Branding marketing là gì? Làm brand marketing có khó không?

Với sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin như hiện nay, thay vì chỉ tập trung vào quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ như trước, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch brand marketing. Điều này không có gì quá bất ngờ bởi nhu cầu lựa chọn và sử dụng của khách hàng không chỉ phụ thuộc duy nhất ở sản phẩm mà còn nằm ở thương hiệu của những đơn vị được họ “chọn mặt gửi vàng”. Chính điều này đã tạo tiền đề cho thuật ngữ marketing branding ra đời và áp dụng rộng rãi trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy branding marketing là gì? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây để biết được tại sao brand lại là một phần không thể thiếu trong các hoạt động marketing của các doanh nghiệp hiện nay.
 

Branding marketing là gì? Làm brand marketing có khó không?
 

Mục lục

Brand là gì?

Brand được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thương hiệu và là sự tổng hợp của các giá trị vô hình về thuộc tính của sản phẩm như: tên, giá thành, chất lượng, uy tín,.... Nói một cách đơn giản hơn thì brand chính là quá trình tạo ra một cái tên, hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng thông qua những chiến dịch quảng cáo với tính nhất quán chặt chẽ. Hay theo định nghĩa của CEO Amazon cho biết: “Brand (thương hiệu) của bạn sẽ là những gì người khác nói về khi bạn không có ở đó”.

Nếu chúng ta hiểu theo một khái niệm sâu xa hơn thì brand còn được xem là lời hứa của doanh nghiệp tới khách hàng. Nghĩa là bao gồm những gì mà họ có thể kỳ vọng từ các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đương nhiên, nó phải có sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Một số brand nổi tiếng trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Apple, Samsung, Coca Cola, Pepsi, Toyota, BMW,....

Branding marketing là gì?

Brand marketing là một khuynh hướng tất yếu của quá trình marketing hiện đại. Trước đây, doanh nghiệp chỉ thật sự chú trọng đến sản phẩm với những chiến lược xoay quanh vòng đời của chúng. Thế nhưng trong những thập kỷ sau cùng của thế kỷ 21, các tập đoàn đa quốc gia đã bắt đầu tiên phong trong mô hình marketing lấy thương hiệu làm đầu.

Vậy brand marketing là gì? Theo đó, brand marketing chính là quá trình mà bạn cho xây dựng, tiếp thị những giá trị vô hình như: giá thành sản phẩm, tên tuổi, uy tín của thương hiệu,.... Nó cũng giống như cách mà bạn cho quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nhưng thông qua thương hiệu nói chung. Để dễ hiểu hơn thì đây chính là một câu chuyện về sản phẩm, dịch vụ mà trong đó, thương hiệu của bạn cần phải được nhấn mạnh và xuất hiện xuyên suốt.

Ví dụ điển hình là thương hiệu Apple, họ đã cho phát triển thương hiệu cho từng sản phẩm riêng biệt là: iPhone 11 Pro Max, iPhone SE, iPhone 12 Pro Max, iPhone 13,.... Những sản phẩm này đều hướng đến những phân khúc khách hàng khác nhau nhưng điểm chung đều sở hữu các đặc trưng của thương “mẹ”.
 

Branding marketing là gì?
 

Phân biệt brand marketing với một số khái niệm thường gặp

1. Phân biệt brand marketing và trade marketing

Xét về bản chất, hai khái niệm brand marketing và trade marketing có sự khác biệt rất rõ rệt. Nếu brand giúp thương hiệu nằm sâu trong tâm trí khách hàng thì trade sẽ giúp cho thương hiệu chiếm được ưu thế hơn tại các điểm bán hàng truyền thống và hiện đại. Bên cạnh đó, trade tập trung vào việc truyền tải giá trị của thương hiệu qua những hoạt động nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, bán hàng và truyền thông tại điểm bán. Trong khi đó, brand sẽ làm cho khách hàng nhớ đến, tin tưởng, yêu quý thương hiệu của bạn thông qua các hoạt động truyền thông và bộ nhận diện thương hiệu.

2. Sự khác biệt giữa brand marketing và marketing

Nhiều người thường hay nhầm lẫn brand marketing và marketing hoặc brand thuộc về một cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, theo như định nghĩa đã được chia sẻ ở trên thì marketing branding chính là một phần trong quá trình marketing.

Marketing: được định nghĩa như là tổng hợp của những công cụ, chiến lược sử dụng để quảng bá trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ và cả thương hiệu. Nhìn chung thì marketing chính là những hành động để kết nối doanh nghiệp với khách hàng, từ đó thúc đẩy họ mua các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Branding: là một hình thức của marketing giúp định hình thương hiệu. Mục tiêu của việc tiếp thị thương hiệu để trả lời cho những câu hỏi: Bạn là ai? Giá trị bạn mang đến là gì? Đâu là yếu tố làm cho thương hiệu của bạn trở nên độc nhất? Nhìn chung, marketing branding chứa tất cả các yếu tố miêu tả được thương hiệu của bạn, nổi bật là logo và website.
 

Brand marketing
 

Tầm quan trọng của branding trong marketing

1. Giúp bạn khác biệt so với đối thủ

Dù xuất hiện ở lĩnh vực nào thì branding trong marketing cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ trong lĩnh vực công nghệ, nếu muốn tìm kiếm một chiếc điện thoại hiện đại, hợp thời thì thương hiệu Apple chính là thương hiệu đầu tiên mà bạn nhớ đến. Là một thương hiệu lớn, Apple đã có sự đầu tư rất lớn trong việc tạo ra hình ảnh cho sản phẩm với thiết kế đẹp mắt, tính năng vượt trội. Vì điều này mà hiện nay, rất nhiều người đã chấp nhận xếp hàng rất lâu để sở hữu chiếc iphone đời mới vì trong suy nghĩ của họ, không thương hiệu nào có thể thay thế được sản phẩm của Apple.

2. Tăng giá trị của lợi ích đem lại

Có lẽ nhiều người không biết, nhưng brand hoàn toàn có thể được định lượng bằng tiền. Vậy nên, nếu brand càng lớn mạnh thì đồng nghĩa với việc giá trị của nó sẽ tăng cao. Khi brand càng lớn mạnh, càng nổi tiếng thì thương hiệu của bạn sẽ thu được mức giá cao hơn từ khách hàng so với những sản phẩm cùng loại của một brand khác. Điển hình như chiến dịch 1984 của Apple đã mở ra một kỷ nguyên quảng cáo sáng tạo tại Super Bowl. Chiến dịch này đã giúp cho Apple định giá chiếc máy tính của mình cao hơn so với các đối thủ khác cùng ngành.

3. Tạo ra sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng

Một chiến dịch truyền thông tốt sẽ giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng được tốt hơn. Đồng thời qua đó tạo ra được những giá trị để gắn kết, nâng cao cảm xúc cho họ. Cụ thể, ngay trong chiến dịch quảng cáo của Apple, thương hiệu này cũng đã sử dụng những ngôi sao Hollywood sử dụng iphone để tạo nên hình ảnh về một thương hiệu sang trọng, đẳng cấp và là niềm mơ ước của rất nhiều người.

4. Xây dựng lòng trung thành

Nhiều người nghĩ rằng iphone chính là một sản phẩm mang tính cách mạng trong lĩnh vực điện thoại di động. Thế nhưng sự thật không phải vậy, thương hiệu này đã tạo ra một hệ sinh thái các sản phẩm giúp mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Chính vì vậy mà khách hàng sẽ vui vẻ hơn khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm đó. Bên cạnh đó, Apple cũng là một trong số ít những thương hiệu duy trì được sự nhất quán trong việc chạm đến điểm chạm của thương hiệu và tạo ra sự cần thiết cho các sản phẩm. Chính vì vậy mà dù có trải qua bao nhiêu thế hệ, Apple vẫn luôn có đông đảo các fan hâm mộ (ifan) sẵn lòng bỏ tiền chỉ để sở hữu những chiếc sản phẩm mới nhất của mình.
 

Brand marketing là gì?
 

Các bước xây dựng brand marketing

Giữa vô vàn thương hiệu trên thị trường hiện nay, cách để bạn có thể thu hút khách hàng đến với mình chính là phải tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu sẽ cần phải trải qua nhiều thời gian, công sức. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô của sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp mà cách xây dựng thương hiệu sẽ không giống nhau. Nhưng nhìn chung, xây dựng brand marketing sẽ cần phải thực hiện theo các bước dưới đây:

1. Xác định cốt lõi thương hiệu

Để thành công thì mỗi một thương hiệu hiện nay đều cần phải xác định những vấn đề cốt lõi ngay từ đầu. Điều này đóng một vai trò quan để từ đó nắm được viễn cảnh, hiểu rõ sứ mệnh và các giá trị nội tại của doanh nghiệp là gì. Ngoài ra nó còn giúp cho doanh nghiệp có được nền tảng để tồn tại, phát triển và không bị mất phương hướng. Đương nhiên, để xác định cốt lõi của thương hiệu thì bạn cần phải giải đáp được bốn câu hỏi dưới đây:

- Tại sao doanh nghiệp của bạn phải tồn tại?

- Vấn đề mà doanh nghiệp bạn đang giải quyết là gì?

- Doanh nghiệp của bạn muốn hướng điều gì? Muốn đạt được hay hoàn thành điều gì trong tương lai?

- Những nguyên tắc nền tảng nào định hướng hành vi của doanh nghiệp?

Sau khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ có ngay ý tưởng để làm nền tảng cho thương hiệu. Từ đó vạch ra mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp ngay từ đầu.

2. Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Bất kể chiến dịch bán hàng hay xây dựng thương hiệu nào cũng cần phải nghiên cứu thị trường mục tiêu. Bởi mục đích của việc làm thương hiệu đó chính là tăng khả năng nhận diện với khách hàng, cải thiện số lượng đơn hàng được bán ra và mang về doanh thu, lợi nhuận lâu dài.

Vậy nên, để xác định đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận một cách chính xác thì bạn sẽ dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, thu nhập, vị trí địa lý, trình độ học vấn). Từ đó xác định họ có phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp hay không. Sau cùng đưa ra những chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ.

3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Cũng tương tự như cách bạn nghiên cứu thị trường, việc phân tích đối thủ cạnh tranh của mình cũng là một công đoạn không thể thiếu trong brand marketing nói riêng và nghiên cứu marketing nói chung. Một lời khuyên dành cho bạn là đừng bao giờ bắt chước y chang những thương hiệu lớn trong cùng ngành. Thay vào đó, hãy phân tích kỹ hơn về đối thủ của mình để xác định xem thương hiệu của bạn có gì nổi trội hơn so với họ. Sau đó tập trung vào sự khác biệt này để xây dựng một thông điệp tiếp thị riêng, đây chính là tiền đề để bạn tạo ra một thương hiệu độc nhất. Tuy nhiên, để có thể phân tích đối thủ của mình thì bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau:

- Chất lượng sản phẩm / dịch vụ mà họ cung cấp như thế nào?

- Đối thủ có đang nhất quán trong hình ảnh nhận diện, thông điệp trên các kênh truyền thông hay không?

- Đối thủ có review từ khách hay mention từ mạng xã hội để bạn tham khảo không?

- Đối thủ có đang chạy marketing về online lẫn offline?

4. Định vị thương hiệu và xác định thông điệp

Một trong những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng brand marketing đó chính là định vị thương hiệu cũng như xác định thông điệp cho mình. Theo đó, đây chính là những mục tiêu, khao khát mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến và cả những giá trị mà họ mong muốn mang lại cho người tiêu dùng.

Một ví dụ điển hình cho việc định vị thương hiệu này đó chính là thương hiệu Nike cùng câu slogan đình đám “Just Do It”. Đây là câu slogan với sứ mệnh truyền cảm hứng sáng tạo cho mọi thế hệ vận động viên trên toàn thế giới hiện nay. Không chỉ dừng lại ở đó, Nike còn mở rộng sứ mệnh thương hiệu bằng cách bổ sung thêm dòng chữ “Chỉ cần bạn có một cơ thể, bạn chính là vận động viên”. Với câu khẩu hiệu đỉnh cao như vậy, nguồn khách hàng mục tiêu của Nike đã được mở rộng ra rất nhiều. Đương nhiên, để chứng tỏ được sứ mệnh của mình thì Nike cũng đã không ngừng sáng tạo để cho ra đời những dòng sản phẩm chất lượng nhất và có được vị thế không nhỏ trên thị trường.

5. Tạo bộ nhận diện thương hiệu

Khi nói đến xây dựng thương hiệu thì hình ảnh, màu sắc, logo, tagline,... chính là những yếu tố đầu tiên. Ở bước này, bạn cần phải có sự giúp đỡ từ các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm thì mới có thể xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, khó khăn nhất đó chính là thiết kế logo.

Vậy nên, hãy sẵn sàng chi cả thời gian lẫn tiền bạc để thuê một công ty thiết kế chuyên nghiệp nhằm tạo ra một logo thật độc đáo, từ đó tối ưu hóa hình hình nhận diện cho thương hiệu. Họ đều là những người có nhiều chuyên môn để tạo ra dấu ấn đặc biệt về lâu dài cho doanh nghiệp của bạn.

6. Phát triển các nguyên tắc thương hiệu

Nguyên tắc về thương hiệu đóng một vai trò như một cuốn cẩm nang về cách để sử dụng thương hiệu của bạn, trong đó sẽ bao gồm cách sử dụng: màu sắc, logo, phông chữ, giọng nói,.... Những yếu tố này sẽ giúp cho bất kỳ nhà thiết kế hoặc các marketer nào kể về câu chuyện, truyền tải thông điệp của bạn một cách tốt nhất, cũng như đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu.

Ví dụ, hãng hàng không giá rẻ Virgin America nổi tiếng với dịch vụ thân thiện, đáng tin cậy. Điều đặc biệt là tông giọng của họ cũng đồng nhất với đặc điểm này của thương hiệu. Bằng chứng là trên Twitter của hãng, bạn có thể nhận thấy lối viết duyên dáng dựa trên từng vùng miền. Bên cạnh đó, họ cũng đã đẩy mạnh giá trị đáng tin cậy của mình bằng cách cung cấp cho khách hàng ổ cắm điện ngay tại chỗ ngồi của mình.

7. Triển khai chiến dịch brand marketing

Sau khi xây dựng chiến lược brand marketing, doanh nghiệp có thể tiến tới triển khai chiến lược và thẩm định hiệu quả marketing từ nó. Không chỉ vậy, các bạn cũng có thể thực hiện chiến lược brand marketing theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo xoay quanh ba trụ cột chính là: phát triển sản phẩm / dịch vụ, PR quảng cáo và tạo hiệu quả thương hiệu.

Đương nhiên, để có thể hoàn thành tốt cả ba nhiệm vụ này thì các marketer sẽ cần phân tích thị trường kỹ lưỡng, nắm bắt xu hướng tiêu dùng, insight khách hàng, phân bổ nguồn lực hợp lý, điều hướng tích cực quá trình sản xuất kinh doanh, phối hợp làm việc với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp,... để mang lại kết quả như mong đợi.

8. Đo lường kết quả chiến lược brand marketing

Việc đo lường kết quả của chiến lược marketing đóng một ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn lực cũng như quy trình triển khai chiến lược sao cho phù hợp với tình hình thực tại. Nếu thiếu công đoạn đo lường, kiểm tra này thì người làm marketing chắc chắn sẽ không biết được chiến lược của mình liệu có hiệu quả hay không.

Quá trình kiểm định kết quả brand marketing sẽ được diễn ra tại mọi thời điểm của quy trình triển khai chiến lược marketing. Điều này sẽ giúp cho bạn nhận ra được các sai lệch một cách kịp thời để tiến hành điều chỉnh và không ảnh hưởng đến kết quả chung.
 

Marketing branding
 

Những điều quan trọng cần nhớ khi làm brand marketing

Khi đã và đang trong quá trình triển khai một chiến lược branding marketing thì bạn hãy đảm bảo rằng mình không được bỏ qua những điều quan trọng dưới đây:

- Thương hiệu khác với tiếp thị: thương hiệu của một công ty chính là đặc điểm, tính cách mà nó thể hiện. Trong khi đó, tiếp thị chính là cách mà công ty chia sẻ những đặc điểm đó với người tiêu dùng.

- Nên dành thời gian cho việc nghiên cứu hoặc đo lường: nếu doanh nghiệp của bạn không có sự nghiên cứu để biết được vị trí thương hiệu của mình đang ở đâu thì rất khó để phân biệt được thương hiệu. Tất nhiên, nếu không có quá trình tiếp thị phù hợp thì thật khó để biết chắc rằng liệu một thương hiệu có đi đúng hướng hay không.

- Đừng kể, hãy thể hiện những đặc điểm của thương hiệu bạn: nếu công ty của bạn đang muốn định vị thương hiệu là đáng tin cậy thì đừng bao giờ tự mình khẳng định điều đó. Thay vì vậy, hãy thể hiện sự đáng tin cậy thông qua chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp trên thị trường.

Xu hướng brand marketing nổi bật hiện nay

1. Sử dụng quảng cáo có trả phí

Xây dựng chiến dịch quảng cáo trả phí cho doanh nghiệp sẽ giúp quá trình tiếp cận khách hàng diễn ra nhanh hơn, phạm vi tiếp cận được tùy chỉnh nhiều hơn, mục tiêu cũng dễ đạt được trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chỉ một mình quảng cáo trả phí cũng có thể làm cạn kiệt ngân sách của bạn. Nếu trường hợp doanh nghiệp không chạy quảng cáo nữa thì chắc chắn lượng khách hàng và doanh thu cũng sẽ bị chững lại nên doanh nghiệp cần phải lưu ý kỹ đến vấn đề này.

2. Tiếp thị qua video để truyền tải câu chuyện của thương hiệu

So với hình ảnh, văn bản thì sức ảnh hưởng của video đối với người xem là lớn hơn rất nhiều. Bằng chứng là theo như một nghiên cứu của Wyzowl cho biết, có đến 69% khách hàng được khảo sát cho biết họ muốn tìm hiểu về một sản phẩm, dịch vụ mới thông qua video hơn là những phương tiện thông thường khác.

3. Tiếp thị đa kênh

Với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều nền tảng kỹ thuật số khác nhau được ra đời để phục vụ cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Theo đó, bạn có thể tiến hành chiến dịch brand marketing của mình trên các kênh kỹ thuật số khác nhau như: mạng xã hội, email marketing, blog, quảng cáo trên mạng,....

4. Quảng cáo thương hiệu bằng chất lượng nội dung

Theo Colleen Aubrey - Phó Chủ tịch phụ trách Quảng cáo Hiệu suất tại Amazon cho biết: “Một khi khách hàng “theo dõi” một thương hiệu, họ có thể nhìn thấy ngay các thông tin cập nhật đến từ thương hiệu đó, bao gồm ra mắt sản phẩm mới, giao dịch, bài đăng hoặc livestream,...”. Đương nhiên, để khách hàng có thể cảm thấy hứng thú với thương hiệu của bạn thì việc tiếp cận bằng “content is king”, xây dựng nội dung có giá trị, hữu ích chính là yếu tố mà bạn không nên bỏ qua.

5. Trải nghiệm người dùng website

Website chính là một công cụ marketing quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu phù hợp. Khi muốn biết thêm về một doanh nghiệp nào đó cùng những sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, khách hàng sẽ có xu hướng truy cập vào website của doanh nghiệp này. Nếu trang web của bạn được thiết kế tốt, giao diện khoa học cùng những thông tin được cung cấp hữu ích, có giá trị thì khách hàng sẽ nhớ tới đến thương hiệu của bạn. Có thể lúc này họ sẽ chưa mua sản phẩm nhưng khi đã có nhu cầu, thương hiệu của bạn chính là một trong những cái tên được nhớ đến đầu tiên.

Tuy nhiên, việc thiết kế website không phải là một chuyện đơn giản mà cần phải có sự trợ giúp từ các công ty xây dựng web chuyên nghiệp hiện nay. Vậy nên, nếu bạn đang có nhu cầu muốn sở hữu một trang web để hỗ trợ cho chiến dịch xây dựng thương hiệu hay hoạt động kinh doanh thì hãy tham khảo dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn website chất lượng nhất để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều biết đến. Từ đó góp phần đẩy mạnh số lượng đơn hàng được bán ra, mang về nguồn doanh thu, lợi nhuận hấp dẫn về cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
 

Brand marketing là làm gì?
 

Con đường sự nghiệp khi làm brand marketing

1. Mô tả công việc của brand marketing

Là một hình thức của chiến dịch marketing nhưng khi nói brand marketing là làm gì thì không phải ai cũng biết. Vậy nên, để các bạn có thể hiểu rõ công việc của brand marketing thì có thể tham khảo ngay nội dung dưới đây:

Đối với cấp bậc chuyên viên brand marketing

- Phân tích dữ liệu, đề xuất và đưa ra các dự đoán về sự phát triển của thương hiệu.

- Thường xuyên theo dõi, báo cáo về ngân sách sử dụng hoạt động thương hiệu.

- Xây dựng mục tiêu, chiến lược và lập các kế hoạch marketing để phục vụ cho quá trình phát triển thương hiệu.

- Triển khai các nội dung liên quan đến nội dung như: hình ảnh, văn bản, video.

- Quản lý, phụ trách các kênh truyền thông của công ty như: Website, mạng xã hội,....

- Luôn luôn kiểm tra và trả lời nhanh chóng các phản hồi từ khách hàng qua email hoặc bình luận, tin nhắn,....

- Liên hệ với các khách hàng hoặc bên đối tác khi cần.

Đối với cấp bậc brand manager

- Chuẩn bị và thực hiện các cuộc họp liên quan đến bran với khách hàng, đối tác hoặc ban giám đốc,....

- Đề xuất các mục tiêu tổng thể về thương hiệu, đưa ra giải pháp, ý tưởng cho hoạt động branding marketing.

- Thảo luận, tương tác, làm việc với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

- Nghiên cứu về thị trường, lên kế hoạch cụ thể và chi tiết lên ban giám đốc, sau đó triển khai thực hiện theo kế hoạch.

- Quản trị nhãn hàng, thương hiệu.

- Phối hợp với các phòng ban để có thể đảm bảo kế hoạch brand marketing được diễn ra theo đúng tiến trình.

2. Những kỹ năng cần có khi làm brand marketing

- Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh: người làm brand marketing sẽ cần xem xét tất cả các dữ liệu liên quan đến hoạt động quản trị thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh từ đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp và đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức.

- Định vị thương hiệu: đây là công việc thu thập những dữ liệu quan trọng từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó sáng tạo nên một thông điệp ngắn gọn, trực quan những khác biệt với các đối thủ của doanh nghiệp.

- Xây dựng chiến lược thương hiệu: tiến hành xây dựng các nguyên tắc tổng thể để từ đó đảm bảo những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ vị thế thương hiệu cho hiện tại lẫn tương lai.

- Quản lý thương hiệu: để có thể xây dựng một chiến lược thương hiệu hoàn hảo sẽ đòi hỏi người làm brand marketing có kỹ năng quản lý thương hiệu. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì người làm brand marketing sẽ phải thường xuyên làm việc với nhiều người khác nhau từ nhân viên thiết kế đồ họa, người sáng tạo nội dung, đối tác hay khách hàng của thương hiệu.

3. Thu nhập của nghề brand marketing có cao không?

Tính đến thời điểm hiện tại, brand marketing chính là công việc có mức lương tương đối cao trong lĩnh vực marketing. Theo đó, mức lương trung bình của nghề này sẽ dao động từ 10.000.000 VNĐ trở lên tùy thuộc vào từng vị trí, cụ thể:

- Brand marketing chưa có kinh nghiệm: mức lương khoảng 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ.

- Brand marketing có kinh nghiệm từ 1 năm: mức lương khoảng 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ.

- Brand manager có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm: mức lương từ 20.000.000 - 25.000.000 VNĐ.

- Brand manager có kinh nghiệp trên 5 năm:  mức lương từ 30.000.000 VNĐ trở lên.

- Manager cho các công ty lớn và hiệu quả công việc xuất sắc: mức lương có thể lên đến 50.000.000 VNĐ.

Từ những nội dung mà Phương Nam Vina đã chia sẻ pử trên, brand marketing chính là một trong các công việc quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Một thương hiệu được xây dựng hiệu quả, phát triển tốt thì có thể biến một doanh nghiệp nhỏ lẻ thành một đối thủ đáng gờm trên thị trường. Thông qua đó, khách hàng sẽ dần trở nên tin tưởng vào thương hiệu và việc mua sản phẩm, dịch vụ của bạn là điều rất hiển nhiên.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Digital marketing là gì? Kiến thức đầy đủ về digital marketing

icon thiết kế website Phân khúc thị trường là gì? Cách chọn đúng phân khúc thị trường

icon thiết kế website Hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu cá nhân dễ dàng thành công

Bài viết mới nhất

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright là gì? Từ A - Z về Copyright © All Rights Reserved

Copyright © All Rights Reserved là một cụm từ pháp lý thường xuất hiện ở footer website hay cuối tác phẩm nhằm khẳng định quyền tác giả.

 
Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các giải pháp kinh doanh online chính là chìa khóa để doanh nghiệp vững bước trên cuộc đua chinh phục thị trường.

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

POC là gì? Vai trò và quy trình thực hiện Proof of Concept

Khi đối mặt với ý tưởng, giải pháp hoặc công nghệ mới, POC là công cụ quan trọng giúp bạn xác thực tính khả thi và hiệu quả trước khi triển khai.

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment là gì? Góc nhìn toàn diện về hoạt động tự doanh

Self employment (hoạt động tự doanh) là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành người làm chủ công việc và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ví dụ thực tế

Hiểu rõ chi phí cơ hội không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn mở ra những cơ hội phát triển bền vững và thành công.

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Các bước thiết lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Ngân sách là một công cụ quản lý tài chính không thể thiếu đối với doanh nghiệp để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

zalo