Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và marketing. Đây là một chỉ số quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch quảng cáo và bán hàng cụ thể. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa conversion rate nhằm mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp? Theo dõi nội dung dưới đây để cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời nhé!
- Conversion rate là gì?
- Công thức tính conversion rate
- Tầm quan trọng của conversion rate đối với doanh nghiệp
- Bật mí những cách tăng conversion rate giúp bạn x3 doanh số
- 1. Đặt mục tiêu rõ ràng, phù hợp
- 2. Xác định và làm nổi bật value proposition
- 3. Thử nghiệm A/B testing
- 4. Loại bỏ các rào cản trong hành trình mua hàng
- 5. Gia tăng niềm tin của khách hàng về thương hiệu
- 6. Phản hồi thắc mắc của khách hàng nhanh chóng
- 7. Xây dựng chiến lược nội dung chất lượng, cuốn hút
- 8. Sử dụng CTA thật khéo léo, lôi cuốn
- 9. Tối ưu hiển thị trên các thiết bị di động
- 10. Theo sát những đơn hàng bị bỏ quên trong giỏ
Conversion rate là gì?
Trong đời sống, chuyển đổi được hiểu chính là sự thay đổi về mặt bản chất của một thực thể nào đó. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đó chính là sự dịch chuyển của một thực thể từ trạng thái A sang trạng thái B.
Khi áp dụng thuật ngữ này vào trong lĩnh vực marketing, chúng ta có thể hiểu chuyển đổi với ví dụ cụ thể nhất là một hành trình thay đổi hành vi của khách hàng. Chẳng hạn như biến đổi một vị khách truy cập vào website trở thành khách hàng tiềm năng (để lại thông tin tư vấn) hoặc khách hàng thật sự (thực hiện hành vi mua hàng). Hay chuyển đổi một khách hàng tiềm năng đến tham dự sự kiện, hội thảo trở thành một vị khách chi tiền cho các sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp.
Nếu đã nắm rõ khái niệm chuyển đổi, vậy bạn có biết tỷ lệ chuyển đổi là gì không? Theo đó, conversion rate chính là tỷ lệ chuyển đổi từ lượt xem / lượt truy cập trở thành hành động cụ thể của khách hàng sau khi họ đã tiếp cận với sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Hành động này có thể là việc đăng ký dịch vụ, mua hàng, để lại thông tin liên hệ hoặc tải xuống tài liệu,....
Công thức tính conversion rate
Để tính tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, bạn cần phải lấy tổng số lượt chuyển đổi chia cho tổng số lưu lượng truy cập / tương tác của người dùng vào quảng cáo. Ví dụ, nếu như quảng cáo của bạn có 1000 người truy cập và 150 người trong số đó là đặt mua hàng thì lúc này, tỷ lệ chuyển đổi sẽ được tính là 150/1000 *100% = 15 %.
Tầm quan trọng của conversion rate đối với doanh nghiệp
Không thể phủ nhận rằng, conversion rate chính là một chỉ số quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ thành công của một chiến lược kinh doanh hoặc tiếp thị. Sở dĩ lại khẳng định như vậy bởi chỉ số này mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể:
1. Là căn cứ đánh giá mức độ thành công của chiến dịch
Như đã tìm hiểu ở trên, tỷ lệ chuyển đổi cho chúng ta thấy được tỷ lệ khách hàng hoặc người tiêu dùng đã thực hiện hành động mong muốn sau khi tiếp cận với sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp.
Từ kết quả nhận được, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ thành công của chiến dịch, đồng thời giúp các nhà lãnh nhanh chóng đưa ra các điều chỉnh kịp thời để cải thiện hiệu quả trong tương lai. Nếu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thấp, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược marketing / bán hàng của mình để tăng cường khả năng thuyết phục khách hàng hoặc người tiêu dùng.
2. Xác định "nút thắt cổ chai" của toàn phễu bán hàng
Phễu bán hàng (sales funnel) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing, nó đại diện cho quá trình từ khi khách hàng biết đến sản phẩm đến khi họ thực hiện hành động theo mong muốn của doanh nghiệp.
Trong đó, conversion rate sẽ giúp bạn xác định đâu là những giai đoạn trong phễu bán hàng có tỷ lệ chuyển đổi thấp, từ đó tiến hành tập trung vào để cải thiện hiệu quả. Ví dụ, nếu tỷ lệ chuyển đổi từ lượt xem quảng cáo sang việc đăng ký mua hàng thấp, đội ngũ marketing cần phải tập trung vào việc cải thiện nội dung và hình ảnh của quảng cáo để tăng khả năng thu hút khách hàng.
3. Giúp giảm chi phí trên từng khách hàng
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tính toán chi phí trên từng đối tượng. Khi đó, nếu như conversion rate cao thì doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán được khoản chi phí tiếp cận đến mỗi khách hàng và điều chỉnh chiến lược marketing / bán hàng để tối ưu hóa ngân sách. Ngược lại, nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp thì doanh nghiệp có thể phải đầu tư nhiều hơn vào các chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng mới, cũng như tăng chi phí trên mỗi đối tượng.
4. Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Tỷ lệ chuyển đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi nếu conversion rate cao, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng thực hiện hành động theo mong muốn, từ đó giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Còn nếu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thấp, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm doanh thu và lợi nhuận. Điều này cũng đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu hóa conversion rate để đảm bảo cho sự tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp.
Bật mí những cách tăng conversion rate giúp bạn x3 doanh số
Bạn đang kinh doanh trực tuyến và muốn cải thiện doanh số của mình theo hướng tích cực hơn? Hãy để conversion rate trở thành vũ khí bí mật của bạn bằng cách triển khai các phương pháp sau:
1. Đặt mục tiêu rõ ràng, phù hợp
Để có thể cải thiện conversion rate trong marketing, bạn cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu cụ thể với định hướng phù hợp với sản phẩm / dịch vụ đang kinh doanh. Chỉ khi có một mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì và tập trung triển khai những chiến lược nào để đạt được kết quả mong muốn.
Nhưng để đặt ra mục tiêu cụ thể thì trước tiên, bạn cần phải xác định đúng nhóm đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến. Việc xác định chân dung khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và thói quen mua sắm của họ. Có như vậy thì sau đó, bạn mới dễ dàng tạo ra những chiến lược tiếp thị với nội dung phù hợp để gia tăng tỷ lệ khách hàng chuyển đổi.
Sau khi đã xác định được khách hàng tiềm năng, nhiệm vụ của bạn lúc này đó là thiết lập một mục tiêu cụ thể cho chiến dịch. Ví dụ, bạn có thể đặt ra mục tiêu tăng 20% conversion rate trong vòng 3 tháng hoặc tăng doanh số bán hàng lên 50%. Việc đặt ra một tiêu cụ thể và giới hạn thời gian sẽ giúp bạn đo lường được hiệu quả của các hoạt động, đồng thời dễ dàng điều chỉnh lại chiến lược nếu cần thiết.
2. Xác định và làm nổi bật value proposition
Value proposition (lời đề nghị giá trị) là những lợi ích mà sản phẩm / dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng. Việc xác định và làm nổi bật value proposition một cách rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được giá trị sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó có thêm động lực để thực hiện hành động chuyển đổi.
Doanh nghiệp muốn xác định value proposition phù hợp thì trước đó cần phải tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng. Bằng cách thực hiện các cuộc khảo sát hoặc phân tích dữ liệu từ một số kênh truyền thông xã hội,... bạn sẽ biết được khách hàng hiện nay đang mong chờ điều gì để áp dụng điều đó vào trong sản phẩm / dịch vụ của mình.
Nhưng chỉ thấu hiểu khách hàng thôi chưa đủ, bởi đó là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay cũng làm được. Vậy nên song song với đó, bạn cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh để biết họ đang cung cấp những gì, từ đó tìm cách làm cho sản phẩm / dịch vụ của mình trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật sẽ giúp bạn không chỉ thu hút thêm nhiều người mua mà còn tạo nên tệp khách hàng trung thành cho mình.
Sau khi đã xác định được value proposition, bạn cần phải làm nổi bật những giá trị này trên website hoặc các kênh truyền thông khác để mọi người biết tới. Đừng quên sử dụng những lời nói, hình ảnh hoặc video chứng minh để giới thiệu về sản phẩm, đặc biệt là cần tập trung nhấn mạnh vào các lợi ích mà khách hàng có thể nhận được theo nguyên tắc “3 giây đầu” để thu hút người xem.
3. Thử nghiệm A/B testing
A/B testing là một phương pháp thử nghiệm hiệu quả mà các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng để xác định những yếu tố có thể tối ưu conversion rate của bạn. Cụ thể, A/B testing sẽ cho phép bạn so sánh hiệu quả đạt được của hai phiên bản khác nhau trên cùng một trang web hay một quảng cáo. Từ kết quả so sánh này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra quyết định chọn lựa tối ưu nhất.
Ví dụ, bạn có thể thử nghiệm hai phiên bản khác nhau của CTA (call-to-action) để xem phiên bản nào có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Hoặc bạn có thể thử nghiệm các tiêu đề, mô tả, hình ảnh,... để tìm ra yếu tố nào có thể thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
4. Loại bỏ các rào cản trong hành trình mua hàng
Một trong những nguyên nhân chính khiến người xem không hoàn thành việc mua hàng hiện nay đó là do các rào cản trong hành trình mua sắm. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra để xác định những rào cản này là gì và tiến hành loại bỏ chúng để gia tăng conversion rate trong bán hàng. Thường thì hiện nay, có ba rào cản lớn khiến khách hàng cảm thấy hồ nghi trong việc đưa ra quyết định sau cùng. Cụ thể:
- Cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng: việc cung cấp thông tin mơ hồ, thiếu tính xác thực chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến khách hàng chưa đủ tin tưởng đối với sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp. Bởi lẽ, khách hàng khi mua hàng online luôn muốn biết tường tận những thông tin về sản phẩm trước khi quyết định có nên đặt hàng hay không. Vì vậy, bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về sản phẩm / dịch vụ của mình để khách hàng có được cái nhìn tổng quan nhất, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định chính xác.
- Đơn giản hóa thủ tục đặt hàng: thủ tục đặt hàng phức tạp và lâu dài có thể làm mất đi sự hứng thú của khách hàng, dẫn đến việc họ không hoàn thành quá trình mua hàng sau cùng. Vì vậy, bạn cần phải đơn giản hóa thủ tục đặt hàng và tối ưu giao diện dễ sử dụng để khách hàng có thể nhanh chóng hoàn thành việc mua hàng.
- Áp dụng nhiều phương thức thanh toán: với sự phát triển của công nghệ, một số khách hàng thường có thói quen đặt hàng và thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hay ví điện tử. Vì vậy, bạn cần phải áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thuận tiện cho quá trình giao dịch và nâng cao trải nghiệm của người dùng.
5. Gia tăng niềm tin của khách hàng về thương hiệu
Niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu luôn luôn là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp của bạn cải thiện conversion rate. Nếu khách hàng tin tưởng vào thương hiệu của bạn, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng. Ngược lại, nếu sản phẩm / dịch vụ của bạn gây mất lòng tin cho khách hàng, họ sẽ không bao giờ có ý định muốn sở hữu chúng.
Thậm chí, dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn có chất lượng cao cùng giá cả phải chăng, nhưng nếu khách hàng của bạn vẫn chưa mua thì nguyên nhân có lẽ đó là do thiếu sự tin tưởng. Vì vậy mà ngay lúc này, bạn hãy xây dựng sự uy tín cho website của mình bằng cách bổ sung những đánh giá tích cực của một bên thứ 3 về sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn như:
- Một bài PR cho doanh nghiệp được đăng tải trên các trang báo uy tín.
- Đánh giá, bình luận của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm / dịch vụ trước đó.
- Hiển thị công khai chức năng comment về sản phẩm / dịch vụ trên trang web.
- Lời khuyên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đến từ các KOL hoặc chuyên gia trong ngành.
- Lời cam kết của thương hiệu về việc dám chịu trách nhiệm, dám nhận rủi ro khi có vấn đề xảy ra đối với sản phẩm để tăng lòng tin của khách hàng.
6. Phản hồi thắc mắc của khách hàng nhanh chóng
Việc phản hồi thắc mắc của khách hàng nhanh chóng cũng là cách làm hiệu quả để bạn gia tăng niềm tin và cải thiện conversion rate. Khách hàng sẽ cảm thấy như mình được quan tâm và đánh giá cao về bạn khi nhận sự hỗ trợ nhanh chóng cùng thái độ nhiệt tình.
Để có thể nhanh chóng hỗ trợ khách hàng trong việc phản hồi, tư vấn, doanh nghiệp nên tạo ra các kênh liên lạc như: email, chatbox tích hợp trên web hay hotline để giải đáp thắc mắc của khách hàng nhanh chóng. Điều này sẽ giúp tăng niềm tin của khách hàng và tạo sự thoải mái khi mua hàng trên website của bạn.
7. Xây dựng chiến lược nội dung chất lượng, cuốn hút
Nội dung chất lượng và cuốn hút là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Bởi lẽ, “content is king” luôn là câu nói có sức mạnh “ngàn cân” trong bất kỳ lĩnh vực nào để thu hút khách hàng, đồng thời giữ chân họ trên website lâu hơn để tìm hiểu.
Để tạo ra nội dung chất lượng và mang đến giá trị cao, bạn cần phải hướng giọng văn của mình sao cho đúng tệp khách hàng, đồng thời kết hợp hài hòa thêm các yếu tố như hình ảnh, video, hiệu ứng,... nhằm giúp cho nội dung thêm sinh động và mang tính chân thực cao. Chắc chắn, khi đáp ứng được những yếu tố trên thì nó sẽ làm gia tăng sự tương tác và thu hút khách hàng trên website của bạn.
8. Sử dụng CTA thật khéo léo, lôi cuốn
Bằng cách sử dụng CTA (Call to action) - Lời kêu gọi hành động thật khéo léo và lôi cuốn, bạn có thể kích thích khách hàng hoàn thành quá trình mua hàng trên website của bạn. Để CTA dễ dàng thu hút người xem, bạn cần phải đặt nó ở vị trí thu hút và dễ nhìn trên website của mình, thường là phía trên cùng của trang web hoặc ngay sau các thông tin chi tiết về sản phẩm / dịch vụ.
Bên cạnh đó, CTA cũng cần phải rõ ràng, dễ hiểu để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra và thực hiện. Tránh sử dụng các từ ngữ phức tạp hay quá dài trong CTA, bởi điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy bối rối và có thể không hiểu được ý nghĩa mà nút CTA này muốn truyền đạt là gì. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các từ ngữ như "Mua ngay", "Khám phá ngay", "Nhận ngay" để kích thích khách hàng hoàn thành quá trình mua hàng.
9. Tối ưu hiển thị trên các thiết bị di động
Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet đã trở thành xu hướng toàn cầu. Vì vậy, nhiệm vụ của các lập trình viên lúc này đó là cần phải tối ưu khả năng hiển thị trên các thiết bị di động để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người xem, từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Ngoài ra, thời gian tải trang cũng là một yếu tố quan trọng khi truy cập website trên điện thoại di động. Bởi lẽ, không ai thích cảm giác phải chờ đợi nên việc tối ưu thời gian tải trang chính là cách tốt nhất để khách hàng không bị chán nản và rời khỏi website của bạn.
10. Theo sát những đơn hàng bị bỏ quên trong giỏ
Một vấn đề thường gặp trong quá trình mua hàng trực tuyến hiện nay đó là khách hàng có thói quen bỏ quên đơn hàng của mình trong giỏ và không hoàn thành việc thanh toán. Vì vậy, việc theo sát những đơn hàng này và gửi nhắc nhở cho khách sẽ giúp cho họ nhanh chóng nhận ra sự tồn tại của sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định có nên mua hay không.
Để làm được việc này, bạn có thể gửi email nhắc nhở đến khách hàng về những sản phẩm đã bị họ bỏ quên trong giỏ. Đồng thời, để khuyến khích họ nhanh chóng hoàn thành đơn hàng thì bạn hãy cung cấp thêm những chương trình ưu đãi đặc biệt. Việc này sẽ giúp tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm và khuyến khích khách hàng nhanh chóng đặt hàng để không bị bỏ lỡ.
Như vậy trong bài viết này, Phương Nam Vina đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm conversion rate là gì, công thức tính toán và những bí quyết để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Có thể thấy, tỷ lệ chuyển đổi là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch kinh doanh và marketing, đồng thời giúp doanh nghiệp xác định những điểm yếu còn tồn tại trong chiến lược để tiến hành cải thiện kịp thời. Vì vậy, việc theo dõi và cải thiện conversion rate là một nhiệm vụ rất quan trọng để đảm bảo cho sự tăng trưởng mạnh mẽ và dài hạn của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
CPS là gì? Những kiến thức quan trọng về Cost Per Sale
PPC là gì? Tổng quan kiến thức về quảng cáo Pay Per Click
CPM là gì? Bí quyết tối ưu CPM để quảng cáo đạt hiệu quả cao