Thẻ head trong HTML là gì? Vai trò và các thành phần cốt lõi

Khi truy cập một trang web, điều đầu tiên đập vào mắt chúng ta thường là nội dung trong phần body - nơi chứa văn bản, hình ảnh, video và bố cục được sắp xếp gọn gàng. Thế nhưng, ít ai biết rằng trước khi tất cả những nội dung đó được hiển thị, trình duyệt đã phải lặng lẽ làm việc mới một khu vực nền tảng và vô cùng quan trọng, đó chính là thẻ head trong HTML. Dù không trực tiếp hiện diện trên giao diện, nhưng phần tử này lại đóng vai trò quyết định trong việc định hình cấu trúc, tốc độ tải trang, khả năng SEO và cả cách website được hiển thị trên thiết bị di động.
 

Thẻ head trong HTML là gì? Vai trò và các thành phần cốt lõi
 

Thẻ head trong HTML là gì?

Thẻ head là một phần tử đặc biệt, nằm ở đầu mỗi tài liệu HTML, ngay sau thẻ mở html và trước thẻ body. Mặc dù người dùng không nhìn thấy nội dung trong phần tử head, nhưng đây lại là nơi chứa các thông tin quan trọng giúp trình duyệt hiểu cách xử lý và hiển thị trang web một cách chính xác cũng như hỗ trợ các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,...) đánh giá và xếp hạng trang web của bạn.

Dưới đây là cấu trúc cơ bản và phổ biến nhất của thẻ head: 

< !DOCTYPE html >

< html lang="vi" >

  < head >

    < meta charset="UTF-8" >

    < meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0" >

    < title > Tiêu đề trang < /title >

    < link rel="stylesheet" href="style.css" >

    < script src="main.js" defer > < /script >

  < /head >

  < body >

    < !-- Nội dung hiển thị – >

  < /body >

< /html >
 

Cấu trúc thẻ head

Tầm quan trọng của thẻ head HTML đối với website

Mặc dù không trực tiếp hiển thị nội dung ra giao diện, nhưng thẻ head HTML lại đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa website, từ hiệu suất, trải nghiệm người dùng cho đến khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

1. Cầu nối giữa trình duyệt và website

Thẻ head giúp trình duyệt hiểu cách xử lý nội dung trong tài liệu HTML. Tại đây, các đoạn mã như meta, title, link, script,... định nghĩa cấu trúc, định dạng và hành vi của trang web. Nếu thiếu hoặc cấu hình sai thẻ head, website có thể hiển thị lỗi, không hỗ trợ tiếng Việt hoặc bị vỡ bố cục.

2. Nền tảng cho SEO website

Đối với Google và các công cụ tìm kiếm, nội dung trong phần tử head giống như một “tấm danh thiếp” giúp bot hiểu nội dung và giá trị của trang web thông qua các thẻ như:

- Tiêu đề trang (< title >): Đây là một trong những yếu tố SEO quan trọng nhất. Tiêu đề hiển thị tên trang trên kết quả tìm kiếm, giúp người dùng và search engines hiểu nhanh về nội dung trang.

- Mô tả trang (< meta name="description" >): Đoạn mô tả này thường xuất hiện dưới tiêu đề. Mặc dù không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp mạnh mẽ như tiêu đề, một mô tả hấp dẫn có thể thuyết phục người dùng nhấp vào liên kết của bạn thay vì đối thủ.

- Chỉ thị cho Robot (< meta name="robots" >): Thẻ này cho phép bạn kiểm soát cách các bot của công cụ tìm kiếm tương tác với trang. Bạn có thể cho phép (index, follow) hoặc ngăn chặn (noindex, nofollow) việc lập chỉ mục trang và theo các liên kết trên trang đó, quản lý nội dung trùng lặp hoặc các trang không cần hiển thị công khai.

- Canonical URL (< link rel="canonical" >): Cực kỳ quan trọng để giải quyết vấn đề nội dung trùng lặp. 

- Thẻ Open Graph (OG): Giúp chia sẻ link lên Facebook/Zalo đẹp mắt và đúng thông tin.

Do đó, nếu tối ưu tốt phần tử head, website sẽ có vị trí cao hơn trên Google và thu hút nhiều lượt truy cập hơn.
 

Thẻ head HTML
 

3. Kết nối tài liệu với tài nguyên bên ngoài

Thẻ head là cầu nối để liên kết tài liệu HTML với các tệp tài nguyên cần thiết nhưng nằm ở ngoài tệp HTML chính. Điển hình nhất là liên kết đến các tệp CSS (< link rel="stylesheet" >) để định dạng giao diện và liên kết đến các tệp JavaScript (< script src="..." >) để thêm chức năng tương tác trên website. Ngoài ra, phần tử head cũng được dùng để liên kết favicon (< link rel="icon" >) hay các font chữ ngoài.

4. Đảm bảo website tương thích trên mọi thiết bị

Thẻ head trong HTML còn chứa các chỉ thị quan trọng giúp trình duyệt biết cách hiển thị trang, đặc biệt là trên các thiết bị khác nhau. Ví dụ, < meta name="viewport" > chỉ đạo trình duyệt cách thiết lập khu vực hiển thị trên thiết bị di động, đảm bảo tính responsive. Nó cũng có thể chứa mã CSS (< style >) hoặc JavaScript (< script >) nội tuyến để tác động trực tiếp đến cách trang được trình bày và hoạt động. Nếu thiếu những phần tử này, trang web sẽ hiển thị lỗi trên điện thoại, chữ quá nhỏ hoặc bị tràn màn hình.

5. Cải thiện tốc độ và hiệu suất tải trang

Bằng cách sử dụng các thuộc tính như async hoặc defer trong thẻ script hoặc các thuộc tính rel="preload" hay rel="preconnect" trong thẻ link, phần tử head cho phép nhà phát triển kiểm soát cách và thời điểm trình duyệt tải các tài nguyên quan trọng, từ đó cải thiện đáng kể tốc độ tải và trải nghiệm ban đầu của người dùng.
 

Vai trò của thẻ head
 

Các thành phần chính bên trong thẻ head HTML

Thẻ head là “trung tâm điều hành” của trang web, nơi bạn cung cấp các chỉ dẫn quan trọng cho trình duyệt và công cụ tìm kiếm. Bên trong nó, có nhiều thẻ con đóng vai trò riêng biệt, nhưng khi kết hợp lại, chúng góp phần tạo nên phần tử head hiệu quả cho trang web. Việc hiểu rõ và sử dụng thành thạo các thành phần này trong thẻ head là nền tảng vững chắc để xây dựng các website không chỉ đẹp về giao diện mà còn mạnh mẽ về kỹ thuật, dễ dàng được tìm thấy và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

1. Thẻ title

Tiêu đề là thẻ bắt buộc phải có trong mỗi tài liệu HTML. Đây là văn bản hiển thị trên thanh tiêu đề của cửa sổ/tab trình duyệt và là tiêu đề mặc định khi trang được đánh dấu (bookmark). Quan trọng nhất, nó là tiêu đề lớn hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google, Bing.

Cú pháp: < title > Nội dung tiêu đề của bạn < /title >

Ví dụ:

< head >

    < title > Mẫu Website | Thiết Kế Đẹp, Chuyên Nghiệp, Giá Rẻ < /title >

< /head >

2. Thẻ meta

Thẻ meta không hiển thị nội dung ra ngoài, nhưng cung cấp thông tin về trang web cho trình duyệt và công cụ tìm kiếm. Đây là một trong những thẻ linh hoạt nhất trong phần tử head vì nó có thể mang nhiều loại thông tin khác nhau thông qua các thuộc tính của mình.

Cú pháp: < meta attribute_name="value" attribute_name_2="value_2" >

Ví dụ:

< head >

    < meta charset="UTF-8" >

    < meta name="description" content="Bài viết chi tiết về các thành phần trong thẻ head HTML." >

    < meta name="keywords" content="html head, the meta, the link, the script, the title" >

    < meta name="author" content="Chuyen Gia Content" >

    < meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0" >

    < meta property="og:title" content="Các thành phần trong thẻ head" >

    < meta property="og:image" content="https://example.com/image.jpg" >

< /head >
 

Phần tử head trong HTML
 

3. Thẻ style

Thẻ style dùng để viết CSS nội tuyến (internal CSS) trực tiếp trong tệp HTML, không cần tệp .css bên ngoài. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên tách CSS ra file riêng bằng thẻ link để dễ quản lý.

Cú pháp

< style >

  /* Mã CSS của bạn ở đây */

  body {

    font-family: Arial, sans-serif;

    line-height: 1.6;

  }

< /style >

Ví dụ:

< head >

    < style >

      h1 {

        color: #333;

        border-bottom: 2px solid #eee;

        padding-bottom: 10px;

      }

    < /style >

< /head >

4. Thẻ link

Thẻ link xác định mối quan hệ giữa tài liệu HTML hiện tại với một tài nguyên bên ngoài, thường được sử dụng để liên kết đến các tệp CSS, favicon hoặc các tài nguyên khác.

Cú pháp: < link rel="relationship_type" href="url_to_resource" >

Ví dụ:

< head >

    < link rel="stylesheet" href="/css/global.css" >

    < link rel="icon" href="/images/favicon.ico" type="image/x-icon" >

    < link rel="canonical" href="https://example.com/trang-chinh" >

    < link rel="preload" href="/fonts/roboto.woff2" as="font" type="font/woff2" crossorigin >

< /head >

Thẻ HTML head

5. Thẻ script

Thẻ script dùng để đưa JavaScript vào trang web, bạn có thể viết trực tiếp hoặc liên kết với tệp .js ngoài. Một mẹo nhỏ đó là bạn có thể dùng defer để trì hoãn thực thi script cho đến khi HTML tải xong, giúp web mượt hơn.

Cú pháp

< script >

  // Mã JavaScript nội tuyến

  console.log('Hello World!');

< /script >

< script src="url_to_script.js" > < /script >

Ví dụ

< head >

    < script src="/js/main.js" defer > < /script >

    < script >

        // Một đoạn script nhỏ cần chạy sớm, nhưng không chặn render quá lâu

        console.log('Script nội tuyến trong head');

    < /script >

< /head >

6. Thẻ base

Thẻ base giúp xác định đường dẫn gốc (base URL) cho tất cả liên kết tương đối trong trang. Đặc biệt, bạn cần lưu ý rằng chỉ nên có tối đa một thẻ base trong một tài liệu HTML.

Cú pháp:

< base href="url_co_so" target="_target_mac_dinh" >

Ví dụ:

< head >

    < base href="https://example.com/assets/" target="_blank" >

    < /head >

7. Thẻ noscript

Thẻ noscript dùng để hiển thị lời nhắc hoặc nội dung thay thế khi người dùng tắt JavaScript trong trình duyệt.

Cú pháp

< noscript >

  < p >Trình duyệt của bạn không hỗ trợ JavaScript hoặc đã tắt nó. Một số chức năng trên trang này có thể không hoạt động.< /p >

< /noscript >

Ví dụ:

< head >

    < script src="/js/interactive-feature.js" > < /script >

    < noscript >

        < p >Xin lỗi, tính năng tương tác này yêu cầu JavaScript để hoạt động.< /p >

    < /noscript >

< /head >

< body >

    < /body >

Lưu ý: Thẻ noscript có thể đặt cả trong < head > và < body >. Khi đặt trong < head >, nó chỉ có thể chứa các thẻ link, style và meta.
 

Head tag
 

Những lưu ý khi sử dụng thẻ head

Thẻ head chính là nơi định hình cách trình duyệt xử lý nội dung, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, hiển thị và khả năng SEO của một trang web. Vì vậy, nếu không để ý cẩn thận, bạn có thể khiến website chậm, lỗi font, hiển thị sai hoặc rớt top trên Google mà không hề hay biết.

Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ khi sử dụng thẻ head trong HTML:

- Luôn bao gồm các yếu tố nền tảng: Có ở đầu tài liệu và trong thẻ head là < meta charset="UTF-8" > để đảm bảo hiển thị ký tự chính xác, < meta name="viewport" content="..." > thiết yếu cho thiết kế responsive trên thiết bị di động, cùng với thẻ < title>... xác định tiêu đề trang cho trình duyệt và công cụ tìm kiếm.

- Cập nhật đúng thứ tự các thành phần trong head: Việc sắp xếp các thẻ trong phần tử head không phải ngẫu nhiên. Bạn nên khai báo charset trước để trình duyệt biết cách mã hóa văn bản ngay từ đầu. Tiếp theo là thẻ title, rồi đến các meta, sau đó mới đến link, style và script. Việc tuân thủ thứ tự này giúp trình duyệt tải và hiển thị nội dung nhanh hơn, đồng thời tránh được lỗi hiển thị khi tài nguyên chưa sẵn sàng.

- Không nhồi nhét quá nhiều thẻ không cần thiết vào phần tử head: Một số người có thói quen "ném hết" mọi thứ vào head, dẫn đến website bị tăng thời gian tải trang, khó quản lý mã nguồn, gây xung đột giữa các tài nguyên (CSS, JS). Do đó, bạn hãy chỉ đưa vào những gì thật sự cần thiết, có mục tiêu và luôn chú thích rõ ràng để người khác (hoặc chính bạn sau này) dễ dàng chỉnh sửa.

- Không đặt nội dung hiển thị trực tiếp: Tuyệt đối không đặt văn bản, hình ảnh, các phần tử body vào bên trong thẻ head, khu vực này chỉ dành cho metadata, cấu hình và liên kết tài nguyên.

- Chú ý tương thích trình duyệt khi thêm thẻ hoặc thuộc tính mới: Không phải trình duyệt nào cũng hiểu và hỗ trợ tất cả các thẻ hoặc thuộc tính mới trong HTML5. Vì vậy, khi thêm các thuộc tính meta nâng cao hoặc script hiện đại, bạn nên kiểm tra tính tương thích để đảm bảo website hiển thị đồng đều trên Chrome, Firefox, Safari và cả những trình duyệt cũ như Internet Explorer (nếu cần hỗ trợ).
 

Phần tử head
 

Một số câu hỏi thường gặp về phần tử head trong HTML 

Để giúp bạn làm rõ những băn khoăn về thẻ head, chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi thường gặp nhằm cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về phần tử này trong quá trình phát triển website.

1. Thẻ head trong HTML nằm ở phần frontend hay backend?

Thẻ head trong HTML thuộc về phần frontend, không phải backend. Đây là phần cấu trúc quan trọng nằm trong tài liệu HTML, nơi chứa các thông tin siêu dữ liệu (metadata) như tiêu đề trang, bộ mã hóa ký tự, liên kết tới file CSS, JavaScript, favicon,… Những thành phần này đều ảnh hưởng trực tiếp đến cách trình duyệt hiển thị trang web, trải nghiệm người dùng và khả năng tối ưu SEO - tất cả đều thuộc phạm vi của giao diện phía người dùng.

Ngược lại, backend xử lý logic, cơ sở dữ liệu và các chức năng phía máy chủ, hoàn toàn không liên quan đến cấu trúc HTML hay thẻ head. Vì vậy, khi nói đến phần tử head, bạn đang làm việc với giao diện trình duyệt (frontend), nơi mọi thứ được người dùng thấy hoặc ảnh hưởng đến những gì họ thấy.

2. Có thể bỏ qua thẻ head trong tài liệu HTML không?

Về mặt kỹ thuật, trình duyệt hiện đại có thể tự xử lý khi bạn bỏ qua thẻ head trong HTML, nhưng đây là việc không nên làm. Bỏ qua phần tử này sẽ khiến bạn không thể tối ưu SEO, không thể thêm CSS, JavaScript hay thiết lập các siêu dữ liệu quan trọng. Thẻ head là phần cốt lõi giúp website hoạt động chuyên nghiệp.

3. Liệu SEO có bị ảnh hưởng nếu cấu trúc head không chuẩn?

Có. Công cụ tìm kiếm như Google sẽ đọc thông tin từ thẻ head HTML để đánh giá nội dung và mức độ tối ưu của trang. Nếu thiếu thẻ title, description hoặc dữ liệu Open Graph/Schema, trang của bạn có thể bị xếp hạng thấp hoặc hiển thị không đẹp khi chia sẻ lên mạng xã hội.
 

Thẻ head trong HTML
 

Như vậy, qua bài viết của Phương Nam Vina, chúng ta đã cùng nhau khám phá chi tiết về thẻ head - phần tử thầm lặng nhưng đóng vai trò nền tảng của mọi tài liệu HTML. Dù không trực tiếp định hình nội dung hiển thị nhưng thẻ head HTML lại là nơi chứa đựng những thông tin metadata và các liên kết cấu hình thiết yếu, ảnh hưởng sâu sắc đến cách website của bạn được trình duyệt xử lý, công cụ tìm kiếm xếp hạng và người dùng trải nghiệm. Vì thế, bạn đừng bao giờ xem nhẹ phần tử nhỏ bé này mà hãy tận dụng đúng cách để xây dựng một website thật chuyên nghiệp ngay từ dòng code đầu tiên!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Div là gì? Ứng dụng của thẻ div HTML khi thiết kế website

icon thiết kế website Thẻ em trong HTML là gì? Cách sử dụng và lưu ý quan trọng

icon thiết kế website Thẻ span trong HTML là gì? Cấu trúc và các thuộc tính cơ bản

Bài viết mới nhất

SEO TikTok là gì? Giải mã các yếu tố cốt lõi trong SEO TikTok

SEO TikTok là gì? Giải mã các yếu tố cốt lõi trong SEO TikTok

SEO TikTok là quá trình tối ưu video và kênh để nội dung của bạn được thuật toán đề xuất mạnh mẽ, dễ dàng được tìm thấy bởi hàng triệu người dùng.

Thẻ em trong HTML là gì? Cách sử dụng và lưu ý quan trọng

Thẻ em trong HTML là gì? Cách sử dụng và lưu ý quan trọng

Dùng thẻ em HTML đúng chỗ không chỉ giúp Google hiểu rõ nội dung mà còn giúp người dùng có trải nghiệm dễ tiếp cận, an toàn hơn khi truy cập website.

Search volume là gì? Hiểu đúng để chọn từ khóa hiệu quả hơn

Search volume là gì? Hiểu đúng để chọn từ khóa hiệu quả hơn

Hiểu đúng search volume để chọn từ khóa hiệu quả, tăng lưu lượng truy cập chất lượng cho website và tối ưu chi phí SEO, quảng cáo cho doanh nghiệp.

SEO YouTube là gì? Hướng dẫn SEO YouTube hiệu quả toàn tập

SEO YouTube là gì? Hướng dẫn SEO YouTube hiệu quả toàn tập

Để video nhiều view thì chỉ làm nội dung hay là chưa đủ, bạn cần SEO YouTube - chiến lược giúp video leo top và tiếp cận đúng người, đúng thời điểm.

API gateway là gì? Lợi ích, tính năng và ví dụ thực tế

API gateway là gì? Lợi ích, tính năng và ví dụ thực tế

API Gateway là thành phần quan trọng trong hệ thống microservices giúp xây dựng ứng dụng linh hoạt, mở rộng và tối ưu hóa giao tiếp giữa các dịch vụ.

Thẻ span trong HTML là gì? Cấu trúc và các thuộc tính cơ bản

Thẻ span trong HTML là gì? Cấu trúc và các thuộc tính cơ bản

Một dòng chữ nổi bật, một hiệu ứng bắt mắt trên giao diện web, tất cả đều có thể bắt đầu từ thẻ span HTML tuy nhỏ bé nhưng đầy quyền năng.

zalo