Malware là gì? Các loại malware phổ biến và cách ngăn chặn

Trong thời đại công nghệ số, vấn đề an ninh mạng đang dần nhận được rất nhiều sự quan tâm hơn bao giờ hết. Với những cuộc tấn công vào hệ thống mạng Internet ngày càng gia tăng của hacker, các tổ chức / doanh nghiệp tại Việt Nam và trên cả thế giới đã phải chịu không ít ảnh hưởng. Trong đó, việc sử dụng phần mềm độc hại hay malware được biết đến là một trong những công cụ ưa thích của hacker để thực hiện các cuộc tấn công mạng. Vậy malware là gì và tại sao nó lại trở thành một "vũ khí" mạnh mẽ trong tay của các hacker? Hãy cùng chúng tôi khám phá sâu hơn về vấn đề này ngay trong nội dung dưới đây nhé.


Malware là gì? Các loại malware và cách ngăn chặn hiệu quả
 

Malware là gì?

Malware là từ viết tắt của "malicious software" (phần mềm độc hại). Đây là một loại phần mềm được những kẻ xấu thiết kế với mục đích lừa đảo, gây hại hoặc xâm nhập vào các thiết bị điện tử, hệ thống mạng, máy tính hay dữ liệu của người dùng khi chưa được sự cho phép từ họ.

Những chương trình độc hại này khi được phát tán sẽ có khả năng thực hiện nhiều chức năng đáng lo ngại, bao gồm từ việc mã hóa, đánh cắp thông tin, xóa dữ liệu quan trọng, thay đổi hoặc kiểm soát các chức năng của thiết bị, đồng thời giám sát mọi hoạt động được diễn ra trên điện thoại, máy tính hoặc của người dùng một cách bất hợp pháp.

Nhìn chung, malware là khái niệm mang ý nghĩa rộng hơn virus. Trên thực tế, virus chỉ được xem là một trong số các nhóm malware chuyên biệt với khả năng phát tán nhanh và nhân bản hệt như các virus sinh học.


Malware là gì?
 

Dấu hiệu nhận biết máy tính / website nhiễm malware

Nếu bạn không thể nhận biết được máy tính hay website của mình có đang bị malware tấn công hay không thì chắc chắn, bạn cũng không thể kịp thời ngăn chặn được hậu quả khi bị phần mềm độc hại tấn công. Vậy làm thế nào để bạn có thể phát hiện ra thiết bị của mình đã bị nhiễm malware? Khi máy tính của bạn bị nhiễm malware, bạn có thể nhận thấy thông qua những dấu hiệu sau:

- Máy tính chạy chậm, hệ điều hành xử lý thiếu nhạy bén ngay cả khi bạn chỉ đang duyệt web hoặc sử dụng các ứng dụng cục bộ.

- Bị quấy rối bởi quảng cáo pop-up, đặc biệt là loại quảng cáo gây ra bởi adware.

- Hệ thống thường xuyên gặp sự cố, bị đóng băng hoặc hiển thị màn hình xanh (BSOD) trên Windows.

- Dung lượng ổ cứng giảm một cách bất thường mà không có lý do rõ ràng.

- Hoạt động Internet của máy tính tăng cao bất thường mà không có nguyên nhân rõ ràng.

- Tài nguyên hệ thống tiêu thụ nhiều hơn bình thường, quạt máy tính hoạt động liên tục.

- Trang chủ của trình duyệt web mặc định thay đổi mà chưa được bạn cho phép, các đường link khi nhấp vào sẽ đưa bạn đến những trang không như ý định.

- Có các thanh công cụ, tiện ích mở rộng hoặc plugin mới xuất hiện trong trình duyệt web mà bạn không cài đặt.

- Chương trình antivirus không hoạt động hoặc không thể cập nhật được.

- Bạn nhận được thông báo đòi tiền chuộc từ malware, chúng đe dọa xóa dữ liệu của bạn nếu bạn không trả tiền.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì các máy tính / thiết bị bị nhiễm malware vẫn hoạt động một cách bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào.


Malware
 

Cơ chế phát tán của malware

Khi truy cập và sử dụng Internet, một số hành động dưới đây có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm malware:

- Tải về trò chơi, file nhạc hoặc truy cập các trang web độc hại có chứa malware.

- Tải ứng dụng từ các nguồn không tin cậy.

- Cài đặt thanh công cụ hoặc phần mềm từ nhà cung cấp không đáng tin cậy.

- Tải xuống dữ liệu từ trình duyệt web mà không quét qua phần mềm bảo mật.

- Mở các tệp đính kèm trong email mà không kiểm tra tính an toàn (malspam).

- Tải nhầm ứng dụng độc hại được ẩn dưới dạng ứng dụng hợp pháp.

- Bỏ qua cảnh báo cài đặt ứng dụng, đặc biệt là khi ứng dụng yêu cầu quyền truy cập thông tin cá nhân hoặc email.

- Cài đặt phần mềm bổ sung mà không biết rằng nó đi kèm với phần mềm độc hại.

- Sử dụng Internet mà không có chương trình bảo mật để bảo vệ máy tính.

Bên cạnh đó, việc không sử dụng các chương trình bảo mật cũng là một lý do góp phần vào việc làm cho các phần mềm ác ý xâm nhập dễ dàng hơn.


Phần mềm độc hại
 

Các loại malware thường gặp hiện nay

Để khám phá sâu hơn về thế giới tấn công của các phần mềm độc hại, bạn hãy cùng chúng tôi điểm qua một số loại malware phổ biến hiện nay. Những loại mã độc này đều mang lại những nguy hiểm riêng biệt và gây hại không chỉ đối với máy tính cá nhân mà còn cả mạng lưới toàn cầu:

1. Virus

Virus là một malware mà hầu hết mọi người đều quen thuộc khi sử dụng các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, laptop, máy tính bảng,.... Được xem là một mã độc nguy hại với khả năng lây lan ra khắp hệ thống với tốc độ rất nhanh.Virus có thể được cài đặt vào hệ điều hành hoặc một ứng dụng nào đó và nạn nhân sẽ bị tác động bởi virus nếu không cẩn thận mở và tải những tệp / phần mềm có chứa chúng.


Phần mềm ác ý
 

2. Worm

Khác với virus cần được cài vào, sâu máy tính là một chương trình độc hại có khả năng tự sao chép và tự truyền qua mạng. Do đó, khi người dùng kết nối Internet với một mạng hay truy cập vào một website đã bị nhiễm worm thì sâu máy tính sẽ nhanh chóng lây lan vào trong thiết bị của họ.

Một điều đặc biệt là sâu máy tính có thể gây hại nghiêm trọng hơn so với virus gấp nhiều lần. Lý do là vì sâu có khả năng tự phát triển, sinh sôi và hoạt động mà không cần có sự can thiệp hay điều khiển từ con người. Thậm chí sau khi đã bị tiêu diệt thì sâu máy tính vẫn có khả năng tái tạo và hoạt động trở lại như bình thường.

3. Trojan

Trojan là một phần mềm độc hại tiềm ẩn trong các ứng dụng hữu ích để lôi kéo người dùng cài đặt chúng vào thiết bị của mình. Thông thường, trojan sẽ lây nhiễm qua các tệp đính kèm và liên kết độc hại trong email hoặc khi người dùng truy cập vào các website đã bị nhiễm malware.

Hãy cẩn trọng bởi trojan thường hay xuất hiện dưới dạng những thông báo giả mạo về việc hệ thống của bạn bị nhiễm virus và cần phải chạy các chương trình bảo mật. Nếu không cẩn thận và bị tấn công, trojan có thể ngay lập tức chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn thiết bị của bạn. 

4. Ransomware

Trong những năm trở lại đây, ransomware đã góp mặt vào danh sách các loại phần mềm độc hại phổ biến nhất. Ransomware thường được hacker dùng để khóa hệ thống và ngăn cản mọi hoạt động trên thiết bị cho đến khi nạn nhân thanh toán một khoản tiền chuộc cho chúng. Thậm chí, một số dạng ransomware khác còn đe dọa còn công khai thêm những thông tin nhạy cảm của người dùng, chẳng hạn như lịch sử hoạt động trên các trang web người lớn nếu họ không chịu chi trả số tiền được yêu cầu.


Mã độc
 

5. Spyware

Đúng như tên gọi của nó, Spyware chính là một phần mềm ác ý được thiết kế để theo dõi và thu thập thông tin cá nhân của người dùng một cách lén lút. Thông tin này có thể bao gồm mật khẩu, thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và cả lịch sử duyệt web.

Mặc dù về cơ bản, Spyware không gây hại trực tiếp đến dữ liệu nhưng nó lại cực kỳ chuyên nghiệp trong việc theo dõi, sao chép và giám sát mọi động thái của người dùng. Mọi dữ liệu được nhập và xuất từ thiết bị đều được Spyware ghi lại và cung cấp cho những kẻ xấu mà không ai hay biết.

6. Adware

Adware là một malware tải xuống hoặc hiển thị các pop-up quảng cáo trên thiết bị của người dùng. Mặc dù Adware không thường lấy cắp dữ liệu từ hệ thống nhưng trên thực tế, phần mềm độc hại này lại gây phiền toái cho người dùng bằng cách bắt họ phải chịu sự quấy rối từ các quảng cáo không mong muốn trên máy tính hoặc thiết bị của mình.

Với nhiều người sử dụng trình duyệt web, việc xuất hiện các cửa sổ quảng cáo như vậy thường gây cảm giác khó chịu và phiền toái, thậm chí đôi khi có thể dẫn đến việc họ click nhầm vào các quảng cáo không an toàn.

7. Spam

Spam là những email rác không được người dùng mong đợi hoặc thậm chí là không muốn nhận. Thông thường, những tệp thư rác này sẽ chỉ chứa các thông điệp quảng cáo không cần thiết. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các email này chứa những liên kết hoặc file đính kèm có phần mềm độc hại và khi người dùng mở ra, chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống máy tính của họ.


Phòng chống malware
 

8. Phishing và spear phishing

Phishing và pear phishing là hình thức tấn công mạng lừa đảo bằng cách gửi các phần mềm độc hại tới người dùng thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Trong số đó, một chiêu lừa đảo phổ biến đó là lừa người dùng click vào những đường link giả mạo, khiến họ tin rằng bản thân đang truy cập vào các trang web ngân hàng hoặc dịch vụ khác. Thông qua cách này, kẻ tấn công có thể nhanh chóng chiếm đoạt thông tin cá nhân, mật khẩu và tiến hành đánh cắp tài chính.

9. Rootkit

Ngay khi người dùng vô tình cài đặt phần mềm này vào trong thiết bị của mình, rootkit sẽ nhanh chóng tấn công và tước đoạt quyền quản trị của họ. Khi đó, tin tặc có thể tự do truy cập trái phép và vượt qua mọi "tường lửa" một cách dễ dàng. Với việc sử dụng rootkit, kẻ xấu sẽ có khả năng đánh cắp dữ liệu, theo dõi hành vi của người dùng mà không để xảy ra bất kỳ cảnh báo lỗi hệ thống nào.

10. Fileless malware

Fileless malware là một loại mã độc không sử dụng bất kỳ tệp thực thi nào trong quá trình hoạt động, điều này khiến cho các chương trình chống virus thông thường gặp khó khăn trong việc phát hiện.

Ngoài ra, fileless malware cũng không sao chép bất kỳ tệp hoặc thư mục nào vào ổ đĩa cứng của bạn khi thực thi. Thay vào đó, loại phần mềm độc hại này sẽ nhanh chóng được đưa vào và thực thi trực tiếp ngay trên bộ nhớ RAM của máy tính, chủ yếu là thông qua các ứng dụng văn phòng như Microsoft Word, Notepad hay các công cụ quản trị của Windows như WMI và PowerShell.

11. The hybrid attack

Khi tấn công mật khẩu, hacker sẽ thường cố gắng “giải khóa” những mật khẩu đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hệ thống mạng hoặc các mật khẩu có vai trò bảo vệ những tập tin. Trong đó, có ba loại tấn công mật khẩu chính mà hacker thường hay sử dụng là: từ điển (dictionary attack), brute-force attack và hybrid attack. Phổ biến nhất chính là hybrid attack, một dạng tấn công "các ký tự đặc biệt" khi hacker thêm các số và ký tự vào trong mật khẩu để thử và dò tìm mật khẩu đúng.


Phần mềm độc hại là gì?
 

Một số giải pháp ngăn chặn malware hiệu quả

Không ai trong chúng ta có thể đảm bảo hoàn toàn rằng thiết bị của mình sẽ không bị tấn công bởi malware. Bởi song song với sự phát triển của công nghệ, các cuộc tấn công mới cũng liên tục phát triển và thách thức các hệ thống bảo mật dù chúng được quảng cáo là an toàn nhất cho người dùng.

Tuy nhiên, thực tế thì cũng có nhiều biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công bởi phần mềm độc hại. Dưới đây là 6 cách đơn giản nhất có thể được áp dụng mà bạn không nên bỏ qua.

Thứ nhất: Cập nhật hệ điều hành và ứng dụng thường xuyên

Nếu bạn hiểu rõ về malware và cách mà chúng tấn công máy tính thì có lẽ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được một trong những chiến lược phổ biến mà các hacker thường hay sử dụng để xâm nhập vào thiết bị / hệ thống của người dùng đó là lợi dụng những lỗ hổng trong phần mềm cũ hoặc đã bị lỗi thời. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của bạn lúc này đó là nên thường xuyên cài đặt các bản cập nhật ngay khi chúng được phát hành, vì những bản cập nhật này thường vá lại các lỗ hổng và lỗi bảo mật mà phiên bản trước chưa thể khắc phục được.


Mã độc hại
 

Thứ hai: Cài đặt các phần mềm diệt virus

Một biện pháp cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả để phòng chống malware đó là cài đặt phần mềm chống virus. Phần mềm này có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ thiết bị của bạn khỏi các phần mềm độc hại có thể gây nguy hiểm cho hệ thống. Cụ thể, nó sẽ tiến hành quét máy tính của bạn để phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại, đồng thời cung cấp các bản cập nhật tự động để tăng cường khả năng phòng chống đối với các virus mới được tạo ra.

Thứ ba: Sử dụng tường lửa

Một phương pháp khác để bảo vệ thiết bị của bạn khỏi malware chính là sử dụng tường lửa. Đây là một giải pháp giúp ngăn chặn các cuộc tấn công độc hại bằng cách hạn chế truy cập từ các nguồn không an toàn hoặc từ mạng máy tính riêng. Ngoài việc sử dụng phần mềm để chống virus, tường lửa cũng được coi là "một tấm khiên" mạnh mẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của malware.


Phòng chống phần mềm độc hại
 

Thứ tư: Tránh nhấp vào những liên kết không xác định

Lừa đảo vẫn là một giải pháp đơn giản nhất để malware xâm nhập vào thiết bị của người dùng. Trong trường hợp này, kẻ tấn công có thể sử dụng các email hoặc liên kết giả mạo thành một doanh nghiệp hợp pháp hoặc nguồn đáng tin cậy. Những liên kết này có thể dẫn người dùng đến một trang web giả mạo, nơi họ được yêu cầu nhập thông tin cá nhân của mình hoặc website lây nhiễm phần mềm độc hại để xâm nhập máy tính của bạn. Do đó, việc tránh nhấp vào các đường link không xác định là một biện pháp tốt để bạn tránh khỏi những tác hại do mã độc gây ra.

Thứ năm: Tải ứng dụng từ nguồn đáng tin cậy

Việc mua ứng dụng từ các nguồn uy tín cũng là một biện pháp quan trọng để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm malware cho thiết bị của bạn. Thực tế, các thương hiệu lớn trên thế giới thường rất cẩn trọng để đảm bảo rằng họ không làm tổn hại đến danh tiếng của mình trong việc cung cấp ứng dụng đến người dùng.

Để xác minh độ tin cậy của nguồn cung cấp, bạn có thể kiểm tra thông tin đầy đủ về nhà phát triển, danh sách các ứng dụng đã được phát hành trước đó và cả phần liên hệ chi tiết được trình bày trong phần mô tả ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng trực tuyến như Google Play hoặc Apple App Store.

Thứ sáu: Thường xuyên sao lưu dữ liệu

Để đảm bảo khả năng truy xuất dữ liệu và khôi phục hệ thống của bạn một cách nhanh chóng sau khi bị tấn công malware, việc thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên là điều cực kỳ quan trọng. Hành động này sẽ giúp giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại và đảm bảo rằng bạn sẽ không trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công ransomware nào đó.


Các loại malware
 

Từ những thông tin vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, chúng tôi hi vọng bạn đã tìm thấy câu trả lời cho khái niệm malware là gì cũng như cách phòng tránh các phần mềm độc hại. Nếu bạn đã hiểu cơ bản về những thông tin cần thiết này, hãy tập trung vào bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân của mình một cách cẩn thận để tránh bị các cuộc tấn công khó lường từ Internet gây nguy hại đến thiết bị của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Big data là gì? Những điều cần biết về dữ liệu lớn big data

icon thiết kế website Bảo mật website là gì? Những cách bảo mật website hiệu quả

icon thiết kế website Deep web là gì? Những bí ẩn có thể bạn chưa biết về deep web

Bài viết mới nhất

Semantic web là gì? Lợi ích và ứng dụng của web semantic

Semantic web là gì? Lợi ích và ứng dụng của web semantic

Semantic web đang cách mạng hóa cách chúng ta tương tác với dữ liệu, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho trải nghiệm tìm kiếm thông minh.

Link dofollow là gì? Phân biệt thuộc tính dofollow và nofollow

Link dofollow là gì? Phân biệt thuộc tính dofollow và nofollow

Xây dựng chiến lược link dofollow chất lượng, tự nhiên sẽ giúp tăng cường sức mạnh liên kết và thu hút lượng truy cập cho website.

Lỗi trang web từ chối kết nối​ và cách khắc phục nhanh chóng

Lỗi trang web từ chối kết nối​ và cách khắc phục nhanh chóng

Lỗi trang web từ chối kết nối không chỉ làm mất thời gian truy cập thông tin mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và trải nghiệm người dùng.

Web Stories là gì? Bứt phá giới hạn với Google Web Stories

Web Stories là gì? Bứt phá giới hạn với Google Web Stories

Với định dạng trực quan, Google Web Stories không chỉ giúp bạn kể chuyện một cách sinh động mà còn cải thiện đáng kể thứ hạng SEO của website.

15+ mẫu landing page mỹ phẩm đẹp, thúc đẩy tỷ lệ chốt đơn

15+ mẫu landing page mỹ phẩm đẹp, thúc đẩy tỷ lệ chốt đơn

Chiêm ngưỡng các mẫu landing page mỹ phẩm đẹp, dẫn đầu xu hướng, có thể khơi gợi cảm hứng chốt đơn của khách hàng giúp bạn bùng nổ doanh số.

Hướng dẫn cách tạo web miễn phí trên điện thoại trong 8 bước

Hướng dẫn cách tạo web miễn phí trên điện thoại trong 8 bước

Tìm hiểu cách tạo web trên điện thoại dễ dàng, nhanh chóng nhờ các công cụ miễn phí giúp nâng cao khả năng kinh doanh của bạn mọi lúc, mọi nơi.

zalo