Song song với sự phát triển của công nghệ, CPS từ lâu đã không còn là một khái niệm xa lạ. Nhưng bất ngờ là dạo gần đây, thuật ngữ này bỗng nhiên lại trở nên bùng nổ mạnh mẽ, nhất là khi các trang mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử hay website,... đang dần thay đổi hoàn toàn tư duy mua sắm của người dùng. Nếu biết cách tận dụng và phát triển, CPS hứa hẹn sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi nhuận ấn tượng trong kinh doanh. Vậy CPS là gì? CPS advertising được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.
CPS là gì?
CPS là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Cost Per Sale trong tiếng Anh. Đây là khái niệm dùng để chỉ khoản chi phí được tính trên mỗi lượt mua hàng. Hiểu đơn giản hơn thì khi triển khai chiến lược CPS, doanh nghiệp sẽ chỉ phải thanh toán tiền cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo nếu sự quan tâm ban đầu của khách hàng đã được chuyển đổi thành một đơn hàng thật sự. Quá trình này sẽ được diễn ra kể từ khi người mua hàng click vào quảng cáo, điền thông tin trên biểu mẫu, xác nhận đặt hàng và thanh toán. Chuỗi hành vi khách hàng này sẽ chỉ thật sự kết thúc khi doanh nghiệp đã nhận được số tiền chuyển khoản hoặc tiền cod từ người mua.
Khác với CPC và CPM, chi phí dành cho quảng cáo CPS thường có mức giá rất cao bởi tính chất đặc biệt của hình thức này là chỉ thanh toán khi có người đặt mua hàng và trả tiền. Mặc dù vậy, chiến lược CPS advertising hứa hẹn sẽ là một hình thức “đáng đồng tiền bát gạo” nếu như mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp đó là tập trung vào việc cải thiện doanh số.
Đánh giá ưu nhược điểm của CPS (Cost Per Sale)
Trong số các hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến hiện nay, CPS được đánh giá là loại hình tối ưu nhất bởi chi phí sẽ tỷ lệ thuận với kết quả mang lại. Tuy nhiên, về cơ bản thì cũng giống như nhiều hình thức quảng cáo khác, CPS cũng tồn tại một số ưu - nhược điểm nhất định mà bạn cần chú ý để xác định có nên sử dụng hay không.
1. Ưu điểm của CPS
Rất nhiều nhà bán hàng đã nhận định Cost Per Sale là một hình thức thanh toán quảng cáo mang lại lợi nhuận cao và tỷ lệ rủi ro thấp. Cụ thể:
- Hiệu quả chi tiêu: với chiến dịch CPS, doanh nghiệp chỉ cần phải trả tiền khi có đơn hàng thành công. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng số tiền chi tiêu vào quảng cáo sẽ được tối ưu hóa cụ thể, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp khác như CPM hoặc CPC.
- Giảm thiểu rủi ro: vì doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho kết quả bán hàng thành công nên rủi ro tài chính của họ sẽ được giảm thiểu một cách tối đa. Doanh nghiệp sẽ không cần phải trả tiền cho các quảng cáo hiển thị không mang lại tương tác / nhấp chuột hay kết quả thấp.
- Khả năng đo lường rõ ràng: CPS đã cung cấp cho doanh nghiệp một phương pháp đo lường rõ ràng về hiệu suất của chiến dịch quảng cáo. Từ đây, bạn hoàn toàn có thể nắm rõ được số lượng đơn hàng đã thực hiện thông qua chiến dịch, đồng thời dễ dàng tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI).
2. Nhược điểm của Cost Per Sale
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, hình thức thanh toán Cost Per Sale vẫn bị đánh giá là còn tồn đọng khá nhiều nhược điểm mà các doanh nghiệp cần phải lưu tâm khi sử dụng, bao gồm:
- Không thích hợp với một số ngành hàng nhất định: đối với các ngành hàng có chi phí sản xuất cao, chu kỳ mua hàng dài hay những sản phẩm / dịch vụ có giá trị cao như bất động sản thì CPS advertising không phải là một sự lựa chọn phù hợp. Trong trường hợp này, việc xây dựng một hệ thống Cost Per Sale hoàn chỉnh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc hiệu quả mang lại sẽ không được như mong muốn.
- Đòi hỏi có sự đánh giá chuẩn xác: để có thể thiết lập mô hình CPS mang lại kết quả tốt, doanh nghiệp sẽ cần phải có một bảng đánh giá cụ thể và xác định tỷ lệ hoa hồng (commission rate) phù hợp với các nhà xuất bản (publisher). Điều này đòi hỏi người thực hiện quảng cáo sẽ cần phải có sự chính xác tuyệt đối trong việc theo dõi và đánh giá doanh số bán hàng.
- Khó định giá ban đầu: để đưa ra mức hoa hồng hợp lý, doanh nghiệp sẽ cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: chi phí marketing, tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận dự kiến cho mỗi đơn hàng,.... Đây chính là một bài toán khó đối với người thực hiện quảng cáo khi họ phải tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng nhằm đưa ra một số liệu định giá khái quát hoặc sử dụng một hệ thống theo dõi chuyên nghiệp, đáng tin cậy.
Khi nào bạn nên sử dụng Cost Per Sale?
Không thể phủ nhận, chiến dịch CPS advertising đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế khác nhau trong một chiến lược bán hàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hình thức này hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi ngành nghề. Vậy trong trường nào thì doanh nghiệp nên sử dụng CPS?
- Kinh doanh trực tuyến: nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động theo mô hình bán hàng online và có khả năng theo dõi được số lượng đặt đơn cùng doanh thu cụ thể thì Cost Per Sale chính là một phương pháp định giá hiệu quả. Chỉ khi nào đơn hàng được thành công thì doanh nghiệp mới cần phải trả tiền quảng cáo, điều này giúp bạn kiểm soát số tiền đã chi tiêu cho chiến lược tiếp thị có mang lại lợi nhuận hay không.
- Bán sản phẩm / dịch vụ có giá trị cao: nếu sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang bán có giá trị cao thì việc trả một khoản tiền đáng kể cho chiến dịch quảng cáo sẽ không phải là vấn đề lớn. Khi sử dụng CPS, bạn chỉ cần thanh toán khi đã bán được sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao và điều đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, đồng thời tối ưu chi phí tiếp thị.
- Doanh nghiệp muốn tập trung vào kết quả cuối cùng: nếu mục tiêu kinh doanh của bạn là làm tăng doanh số bán hàng thì CPS chính là lựa chọn phù hợp. Việc trả tiền khi chỉ có giao dịch hoàn thành sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra kết quả thực sự, thay vì chỉ quan tâm đến số lần nhấp chuột hoặc hiển thị quảng cáo.
- Doanh nghiệp muốn chia sẻ rủi ro với nhà cung cấp dịch vụ: thông qua chiến dịch CPS, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ rủi ro kinh doanh với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Điều này có nghĩa nếu sản phẩm / dịch vụ của bạn không đạt được thành công trong việc bán hàng, bạn cũng sẽ không phải trả tiền cho việc quảng cáo. Đây chính là cách giúp doanh nghiệp giữ được nguồn tài chính và tăng cường khả năng thử nghiệm các chiến lược tiếp thị mới mà không sợ rủi ro tài chính.
- Đối tác liên kết (affiliate marketing): Cost Per Sale chính là phương pháp định giá rất phổ biến được dùng trong các chương trình đối tác liên kết. Doanh nghiệp cần hợp tác với các nhà xuất bản (publisher) để quảng cáo sản phẩm và chỉ cần trả hoa hồng cho họ khi bán được hàng. Điều này chính là động lực thúc đẩy cho các nhà xuất bản thúc đẩy khả năng bán hàng và tạo ra lợi ích cho cả hai bên.
Ứng dụng CPS trong affiliate marketing như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Affiliate marketing là một hình thức tiếp thị trực tuyến phổ biến và CPS được xem là một trong những mô hình thanh toán phổ biến thuộc lĩnh vực này. Vậy nên áp dụng CPS trong affiliate marketing như thế nào để đạt hiệu quả cao?
1. Lựa chọn sản phẩm phù hợp
Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu chính là yếu tố quan trọng để thành công trong affiliate marketing. Nắm bắt nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng sẽ giúp bạn chọn được những sản phẩm có khả năng bán hàng cao, từ đó tăng khả năng kiếm được hoa hồng từ CPS. Điều quan trọng là sản phẩm phải mang tính giá trị thực sự và phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn. Nếu bạn quảng cáo một sản phẩm không liên quan hoặc không phù hợp, khả năng tạo doanh số từ CPS sẽ bị giảm xuống.
2. Quảng cáo đến đúng đối tượng
Việc đưa ra thông điệp quảng cáo phù hợp đúng với tệp khách hàng tiềm năng là một yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả cao trong CPS. Cụ thể, bạn cần phải tìm hiểu về đối tượng mục tiêu và khả năng mua hàng của họ như thế nào, từ đó thiết kế quảng cáo nhằm thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm / dịch vụ. Có thể khẳng định, việc phân đoạn đúng đối tượng, sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn và ưu tiên các kênh quảng cáo tiềm năng chính là những yếu tố quan trọng giúp bạn đạt hiệu quả cao trong CPS advertising.
3. Sử dụng công cụ quảng cáo để tăng lợi nhuận
Để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo CPS của mình, việc sử dụng các công cụ và nền tảng quảng cáo phù hợp là điều rất quan trọng. Công cụ quảng cáo sẽ có nhiệm vụ giúp bạn theo dõi, đo lường và tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị sao cho đạt kết quả tốt nhất. Trong đó, các công cụ Google AdWords hay Facebook Ads sẽ giúp bạn tạo ra quảng cáo hiệu quả và quản lý chiến dịch CPS của bạn. Tuy nhiên, việc tự mình áp dụng chạy quảng cáo trên hai công cụ này là điều khá khó khăn và sẽ không thể nào đạt được thành công nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Vậy nên, thay vì đối tiền vào những công cụ quảng cáo mà bạn không chắc rằng sẽ mang lại hiệu quả cao thì bạn có thể tham khảo dịch vụ dịch vụ Google Ads, Facebook Ads,... của Phương Nam Vina. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến, chúng tôi cam kết sẽ giúp chiến dịch quảng cáo của bạn mang lại hiệu quả cao, đạt kết quả tỷ lệ chuyển đổi tốt. Vậy nên, nếu bạn đang quan tâm tới dịch vụ này của chúng tôi, vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
4. Đẩy SEO website hiệu quả
Ngoài việc triển khai chiến lược quảng cáo trực tiếp, việc cải thiện SEO website của bạn cũng có thể giúp tăng hiệu quả CPS. Việc tiến hành tối ưu hóa từ khóa, tạo content marketing chất lượng và xây dựng liên kết tự nhiên sẽ giúp nâng cao vị trí của website của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Khi website của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, khả năng thu hút lưu lượng truy cập và tạo doanh số bán hàng từ CPS sẽ được cải thiện. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ SEO web tại Phương Nam Vina, bạn cũng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn!
Một số khái niệm thường gặp liên quan đến CPS
Trong lĩnh vực marketing online, ngoài CPS thì chúng ta cũng sẽ thường gặp rất nhiều thuật ngữ liên quan. Việc hiểu rõ những khái niệm này giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị trực tuyến hiệu quả và tối ưu hóa chuyển đổi.
1. CPA - Cost Per Action
CPA (Cost Per Action) là mô hình thanh toán dựa trên hiệu quả hành động của người dùng. Thay vì chỉ tính phí khi có giao dịch bán hàng hoàn thành như CPS, CPA sẽ tính phí khi người dùng thực hiện một hành động nhất định, ví dụ như: điền vào biểu mẫu, đăng ký email, hoặc tải xuống tài liệu.
2. CPC - Cost Per Click
CPC (Cost Per Click) là mô hình thanh toán dựa trên số lần nhấp chuột vào quảng cáo. Bạn sẽ trả một khoản tiền nhất định cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo được hiển thị. Với CPC, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đo lượng được hiệu quả chi tiêu cho việc tiếp thị thông qua số lần nhấp chuột của người dùng và số lần mà họ đi đến trang đích. Điều này sẽ giúp cho việc xác định tỷ lệ chuyển đổi và đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo được sát sao hơn.
3. CPM - Cost Per Mil
CPM (Cost Per Mil) là mô hình thanh toán dựa trên số lần hiển thị quảng cáo. Trong đó, bạn sẽ phải trả một khoản tiền nhất định cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Hiện nay, chiến dịch CPM thường được dùng để nâng cao nhận thức của thương hiệu (brand awareness), đồng thời đảm bảo rằng quảng cáo sẽ được tiếp cận với lượng lớn người xem.
4. CPO - Cost Per Order
Khái niệm CPS là gì và CPO (Cost Per Order) thường hay bị nhiều người lầm tưởng giống nhau do đặc điểm thanh toán chi phí quảng cáo cho một lần đặt hàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ là CPO sẽ không bắt buộc người dùng phải thanh toán. Tức là dù người dùng đặt hàng thành công nhưng việc nhận hàng hay không là quyền của họ, doanh nghiệp cũng phải thanh toán tiền quảng cáo cho cả những đơn đặt hàng này.
5. CPI - Cost Per Install
CPI (Cost Per Install) là mô hình thanh toán dựa trên số lần cài đặt ứng dụng di động. Bạn trả tiền cho mỗi lần người dùng cài đặt ứng dụng của bạn thông qua các đường link quảng bá trên hệ thống.
Với mô hình CPI, doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả chi tiêu cho chiến dịch tiếp thị dựa trên số lượt cài đặt, từ đó đánh giá được mức độ thành công của quảng cáo. Từ đây, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng xác định tỷ lệ chuyển đổi từ quảng cáo thành cài đặt ứng dụng, đồng thời định giá cho mỗi cài đặt.
6. CPL - Cost Per Lead
CPL (Cost Per Lead) là mô hình thanh toán dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng bạn nhận được thông qua quảng cáo. Bạn trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng (lead) được thu thập thông qua quảng cáo. Hiểu đơn giản đây chính là hành động mà khách hàng sẽ để lại tên tuổi, số điện thoại hay email bằng việc điền form hoặc hoàn tất đơn khảo sát.
Hiện nay, hình thức thanh toán CPL thường được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực có giá trị đơn hàng lớn như: bảo hiểm, bất động sản hay tài chính,.... Thông tin được cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp có được danh sách khách hàng tiềm năng để từ đó triển khai các chiến lược tiếp thị sao cho hiệu quả dựa trên từng mục tiêu cụ thể.
7. CPD - Cost Per Duration
CPD (Cost Per Duration) là mô hình thanh toán dựa trên thời gian quảng cáo được hiển thị. Theo đó, mô hình này thường được sử dụng phổ biến trong các sự kiện hoặc buổi công bố của những thương hiệu có tên tuổi trên các trang mạng xã hội có lượng traffic lớn. Với cách này, CPD sẽ cho phép quảng cáo của doanh nghiệp được đặt tại một vị trí nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng. Mặc dù yêu cầu chi phí thanh toán cho CPD thường khá cao nhưng hiệu quả mà chúng mang đến lại rất tốt.
Như vậy trong bài viết này, Phương Nam Vina đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về khái niệm CPS là gì và những kiến thức quan trọng liên quan đến Cost Per Sale. Trong một thị trường mà sự cạnh tranh đang ngày càng tăng cao, việc hiểu rõ Cost Per Sale là gì cùng cách thức triển khai phù hợp sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều lợi thế về mặt tiếp thị, chi phí và doanh thu, lợi nhuận.
Tham khảo thêm:
Thực trạng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay