Pop-up là gì? Cách tạo pop-up website hiệu quả, ấn tượng

Với sức ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng nhiều hơn vào những chiến dịch quảng bá cho thương hiệu dựa trên nhiều nền tảng khác nhau. Trong đó, pop-up là một hình thức tiếp thị đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để gia tăng độ phủ sóng cho mình. Vậy pop-up là gì? Làm thế nào để tạo ra một quảng cáo pop-up thật sự ấn tượng và kết nối mạnh mẽ với khách hàng? Bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.


Pop-up là gì? Cách tạo pop-up website hiệu quả, ấn tượng
 

Pop-up là gì?

Pop-up là một hình thức tiếp thị đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hiểu theo nghĩa đơn giản, pop-up chính là một đoạn quảng cáo nhỏ với nhiều kích thước khác nhau và chủ yếu xuất hiện trên website khi người dùng truy cập vào.

Thông thường, nội dung được cho hiển thị trên pop-up website thường là các thông tin hữu ích, có giá trị cùng những thông điệp quảng cáo gửi đến người xem. Mục đích chính là để họ nhận ra ngay lập tức những sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang cung cấp hoặc thông điệp được doanh nghiệp truyền tải.


Pop-up là gì?
 

Phân loại pop-up phổ biến hiện nay

Để phân loại pop-up trên website, người ta sẽ dựa trên 3 tiêu chí là nội dung, vị trí và thời điểm. Việc phân loại theo từng yếu tố sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn và bố trí, sắp đặt nội dung quảng cáo của mình trên pop-up website một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

1. Phân loại pop-up theo nội dung

Tùy thuộc vào loại nội dung được doanh nghiệp lựa chọn mà pop-up sẽ có các tên gọi khác nhau, cụ thể:

- Pop-up sự kiện.

- Pop-up minigame.

- Pop-up tải tài liệu.

- Pop-up chào hỏi / chúc mừng.

- Pop-up quảng cáo / khuyến mãi.

- Pop-up thông báo / cảnh báo.

- Pop-up thu thập thông tin khách hàng

- Pop-up khảo sát ý kiến khách hàng.

- Pop-up đăng ký nhận thông tin.

- Pop-up đăng ký đặt lịch tư vấn.

- Pop-up đăng ký dự sự kiện.

- Pop-up đăng ký đặt hàng trước.


Pop-up
 

2. Phân loại pop-up theo vị trí

Bên cạnh nội dung thì cửa sổ pop-up cũng được tiến hành phân loại dựa vào vị trí trên giao diện của website hoặc phần mềm / ứng dụng. Trong đó, một số vị trí đặt pop-up trên website phổ biến gồm có:

- Pop-up trung tâm: Thường xuất hiện ngay trung tâm màn hình để tập trung sự chú ý của người dùng và thường chứa nội dung quảng cáo hoặc thông tin quan trọng.

- Pop-up góc trên: Có kích thước nhỏ và nằm ở góc trên của màn hình. Loại này thường được sử dụng để hiển thị thông báo hoặc tạo một đường link để điều hướng đến các chức năng khác.

- Pop-up góc dưới: Kích thước nhỏ và chứa các nội dung như thông báo hoặc liên kết nhanh.

- Pop-up xuyên màn hình: Những cửa sổ pop-up này thường chiếm lấy toàn bộ không gian màn hình và che phủ gần như toàn bộ nội dung gốc. Chúng thường được sử dụng để hiển thị cho các thông báo quan trọng hoặc quảng cáo sáng tạo.

3. Phân loại pop-up theo thời điểm xuất hiện

Thời điểm xuất hiện của pop-up cũng rất linh hoạt và phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể cũng như chiến lược của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân thành ba loại chính dựa vào khoảng thời gian mà người dùng ở trên web của bạn như sau:

- Pop-up xuất hiện ngay khi vừa truy cập: Thường xuất hiện với dạng nội dung chúc mừng, thông báo quan trọng hay ưu đãi, khuyến mãi,...

- Pop-up xuất hiện trong quá trình truy cập: Được chia thành hai kiểu, kiểu đầu tiên sẽ xuất hiện sau khi người dùng đã truy cập web được một khoảng thời gian nhất định (thường từ 1 phút, 2 phút,... theo cài đặt sẵn), kiểu còn lại sẽ hiển thị khi người dùng di chuột đến một vị trí nào đó trên trang. Loại này thường phù hợp với dạng nội dung giới thiệu sản phẩm, sự kiện, cung cấp chương trình ưu đãi hay điều hướng trang đích (landing page).

- Exit intent pop-up: Xuất hiện trước khi khách hàng có ý định thoát trang nhằm mục đích giữ chân họ, điều hướng đến landing page, thu thập phản hồi của người dùng hay cung cấp chương trình khuyến mãi để thúc đẩy quyết định mua sắm ngay trên trang.

Pop-up quảng cáo
 

Lợi ích của việc sử dụng pop-up trên website

Ngày nay, hầu hết mọi trang web đều tích hợp pop-up để hỗ trợ chiến lược marketing của doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này đã khẳng định được tầm quan trọng của quảng cáo pop-up khi mang lại nhiều lợi ích đáng kể, điển hình gồm có:

1. Tăng khả năng hiển thị thông điệp

Một điểm mạnh rõ nét của pop-up đó chính là khả năng thu hút sự chú ý. Thông thường, pop-up sẽ tự động xuất hiện trên màn hình để giúp tập trung ánh nhìn của khách hàng. Điều này sẽ đảm bảo rằng thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải sẽ luôn hiển thị rõ ràng và được khách hàng tiếp nhận.

2. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Mỗi một sản phẩm khi được đăng tải trên website của bạn đều có thể được tìm kiếm bởi nhiều đối tượng khách hàng với những nhu cầu khác nhau. Lúc này, vấn đề được đặt ra cho bạn đó là làm thế nào để sản phẩm hướng đến đúng đối tượng của mình. Vì vậy, pop-up website sẽ được sử dụng để chuyển thông tin hữu ích đến đúng đối tượng mục tiêu thông qua cửa sổ xuất hiện. Khi khách hàng nhận được những thông tin mà mình cần thì chắc chắn, tỷ lệ chuyển đổi sẽ được cải thiện hiệu quả hơn.

3. Nhận phản hồi tức thì từ khách hàng

Việc tạo pop-up quảng cáo trên trang web của bạn được xem là một công cụ quý giá để thu thập, phản hồi ý kiến từ khách hàng ngay lập tức. Bạn có thể cài đặt và cho pop-up hiển thị trên một trong các trang của mình. Chẳng hạn như trang câu hỏi thường gặp, cửa sổ pop-up sẽ được hiển thị để khách truy cập có thể nhanh chóng đặt ra những vấn đề đang gặp phải hoặc chia sẻ ý kiến về sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

4. Pop-up là phễu lọc khách hàng hiệu quả

Hầu hết các pop-up nội dung đều đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập data của khách hàng ngay tại đầu phễu cực kỳ hiệu quả. Ví dụ như với một pop-up khuyến mãi, nó sẽ nhanh chóng kích thích khách hàng click vào và chuyển hướng đến trang đích. Tại đây, họ có thể tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin sản phẩm mà bạn đang cung cấp và để lại thông tin tư vấn hay trực tiếp mua hàng.


Pop-up website
 

Một số hạn chế của cửa sổ pop-up

Pop-up là một công cụ quảng cáo hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và hỗ trợ cải thiện tỷ lệ chuyển đổi ấn tượng. Tuy nhiên, đôi khi việc sử dụng cửa sổ pop-up không đúng cách có thể gây ra những hạn chế và phiền toái cho người dùng. Trong đó, phổ biến nhất thường là một số nhược điểm sau:

- Gây phiền toái cho người dùng: Một trong những hạn chế lớn nhất của cửa sổ pop-up là sự phiền toái mà nó gây ra cho người dùng. Khi chúng xuất hiện trên màn hình, nó có thể che khuất nội dung chính của trang web và làm gián đoạn trải nghiệm của người xem. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến khách hàng cảm thấy bực bội và không muốn tiếp tục duyệt web của bạn.

- Ảnh hưởng đến tốc độ tải trang: Khi một pop-up xuất hiện, nó sẽ tải các tài nguyên như hình ảnh, video hoặc mã JavaScript,.... Điều này sẽ khiến trang web trở nên chậm hơn và gây khó chịu cho người dùng cũng như làm giảm khả năng tương tác, tăng tỷ lệ thoát trang của khách hàng.

- Không phù hợp với mọi loại thiết bị: Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng cửa sổ pop-up trên các thiết bị di động đã trở thành một vấn đề lớn. Bởi lẽ, kích thước màn hình và cách thức hiển thị trên điện thoại với máy tính bảng là hoàn toàn khác nhau. Do đó, pop-up có thể không hiển thị đúng cách hoặc gây ra các vấn đề về khả năng tương tác trên thiết bị di động.

Chiến thuật tạo pop-up website tối ưu trải nghiệm người dùng

Pop-up mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau nếu bạn biết sử dụng đúng cách. Vì vậy, để tạo ra những pop-up website vừa hiệu quả lại vừa không gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng, bạn cần lưu ý ngay cho mình một số chiến thuật sau:

1. Thiết kế pop-up ấn tượng, trực quan

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng là thiết kế của pop-up. Nó phải được thiết kế sao cho thật ấn tượng và đảm bảo tính trực quan khi nhìn vào để thu hút sự chú ý của người dùng. Điều này có mối liên quan mật thiết đến việc bạn cần phải sử dụng màu sắc, hình ảnh hấp dẫn, font chữ dễ đọc và trang trí đơn giản nhưng tinh tế cho pop-up của mình.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến kích thước của pop-up trong quá trình hiển thị. Bởi kích thước quá lớn có thể sẽ che khuất đi nội dung chính và khiến người dùng không thể đóng nó lại ngay lập tức. Ngược lại, với những pop-up quá nhỏ thì sẽ làm cho nội dung, thông điệp hiển thị trở nên mơ hồ, khó đọc. Vì vậy, bạn hãy chọn kích thước phù hợp để đảm bảo giá trị thẩm mỹ và tính tương tác của pop-up trong hành trình tiếp cận khách hàng.


Pop-up trên website
 

2. Tiêu đề lôi cuốn, nội dung ngắn gọn

Tiêu đề và nội dung của pop-up trên website chính là hai vấn đề lớn mà bạn cần chú ý để có thể thu hút sự quan tâm của người xem. Tiêu đề nên được viết sao cho thật lôi cuốn nhằm giúp người dùng hiểu được mục đích quảng cáo ngay khi lần đầu nhìn thấy. Bên cạnh đó, nội dung và thông điệp bên trong cửa sổ pop-up cũng cùng cần được viết một cách ngắn gọn, súc tích, tránh những câu dài dòng hoặc gây khó hiểu.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến cách sử dụng ngôn từ trong pop-up để gia tăng chuyển đổi. Hãy sử dụng ngôn ngữ súc tích, thân thiện, gần gũi với khách hàng để tạo cảm giác tin tưởng và thân thiện đối với họ. Tránh sử dụng những từ ngữ quá cứng nhắc hoặc mang tính quảng cáo thái quá để không làm mất đi sự chuyên nghiệp của mẫu pop-up vừa được thiết kế.

3. Không yêu cầu khách hàng quá nhiều

Một cửa sổ pop-up có thiết kế chất lượng, nội dung hấp dẫn nhưng lại yêu cầu khách hàng phải điền quá nhiều thông tin sẽ gây ra trường hợp phản tác dụng, khiến người dùng cảm thấy phiền toái và không muốn tiếp tục đăng ký hoặc mua sản phẩm của bạn. Vì vậy, bạn hãy chỉ yêu cầu điền những thông tin cần thiết như tên, số điện thoại và đảm bảo tính đơn giản của pop-up để tạo động lực cho người dùng thực hiện.

Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn để đăng ký hoặc đóng pop-up. Cụ thể, thay vì chỉ có một nút "Đăng ký" duy nhất xuất hiện trên pop-up, bạn hãy thêm các gợi ý như "Đăng ký ngay" hoặc "Đăng ký sau" để khách hàng có thể lựa chọn theo ý muốn.

4. Tạo nút CTA rõ ràng

Nút kêu gọi hành động (CTA) là một phần quan trọng của pop-up bởi nó sẽ giúp khách hàng biết được hành động cần thực hiện để tiếp tục với pop-up. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng nút CTA được thiết kế rõ ràng, dễ nhìn để khách hàng có thể nhận ra và click vào một cách dễ dàng.

Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cũng nên sử dụng những lời kêu gọi kích thích và hấp dẫn cho nút CTA như "Đăng ký ngay", "Mua hàng" hoặc "Nhận ưu đãi" vì điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy hứng thú và muốn tiếp tục trải nghiệm trên website của doanh nghiệp.


Popup
 

5. Tối ưu pop-up trên mọi thiết bị

Với sự phát triển và phổ biến của các thiết bị di động, việc tối ưu pop-up trên mọi thiết bị là điều cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và sự chuyên nghiệp của quảng cáo khi hiển thị. Vì vậy, hãy thiết kế và tối ưu pop-up của bạn làm sao để chúng có thể hiển thị đúng cách trên các nền tảng di động, máy tính bảng hay một số thiết bị khác.

6. Lựa chọn vị trí và thời điểm xuất hiện phù hợp

Việc đặt pop-up quảng cáo tại vị trí phù hợp sẽ giúp quảng cáo của bạn được nhìn thấy và thu hút sự chú ý của khách hàng một cách dễ dàng. Tất nhiên, thời điểm xuất hiện cũng rất quan trọng nên bạn hãy căn chỉnh thời gian sao cho pop-up xuất hiện kịp lúc và không gây phiền toái đến trải nghiệm khách hàng.

Một số vị trí và thời điểm xuất hiện pop-up phổ biến có thể kể đến như sau:

- Vị trí: Giữa màn hình, ở góc dưới bên phải hoặc bên trái, trên thanh menu, trên thanh cuộn,....

- Thời điểm xuất hiện: Khi người dùng mới vào trang web, khi người dùng di chuyển chuột ra khỏi trang web, khi người dùng đã duyệt qua một số trang,....

7. Hạn chế sử dụng hình động, video

Mặc dù việc sử dụng hình động, video có thể làm cho pop-up trở nên sinh động và thu hút sự chú ý của khách hàng hơn nhưng đồng thời, nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề về tốc độ tải trang và khả năng tương tác. Vì vậy, bạn hãy hạn chế sử dụng hình động và video trong pop-up. Trong trường hợp thật sự cần thiết thì bạn hãy sử dụng các tài nguyên nhẹ và tối ưu dung lượng để giảm thiểu ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.


Popup là gì?
 

Như vậy, với những thông tin về pop-up là gì vừa được Phương Nam Vina chia sẻ, bạn cũng đã hiểu được tại sao đây lại là công cụ marketing hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng rồi đúng không. Hi vọng thông qua những chiến thuật vừa được gợi ý, bạn sẽ bỏ túi cho mình thêm thật nhiều kiến thức để có thể tạo ra những pop-up website chuyên nghiệp, ấn tượng và mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tiếp thị của mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Chatbox là gì? Lợi ích và cách tích hợp chatbox vào website

icon thiết kế website Footer là gì? Những lưu ý quan trọng khi thiết kế footer website

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo