Xác định mục tiêu kinh doanh online để không mắc sai lầm

Với tốc độ phát triển không ngừng của công nghệ thông tin cùng sự ảnh hưởng từ dịch bệnh, kinh doanh online đã nhanh chóng trở thành một bàn đạp để giúp nhiều người khởi nghiệp và kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, với sức nóng của lĩnh vực bán hàng trên mạng như hiện nay, để có thể thật sự thành công và cạnh tranh trên thị trường là chuyện chẳng hề đơn giản nếu như bạn không xác định mục tiêu kinh doanh online ngay từ đầu.

Theo đó, mục tiêu kinh doanh chính là đòn bẩy cho sự phát triển và bền vững, cũng như là nguồn động lực để cho tất cả doanh nghiệp cùng nhìn vào và nỗ lực hết mình. Vậy nên, nếu bạn chưa biết cách thiết lập mục tiêu bán hàng online cho mình như thế nào thì hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho mình nhé.
 

Xác định mục tiêu kinh doanh online để không mắc sai lầm
 

1. Mục tiêu doanh số, lợi nhuận

Doanh số chính là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều hướng tới. Trong khi đó, lợi nhuận chính là đích đến cuối cùng phải đạt được để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Chính vì vậy, để lập kế hoạch kinh doanh online và triển khai mục tiêu về doanh số, lợi nhuận hiệu quả, bạn cần phải dựa trên một số cơ sở như: tiềm lực của công ty, kết quả bán hàng của kỳ trước, sự biến đổi trên thị trường và tình hình cạnh tranh trong ngành,.... 

Ví dụ, giai đoạn từ năm 2020 - 2022 là thời điểm mà cả nước bùng dịch, các hoạt động buôn bán, giao hàng gần như bị tê liệt. Lúc này, doanh nghiệp khi kinh doanh không thể lấy doanh số từ năm 2019 trở về trước để áp dụng và đưa ra mục tiêu cao hơn cho thời điểm mà gần như ai cũng đang gặp khó khăn. Đây là cách mà doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu dựa trên sự biến đổi của thị trường vào từng giai đoạn, thời điểm. Ngoài ra, để quá trình xây dựng mục tiêu được chính xác, thuận lợi thì bạn cần phải đáp ứng được các vấn đề dưới đây:

- Mục tiêu về doanh thu: Doanh thu mà doanh nghiệp thu về nên chia theo từng giai đoạn (tháng, quý, năm) và cần được tổng hợp từ những kênh bán hàng online phổ biến như Website, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,...), kênh thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,...). Lưu ý, hãy đưa ra những con số rõ ràng, cụ thể để chắc chắn rằng bạn có thể đo lường hiệu quả giữa các kênh một cách dễ dàng.

- Mục tiêu về lợi nhuận: Khi kinh doanh nói chung hay bán hàng online nói riêng, việc bạn đạt mức doanh số cao hoàn toàn không đồng nghĩa với lợi nhuận được gia tăng. Trên thực tế, để đánh giá lợi nhuận của một chiến dịch bán hàng là cao hay thấp, bạn sẽ cần phải dựa trên ngân sách mà doanh nghiệp đã bỏ ra trước đó là phí nhập hàng, thuê nhân viên, chạy quảng cáo,.... Theo đó, lợi nhuận bán hàng từ các kênh online sau khi thu về ít nhất phải đạt được giá trị tương đương hoặc lớn hơn so với tổng chi phí đã bỏ ra trước đó thì hoạt động kinh doanh mới được xem là thành công.

Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Cách chọn đúng phân khúc thị trường
 

Mục tiêu kinh doanh online
 

2. Mục tiêu về thương hiệu

Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp có thể kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường online đó chính là vị thế của thương hiệu. Trong đó, khách hàng chính là mục tiêu hàng đầu để doanh nghiệp có thể xây dựng, khẳng định tên tuổi của mình. Nói một cách dễ hiểu hơn thì thái độ và hành động của mọi người đối với sản phẩm, dịch vụ có tích cực hay không chính là tiền đề để thương hiệu của bạn phổ biến hơn trên thị trường.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho mọi cá nhân, doanh nghiệp đều có thể tham gia thị trường kinh doanh online. Chính vì thế, việc tận dụng các kênh online cũng được xem là một giải pháp để đưa doanh nghiệp của bạn có độ phủ sóng rộng rãi hơn. Kết hợp với đó là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp thương hiệu có được sự uy tín nhất định và ngày càng khẳng định địa vị của mình trên thị trường.

Để hoàn thành mục tiêu về thương hiệu, bạn có thể tận dụng website để tạo niềm tin, thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp và hỗ trợ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Dễ dàng nhận thấy, rất nhiều thương hiệu kinh doanh online thành công và có tiếng trên thị trường đều sở hữu một website riêng để khách hàng có thể trải nghiệm, mua sắm dễ dàng. Hoặc, giữa một doanh nghiệp chỉ hoạt động trên Fanpage và một doanh nghiệp có Website riêng thì đâu sẽ là lựa chọn mà bạn ưu tiên? Chắc chắn, doanh nghiệp có website sẽ được nhiều người tin tưởng bởi giao diện đẹp, thông tin đầy đủ, chi tiết về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ. Vậy nên, nếu đã xác định muốn kinh doanh online ổn định, lâu dài và bền vững thì đừng nên bỏ qua kênh bán hàng tiềm năng này.

Với sự bùng nổ của công nghệ, không khó để bạn có thể chọn được cho mình một dịch vụ thiết kế web. Nhưng để sở hữu một trang web chuyên nghiệp giúp phục vụ cho công việc kinh doanh trên mạng được hiệu quả nhất thì bạn nên tìm đến dịch vụ thiết kế web bán hàng online của Phương Nam Vina. Trải qua hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công ty chúng tôi tự tin sẽ mang lại cho bạn những website chất lượng với giá thành hơp lý nhất để phục vụ cho hoạt động quảng cáo, kinh doanh. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!
 

Xác định mục tiêu kinh doanh online
 

3. Mục tiêu đánh bại đối thủ

Đối với mục tiêu đánh bại đối thủ, đầu tiên bạn cần phải xác định được rằng đối thủ của mình là ai? Đâu là lợi thế giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường với đối thủ? Điều này chính là bí quyết kinh doanh online thành công để giúp bạn có thể tìm cách đánh bại đối thủ của mình.

- Xác định đối thủ của mình là ai? Họ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp: ví dụ, trên một con đường nhưng có hai nhà hàng cùng kinh doanh món Việt, điều này có nghĩa hai nhà hàng này sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Mặt khác, cũng trên con phố đó nếu xuất hiện thêm một nhà hàng kinh doanh món Á - Âu thì đây sẽ là đối thủ gián tiếp của hai nhà hàng Việt.

- Xác định mục tiêu để đánh bại đối thủ (sản phẩm, dịch vụ, giá bán, thị phần hay doanh số): ví dụ, Vietnam Airlines và Vietjet Air đều là những ông lớn trong ngành hàng không nhưng lại theo đuổi hai phân khúc khác nhau. Nếu Vietnam Airlines hướng đến trải nghiệm khách hàng, sự cao cấp thì Vietjet Air lại nổi bật bởi có giá vé máy bay rẻ.
 

Xác định mục tiêu kinh doanh online hiệu quả
 

4. Mục tiêu phát triển khách hàng

Sự ủng hộ của khách hàng chính là cách duy nhất mà doanh nghiệp có thể tồn tại. Do đó, phát triển khách hàng chính là một việc làm hàng đầu để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và phát triển lâu bền. Để có thể đạt được mục tiêu phát triển khách hàng, bạn cần phải đảm bảo các chỉ số liên quan như: số lượng khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng cũ quay lại mua hàng, phần trăm hài lòng của khách hàng khi mua sắm,....

Bên cạnh việc thu hút khách hàng mới, cái mà doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đó chính là làm cách nào để giữ chân người mua và biến họ trở thành khách hàng thân thiết, trung thành của mình bằng cách: dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, giá thành phù hợp, chất lượng sản phẩm tốt, ưu đãi, khuyến mãi,....
 

Thị trường kinh doanh online
 

5. Mục tiêu thị phần

Mục tiêu thị phần hay còn được biết đến với tên gọi là tỷ trọng trong thị trường, tức là phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Ví dụ, có 100 món đồ nội thất được bán ra trên thị trường, trong đó có 20 món được bán ra từ doanh nghiệp của bạn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang chiếm 20% trong tổng số 100% thị phần đồ nội thất trên thị trường .

Vậy nên, để đạt được mục tiêu thị phần thì bạn cần phải làm sao để sản phẩm của mình trở nên phổ biến và đến gần hơn nữa với cộng đồng. Đây được xem là một lợi thế khi kinh doanh online, bởi thông qua các kênh online, bạn hoàn toàn không cần lo ngại về không gian hay thời gian. Kết hợp cùng với phương pháp chạy quảng cáo hiệu quả là bạn có thể nhanh chóng tiếp cận với lượng khách hàng lớn mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải nhớ một điều rằng không phải cứ tiếp cận tràn lan là sẽ mang lại hiệu quả. Thay vào đó, hãy nhắm vào tệp khách hàng mục tiêu đã xác định và căn cứ trên nguồn lực của doanh nghiệp để đặt ra mục tiêu thị phần hợp lý.
 

Mục tiêu kinh doanh
 

Trên đây chính là một số mục tiêu kinh doanh online mà bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào cũng cần phải ghi nhớ để hoạt động tốt trên thị trường Internet của Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chắc chắn, khi tiến hành thực hiện và áp dụng tốt các mục tiêu này vào trong kinh doanh một cách hiệu quả, chính xác, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng nhận về những kết quả tốt và ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Ý tưởng kinh doanh online tại nhà mới lạ hiệu quả

icon thiết kế website Kinh doanh online mặt hàng gì trên mạng hiệu quả?

icon thiết kế website 10 mô hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo