Khi tiến hành thực hiện chiến lược marketing vào một thị trường bất kỳ, doanh nghiệp nào cũng cần phải tìm hiểu phân khúc thị trường. Đây là một trong những nhiệm vụ cần thiết mà doanh nghiệp cần thực hiện tốt để có thể giữ chân khách hàng một cách hiệu quả. Bởi nếu xác định không chính xác sẽ tác động trực tiếp đến phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty. Vậy phân khúc thị trường là gì? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu nội dung dưới đây để phần nào hỗ trợ bạn trong công việc kinh doanh mang lại thành công như mong đợi.
Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường (market segmentation) là khái niệm một thị trường rộng lớn được chia thành nhiều khúc nhỏ. Trong từng phân khúc nhỏ của thị trường này sẽ tồn tại những nhóm khách hàng có cùng chung một thị hiếu, nhận thức cũng như nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Mỗi một phân khúc thị trường khác nhau sẽ sở hữu một nhóm khách hàng riêng biệt. Chính vì vậy mà việc chia thị trường ra nhiều phân khúc nhỏ sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhận biết được khách hàng tiềm năng của mình đang nằm tại vị trí, khu vực nào. Từ đó nhanh chóng chọn ra thị trường mục tiêu và đáp ứng nhu cầu khách hàng tại các phân khúc đó một cách hiệu quả.
Để chọn phân khúc thị trường phù hợp với tiềm lực và mang lại lợi nhuận cao thì doanh nghiệp sẽ cần phải dựa vào tình trạng hoạt động của công ty như: quy mô, sản phẩm, dịch vụ, khả năng đáp ứng thị trường,.... Trong các phân khúc được chọn sẽ có những đối tượng tiềm năng chiếm tỷ lệ cao trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Lợi ích của phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp
Có thể nói, thị trường hiện nay đang vô cùng rộng lớn vì nhu cầu mua sắm của khách hàng ngày càng trở nên đa dạng dựa trên sở thích, thu nhập, cá tính hay phong cách mỗi người. Chính vì vậy mà sẽ không có một sản phẩm nào làm hài lòng được hết tất cả mọi người. Do đó, việc tìm kiếm một đoạn thị trường mới đóng vai trò quan trọng để giúp doanh nghiệp từng bước phát triển và vươn lên.
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Các phân khúc thị trường chính là công cụ hữu ích để doanh nghiệp có thể xác định được từng nhóm khách hàng khác nhau, từ đó biết được đâu mới là khách hàng mục tiêu của mình. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ dễ dàng định hình được phương hướng marketing đúng đắn cho các sản phẩm, dịch vụ đến với các khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, chi tiết nhất.
Xem thêm: https://phuongnamvina.com/khach-hang-tiem-nang-la-gi.html
2. Tạo ra giá trị
Thông qua kết quả phân tích về phân khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm bắt một cách chi tiết hơn về sở thích cũng như nhận thức của khách hàng mục tiêu. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ giá trị để đáp ứng nhu cầu của người dùng, làm cho họ yêu thích và vì thế mà doanh thu bán hàng cũng nhanh chóng tăng cao.
3. Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Vì thị trường đã được chia thành các phân khúc nhỏ nên doanh nghiệp lúc này sẽ dễ dàng hơn trong việc tập trung nguồn lực để đầu tư và phát triển, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Việc đáp ứng được chất lượng sản phẩm, dịch vụ cùng thị hiếu của khách hàng mục tiêu chính là điểm mạnh để doanh nghiệp của bạn phát triển vượt bậc hơn so với đối thủ. Đây chính là điều mà bất cứ người làm kinh doanh nào hiện nay cũng đều ao ước có được.
Các loại phân khúc thị trường thông dụng hiện nay
1. Phân khúc theo khu vực địa lý
Dựa vào đặc điểm của từng khu vực, vùng miền mà doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện phân khúc thị trường sao cho phù hợp từ vùng đồng bằng, vùng núi, nông thôn cho đến thành phố. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên toàn cầu thì có thể phân loại theo châu lục, vùng, lãnh thổ,.....
Ví dụ, Coca Cola có phân khúc thị trường theo từng quốc gia như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,.... Sản phẩm nước uống Coca Cola của hãng này sẽ có sự khác nhau về thiết kế, nhãn hiệu, quảng cáo và thậm chí là cả hương vị.
2. Phân khúc phân theo nhân khẩu học
Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học là việc phân chia khách hàng dựa trên những đặc điểm như: giới tính, độ tuổi, học vấn, văn hóa, tôn giáo. Tiêu chí phân khúc thị trường theo cách này thường mang lại kết quả tốt nhất và được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì các số liệu thu được rất đáng tin cậy.
Ví dụ, một công ty thực phẩm sản xuất hai phần ăn có hương vị giống nhau. Tuy nhiên, một phần được dán nhãn là cay dành cho các bạn trẻ hoặc những người yêu thích hương vị này. Phần còn lại sẽ được dán nhãn là không cay và thường được dành cho trẻ em hoặc người lớn tuổi.
3. Phân khúc dựa trên hành vi
Bạn cũng có thể xác định phân khúc thị trường trong marketing bằng cách dựa trên hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt là trong sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp. Với việc phân chia đối tượng dựa trên hành vi sẽ cho phép bạn tạo ra thông điệp để phục vụ cho những hành vi đó.
Ví dụ, hầu hết các chị em nội trợ hiện nay khi mua sắm đều có xu hướng lựa chọn những sản phẩm chất lượng, được giảm giá hoặc có quà tặng đi kèm,... để tiết kiệm cho gia đình. Nắm bắt được tâm lý này mà các doanh nghiệp thường đưa ra những chiến lược marketing tặng sản phẩm khuyến mãi để giúp khách hàng dễ chốt đơn hơn.
4. Phân khúc tâm lý học
Không thể phủ nhận, quyết định mua sắm từ khách hàng nào cũng sẽ đều phụ thuộc phần lớn vào tính cách và thói quen tiêu dùng mỗi ngày. Do đó mà họ sẽ có xu hướng chọn mua những mặt hàng đáp ứng được các tiêu chí cần thiết hoặc đơn giản chỉ là phù hợp với sở thích của mình.
Ví dụ, những khách hàng yêu thích sản phẩm thân thiện với môi trường thì họ sẵn sàng chi ra một mức giá cao để sở hữu món đồ an toàn với tự nhiên và có thể tái chế. Tuy nhiên, trường hợp với những hàng hóa khác thì họ có thể sẽ đắn đo, chần chừ và không có nhu cầu muốn mua thêm nữa.
Cách chọn đúng phân khúc thị trường
Thị trường kinh doanh hiện nay đang vô cùng đa dạng và có sự cạnh tranh vô cùng cao. Vậy nên, để có thể tồn tại trên thị trường này thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải phân chia thị trường mục tiêu một cách phù hợp dựa trên những yếu tố quan trọng.
1. Xác định mục tiêu rõ ràng
Trước khi muốn phân khúc thị trường hiệu quả thì bạn cần phải xác định mục tiêu trong phân khúc thị trường mà mình chọn là gì. Theo đó, hãy xác định tập khách hàng mà bạn đang hướng đến là ai? Sau khi đã định hình rõ chân dung người mua thì bạn mới tìm được khách hàng tiềm năng của mình một cách dễ dàng trong vô số nhóm khách hàng tại thị trường rộng lớn.
2. Xác định nhu cầu thị trường
Thị trường hiện nay đang rất đa dạng nên bạn cần phải xác định được nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm. Theo đó, sản phẩm của bạn liệu có phải là mặt hàng độc quyền và có tỷ lệ cạnh tranh như thế nào so với đối thủ cùng ngành? Hoặc thương hiệu của bạn đang ở đâu trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại?
Sau khi đã xác định cụ thể nhu cầu thị trường thì bạn mới biết được sản phẩm mà mình nên kinh doanh là ngắn hạn hay dài hạn? Sức hấp dẫn của sản phẩm lớn mạnh như thế nào để có thể dự trù các kinh phí liên quan, từ đó đưa ra các chiến dịch marketing hiệu quả.
3. Xác định phân khúc thị trường
Dựa trên nghiên cứu về khách hàng và sản phẩm của mình mà bạn có thể lựa chọn được phân khúc thị trường mục tiêu hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một phân khúc hoặc kết hợp một vài cách khác nhau để cho được kết quả tốt nhất. Đây là một khâu rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định về tiếp thị, quảng bá cũng như hiệu quả kinh doanh về lâu, về dài.
4. Đánh giá và hiểu thị trường mục tiêu
Sau khi đã lựa chọn được một thị trường mục tiêu tiềm năng nhất cho mình, lúc này bạn cần tập trung tìm hiểu về thị trường đó một cách chi tiết nhất. Một khi đã xác định được thị trường mục tiêu phù hợp thì việc đánh giá mức độ hiệu quả và các yếu tố khác nhau về đối thủ, khách hàng, quy mô thị trường cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Thực hiện phân khúc thị trường hiệu quả như thế nào?
Để xác định phân khúc thị trường được hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong việc phát triển marketing. Họ sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu và xác định đúng thị trường mục tiêu ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình triển khai chiến lược.
Sau khi đã nắm rõ được những ưu, nhược điểm cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường thì lúc này, doanh nghiệp mới có thể xác định được phân khúc thị trường của mình. Đây chính là tiền đề để phân khúc thị trường có khả năng thực hiện được và khách hàng mới chọn lựa sản phẩm của bạn.
Trên đây là những thông tin mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn về các phân khúc thị trường. Hi vọng bài viết này đã mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích về phân khúc thị trường để có thể áp dụng hiệu quả cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp luôn được thuận lợi. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm:
E-commerce là gì? Kiến thức cần biết về E commerce