft, thông báo rằng máy tính của bạn bị nhiễm virus và yêu cầu cung cấp quyền truy cập từ xa để sửa chữa.

Ứng dụng giả mạo (Fake apps)

Các ứng dụng giống hệt ứng dụng chính thức nhưng có giao diện kém chất lượng. Các ứng dụng này khi cài đặt sẽ thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin, cài đặt phần mềm độc hại.

Một ứng dụng game đua xe giả mạo, yêu cầu truy cập vào danh bạ và tin nhắn để gửi tin nhắn quảng cáo cho bạn bè.

Lừa đảo giải thưởng (Prize Scams)

Kẻ lừa đảo thông báo rằng bạn đã trúng giải thưởng lớn và yêu cầu thanh toán một khoản phí hoặc cung cấp thông tin cá nhân để nhận giải.

Bạn nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn thông báo rằng bạn đã trúng xổ số và yêu cầu bạn thanh toán một khoản phí xử lý để nhận giải thưởng.

Lừa đảo vay tiền (Loan Scams)

Kẻ lừa đảo cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp hoặc điều kiện thuận lợi nhưng yêu cầu bạn thanh toán phí trước khi khoản vay được giải ngân.

Bạn nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên ngân hàng, cung cấp khoản vay với lãi suất cực thấp nhưng yêu cầu bạn thanh toán phí xử lý trước khi khoản vay được giải ngân.

Lừa đảo bảo hiểm (Insurance Scams)

Kẻ lừa đảo giả mạo làm đại diện của công ty bảo hiểm, thông báo rằng hợp đồng bảo hiểm của bạn có vấn đề và yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán để tiếp tục duy trì bảo hiểm.

Bạn nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là đại diện của công ty bảo hiểm, thông báo rằng hợp đồng bảo hiểm sức khỏe của bạn đã hết hạn và yêu cầu bạn thanh toán để gia hạn.

 

Cách phòng tránh lừa đảo qua điện thoại

Để tự bảo vệ mình trước các thủ đoạn scam qua điện thoại, bạn cần nắm vững cách phòng tránh sau đây. 

Kiểm tra danh tính người gọi: Luôn xác minh danh tính người gọi và thực hiện scam check bằng cách liên hệ trực tiếp với tổ chức qua số điện thoại chính thức.

Không cung cấp thông tin cá nhân: Không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP hay quyền truy cập từ xa qua điện thoại cho những người gọi không rõ danh tính.

Không thanh toán phí trước: Tránh thanh toán bất kỳ khoản phí nào trước khi nhận được dịch vụ hoặc khoản vay.

Cảnh giác với các cuộc gọi khẩn cấp: Hãy cảnh giác với các cuộc gọi yêu cầu hành động khẩn cấp, đặc biệt là những cuộc gọi đe dọa hoặc hứa hẹn lợi ích bất ngờ.

Tải ứng dụng di động từ cửa hàng chính thức: Chỉ tải ứng dụng từ Google Play Store hoặc Apple App Store - nơi có quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt.

Sử dụng các ứng dụng và dịch vụ bảo mật: Cài đặt và sử dụng các ứng dụng bảo mật để chặn các cuộc gọi spam và lừa đảo.
 

Scam check
 

Nên làm gì khi nghi ngờ mình đã trở thành nạn nhân của một vụ scam?

Khi nghi ngờ mình đã trở thành nạn nhân của một vụ scam, việc hành động nhanh chóng và chính xác là rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại. Dưới đây là các bước chi tiết bạn nên thực hiện:

- Bước 1: Ngừng ngay mọi giao dịch tài chính, không trả lời email, tin nhắn hoặc cuộc gọi từ kẻ lừa đảo.

- Bước 2: Thông báo nghi ngờ lừa đảo và yêu cầu giám sát giao dịch bất thường, khóa tài khoản thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng nếu cần.

- Bước 3: Đổi mật khẩu các tài khoản ngân hàng và tài khoản trực tuyến khác.

- Bước 4: Báo cáo với cơ quan chức năng như công an, đội phòng chống tội phạm mạng hoặc các đơn vị có thẩm quyền để trình báo vụ việc.

- Bước 5: Chia sẻ thông tin về vụ việc để cảnh báo những người khác.
 

Hình thức scam
 

Trong thời đại kỹ thuật số, các chiêu trò scam ngày càng trở nên tinh vi, lợi dụng lòng tin và sự thiếu cảnh giác của người dùng để chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân. Chính vì vậy, hi vọng thông qua bài viết của Phương Nam Vina, bạn đã hiểu rõ scam là gì cũng như các hình thức scam phổ biến và cách nhận biết, phòng tránh hiệu quả. Hãy luôn cảnh giác và chia sẻ kiến thức này với bạn bè và người thân để cùng nhau đẩy lùi những chiêu trò lừa đảo tinh vi trên mạng nhé!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Hacker là gì? Vén màn thế giới bí ẩn của các loại hacker

icon thiết kế website Bảo mật website là gì? Những cách bảo mật website hiệu quả

icon thiết kế website Trojan là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ngăn chặn virus Trojan

Bài viết mới nhất

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty

Thiết kế logo công ty chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, tạo sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng hệ thống private blog network

PBN là một trong những công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm nhưng cũng đầy rủi ro nếu không sử dụng đúng cách.

Thẻ Alt là gì? Cách sử dụng và tối ưu thẻ Alt trong SEO

Thẻ Alt là gì? Cách sử dụng và tối ưu thẻ Alt trong SEO

Alt tag là văn bản mô tả truyền tải ý nghĩa của hình ảnh trong nội dung số, được thiết kế để giúp người khiếm thị có thể tiếp cận nội dung trực quan.

Botnet là gì? Cách nhận biết và ngăn chặn botnet tấn công

Botnet là gì? Cách nhận biết và ngăn chặn botnet tấn công

Botnet như một con virus lây lan âm thầm và nhanh chóng, biến thiết bị trở thành một phần của mạng lưới tội phạm khổng lồ trước khi bạn kịp nhận ra.

Nguyên nhân load web chậm và cách khắc phục nhanh chóng

Nguyên nhân load web chậm và cách khắc phục nhanh chóng

Trong kỷ nguyên số hóa, một trang web load chậm không chỉ khiến khách hàng bỏ đi mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu.

Keyword research là gì? Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả

Keyword research là gì? Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả

Khám phá cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả để tối ưu hóa chiến lược SEO, cải thiện thứ hạng trang web và tăng lưu lượng truy cập.

 
zalo