UX là gì? Các bước thiết kế trải nghiệm người dùng ưu việt

Theo như một nghiên cứu mới đây của Kinsta đã chỉ ra rằng, có khoảng 70% người mua hàng online cho biết họ sẽ nhanh chóng hủy bỏ giao dịch nếu như nhận được trải nghiệm tệ hại trên website. Còn theo thống kê của Toptal, 88% người dùng sẽ không bao giờ quay lại một trang web hay ứng dụng có giao diện xấu cùng với tốc độ load trang chậm. Điều này đã chứng minh một điều, bên cạnh chất lượng sản phẩm thì trải nghiệm người dùng (UX) chính là một yếu tố quan trọng tác động đến tỷ lệ chuyển đổi trên website của bạn. Vậy UX là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về trải nghiệm người dùng là gì và cách thiết kế UX sao cho hiệu quả để bạn có thể tạo nên một trang web hoàn hảo cho riêng mình nhé.


UX là gì? Các bước thiết kế trải nghiệm người dùng
 

UX là gì?

UX là viết tắt của từ “user experience” trong tiếng Anh, khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là trải nghiệm người dùng. Thuật ngữ này vốn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế, phát triển sản phẩm và dịch vụ với mục đích chính là tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng khi họ tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Cụ thể, UX là tất cả các yếu tố tác động đến trải nghiệm của người dùng khi họ tương tác với một sản phẩm, dịch vụ hay hệ thống nào đó. Ví dụ, phần mềm trò chơi điện tử được tối ưu trải nghiệm người dùng UX sẽ có giao diện thân thiện và giúp cho người chơi dễ dàng tương tác, thực hiện các thao tác, hành động khác nhau. Tại đây, họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, chọn lựa vật phẩm (nhân vật), thêm chúng vào bộ sưu tập, tiến hành nạp thẻ hay checkout mà không tốn nhiều thời gian, trở ngại.

Tuy nhiên, trải nghiệm người dùng ở đây không chỉ đơn thuần là về giao diện (graphic user interface) và thiết kế (user centered design), mà nó còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: branding (thương hiệu), khả năng sử dụng (usability), mức độ đáng tin cậy (credible), chức năng (function) hay khơi gợi mong muốn của người dùng (desirable),.... Chính vì thế mà những người làm trong ngành IT cần phải quan tâm hơn đến các khía cạnh này để chắc chắn rằng các sản phẩm hay ứng dụng mà họ tạo ra có thể làm thỏa mãn tối đa mong muốn của khách hàng.

Hiện nay trong lĩnh vực thiết kế website, khái niệm UX design là gì cũng đang được sử dụng phổ biến để tạo ra một trang web thân thiện với người dùng. Khi đó, một trang web được thiết kế chuẩn UX sẽ có vai trò rất lớn trong việc giữ chân người dùng, đồng thời nhanh chóng thúc đẩy hành vi tìm hiểu thông tin và nhu cầu mua sắm của họ.


UX là gì?
 

Tầm quan trọng của việc tối ưu trải nghiệm người dùng cho website

Như chúng ta cũng đã biết, website chính là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp trên thị trường trực tuyến. Không chỉ cung cấp những thông tin cần thiết, website còn giúp tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng và hỗ trợ hoạt động kinh doanh online hiệu quả. Chính vì thế, việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng khi họ truy cập web đóng một vai trò hết sức quan trọng.

1. Thể hiện tính chuyên nghiệp

Một website có thiết kế UX chất lượng sẽ tạo ấn tượng tốt đối với người dùng, làm cho họ dễ dàng ghi nhớ và nâng cao độ nhận diện thương hiệu trên thị trường. Nếu website của bạn có giao diện đơn giản, dễ sử dụng và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết một cách chính xác, người dùng cũng sẽ có cảm giác rằng bạn là một doanh nghiệp chuyên nghiệp và đáng tin cậy, từ đó yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm / dịch vụ tại đây.

2. Tạo thiện cảm và tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng

Một website có UX tốt sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần, thực hiện các thao tác nhanh chóng để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn. Điều này chắc chắn là một điểm cộng lớn giúp bạn tạo được thiện cảm với người dùng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng trên web. Thậm chí, nếu người dùng cảm thấy hài lòng khi truy cập web, họ sẽ không ngần ngại để quay lại và sử dụng sản phẩm / dịch vụ của bạn một cách thường xuyên hơn.

3. Hỗ trợ bán hàng và thúc đẩy doanh thu

Mặc dù thiết kế trải nghiệm người dùng không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng một website có UX tốt sẽ giúp bạn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, từ đó thúc đẩy khả năng hành động (mua sắm) của khách hàng. Nếu người dùng có trải nghiệm tốt khi sử dụng website, họ chắc chắn sẽ có xu hướng đặt mua các sản phẩm / dịch vụ của bạn thêm nhiều lần nữa.


Trải nghiệm người dùng
 

Các yếu tố đánh giá trải nghiệm người dùng

Không thể phủ nhận rằng, trải nghiệm người dùng (UX) có tác động rất lớn đến khả năng tiếp cận thị trường đối với một sản phẩm / dịch vụ. Vậy nên, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng là một nhiệm vụ cần thiết mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện trong quá trình tạo ra và phát triển một sản phẩm bất kỳ. Cụ thể:

1. Hữu ích (useful)

Bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào khi được tạo ra trên thị trường đều có cùng chung một mục đích đó là đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dùng. Điều này có nghĩa là sản phẩm / dịch vụ của bạn cần phải giúp người dùng giải quyết được một vấn đề hoặc đạt được mục tiêu nào đó. Nếu như sản phẩm / dịch vụ của bạn không thật sự hữu ích, người dùng chắc chắn sẽ không có động lực để tiếp tục sử dụng hay tương tác qua lại.


Trải nghiệm người dùng là gì?
 

2. Có thể sử dụng (usable)

Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng thì điều kiện tiên quyết mà sản phẩm của bạn cần phải đáp ứng được đó chính là có thể sử dụng được. Vấn đề này cực kỳ quan trọng đối với các trang web, bởi nếu giao diện website không dễ sử dụng, người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin hoặc thực hiện các thao tác mong muốn. Ngược lại, một website có thiết kế thân thiện với người dùng sẽ giúp họ tiết kiệm được nhiều thời gian truy cập, tìm hiểu thông tin mình cần hay thực hiện mua sắm dễ dàng.

3. Có thể tìm thấy (findable)

Một trải nghiệm người dùng website tốt là khi khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các website có chứa nhiều nội dung, vì nếu người dùng không thể tìm thấy thông tin mình cần thì họ sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài và tìm đến website của đối thủ. Vậy nên, để xử lý tốt vấn đề này thì các website đã tích hợp công cụ tìm kiếm hoặc cung cấp các liên kết để dẫn người dùng đến những trang liên quan một cách dễ dàng.

4. Đáng tin cậy (credible)

Sự uy tín và đáng tin cậy chính là yếu tố hàng đầu để tạo nên một sản phẩm đáng giá với người dùng. Nếu như sản phẩm không đảm bảo chất lượng và mất đi sự tín nhiệm của khách hàng, khả năng bạn bị đào thải ra khỏi thị trường là rất lớn. Vì vậy, nhiệm vụ của bạn lúc này đó chính là phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm / dịch vụ mà mình đang cung cấp để khách hàng có được cái nhìn cụ thể, tránh tình trạng thất vọng rồi đánh giá thấp.


UX design
 

5. Khơi gợi mong muốn (desirable)

Đây là yếu tố thể hiện mức độ mà người dùng mong muốn được sở hữu sản phẩm. Hiện nay, một sản phẩm có thể làm cho người dùng nảy sinh cảm giác muốn chiếm giữ ngay lập tức sẽ thường đáp ứng các tiêu chí như: chất lượng tuyệt vời, danh tiếng thương hiệu, tính thẩm mỹ cao hoặc mang lại cảm giác khác biệt, độc đáo cho người dùng. Trong lĩnh vực thiết kế website, bạn cũng có thể khơi gợi mong muốn của người dùng thông qua việc tạo ra những tính năng ấn tượng, giao diện hài hòa, nội dung hữu ích nhằm thu hút sự chú ý của user và khiến họ có mong muốn sử dụng, tương tác với sản phẩm lâu dài.

6. Có thể truy cập (accessible)

Sản phẩm / dịch vụ có tính truy cập cao tức là nó có thể sử dụng được cho tất cả mọi người, kể cả những người bị khiếm khuyết hay đang sử dụng các công cụ hỗ trợ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các website, vì nếu giao diện của website không thân thiện với người dùng, họ sẽ không thể truy cập và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

7. Có giá trị (valuable)

Yếu tố này sẽ xác định người dùng sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu chi phí để sở hữu sản phẩm của doanh nghiệp. Tất nhiên, một sản phẩm chất lượng với giá thành phù hợp sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng khi mua sắm. Ngược lại, không có một ai sẵn sàng chịu chi tiền để mua về một món hàng mà giá trị của nó chỉ là con số 0 tròn trĩnh.


UX design là gì?
 

Hướng dẫn quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng (UX design)

Quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) chính là một chuỗi các bước được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách tối đa. Nếu vẫn chưa biết quy trình UX design thế nào thì dưới đây chính là 6 bước cơ bản mà bạn không nên bỏ qua.

Bước 1. Thấu hiểu sản phẩm

Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) là thấu hiểu rõ về sản phẩm của bạn. Trong đó bao gồm từ việc tìm hiểu về mục đích, tính năng, đối tượng khách hàng cho đến các yếu tố khác có liên quan đến sản phẩm. Chỉ khi bạn có được một cái nhìn tổng quan về sản phẩm của mình thì sau đó, bạn mới có thể triển khai kế hoạch thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) sao cho phù hợp.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình, bạn có thể áp dụng các hình thức như: khảo sát khách hàng, phỏng vấn người dùng hoặc tìm hiểu thông tin từ đối thủ cạnh tranh,.... Từ kết quả đã được tổng hợp, bạn có thể xác định được đâu là những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm để tiến hành cải thiện nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) cho khách hàng.

Cũng trong giai đoạn này, team UX sẽ có nhiệm vụ gặp gỡ để tìm hiểu các yêu cầu liên quan của các team business, Dev, Clients, PO, PM,... đối với sản phẩm đang cần được thiết kế UX. Thông qua buổi trò chuyện, team thiết kế UX sẽ biết được hai vấn đề:

- Giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty là gì?

- Mục tiêu xây dựng sản phẩm là hướng về đối tượng nào? Ai sẽ là người sử dụng nó?

- Lợi ích cho business và khách hàng chính là gì?

Bước 2. Nghiên cứu người dùng

Sau khi đã tìm hiểu về sản phẩm thì ở bước tiếp theo, bạn cũng cần phải nhìn rõ chân dung của khách hàng mục tiêu. Chỉ khi bạn thật sự thấu hiểu về đối tượng khách hàng mà mình hướng đến, bạn mới có thể đưa ra những quyết định thiết kế user experience phù hợp. Cũng giống như việc nghiên cứu sản phẩm, bạn cũng có thể sử dụng nhiều cách thức khác nhau để hiểu hơn về khách hàng. Chẳng hạn như: thăm dò ý kiến ​​trực tuyến (online poll), tìm hiểu thông tin trong nhóm (focus groups) và phỏng vấn người tiêu dùng (consumer),....

Các phương pháp nghiên cứu này nhìn chung đơn giản là việc nên hỏi về những sự thật, nỗi đau và kỳ vọng của người dùng hoặc xem cách mà họ thật sự phản hồi như thế nào khi sử dụng website. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải quan sát xem trên hành trình mà bạn giả định thì người dùng đang ở trong giai đoạn nào, đâu là nơi khiến họ chần chờ và có cách nào để thúc đẩy họ nhanh hơn không.

Sau khi đã thấu hiểu về con người, việc tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là hiểu khách hàng của mình sẽ làm gì và họ cần phải thực hiện những bước nào nhờ vào việc xây dựng luồng người dùng (User flows). Luồng người dùng sẽ cung cấp một hướng dẫn và minh họa các bước cụ thể về việc người dùng thêm sản phẩm vào giỏ, tiến hành thanh toán hay khi có ai truy cập vào bài viết. Việc hiểu rõ chính xác con đường mà bạn muốn người dùng đi qua sẽ giúp cho việc tạo ra cấu trúc trang web chuẩn UX dễ dàng hơn rất nhiều.


Trải nghiệm người dùng website
 

Bước 3. Lên ý tưởng và phác thảo thiết kế

Khi đã có trong tay đầy đủ các thông tin về sản phẩm và người dùng, đã đến lúc bạn cần nên bắt đầu triển khai ý tưởng và phác thảo một bản thiết kế với tiêu chí đáp ứng yếu tố trải nghiệm người dùng (UX).

Để tiến hành lên phác thảo ý tưởng của mình, các bạn có thể thực hiện thông qua các bước nhỏ dưới đây:

- Sketching (Phác thảo): trong bước này thì UX designer sẽ là người tạo ra các ý tưởng cơ bản và sau đó là tiến hành phác thảo nó. Tuy nhiên, để ý tưởng được thông qua thì team UX designe cần phải làm việc với những người liên quan trong việc phát triển sản phẩm, chẳng hạn như business, product hoặc kỹ thuật để tiếp nhận phản hồi, đồng thời tiến hành chỉnh sửa trước khi chuyển qua bước kế tiếp.

- Wireframing (Lên khung sản phẩm): Wireframing có vai trò giúp tạo nên hình thái của sản phẩm (ứng dụng / trang web) trông ra sao. Kỹ thuật này đóng một vai trò quan trọng trong việc trình bày các thiết kế sản phẩm, đồng thời chỉ ra những điểm cần được cải thiện để tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng.

- Prototyping (Tạo bản thô): nhiệm vụ của các nhà thiết kế UX đối với quá trình này đó chính là tạo nên phiên bản thô cho phần mềm từ chính những ý tưởng, bản vẽ đã thực hiện ở phần Wireframing. Nhìn chung, bạn có thể hiểu đây là quy trình xoay quanh việc biến một ý tưởng nằm trên giấy trở thành một thiết kế thô để có thể thử nghiệm và xác định xem liệu có phát sinh lỗi nào không để tiến hành xử lý.

Có thể khẳng định, việc lên ý tưởng và phác thảo chính là giai đoạn quan trọng trong quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) bởi sẽ nó giúp bạn có thể đưa ra những giải pháp tối ưu và đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho sản phẩm.

Bước 4. Thử nghiệm sản phẩm

Sau khi sản phẩm thiết kế đã hoàn thành và nhận về phiên bản hoàn chỉnh từ team Dev, team UX sẽ tiến hành kiểm tra lại xem liệu có vấn đề nào sẽ xảy ra khi người dùng tương tác với sản phẩm ở ngoài đời thật không. Với phương pháp đơn giản nhất, bạn hãy trực tiếp thử nghiệm sản phẩm với những người dùng thực tế để họ đánh giá hiệu quả của UX design. Từ những nhận xét và góp ý từ phía người dùng, bạn có thể nhanh chóng phát hiện và khắc phục các lỗi hoặc điểm yếu của sản phẩm trước khi đưa vào hoạt động.

Hoặc để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra chất lượng bằng cách thử nghiệm phương pháp A/B Testing để tìm ra phiên bản tốt nhất. phiên bản tốt nhất cần phải làm tốt hơn trong việc hỗ trợ hoặc thúc đẩy người dùng thực hiện một hành động hay mục tiêu nào đó. 

Bước 5. Đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) đó chính là đo lường hiệu quả của sản phẩm và đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Tại đây, bạn cần phải xác định các chỉ số đo lường như: tỷ lệ chuyển đổi, thời gian trung bình trên trang hay tỷ lệ thoát,... và dựa vào đó để đánh giá hiệu quả của trải nghiệm người dùng (UX), đồng thời tiến hành điều chỉnh và cải thiện sản phẩm để mang lại kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, việc đo lường không chỉ được diễn ra sau khi sản phẩm đã hoàn thiện mà còn cần phải duy trì trong suốt quá trình nó hoạt động. Tại đây, việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra các lỗi phát sinh để từ đó tìm ra nguyên nhân và hành động xử lý. Thậm chí, khi team UX bắt đầu triển khai thiết kế UX cho những tính năng mới của sản phẩm thì đôi khi, bạn cũng cần phải cập nhật lại bản thiết kế UX cũ để đảm bảo sự nhất quán khi trải nghiệm.


Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
 

Bí quyết tối ưu trải nghiệm người dùng website hiệu quả

Để việc áp dụng quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo thêm một số bí quyết tối ưu khác để nhanh chóng cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ngay trên chính website của mình, cụ thể:

1. Tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu tiên

Điều quan trọng nhất để thu hút người dùng đó chính là tạo được ấn tượng tốt ngay từ lần đầu tiên họ truy cập vào website của bạn. Điều này sẽ bao gồm việc thiết kế giao diện hấp dẫn, tối ưu hóa tốc độ tải trang hay đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học cho layout website,.... Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng đến việc cung cấp thông tin và hiển thị hình ảnh sản phẩm một cách rõ ràng, dễ hiểu để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm hoặc sử dụng khi cần.

2. Tương thích với mọi thiết bị

Với sự phát triển của công nghệ, người dùng giờ đây có thể truy cập vào website từ nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại, laptop hay máy tính bảng. Vì vậy, việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) trên mọi thiết bị là một nhiệm vụ rất quan trọng. Bạn cần phải đảm bảo website của mình có thể hiển thị đầy đủ và tương thích trên các thiết bị khác nhau để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dùng.

Thiết kế trải nghiệm người dùng

3. Xác định rõ CTA cần tối ưu

Call to action (CTA) là các nút bấm hoặc đoạn text mời gọi người dùng thực hiện một hành động nhất định trên website của bạn. Vì vậy, việc xác định và tối ưu hóa CTA là yếu tố quan trọng mà bạn cần ghi nhớ để đảm bảo tính hiệu quả của trải nghiệm người dùng (UX). Đặc biệt, hãy chú ý đến vị trí, màu sắc và nội dung của CTA để có thể thu hút người dùng, cũng như khuyến khích họ thực hiện hành động theo như mong muốn.

4. Chú trọng vị trí thu hút người dùng

Vị trí của các yếu tố trên website cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng (UX). Bạn nên ưu tiên đặt các nút, đường dẫn hoặc những thông tin quan trọng ở vị trí dễ nhìn, dễ thao tác và để người dùng có thể tiếp cận nhanh chóng. Ngoài ra, việc sắp xếp các vị trí trên theo một trật tự logic cũng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng sản phẩm của bạn.

5. Liên kết website với kênh social

Social media là một trong những công cụ quan trọng để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Vì vậy, việc liên kết website với các kênh social media sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và sản phẩm của bạn trên mạng xã hội. Điều này không chỉ giúp tăng lượng truy cập cho website mà còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra sự gắn kết và tương tác với khách hàng.

6. Content chất lượng

Ngoài việc thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UX), chiến lược content marketing cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng trên website. Hãy chắc chắn rằng nội dung mà bạn đăng tải trên website của mình mang lại giá trị, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng mục tiêu. Với việc cung cấp thông tin hữu ích và giải đáp các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng, hình ảnh doanh nghiệp của bạn sẽ càng tăng tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mắt của người dùng.


user experience
 

Dịch vụ thiết kế website uy tín, giá rẻ, chuẩn UX / UI

Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) khi kết hợp với yếu tố UI sẽ giúp bạn sở hữu một trang web ấn tượng, độc đáo, đồng thời có giao diện thân thiện, tốc độ tải trang nhanh và dễ dàng sử dụng. Nhờ vậy mà người dùng sẽ có tâm trạng thoải mái hơn khi truy cập vào website của doanh nghiệp.

Khi người dùng cảm thấy thích thú, thời gian họ ở lại trên web để tìm hiểu thông tin sẽ lâu hơn, khả năng mua hàng hay sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Chính vì thế, việc tạo ra một trang web chuẩn UI UX được xem là một việc làm cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện để kinh doanh trực tuyến.

Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm một công ty thiết kế website chuẩn UX / UI thì Phương Nam Vina chính là sự lựa chọn đáng tin cậy. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ website và 3000+ dự án đã hoàn thành, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn một trang web chất lượng và đạt được sự hài lòng tuyệt đối.

Đặc biệt, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và am hiểu về thiết kế web UX / UI, sản phẩm web của chúng tôi luôn tối ưu và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trải nghiệm người dùng. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế web ngay từ bây giờ thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cám ơn!


Thiết kế trải nghiệm người dùng website
 

Như vậy, bài viết này của Phương Nam Vina đã trình bày cho bạn về những thông tin liên quan đến khái niệm UX là gì. Không khó để chúng ta nhận thấy rằng, trải nghiệm người dùng là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Đặc biệt là đối với lĩnh vực thiết kế website, việc thiết kế trải nghiệm người dùng tốt sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với người dùng, tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng và thúc đẩy doanh thu hiệu quả. Vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua yếu tố này khi thiết kế web để website của bạn có thể phát huy tối đa giá trị của mình nhé.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Nguyên tắc thiết kế giao diện website chuẩn

icon thiết kế website Các font chữ đẹp trong CSS cho thiết kế giao diện website

icon thiết kế website Thiết kế website chuẩn SEO là gì? 18 yếu tố để web chuẩn SEO

Bài viết mới nhất

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt và thiết kế web bằng Joomla

Joomla là gì? Hướng dẫn cài đặt và thiết kế web bằng Joomla

Với tính năng đa dạng, khả năng mở rộng cao, Joomla là một hệ quản trị nội dung (CMS) mạnh mẽ, linh hoạt, phù hợp cho nhiều loại website khác nhau.

Làm chủ 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế website

Làm chủ 7 nguyên tắc phối màu trong thiết kế website

Phối màu trong thiết kế web không đơn thuần chỉ là chọn lựa sắc thái mà là nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác, giúp thương hiệu ghi dấu ấn lâu dài.

Pagination là gì? Hướng dẫn làm pagination trong website

Pagination là gì? Hướng dẫn làm pagination trong website

Không chỉ giúp sắp xếp nội dung gọn gàng, pagination (phân trang) còn là chìa khóa để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng hiệu suất SEO.

XML là gì? Giải mã toàn diện ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML

XML là gì? Giải mã toàn diện ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML

Bạn đã bao giờ tự hỏi dữ liệu phức tạp trên website được lưu trữ và truyền tải như thế nào chưa? Tất cả nhờ vào ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML.

WebSocket là gì? So sánh giao thức WebSocket vs HTTP

WebSocket là gì? So sánh giao thức WebSocket vs HTTP

Khác với giao thức HTTP, WebSocket cho phép kết nối liên tục, hai chiều giữa máy chủ và trình duyệt, giúp truyền tải dữ liệu nhanh chóng và mượt mà.

Shopify là gì? Cẩm nang tạo website và bán hàng trên Shopify

Shopify là gì? Cẩm nang tạo website và bán hàng trên Shopify

Với doanh thu toàn cầu hơn 5 tỷ USD mỗi năm, nền tảng Shopify đã trở thành lựa chọn ưu tiên của các doanh nhân và dropshippers trên toàn thế giới.

zalo