Thông điệp là gì? Bí quyết xây dựng thông điệp truyền thông

Xây dựng thông điệp ấn tượng và hiệu quả chính là một mắt xích không thể thiếu trong các chiến lược truyền thông của doanh nghiệp. Nếu như sở hữu một thông điệp tốt, kết hợp cùng các hoạt động xúc tiến hiệu quả, bạn sẽ không cần lo lắng đến quá trình tiếp cận khách hàng và thậm chí còn đạt được nhiều kết quả hơn cả mong đợi.

Vậy thông điệp là gì? Làm cách nào để truyền tải thông điệp ý nghĩa của doanh nghiệp đến khách hàng? Trong bài viết này, ngoài việc giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố quan trọng của quá trình tạo ra thông điệp truyền thông, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn cách viết thông điệp sao cho chạm đến trái tim người xem một cách nhanh chóng nhất, từ đó mang đến tỷ lệ chuyển đổi như mong đợi.


Thông điệp là gì? Bí quyết xây dựng thông điệp truyền thông
 

Thông điệp là gì?

Mỗi ngày, chúng ta đều có xu hướng tiếp nhận hàng trăm, nghìn thông tin khác nhau được truyền thông và quảng bá liên tục. Chính vì vậy, để có thể dung nạp toàn bộ các thông tin với dữ liệu khủng là điều thật sự rất khó khăn. Đó cũng chính là lý do vì sao mà thông điệp được ra đời để giúp mọi người có thể nhanh chóng nắm bắt nội dung mà đối phương muốn truyền tải đến cho mình.

Chúng ta có thể hiểu rằng, thông điệp chính là những suy nghĩ, ý tưởng được diễn đạt một cách ngắn gọn, súc tích và biên soạn bằng các hình thức phù hợp. Bên cạnh đó, thông điệp còn là sự phối hợp của các yếu tố khác nhau như: ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, âm thanh,... để truyền đạt ý đồ của chủ thể đến với người nhận tin.

Thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp truyền thông (media message) chính là những thông điệp được truyền tải qua các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay như: mạng xã hội, truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, email, tin nhắn văn bản, hình ảnh, video,....

Mục đích của việc tạo ra thông điệp truyền thông chính là để truyền đạt thông tin, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm / dịch vụ, tạo động lực cho người xem mua hàng hay đưa ra những nội dung cần thiết đến với công chúng.

Bên cạnh đó, thông điệp còn được xây dựng để thuyết phục, kích thích cảm xúc hay thay đổi hành vi của những người tiếp nhận. Vậy nên mà trong các chiến lược marketing hiện nay, việc tạo ra thông điệp ấn tượng chính là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu kinh doanh và tiếp cận được chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu.


Thông điệp là gì?
 

Những lý do doanh nghiệp nên xây dựng thông điệp truyền thông

Có thể nói, mục đích lớn nhất của việc xây dựng thông điệp truyền thông đó chính là sự tích cực trong việc thay đổi nhận thức, cảm xúc hoặc hành vi khách hàng, hay lớn hơn là việc ghi dấu ấn thương hiệu của bạn trong cộng đồng, thị trường cạnh tranh. Cụ thể, có 4 lý do mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ trong quá trình tạo ra thông điệp ý nghĩa cho sản phẩm / dịch vụ hay chính thương hiệu của mình:

- Thông điệp truyền thông ấn tượng chính là “mồi câu” để doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, qua đó làm gia tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường và tạo được chỗ đứng vững chắc giữa hàng loạt đối thủ cạnh tranh.

- Khi tiếp cận và tìm hiểu thông điệp ý nghĩa mà doanh nghiệp đang truyền tải, khách hàng có thể sẽ cân nhắc để xem xét thêm về sản phẩm, cũng như các dịch vụ khác của thương hiệu.

- Việc xây dựng thông điệp truyền thông ấn tượng còn giúp khơi dậy động lực để khách hàng tham khảo, đồng thời tìm hiểu nhiều thêm về các thông tin liên quan đến sản phẩm / dịch vụ ngay tại thời điểm mà họ có nhu cầu.

- Thông điệp chính là nơi chứa đựng rất nhiều tâm huyết của doanh nghiệp và chúng sẽ cung cấp cho người dùng các thông tin mang tính hàm súc nhất. Từ đó thuyết phục được người tiêu dùng công nhận các giá trị mà thương hiệu muốn gửi gắm đến cho khách hàng.


Thông điệp truyền thông là gì?
 

Các dạng thông điệp truyền thông được sử dụng phổ biến hiện nay

Hầu hết các thông điệp truyền thông hiện nay đều được chia thành hai dạng chính là: thông điệp truyền thông theo giọng điệu và thông điệp truyền thông theo mục đích. Hai loại hình này sẽ được áp dụng một cách linh hoạt dựa trên từng sản phẩm / dịch vụ hay tùy thuộc vào từng giai đoạn, thời điểm phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

1. Thông điệp truyền thông theo giọng điệu

Bên cạnh việc nắm bắt và tạo sức ảnh hưởng đến tâm lý người xem, thông điệp truyền thông còn phản ánh một cách bao hàm nhất những giá trị, ý nghĩa mà công ty, tổ chức muốn truyền tải theo từng giọng điệu phù hợp. Cụ thể, mọi người nên điều chỉnh giọng điệu của thông điệp sao cho tương thích với tính chất và nét đặc trưng riêng của từng sản phẩm / dịch vụ. Ví dụ như cách mà thương hiệu Lifebuoy đã đưa ra các thông điệp về việc sử dụng sản phẩm Lifebuoy như sau:

- Giọng điệu mang tính thông tin: “Sử dụng Lifebuoy để phòng tránh các bệnh từ vi khuẩn”.

- Giọng điệu mang tính khích lệ: “Nếu bạn sử dụng Lifebuoy, bạn sẽ là người có trách nhiệm với chính bản thân mình”.

- Giọng điệu mang tính đe dọa: “Nếu không sử dụng Lifebuoy, bạn sẽ dễ dàng bị nhiễm các bệnh từ vi khuẩn”.

2. Thông điệp truyền thông theo mục đích

Mỗi một công ty, doanh nghiệp khi được thành lập đều hướng đến những mục tiêu hoạt động khác nhau. Điều này giúp cho các thông điệp truyền thông khi được sáng tạo sẽ đòi hỏi sự khác biệt đối với từng loại sản phẩm / dịch vụ trong từng lĩnh vực, bao gồm:

- Mục đích xã hội, chính trị: doanh nghiệp khi hoạt động theo mục đích này nên chú trọng vào việc xây dựng thông điệp truyền thông hướng đến những giá trị to lớn cho văn hóa, xã hội và chính trị. Những thông điệp được tạo ra sẽ có vai trò giáo dục, tuyên truyền và điều chỉnh nhận thức lẫn hành vi của người xem. Ví dụ về thông điệp truyền thông theo mục đích mà chúng ta thường hay bắt gặp là “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ” hay “Không tập trung nơi đông người để tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid - 19”.

- Mục đích thương mại: nếu như doanh nghiệp hoạt động theo mục đích thương mại thì cần phải chú trọng tới việc xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu. Những thông điệp được tạo ra cũng cần phải truyền tải tốt các giá trị đó đến với nhận thức của khách hàng, đồng thời khẳng định hình ảnh thương hiệu, sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp trong lòng công chúng. Ví dụ về thông điệp truyền thông theo mục đích thương mại là “Enchanteur - sự lôi cuốn tuyệt diệu” hay “Nước khoáng Lavie - Một phần tất yếu của cuộc sống”.


Thông điệp truyền thông
 

Chìa khoá tạo nên một thông điệp truyền thông hiệu quả

Bất kể một thông điệp dù mang đến ý nghĩa nào thì cũng cần phải dễ dàng tiếp nhận với đối tượng mục tiêu và được hiểu đúng. Trong đó, chìa khóa để tạo nên một thông điệp ý nghĩa và đảm bảo được hai yêu cầu trên nằm ở việc bạn phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- Thông điệp đơn giản, ngắn gọn, dễ tiếp nhận: cách viết thông điệp đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ khi bắt tay vào thực hiện đó chính là tối ưu về độ dài, nội dung phải mang tính khái quát để có thể giúp người xem dễ tiếp nhận, ghi nhớ.

- Chính xác và chân thực: khách hàng ngày nay dần trở nên khó tính hơn và cực kỳ không thích những thông điệp mang tính phóng đại. Vậy nên khi viết thông điệp, bạn cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, tính chân thực và chính xác nhất của nó.

- Thông điệp có sự gắn kết chặt chẽ với chủ đề: mỗi một thông điệp truyền thông muốn đạt được hiệu quả cao thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ với chủ đề. Ngoài ra, thông điệp cũng không được ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng mặc cho họ cảm thấy nó thật sự rất thú vị.

- Sử dụng ngôn từ thông dụng: không phải khách hàng tiềm năng nào của một thương hiệu cũng có chung một trình độ hiểu biết. Vậy nên, việc sử dụng các ngôn từ mang tính phức tạp, chuyên ngành có thể khiến cho người xem không thể nào hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền tải.

- Hấp dẫn trong câu từ và hình thức: tiêu chí này sẽ thể hiện được cách mà các thương hiệu hiểu rõ về khách hàng của mình và từ đó tạo ra những thông điệp tác động tới insight của họ.

- Phù hợp với văn hóa: việc đáp ứng tiêu chí này cũng sẽ phụ thuộc phần lớn vào quá trình nghiên cứu, đánh giá thị trường trước khi bắt đầu triển khai xây dựng thông điệp truyền thông.


Cách viết thông điệp
 

Các bước xây dựng thông điệp truyền thông lôi cuốn, ấn tượng

Thông thường, các tổ chức, doanh nghiệp khi muốn xây dựng thông điệp truyền thông lôi cuốn, ấn tượng sẽ cần phải trải qua 5 bước dưới đây, cụ thể:

Bước 1: Tìm hiểu và thu thập thông tin về đối tượng mục tiêu

Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu riêng cho mình một thị trường mục tiêu nhất định và lúc này, việc mà bạn cần làm đó chính là xác định đối tượng nào sẽ tiếp nhận những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Việc hiểu rõ những thông tin liên quan đến khách hàng sẽ giúp bạn nắm được nhu cầu của họ là gì, qua đó dễ dàng thu hút sự quan tâm từ phía người tiêu dùng và định hình nên giá trị cho chính thương hiệu. Để thu thập thông tin cụ thể về khách hàng mục tiêu, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách để hỗ trợ việc thu thập, phân tích thông tin như: khảo sát, phỏng vấn, feedback,....

Bước 2: Khai thác, phân tích dữ liệu

Tại bước này, bạn sẽ cần phải tổng hợp lại toàn bộ các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đối tượng mục tiêu và chia thành từng nhóm để phục vụ cho việc diễn giải về hành vi, xu hướng khách hàng. Từ đây, bạn mới có thể dễ dàng đưa ra được những chiến dịch, hành động cụ thể để cải thiện chất lượng sản phẩm và thu hút khách hàng nhanh chóng.

Bước 3: Đề xuất các ý tưởng sáng tạo

Các thông tin sau khi đã được thu thập và khai thác, phân tích thì sẽ dễ dàng tạo ra được những ý tưởng độc đáo. Lúc này, nhiệm vụ của doanh nghiệp đó là đưa ra nhiều gợi ý khác nhau để thảo luận và sau cùng chọn ra ý tưởng có sức thuyết phục nhất.

Ý tưởng của thông điệp truyền thông sẽ phụ thuộc rất lớn vào từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để qua đó có được sự lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, một lưu ý dành cho bạn đó là ý tưởng phải được xác định theo các tiêu chí khác nhau như: mới lạ, độc đáo, khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ,.... Tất cả các yếu tố này sẽ dựa trên các lợi ích, đặc tính hoặc định vị thương hiệu của chính doanh nghiệp.

Bước 4: Thống nhất ý tưởng thông điệp truyền thông

Sau khi đã tiến hành bàn bạc và thảo luận một cách kỹ lưỡng với rất nhiều ý tưởng khác nhau thì ở giai đoạn này, tất cả mọi thứ cần phải được thống nhất một cách chặt chẽ. Theo đó, một ý tưởng được đánh giá cao sẽ cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dựa trên quy tắc S.M.I.L.E, viết tắt của các từ Simple - Memorable - Interesting - Link to brand - Emotional involving & liked. Trong đó, tương ứng với mỗi từ là một ý nghĩa như sau:

- Simple - Sự đơn giản: một thông điệp ý nghĩa khi được thể hiện càng đơn giản sẽ càng làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp được lâu hơn.

- Memorable - Ấn tượng và khác biệt: đây được xem là một giải pháp hiệu quả cho tình trạng dư thừa quá nhiều thông tin như hiện nay.

- Interesting - Thể hiện thông điệp một cách hấp dẫn: khi xem một đoạn quảng cáo ấn tượng, người xem sẽ cảm thấy thích thú và ghi nhớ rất lâu. Thậm chí, họ còn sẵn sàng chia sẻ cho nhiều người khác để cùng biết đến. 

- Link to brand - Kết nối được với nhãn hiệu: thông điệp truyền thông sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi mà khách hàng còn nhớ được thương hiệu của bạn sau khi đã xem xong. Vậy nên bạn có thể ưu tiên sử dụng các biểu tượng hay nhân vật đại diện để khách hàng dễ dàng liên tưởng đến thương hiệu.

- Emotional involving & liked - Tác động vào cảm xúc: thông điệp cần phải khơi gợi được cảm xúc bên trong khách hàng bởi nó chính là yếu tố thúc đẩy họ đưa ra quyết định lựa chọn thương hiệu của bạn.

Bước 5: Tiến hành xây dựng thông điệp

Các ý tưởng về thông điệp thường sẽ được phác thảo dưới hình thức là các mẫu quảng bá hoặc kịch bản. Ngoài ra, việc hình dung rõ nét về các ý tưởng và đánh giá được mức độ khả thi của thông điệp truyền thông còn giúp doanh nghiệp đảm bảo được tính hiệu quả tốt nhất.


Thông điệp
 

Một số sai lầm thường gặp khi sáng tạo thông điệp truyền thông

Khi tiến hành xây dựng thông điệp ý nghĩa để phục vụ cho công tác truyền thông, có một số sai lầm thường hay gặp mà bạn cần phải tránh để đảm bảo nội dung muốn truyền tải đạt được hiệu quả cao cũng như không gây hiểu lầm vô cớ. Dưới đây chính là một số sai lầm phổ biến nhất:

- Không xác định rõ mục tiêu: trước khi tìm cách viết thông điệp, bạn phải xác định rõ mục tiêu truyền thông của mình là gì. Điều này giúp cho bạn có thể tập trung xây dựng thông điệp cốt lõi cũng như đảm bảo rằng nó đáp ứng chính xác mục tiêu cụ thể.

- Thiếu tương tác: một thông điệp tốt thường có tính tương tác cao khi cho phép người tiếp nhận đặt ra câu hỏi hoặc thảo luận thêm về nó. Nếu bạn không tạo ra cơ hội tương tác, thông điệp của bạn có thể bị trôi ngay mà không để lại ấn tượng sâu sắc.

- Không biết cách tùy chỉnh: mỗi một thông điệp không nên được sử dụng chung cho mọi đối tượng. Thay vào đó, bạn hãy xác định đúng đối tượng mục tiêu và điều chỉnh thông điệp của bạn để có thể phù hợp với họ.

- Thiếu kiểm tra và sửa lại lỗi: thông điệp truyền thông trước khi công bố cần phải được kiểm tra một cách kỹ lưỡng để đảm bảo không xuất hiện lỗi chính tả. Nếu không những lỗi như vậy có thể khiến cho uy tín của bạn bị suy giảm.

- Không tập trung vào lợi ích: thay vì chỉ chú ý vào đặc điểm của sản phẩm hay dự án, bạn hãy đảm bảo thông điệp của mình thể hiện rõ lợi ích mà chúng mang lại cho đối tượng mục tiêu.

- Không sử dụng hình ảnh: hình ảnh chính là yếu tố giúp thông điệp được truyền đi một cách hiệu quả hơn. Việc không sử dụng chúng có thể làm cho thông điệp trở nên khô khan và thiếu hụt cảm xúc.

- Không phù hợp với tình huống: thông điệp cần phải phù hợp với tình huống và ngữ cảnh hiện tại. Điều này đòi hỏi bạn cần phải tiến hành cập nhật và thay đổi các thông điệp khi cần thiết.

- Không học cách lắng nghe và phản hồi: sau khi thông điệp được phát hành, việc lắng nghe các phản hồi từ người nhận và sẵn sàng điều chỉnh là một việc làm cần thiết. Nếu như không biết cách lắng nghe phản hồi, bạn có thể bỏ lỡ đi cơ hội cải thiện thông điệp của mình.


Thông điệp ý nghĩa
 

Một số ví dụ về thông điệp truyền thông thành công từ thương hiệu nổi tiếng

Hiện nay, với hơn 1500 quảng cáo cùng 1500+ thông điệp được tạo ra mỗi ngày, để có thể tạo được một thông điệp truyền thông nổi bật và để lại ấn tượng sâu sắc cho khách hàng là một điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, thực tế thì đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công trong việc triển khai các thông điệp ý nghĩa và có sức ảnh hưởng lớn đến khách hàng, điển hình như:

1. Thông điệp truyền thông của Vinamilk

Vinamilk luôn là cái tên đứng đầu trong danh sách những thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam. Bên cạnh việc không ngừng cung cấp những dòng sản phẩm chất lượng, Vinamilk còn thu hút khách hàng bởi những thông điệp truyền thông đi sâu vào lòng người. Cụ thể, nhãn hàng đã cho triển khai một số chiến dịch quảng cáo mang tính nhân văn và kết hợp cùng với những thông điệp truyền thông nổi bật, phổ biến cần phải kể đến như:

- Vinamilk - Ươm mầm những tài năng trẻ Việt Nam.

- 40 năm vươn cao Việt Nam.

- Sữa tươi số 1 Việt Nam

- Sữa học đường Vinamilk.

- Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh.

Những thông điệp ý nghĩa và có sức ảnh hưởng lớn đã góp phần không nhỏ trong việc lôi kéo sự quan tâm của khách hàng trên cả nước và ủng hộ nhiệt tình. Từ đó, hình ảnh thương hiệu Vinamilk gắn liền với sự phát triển của mầm non tổ quốc cũng dần được lan tỏa một cách mạnh mẽ.

2. Thông điệp truyền thông của Vinfast

VinFast là công ty con của tập đoàn Vingroup do chính chủ tịch Phạm Nhật Vượng sáng lập. Ngay từ tên gọi của thương hiệu, chúng ta đã có thể nhìn thấy được ý đồ thể hiện thông điệp truyền thông cực kỳ khôn ngoan đến từ vị trí nhà lãnh đạo tài ba này. Cụ thể, cái tên VinFast được đặt ra với mục đích thể hiện tinh thần dân tộc, bao gồm các từ: “Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong”.

Không chỉ riêng đối với tên thương hiệu, tinh thần gắn liền với yếu tố dân tộc cũng được thể hiện qua những thông điệp truyền thông dành cho các sản phẩm của VinFast. Trong đó, nổi bật cần phải kể đến câu slogan “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” với thông điệp “Niềm tự hào của người Việt Nam” được VinFast sử dụng xuyên suốt trong quá trình ra mắt các dòng sản phẩm mới. Có thể thấy, với việc khẳng định “Việt Nam cũng tự sản xuất được ô tô”, VinFast đã thành công khơi gợi lòng tự hào của người Việt trước khi đặt chân vào “đường đua” của ngành công nghiệp ô tô thế giới.


Ví dụ về thông điệp
 

3. Thông điệp truyền thông của MILO

MILO vốn được biết đến là một hãng thức uống từ lúa mạch kết hợp cùng với sữa dành cho các trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Không chỉ phổ biến tại Châu Úc và thị trường Đông Nam Á, sữa MILO còn là thức uống nổi tiếng tại Việt Nam với độ phủ sóng trên toàn quốc. Dòng sản phẩm này được các bạn trẻ yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ uống và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào sau những giờ học, làm việc đầy mệt mỏi.

Thay vì lựa chọn các diễn viên nhí nổi tiếng, MILO đã trực tiếp sử dụng chính những nhân vật đời thường trong câu chuyện lớn khôn cùng thể thao để làm truyền thông quảng cáo. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng đã truyền tải thêm những lời kể từ cha mẹ để làm câu chuyện truyền thông trong suốt các chiến dịch tiếp thị và lồng ghép thêm một số thông điệp ý nghĩa, đạt được hiệu quả cao, ví dụ như:

- Con chính là “Nhà vô địch”.

- Milo - Năng động Việt Nam.

- Nhà vô địch làm từ Milo.

- Với thể thao, ai cũng là “nhà vô địch”.

Song song với đó, hãng sữa cũng thường xuyên sử dụng các TVC như: “Nhà vô địch thực sự” hay “Cảm ơn mẹ” trong những chiến dịch quảng bá để đánh vào tệp khách hàng là những bậc phụ huynh. Mục tiêu của các đoạn TVC này không chỉ để quảng cáo sản phẩm mà còn khơi gợi cảm xúc của những ông bố bà mẹ, từ đó thúc đẩy họ mua hàng.

4. Thông điệp truyền thông của Lay's

Lay’s là một thương hiệu đã quá nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bánh snack trên toàn cầu. Nhắc đến các thông điệp truyền thông nổi tiếng của Lay’s, chúng ta không thể nào bỏ qua một thông điệp tuy đơn giản nhưng lại tạo ra cảm giác thèm ăn cho khách hàng, đó chính là: “Betcha can’t eat just one” - “Betcha không thể chỉ ăn một miếng”.

Với thông điệp này, Lay’s không chỉ muốn tập trung vào sản phẩm hay thương hiệu mà chỉ đơn giản là muốn đưa thói quen tự nhiên của con người khi thưởng thức món ăn ngon. Với thông điệp đơn giản nhưng đầy sức hút, liệu có ai ngừng ăn món snack hấp dẫn và giòn tan như vậy được chứ. Bằng chứng, nhờ sở hữu thông điệp ấn tượng cùng với hiệu ứng quảng cáo, doanh số bán hàng của Lay’s đã tăng vọt một cách nhanh chóng.


Ví dụ về thông điệp truyền thông
 

Trên đây là toàn bộ những nội dung về thông điệp truyền thông mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ. Hi vọng qua bài viết này, bạn không còn cảm thấy khó khăn trong việc xác định khái niệm thông điệp là gì và các yếu tố quan trọng mà thông điệp truyền thông cần có. Trong thời đại mà các thương hiệu có sự cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ như hiện nay, thông điệp truyền thông đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với chiến lược marketing. Vì vậy, việc không ngừng học hỏi và áp dụng các thông điệp ý nghĩa sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu một cách nhanh chóng trên thị trường.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Buzz marketing là gì? Cách tạo buzz gây sốt truyền thông

icon thiết kế website Digital marketing là gì? Kiến thức đầy đủ về digital marketing

icon thiết kế website SMS marketing là gì? 9 tips triển khai SMS marketing hiệu quả

Bài viết mới nhất

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là gì? Cách tạo ra tagline ấn tượng, đi vào lòng người

Tagline là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để nhấn mạnh vào các giá trị, điểm mạnh của sản phẩm / dịch vụ do mình cung cấp.

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là gì? Điểm danh các loại backdrop phổ biến hiện nay

Backdrop là một yếu tố quan trọng không thể thiếu và góp phần tạo nên sự thành công cho bất kỳ một sự kiện hay chương trình nào.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví cá tính của một công ty, tổ chức và có tác động đến kết quả kinh doanh, sự bền vững của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Chân dung khách hàng là gì? Cách xác định customer persona

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các chiến lược kinh doanh, tiếp thị của tất cả doanh nghiệp trên thị trường.

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

zalo