Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược marketing

Để hướng đến những mục tiêu cuối cùng là xây dựng tên tuổi uy tín, tạo doanh thu lâu dài trong kinh doanh thì việc xây dựng chiến lược marketing luôn đóng vai trò chủ chốt. Nhất là giữa bối cảnh thị trường đầy thử thách như hiện nay, việc marketing hiệu quả chính là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó dễ dàng gia tăng doanh thu lẫn lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng cho mình những chiến lược marketing hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy mà trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm marketing để các bạn có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của mình một cách tốt nhất.
 

Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược marketing từ A - Z
 

Mục lục

Chiến lược marketing là gì?

Philip Kotler - “cha đẻ” của marketing hiện đại và là một giáo sư nổi tiếng thế giới đã từng định nghĩa marketing như sau: “Marketing là quá trình tạo ra những giá trị từ khách hàng và xây dựng mối quan hệ thân thiết với họ nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp thông qua những giá trị được tạo ra”.

Từ đây, ta có thể định nghĩa khái niệm chiến lược marketing chính là một kế hoạch tổng thể nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể đến gần hơn với khách hàng. Việc đáp ứng những mong muốn, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chính là tiền đề giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu, gia tăng doanh thu và lợi nhuận hiệu quả. Đương nhiên, mục đích cuối cùng của một chiến lược marketing vẫn là chuyển đổi để khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
 

Chiến lược marketing
 

Phân biệt chiến lược marketing với kế hoạch và chiến thuật marketing

Mặc dù mang ý nghĩa khác nhau nhưng những khái niệm chiến lược marketing, chiến thuật marketing và kế hoạch marketing đôi khi vẫn gây nhầm lẫn cho nhiều người. Việc không hiểu rõ ý nghĩa của những định nghĩa này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của bạn. Vì vậy, chúng tôi sẽ phân biệt chiến lược marketing với hai khái niệm còn lại để các bạn có thể nắm bắt dễ dàng hơn:

Phân biệt chiến lược marketing và chiến thuật marketing

Chiến lược marketing chính là một tổ hợp rất nhiều chiến thuật marketing khác nhau. Mỗi một chiến thuật trong đó sẽ đều có mục tiêu riêng và hướng đến việc củng cố, hỗ trợ cho mục tiêu chung mà chiến lược marketing đã được đề ra. Nói tóm lại, chiến lược marketing chính là việc thiết lập lộ trình để đạt được mục tiêu mà mình hướng tới. Sau khi hoạch định chiến lược, việc tiếp theo là xác định những chiến thuật sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu đã đề ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing

Như đã nói ở trên, chiến lược marketing là quá trình nghiên cứu thị trường để đưa ra các kế hoạch marketing cụ thể. Trong đó bao gồm các hoạt động như: nghiên cứu thị trường tiềm năng, phân khúc khách hàng, vị trí địa lý, xu thế xã hội và thói quen của người tiêu dùng.

Còn về kế hoạch marketing, đây là việc đưa ra các mục tiêu nhỏ hơn, hoàn thành công việc với thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu tổng thể đã đề ra ở chiến lược. Nếu không xây dựng chiến lược marketing thì các kế hoạch mở rộng thương hiệu, phát triển thị trường hay tác động đúng nhóm khách hàng sẽ khó có thể thành công.

Nói tóm lại, xây dựng chiến lược, xác định chiến thuật và lên kế hoạch marketing cần được kết hợp với nhau để hoạt động marketing diễn ra hiệu quả nhất. Bắt đầu từ việc hoạch định chiến lược tổng thể, rồi dựa vào những dữ liệu, phân tích này để lựa chọn chiến thuật marketing phù hợp, sau đó lên các kế hoạch marketing cụ thể.

Tầm quan trọng của chiến lược marketing

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều sẽ xây dựng riêng cho mình một chiến lược marketing tổng thể và dài hạn. Bởi hơn ai hết, họ chính là người sẽ hiểu được ý nghĩa của chiến lược mà mình đề ra sẽ mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp:

- Các chiến lược marketing giống như một bản thiết kế giúp cung cấp các thông tin một cách bài bản nhất về cấu trúc, xác định mức chi phí,... để doanh nghiệp có thể tiếp cận các nhóm khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và chính xác.

- Việc tạo ra một chiến lược marketing phù hợp giống như tấm bản đồ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Từ đó hỗ trợ cho quá trình phát triển và đưa sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường một cách tự nhiên, thuận lợi.

- Chiến lược marketing được xây dựng bài bản sẽ giúp bạn có thể quản lý được mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phân bổ nguồn lực được hợp lý, hiệu quả nhất.

- Doanh nghiệp khi kinh doanh nếu không có chiến lược marketing đúng đắn sẽ gây lãng phí và tổn hại đến ngân sách bởi họ chỉ chăm chăm đầu tư số tiền khủng vào khâu truyền thông nhưng kết quả nhận lại không được như mong đợi.

- Khi sở hữu một quy trình làm việc khoa học sẽ giúp thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên. Các đối tác, khách hàng cũng từ đó mà thấy được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp bạn.
 

Các chiến lược marketing
 

Các loại chiến lược marketing cơ bản hiện nay

Để chiến dịch marketing mang lại hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp cần phải thật sự hiểu rõ được những chiến lược marketing cơ bản nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục tiêu kinh doanh của mình mà hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong số các loại chiến lược marketing nổi bật dưới đây:

1. Chiến lược marketing theo phân khúc

Chiến lược marketing theo phân khúc thị trường thường được phân loại thành ba phân khúc khác nhau, bao gồm: phân khúc đại trà, khác biệt hóa và tập trung.

- Phân khúc đại trà: khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ hướng đến một phạm vi rộng nhất có thể và hoàn toàn loại bỏ những điểm khác biệt trong yếu tố về phân khúc thị trường. Với phân khúc này, mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra chính là sự phủ sóng của sản phẩm, dịch vụ thay vì chỉ tập trung vào một số phân khúc nhất định.

- Phân khúc khác biệt hóa: nếu như marketing đại trà sẽ tập trung bao phủ toàn thị trường thì phân khúc khác biệt hóa lại không giống như vậy. Với loại hình này, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu, phân tích và chú trọng “đánh” vào từng phân khúc cụ thể, nơi chứa những tập khách hàng tiềm năng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ.

- Phân khúc tập trung: khác với các chiến lược còn lại, marketing tập trung sẽ chỉ hướng đến việc khai thác ở một mảng thị trường duy nhất. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần nguồn nhân lực để nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, qua đó tập trung vào một phân khúc trong từng giai đoạn. Khi thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tạo nên ưu thế dẫn đầu độc quyền về thương hiệu riêng.

2. Chiến lược marketing định vị thương hiệu

Chiến lược định vị thương hiệu (branding marketing) là cách doanh nghiệp thực hiện những hành động để xây dựng trong tâm trí của khách hàng mục tiêu về một hình ảnh thương hiệu rõ nét, có giá trị so với các đối thủ cạnh tranh hiện nay. Để xây dựng chiến lược marketing định vị thương hiệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các chiến lược dưới đây để nâng cao vị trí của mình trong suy nghĩ khách hàng.

- Lợi ích: chiến lược định vị sẽ dựa trên lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng.

- Thuộc tính: định vị sản phẩm với thuộc tính đặc trưng.

- Chất lượng và giá cả: định vị về chất lượng của sản phẩm khi tiến hành so sánh với những định giá khác nhau.

- Danh mục: xác định vị trí top đầu ở một lĩnh vực nào đó.

- Ứng dụng: định vị trong cách sử dụng hoặc là ứng dụng sản phẩm theo phương thức hoạt động riêng biệt.

- Đối thủ cạnh tranh: định vị bằng cách so sánh với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong từng giai đoạn.
 

Những chiến lược marketing
 

3. Chiến lược marketing sản phẩm

Chiến lược marketing cho sản phẩm sẽ được xây dựng bởi những chiến lược marketing hỗn hợp, chúng bao gồm 4P cốt lõi:

- Product (sản phẩm): phân tích về những ưu, nhược điểm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong đó sẽ có cả những chức năng, lợi thế mà sản phẩm của doanh nghiệp sở hữu để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

- Price (giá cả): nghiên cứu, phân tích giá cả của đối thủ cạnh tranh và đưa ra định giá phù hợp nhất đối với sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp của mình cung cấp.

- Place (phân phối): sản phẩm, dịch vụ cần được xây dựng và phát triển các kênh phân phối chủ yếu. Doanh nghiệp sẽ cần phải xác định đâu là kênh phân phối chính và thúc đẩy quá trình phân phối sản phẩm diễn ra hiệu quả hơn.

- Promotion (xúc tiến): các hoạt động xúc tiến sẽ bao gồm bán hàng, chiến lược tiếp thị qua các kênh marketing từ truyền thống (quảng cáo ngoài trời, trên báo giấy, qua điện thoại, hội trợ, triển lãm,...) cho đến kỹ thuật số (website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,...).

Còn đối với các ngành dịch vụ, chiến dịch marketing hỗn hợp sẽ thường được áp dụng phân tích theo chiến lược 7P trong marketing. Tức là ngoài 4 yếu tố trên sẽ có thêm 3 yếu tố là: People (con người), Process (quy trình), Physical (cơ sở vật chất).

4. Chiến lược marketing cạnh tranh

Chiến lược marketing cạnh tranh sẽ luôn tập trung vào các hoạt động để gia tăng vị thế của mình hơn so với đối thủ. Khi thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp sẽ cần xác định vị trí giữa mình và đối thủ để từ đó đưa ra các kế hoạch tối ưu, hiệu quả nhất. Một số trường hợp mà chúng ta thường gặp trong chiến lược marketing cạnh tranh hiện nay:

- Nếu đối thủ xếp dưới doanh nghiệp, hãy duy trì vị trí của mình.

- Nếu đối thủ xếp trên doanh nghiệp, hãy tập trung vào việc mở rộng thị trường để tạo lợi thế cạnh tranh.

Đôi khi, các chiến lược cạnh tranh cũng có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của bạn. Do đó, trước khi tiến hành bắt tay vào một chiến dịch nào, bạn cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, đối thủ và cả khách hàng để có thể đảm bảo hiệu quả như mong đợi.

5. Chiến lược marketing kỹ thuật số

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, chiến lược digital marketing cũng theo đó mà dần trở nên thịnh hành và được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Có thể nói, đây là cách tiếp thị truyền thông hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể nhắm đến một nhóm khách hàng tiềm năng tại cùng một thời điểm. Thông qua việc sử dụng các kênh Internet để tiếp thị như: website, mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử,... giúp nhanh chóng tiếp cận đến người tiêu dùng tiềm năng trên toàn thế giới.

Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sự kết nối và tương tác với khách hàng hiệu quả hơn. Không những vậy, chiến lược này còn giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp, nhờ vậy mà họ có thể nhanh chóng cập nhật mọi tin tức, sự kiện của bạn một cách kịp thời.

Trong số những kênh Internet tiếp thị hiện nay, website chính là kênh được đánh giá cao nhất. Không giống như mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, website không bị ràng buộc bởi bên thứ ba hay bất kỳ quy định khắt khe nào trong quá trình bán hàng. Sở hữu một trang web cũng đồng nghĩa với việc bạn đang có cho mình một cửa hàng trực tuyến. Tại đây, bạn có thể cho đăng tải toàn bộ thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp đến cho khách hàng. Đặc biệt, với giải pháp marketing SEO, Google Ads thì website của bạn có thể nhanh chóng gia tăng thứ hạng trên Google.

Chính vì với những ưu điểm này mà nhu cầu thiết kế website của các doanh nghiệp hiện nay không ngừng gia tăng. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu cần xây dựng một website chuyên nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì có thể tham khảo dịch vụ thiết kế web tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên đầy tài năng, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn một trang web chất lượng để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

6. Chiến lược marketing trực tiếp

Chiến lược marketing trực tiếp là phương thức mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động để có thể thu hút sự tương tác từ khách hàng một cách trực tiếp nhất. Mục đích của phương thức này là để doanh nghiệp thiết lập, duy trì cũng như phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng qua những thông tin, dữ liệu khách hàng đã có sẵn như: email, số điện thoại, địa chỉ,....
 

Xây dựng chiến lược marketing
 

7. Chiến lược marketing nội dung

Marketing nội dung là chiến lược dựa trên quá trình xây dựng hệ thống nội dung dài hạn, chất lượng cao và có tính nhất quán để tạo ra mối quan hệ thân thiết với khách hàng mục tiêu hoặc một nhóm đối tượng cụ thể. Thông thường, những nội dung này sẽ được xây dựng từ các hoạt động của doanh nghiệp, thông tin của sản phẩm, dịch vụ hay các chủ đề liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

Các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Theo nghiên cứu “Managing Digital Marketing” của Smart Insights, có đến 46% thương hiệu không có lấy một chiến lược marketing cho mình và 16% thì lại hoạch định chiến lược trên giấy, đương nhiên điều này sẽ không được tích hợp vào hoạt động marketing trong thực tế. Hiển nhiên, một chiến lược marketing nếu không được đưa vào thực tế thì làm sao có thể mang lại hiệu quả như mong đợi và qua đó học hỏi được những sai lầm trong quá khứ?

Vậy nên, đã đến lúc doanh nghiệp cần học cách marketing và bắt tay vào việc xây dựng chiến lược để tác động mạnh mẽ đến mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Để làm được điều này thì doanh nghiệp sẽ cần phải học hỏi và làm theo các bước trong quy trình xây dựng chiến lược marketing dưới đây:

Bước 1: Xác định đúng mục tiêu

Trên thực tế, bất kỳ một chiến lược nào cũng sẽ bao gồm có một mục tiêu nhất định hoặc nhiều hơn thế nữa, cụ thể:

- Thương hiệu (định vị thương hiệu, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng, cảm nhận về giá trị mà sản phẩm mang lại,...).

- Sản phẩm.

- Chỉ tiêu về tài chính (lãi gộp, doanh thu).

- Vị trí trên thị trường (thị phần của doanh nghiệp, mức độ thâm nhập trên thị trường,...).

Ngoài ra, khi tiến hành đặt các mục tiêu marketing thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ theo các yêu cầu dưới đây:

- Mục tiêu marketing phải rõ ràng, cụ thể và đo lường được.

- Mục tiêu marketing phải đáp ứng và phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược của công ty.

- Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể, ví dụ như sau 3 năm hoạt động phải hòa vốn hoàn toàn.

- Các mục tiêu khi được đưa ra phải đồng bộ với nhau và được sắp xếp thứ tự theo mức độ quan trọng nhất.
 

Marketing tốt
 

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường

Quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường sẽ được doanh nghiệp thực hiện qua hai đối tượng chính, đó là khách hàng và đối thủ cạnh tranh của mình. Để giúp quá trình phân tích này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ nghiên cứu marketing phổ biến như: Pestle, Ansoff, SWOT, Porter 5 Forces,....

Mục đích của quá trình phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được những đặc điểm chủ yếu của thị trường như: cơ cấu, quy mô, xu hướng biến động, tác động của môi trường marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng. Không chỉ vậy, nó còn giúp cho việc phân tích những ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, cũng như các thị phần và chiến lược của họ một cách chính xác nhất.

Bước 3: Phân khúc thị trường

Khi phân khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân khúc theo hành vi hoặc phân khúc theo nhu cầu. Dù thực hiện theo phân khúc nào thì doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý, một phân khúc thị trường lý tưởng sẽ cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có thể đo lường được.

- Thị trường đủ lớn để mang về lợi nhuận.

- Thị trường ổn định, không bị biến mất sau một thời gian ngắn.

- Có thể tiếp cận với các chiến lược tiếp thị của bạn một cách hiệu quả.

- Đồng nhất và dễ dàng đáp ứng tương tự với các chiến lược tiếp thị của bạn.
 

Chạy marketing
 

Bước 4: Lựa chọn thị trường mục tiêu

Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng ma trận DPM (Directional Policy Matrix) để tiến hành đánh giá thị trường cũng như lựa chọn thị trường mục tiêu. Theo đó, việc xác định thị trường mục tiêu chính là công đoạn là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Nếu trong trường hợp, thị trường mục tiêu mà công ty lựa chọn đã có các sản phẩm đang gặp phải vấn đề cạnh tranh với đối thủ thì việc tiếp theo mà doanh nghiệp phải làm đó chính là định vị sản phẩm mà công ty đang muốn triển khai so với các sản phẩm cạnh tranh đó.

Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing cụ thể

Xây dựng chiến lược marketing cụ thể sẽ bao gồm các chiến lược nhỏ lẻ phân bổ theo từng kênh khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đảm bảo rằng mình sẽ kiểm soát các chiến lược này một cách hiệu quả. Theo đó, xây dựng chiến lược sẽ bao gồm những chiến lược nhỏ như sau:

- Chiến lược truyền thông.

- Chiến lược giá.

- Chiến lược con người.

- Chiến lược thương hiệu.

- Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật.

- Chiến lược sản xuất và cung cấp.

- Chiến lược giá trị khách hàng.

- Chiến lược tài nguyên.

- Chiến lược hậu cần kho vận.

- Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.

- Chiến lược kênh marketing.

- Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị.

Bước 6: Lên kế hoạch marketing và triển khai, thực hiện

Khi xây dựng chiến lược marketing, bạn cần phải hiểu rằng mọi kế hoạch không thể hoàn hảo ngay từ đầu. Tất nhiên, mọi giả định mà bạn đưa ra chưa chắc đúng hết tất cả, và dù cho đã cẩn thận trong việc xây dựng kế hoạch nhưng không phải mọi dự đoán mà bạn đưa ra đều chính xác, đặc biệt là với cách phản ứng của khách hàng. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các kế hoạch marketing nhỏ lẻ để quá trình triển khai, thực hiện được thuận lợi hơn. Các kế hoạch marketing này sẽ bao gồm:

- Kế hoạch dự trù bán hàng.

- Kế hoạch đặt hàng và giao hàng.

- Kế hoạch tính giá và lãi gộp.

- Kế hoạch tổ chức kênh.

- Kế hoạch marketing.

- Kế hoạch truyền thông marketing.

- Kế hoạch đầu tư vốn.

- Kế hoạch bán hàng.

- Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng.

- Kế hoạch nguồn tài nguyên.

- Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.

- Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp.

Bước 7: Theo dõi, đo lường và cải thiện

Không thể phủ nhận, việc lường trước mọi rủi ro trong kinh doanh là việc vô cùng cần thiết. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải lập nên một quy trình marketing thật chi tiết, tỉ mỉ và tiến hành theo dõi, đo lường thường xuyên. Mục đích chính là để khi có vấn đề xảy ra thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tìm ra hướng khắc phục.

Đặc biệt khi hiện nay, nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường luôn biến động và thay đổi thường xuyên. Nhất là khi đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ không bao giờ ngồi yên mà sẽ đưa ra những chiến lược mới để nâng cao thị phần sản phẩm, sự uy tín của mình trên thị trường. Do đó mà việc luôn chú ý đến việc theo dõi, đo lường hiệu quả của chiến lược cho từng giai đoạn và tiến hành cải thiện để không ngừng phát triển hơn chính là yếu tố mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
 

Các chiến lược marketing cơ bản
 

4Ps và 7Ps trong chiến lược marketing

Vào năm 1960, giáo sư E. Jerome McCarthy đã cho xuất bản một cuốn sách mang tên “Basic Marketing”. Đây chính là một trong những cuốn sách đầu tiên viết về nghệ thuật marketing trên thế giới. Bàn về nội dung của cuốn sách này, E. Jerome McCarthy đã cho thu gọn và khắc họa một cách rõ nét về 4 chữ P “4Ps”, bao gồm: Price - Giá, Promotion - Quảng cáo, Product - Sản phẩm và Place - Kênh phân phối.

Đến năm 1981, hai giáo sư Bernard Booms và Mary Bitner đã tiếp tục cho nâng cấp mô hình 4Ps này thành 7Ps, tức là họ đã cho thêm 3 yếu tố nữa, bao gồm: Person - Con người, Process - Quy trình và cuối cùng là Physical Evidence - Trải nghiệm thực tế.

Kể từ đó đến nay, gần như doanh nghiệp nào cũng sẽ đều dựa trên 4 trụ cột chính và 3 trụ cột bổ sung vào trong quá trình xây dựng chiến lược marketing của mình. Trong đó, nội dung của từng trụ cột P này sẽ được diễn giải như sau:

4Ps bao gồm bốn trụ cột chính của chiến lược marketing, gồm.

- P1 - Products (sản phẩm): bao gồm những sản phẩm, dịch vụ hữu hình và là vật chất được bán ra trên thị trường.

- P2 - Price (giá): số tiền mà khách hàng sẽ phải trả để mua sản phẩm, dịch vụ.

- P3 - Place (địa điểm): địa điểm hoặc kênh bán hàng mà khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn.

- P4 - Promotion (quảng cáo): cách thức mà doanh nghiệp sẽ tiến hành quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.

7Ps bao gồm bốn trụ cột chính và ba trụ cột bổ sung, trong đó 3P bổ sung gồm:

- P5 - Person (con người): nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ tương tác trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng.

- P6 - Process (quy trình): chuỗi các hành động liên quan đến việc cung cấp sản phẩm từ nơi sản xuất cho đến tận tay của người tiêu dùng là khách hàng cuối cùng.

- P7 - Physical Evidence (trải nghiệm thực tế): các yếu tố hữu hình xung quanh sản phẩm và cơ sở vật chất, đây là nơi mà sản phẩm, dịch vụ tương tác trực tiếp với khách hàng.

Mặc dù đây đều là những trụ cột chính nhưng không nhất thiết lúc nào bạn cũng cần phải áp dụng đủ 7Ps này. Tùy thuộc vào mục tiêu, quy mô và chiến lược marketing của mình như thế nào thì doanh nghiệp sẽ tiến hành xem xét và hệ thống lại bảy trụ cột này sao cho phù  hợp nhất.

Các loại chiến lược marketing

Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược marketing

1. Làm thế nào để duy trì và tăng hiệu quả cho một chiến lược marketing?

Để doanh nghiệp có thể duy trì và tăng hiệu quả cho chiến lược marketing thì bạn cần phải chuẩn bị một khoản ngân sách đủ lớn, ổn định để có thể thực hiện các chiến dịch một cách liên tục. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yếu tố con người, cụ thể ở đây chính là đội ngũ nhân sự xây dựng chiến lược. Điều cần ở họ đó chính là phải có niềm đam mê, sự sáng tạo và nhạy bén trong bất kỳ tình huống nào.

Điều cần ghi nhớ tiếp theo đó chính là sau mỗi chiến lược marketing thì doanh nghiệp cần phải tiến hành việc thống kê và đánh giá kết quả. Từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Nhờ đó mà những chiến lược sau khi được thực hiện mới mang lại kết quả khả quan, đi đúng hướng và đặc biệt cho kết quả tốt nhất.
 

Cách làm marketing
 

2. Các chiến lược marketing có thể thực hiện cùng lúc không?

Tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể vận hành các chiến lược marketing cùng một lúc. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, đồng thời các chiến lược cũng sẽ hỗ trợ cho nhau để hướng đến mục tiêu cuối cùng được hiệu quả hơn.

3. Doanh nghiệp nhỏ có cần lên chiến lược marketing không?

Không chỉ doanh nghiệp nhỏ mà bất cứ công ty nào hiện nay cũng phải cần đến những chiến lược marketing để tạo đà phát triển. Khi đã có trong tay chiến lược cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ dàng định hướng mục tiêu hoạt động và nỗ lực để hướng đến những mục tiêu chung.

4. Những chiến thuật marketing nào thường đề cập trong chiến lược marketing?

Không khó để bạn có thể kể tên vô số các chiến thuật marketing đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong các chiến lược marketing của mình. Mặc dù có rất nhiều, nhưng không phải chiến thuật nào cũng được đánh giá cao về mặt hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có những chiến thuật đối với đơn vị này là tốt, là hiệu quả nhưng đối với các đơn vị khác thì có thể không được như kỳ vọng.

Vậy nên các bạn có thể tham khảo những chiến thuật marketing thường được đánh giá cao vì hiệu quả mà chúng mang lại, bao gồm: email marketing, viết blog, live streaming, Google Ads - quảng cáo Google, SEO - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, sponsorship - tài trợ, Influencer - người có sức ảnh hưởng, chứng thực, case study - nghiên cứu điển hình, affiliate - tiếp thị liên kết, engagement - tương tác, event - sự kiện, cá nhân hóa, content curation - quản lý nội dung, content syndication - cung cấp nội dung, contest - cuộc thi, social media - truyền thông xã hội,....

5. Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chiến lược marketing là gì?

Bất kể một công việc gì cũng đều có những yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến sự thành công của nó. Tương tự, trong quá trình xây dựng chiến lược marketing cũng như vậy, để một chiến lược thật sự mang lại thành công thì bạn nên chú ý đến những vấn đề cốt lõi dưới đây:

- Làm những gì mà bạn thấy thích: đây luôn là điều kiện căn bản và là nền móng để bạn có thể hoàn thành những công việc được giao. Ví dụ, bạn am hiểu về kỹ thuật quay và dựng phim, Youtube chính là nơi để bạn có thể bộc lộ tài năng của mình.

- Xem xét quỹ thời gian của mình: một ngày sẽ có 24 tiếng, trong đó có đến 6 - 8 tiếng là để bạn dành cho việc nghỉ ngơi. Tất nhiên, một cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ sẽ không đủ nhân sự cũng như thời gian để chạy theo những chiến lược marketing mang tính phổ quát. Thay vào đó, hãy tìm kiếm và lựa chọn những chiến thuật, kênh marketing phù hợp với năng lực của mình.

- Ngân sách: tùy thuộc vào từng giai đoạn mà sẽ có rất nhiều cách thức marketing khác nhau trên thị trường được triển khai. Đáng chú ý là cơ hội marketing cho mọi kênh đều tạo cơ hội ngang bằng nhau cho các doanh nghiệp tham gia. Chính vì vậy, dù doanh nghiệp của bạn có chi 100 triệu / tháng cho việc chạy quảng cáo nhưng nếu đối thủ chi 1 tỷ / tháng trên cùng nền tảng thì họ vẫn sẽ nuốt chửng bạn dễ dàng. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc về vấn đề ngân sách của mình với những cách thức phù hợp hơn.
 

Các bước xây dựng chiến lược marketing
 

6. Mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing

Khác với chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh chính là định hướng hành động và phát triển công ty trong từng thời kỳ, giai đoạn nhất định. Ngoài ra, chiến lược cũng phát triển dựa trên ba yếu tố chủ chốt là: Who - khách hàng, What - nhu cầu và How - năng lực độc lập.

Trong khi đó, chiến lược marketing chính là cách triển khai hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ dựa trên chiến lược kinh doanh. Điều đặc biệt là nếu chiến lược kinh doanh không khoa học, phù hợp và quan trọng là không rõ ràng thì chắc chắn, những chiến lược marketing cũng sẽ không thể nào triển khai hiệu quả được.

Những chiến lược marketing độc đáo của thương hiệu nổi tiếng

1. Coca - Cola: Xây dựng thương hiệu dễ nhận biết

Từ trước đến nay, Coca - Cola vẫn luôn là một trong những thương hiệu đình đám nhất thế giới trong việc thực hiện các chiến lược marketing nổi tiếng. Dễ dàng nhận thấy, biểu tượng logo màu đỏ và trắng của Coca - Cola luôn có độ nhận diện cực cao và phần lớn tất cả mọi người trên thế giới đều biết về thương hiệu này. Điều này cũng đặt ra cho chúng ta một câu hỏi, làm thế nào để Coca - Cola đưa thương hiệu của mình trở nên nổi bật như thế?

Giải đáp cho vấn đề này thật ra rất đơn giản, đó chính là cách Coca - Cola giữ gìn bản sắc của mình trong suốt hơn 130 năm qua. Dù đã thành lập từ rất lâu, nhưng logo của thương hiệu này chưa bao giờ thay đổi và nếu có, thì chúng vẫn tương tự nhau. Hoặc các chiến dịch quảng bá với những thông điệp vô cùng sáng tạo khắc sâu trong tâm trí người dùng như: chiến dịch Love Story - bảo vệ môi trường, chiến dịch Share A Coke - thay vì in tên thương hiệu thì hãng đã cho in lên những cái tên phổ biến của người dùng, chiến dịch Taste the Feeling - uống cùng cảm xúc, chiến dịch Happy ID - khuyến khích mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ hãy cười khi chụp CCCD (căn cước công dân),....

Tính đến thời điểm hiện tại, Coca - Cola đã sở hữu một thị phần nước giải khát rất lớn trên toàn cầu và có nhiều sản phẩm dưới nhãn hiệu khác nhau. Trong đó, đình đám và phổ biến nhất vẫn là sản phẩm Coke (Coca). Điều này đã chứng tỏ một điều, Coca - Cola đã rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu được mọi người nhận biết và có tính nhất quán để giúp cho công ty đi được một chặng đường rất dài.
 

Cách chạy marketing
 

2. Apple: Liên tục tạo ra tin đồn về các sản phẩm mới

Có một sự thật rất ít người biết đến đó chính là Apple không phải chi quá nhiều tiền cho chiến dịch quảng bá các sản phẩm mới của mình nhờ có chiến lược marketing vô cùng nổi tiếng. Theo đó, chiến lược mà họ tạo ra đó chính là tung tin đồn hay còn gọi là phương pháp marketing truyền miệng. Cách này sẽ làm cho người dùng, đặc biệt là các ifan (fan cuồng Apple) không ngừng sốt sắng và mong chờ các sản phẩm mới của thương hiệu này.

Theo như hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, kể từ khi chiếc điện thoại iPhone đầu tiên được ra mắt vào năm 2007, báo chí truyền thông đã không ngừng ca tụng và dành những lời khen có cánh cho các sản phẩm của Apple.

Kể từ đó đến nay, hãng không cần phải tự mình quảng cáo, giới truyền thông đã tự giác đua nhau khai thác những thông tin mới về sản phẩm cao cấp hơn của Apple sắp ra mắt. Mặc dù chính bản hãng còn chưa hề tiết lộ một chút thông tin nào về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã làm cho bất kỳ chiếc iPhone nào của Apple biến thành một siêu phẩm. Có thể thấy, Apple đã rất thành công trong việc mang đến cho khách hàng cảm giác scarcity marketing (chậm chân thì không đến lượt) và social proof (tâm lý ăn theo).

Bên cạnh đó, thành công lớn của Apple trong chiến dịch marketing còn phải dựa dẫm rất nhiều vào các chương trình truyền hình, phim ảnh,... để gia tăng độ nhận diện thương hiệu trước công chúng. Bằng chứng là có rất nhiều ngôi sao luôn sở hữu cho mình một chiếc Iphone trên tay cùng với tiếng chuông “có một không hai” đã làm cho người tiêu dùng dễ dàng nhận diện.
 

Cách chạy marketing hiệu quả
 

3. Colgate: Tạo niềm tin cho người dùng

Thay vì chỉ là một sản phẩm kem đánh răng thông thường, Colgate đã rất khôn khéo trong việc tiếp cận khách hàng từ nhiều năm qua, đặc biệt là qua giáo dục. Như chúng ta cũng biết, có rất nhiều cách khác nhau để chúng ta quảng bá về niềm tin cho người dùng. Thế nhưng, sẽ không có gì hiệu quả bằng việc mà bạn giáo dục khách hàng bằng những kiến thức hữu ích, đồng thời chứng minh được sản phẩm của bạn mang lại lợi ích như thế nào cho họ.

Thông qua các đoạn quảng cáo của Colgate, chúng ta sẽ thấy họ đều đều chia sẻ những thông tin quý giá cho người dùng về cách giữ gìn răng miệng khỏe mạnh, cách chải răng, sử dụng chỉ nha khoa hay cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả,.... Với những thông tin này, người dùng sẽ tìm hiểu và áp dụng vào trong cuộc sống của mình. Đương nhiên, một thương hiệu nếu giúp cho người dùng giải quyết được những vấn đề mà họ thường gặp trong cuộc sống thì sẽ tăng khả năng truyền miệng về thương hiệu, từ đó tăng khả năng đặt hàng trong tương lai.

Để chiến dịch này được lan rộng và thành công, Colgate đã cho ra hàng triệu đô la để đầu tư cho các hình ảnh, video, nội dung hấp dẫn để đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Chính chiến lược marketing này đã giúp cho thương hiệu không chỉ bán được nhiều kem đánh răng hơn mà còn nghiễm nhiên trở thành một trong những sản phẩm kem đánh răng hàng đầu và được tin cậy nhất trên thế giới.
 

Cách làm marketing hiệu quả
 

4. Spotify: Cung cấp cho người dùng trải nghiệm độc đáo

Spotify là một thương hiệu đến từ Thụy Điển đã rất thành công trong việc chinh phục thị trường âm nhạc trực tuyến trên toàn thế giới. Chắc chắn, với những người yêu âm nhạc thì Spotify luôn là một cái tên vô cùng nổi tiếng. Không chỉ vậy, tổ chức âm nhạc này cũng đã nhiều lần khẳng định mình chính là một trong những thương hiệu phát âm nhạc trực tiếp hàng đầu trên toàn cầu. Với vị thế của mình, liệu bạn có biết điều gì đã giúp cho Spotify có thể cạnh tranh với hàng loạt các ứng dụng âm nhạc khác hay không?

Đối với những ứng dụng phát nhạc hiện nay, hầu hết chúng đều cho phép bạn tìm kiếm bài hát yêu thích của mình thông qua bộ lọc điển hình như: tên ca sĩ, nghệ sĩ, tên bài hát, thể loại, bảng xếp hạng, quốc gia,.... Nhưng với Spotify, bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ vì bạn có thể tìm kiếm âm nhạc theo tâm trạng của chính mình. Không chỉ vậy, ứng dụng này còn giúp bạn khám phá thêm các ca sĩ, ban nhạc và bản nhạc mới một cách thường xuyên nhất. Điều đặc biệt, Spotify còn sử dụng  AI (trí tuệ nhân tạo) để quản lý một danh sách phát nhạc dựa trên thói quen của chính người dùng.
 

Các chiến lược marketing hiệu quả
 

5. Chanel: Chiến lược 3 không

Là một tín đồ thời trang, chắc chắn bạn sẽ không còn xa lạ gì với thương hiệu Chanel cũng như chiến lược 3 không rất nổi bật của nhà mốt thời trang này: không bán hàng trên mạng xã hội, không bao giờ giảm giá và không quan tâm đến đối thủ của mình. Có lẽ chính vì chiến lược marketing độc đáo của thương hiệu này mà Channel luôn là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới.

Chiến lược marketing sản phẩm của Chanel đó chính là tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Dòng sản phẩm của thương hiệu này được thiết kế theo một phong cách riêng và không hề chạy theo bất kỳ xu hướng nào. Không chỉ vậy, thay vì luôn cố gắng lấy lòng người hâm mộ bằng những chương trình giảm giá, Chanel sẽ phát triển các dòng sản phẩm bình dân để mở rộng thêm tập khách  hàng cho mình.

Điều đặc biệt là mạng xã hội cũng là nơi để Chanel phô diễn sự đẳng cấp của chính mình. Hãng không bán hàng tại đây, cũng không thường xuyên trả lời các phần bình luận của người dùng. Trên thực tế, Chanel chỉ tập trung chăm sóc cho những khách hàng đến trực tiếp showroom của mình chọn đồ. Chính vì sự đặc biệt đi ngược với số đông đã làm cho Chanel tạo được danh tiếng của mình trong lòng người hâm mộ thời trang.
 

Những chiến lược marketing hiệu quả
 

6. Heineken: Tài trợ các chương trình, giải đấu

Nếu bạn muốn đánh giá sự công nhận của người dùng cho một thương hiệu nào đó, hãy chú ý đến sự thống trị của thương hiệu trên mạng xã hội vì đây chính là cách mà thế hệ millennials (gen Y)  thể hiện tình yêu của họ. Bằng chứng là Heineken - một công ty bia nổi tiếng của Hà Lan đã có đến hàng triệu lượt thích trên Facebook và phần đông trong đó chính là nam giới thuộc thế hệ trẻ.

Trong suốt một thời gian, công ty đã phải vật lộn rất nhiều trong việc tạo ra sức ảnh hưởng của mình. Mãi đến năm 2011, khi họ tung ra chiến dịch marketing toàn cầu mang tính biểu tượng là “Open the world” (Mở ra thế giới) thì ngay lập tức, sức ảnh hưởng của thương hiệu này đã được lan rộng mạnh mẽ. Vậy điều gì đã làm cho chiến lược marketing của Heineken trở nên khác biệt như vậy?

Trên thực tế, Heineken chỉ tiếp thị theo hướng đơn giản là tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn như UEFA Champions League. Thông qua cách này, họ đã nhanh chóng nhắm mục tiêu đến tất cả mọi người, đặc biệt là những fan bóng đá trên toàn cầu. Không chỉ vậy, Heineken cũng tài trợ cho một sự kiện tụ họp lớn nhất của thế hệ millennials thông qua lễ hội mùa hè mang tên Coachella.

Đối với thế hệ này, Heineken đã nhanh chóng nhận ra rằng thật không dễ để truyền cảm hứng cho họ bằng những quảng cáo truyền thống. Chính vì vậy mà họ đã nhanh chóng tìm ra một cách khác để kết nối thương hiệu của mình với khán giả thông qua niềm đam mê bóng đá, những lễ hội đình đám bậc nhất trên toàn cầu.
 

Những cách làm marketing hiệu quả
 

Như vậy, với những nội dung mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm chiến lược marketing là gì cũng như nắm rõ cách chạy marketing hiệu quả nhất. Qua đó dễ dàng thực hiện một chiến lược phù hợp với định hướng cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp. Tất nhiên, con đường lập nghiệp chưa bao giờ là điều dễ dàng, nếu bạn không có sự kiên trì, nhạy bén cùng nỗ lực hết mình thì thành công chắc chắn sẽ không bao giờ đến với mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Chiến lược marketing bất động sản hiệu quả

icon thiết kế website Affiliate marketing là gì? Cách làm affiliate marketing cho người mới

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo