Deep web là gì? Những bí ẩn có thể bạn chưa biết về deep web

Deep web là một thuật ngữ nổi tiếng mà bất kỳ ai cũng biết đến khi nhắc về thế giới mạng Internet. Tại Việt Nam, thông tin về sự tồn tại của loại web này đã bắt đầu được rò rỉ, truyền tai nhau kể từ những năm 2010. Đặc biệt là sau sự kiện triệt phá một đường dây chợ đen vào cuối năm 2013, thông tin về deep web lại càng được nhiều người biết đến. Vậy deep web là gì? Tìm kiếm trên deep web có gì lại khiến cho nhiều người cảm thấy đáng sợ? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để giải mã chính xác về sự tồn tại của deep web trong thế giới mạng hiện nay.


Deep web là gì? Những bí ẩn có thể bạn chưa biết về deep web
 

Deep web là gì?

Deep web hay còn được gọi là "web sâu" hoặc "web ẩn", thường dùng để đề cập đến các trang web và nội dung không được chỉ định công khai trên Internet. Điều này có nghĩa là những website dạng deep web sẽ không thể truy cập thông qua việc tìm kiếm thường thấy trên Google, Bing hay Yahoo. Thay vào đó, để truy cập deep web thì bạn cần phải biết chính xác URL hoặc đường link đến các trang web này.

Một ví dụ điển hình về deep web là các trang web này thường yêu cầu đăng nhập để có thể truy cập thông tin. Đồng thời, dữ liệu trong deep web thường được bảo vệ chặt chẽ và chỉ có thể được xem bởi những người có quyền truy cập.


Deep web nghĩa là gì?
 

Deep web có nguy hiểm không?

Sau khi tìm hiểu khái niệm deep web là gì, rất nhiều người thường cảm thấy lo lắng về việc liệu tìm kiếm trên deep web có để lại nguy hiểm hay không? Để có thể trả lời chính xác câu hỏi này, bạn cần tìm hiểu về hai “bộ mặt” trái - phải của deep web thông qua những lợi ích và nguy hại mà những website này mang lại.

1. Các lợi ích thu được từ deep web

Truy cập deep web để tìm kiếm thông tin được đánh giá là mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, đặc biệt là đối với các cá nhân và tổ chức có nhu cầu bảo mật website cao. Cụ thể:

- Bảo mật thông tin: deep web cho phép lưu trữ các dữ liệu nhạy cảm và thông tin quan trọng mà không bị tiếp cận một cách công khai từ công chúng. Việc này giúp đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập và xem thông tin.

- Quyền riêng tư: khi truy cập deep web, người dùng có thể duy trì quyền riêng tư hoặc ẩn danh khi tìm kiếm thông tin. Điều này giúp bảo vệ danh tính và thông tin cá nhân khỏi việc bị theo dõi hoặc xâm phạm.

- Nghiên cứu và phân tích: deep web cung cấp một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú cho các nhà nghiên cứu và chuyên gia phân tích. Với sự trợ giúp của deep web, họ có thể thu thập thông tin từ các nguồn không công khai, sau đó tiến hành một số nghiên cứu sâu hơn về những lĩnh vực như y tế, kỹ thuật, và tài chính.

- An toàn khi mua bán: không phải tự nhiên mà nhiều người lại tìm hiểu cách vào deep web bởi đây chính là môi trường an toàn cho các hoạt động giao dịch và mua bán trực tuyến. Bằng cách sử dụng các kênh bảo mật và hệ thống thanh toán tiền đã mã hóa, deep web sẽ giúp người dùng tránh khỏi những rủi ro về việc bị rò rỉ thông tin cá nhân hay những giao dịch tài chính.

2. Những mặt tối của deep web

Mặc dù việc tìm kiếm trên deep web đã mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng đồng thời nó cũng tồn tại những mặt tối đáng lưu ý. Dưới đây là một số ví dụ về những mặt tối của deep web mà bạn có thể tham khảo:

- Hoạt động phi pháp: sự bảo mật và ẩn danh của deep web đã cung cấp một môi trường thuận lợi cho những hoạt động phi pháp như buôn bán hàng hóa cấm, ma túy, vũ khí và các loại hàng hóa bất hợp pháp khác. Điều này gây ra những hậu quả nguy hiểm và góp phần vào việc lan rộng tình trạng tội phạm trên Internet.

- Hackers và phishing: deep web là một môi trường thuận lợi cho hacker và những kẻ chuyên thực hiện các cuộc tấn công mạng. Nó cung cấp cho họ một nền tảng để chia sẻ thông tin, công cụ và cả phương pháp tấn công.

- Mối đe dọa mạng: deep web chính là khu vực ẩn chứa rất nhiều các trang web độc hại, mã độc và virus gây nguy hiểm cho các hệ thống mạng. Việc tiếp cận những trang web này có thể khiến người dùng bị nhiễm virus hoặc bị lừa đảo.

- Khả năng tìm hiểu thông tin sai: với hệ thống quy mô lớn và thiếu kiểm duyệt nên người dùng có thể sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc đánh giá tính xác thực của thông tin. Điều này gây ra một nguy cơ tiềm ẩn cho việc người dùng có thể hiểu lầm thông tin quan trọng hoặc dẫn đến tình trạng bị lừa đảo.
- Giao dịch khó kiểm soát: với tính ẩn danh và việc sử dụng tiền mã hóa, deep web đã tạo ra một môi trường khó kiểm soát đối với các giao dịch tài chính. Đây chính là khe hở dẫn đến các hoạt động rửa tiền hay tài trợ cho một số phi vụ bất hợp pháp nằm ngoài khả năng giám sát, điều tra của những nhà chức trách.


Deep web là gì?
 

Khám phá các cấp bậc bí ẩn của deep web trên Internet

Deep web được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau và mỗi cấp bậc đều mang tính bí ẩn cùng độ khó để truy cập ngày càng cao. Vậy các cấp bậc của deep web có gì?

Cấp 0: Common web (Web phổ thông)

Cấp 0 của deep web chính là common web, hay còn được biết đến với tên gọi thuần Việt là web phổ thông. Đây là những trang web mà chúng ta thường xuyên truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến như: Google, Yahoo hay Bing. Web phổ thông không yêu cầu bất kỳ quyền truy cập đặc biệt nào và thường chứa các thông tin được công khai như: Youtube, Wikipedia, Phuongnamvina.com hay nhiều website thương mại điện tử khác,....

Cấp 1: Surface web (Web bề nổi)

Surface web hay web bề nổi là trang web thuộc phạm vi mà chúng ta vẫn có thể truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm. Đây là những trang web công khai có thông tin được lập trình viên xây dựng để hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Mặc dù người dùng có thể truy cập thông qua các công cụ phổ biến nhưng cấp này vẫn sẽ tồn tại những trang web mang tính “tối hơn”, chẳng hạn như Reddit.


Deep web
 

Cấp 2: Bergie web (Web vô thừa nhận)

Bergie web còn được biết đến với tên gọi là web vô thừa nhận hay web không được công nhận. Đây là các trang web không được liệt kê trong các công cụ tìm kiếm phổ biến. Điều này có thể là do các trang web này vẫn chưa được quản trị viên submit (đề xuất) lên các công cụ tìm kiếm hoặc không muốn bị tìm thấy bởi công chúng.

Để có thể truy cập deep web ở cấp độ 2, bạn cần phải tải trình duyệt Tor Browser về máy. Hoặc bạn cần phải là người sở hữu kiến thức sâu rộng về IT và thực hiện một số thủ thuật để máy tính của bạn có thể thâm nhập vào được tầng 2 của deep web. 

Cấp 3: Deep web (Web ẩn)

Cấp độ deep web chính là chủ đề quan trọng mà chúng ta đang đề cập đến trong bài viết này, đồng thời cũng là phần lớn nhất và nổi tiếng của deep web. Nó bao gồm các trang web yêu cầu người dùng cần đăng nhập hoặc chỉ có thể truy cập thông qua những URL chính xác. Những website dạng ẩn này thường chứa rất nhiều thông tin nhạy cảm, dữ liệu cá nhân hoặc tài liệu không được công khai.

Hiểu đơn giản thì tại tầng 3 này, bạn sẽ thấy những trang web đen có chứa nhiều nội dung u ám trái ngược hoàn toàn với các thông tin mà chúng ta tìm hiểu trên phần nổi của Internet. Khi càng tìm hiểu sâu tầng này, bạn sẽ càng thấy được rất nhiều nội dung không ngần ngại đụng chạm đến các vấn đề xã hội, tôn giáo hay chính trị,....

Cấp 4: Charter web

Charter web là một phần của deep web và chúng có tính bí ẩn cao hơn các cấp độ phía trên. Muốn truy cập vào charter web, người dùng phải có kiến thức về kỹ thuật và mối quan hệ đặc biệt. Tầng này hiện đang được chia thành hai phần khác nhau, cụ thể:

- Phần thứ nhất: đây là phần mà người dùng bắt buộc phải truy cập deep web qua Tor và là nơi có chứa những thứ như: ma túy, nạn buôn bán người, chợ đen hay phim ảnh bị cấm,...

- Phần thứ hai: muốn tìm kiếm trên deep web ở phần này thì người dùng phải sửa đổi phần cứng Closed Shell System. Nội dung ở đây thường bị dẫn theo một chiều hướng vô cùng tệ hại khi bao gồm những thông tin đen tối hay bị cấm, chẳng hạn như: thí nghiệm trong chiến tranh thế giới thứ II, Law of 13 (một tổ chức tội phạm nguy hiểm), tài liệu dị giáo bị cấm hay thậm chí là cả vị trí của Atlantis (một thành phố huyền thoại đã bị mất tích).

Cấp 5: Marianas web

Marianas web hay còn được gọi là “deep web của deep web”. Có thể nói, marianas web là một cấp độ ẩn giấu có tính bí ẩn vượt xa so với các cấp độ trước đó. Cấp độ này cũng được cho là chỉ có một số ít người trên thế giới mới biết đến và hiểu rõ.

Theo như một số nguồn tin chưa được kiểm chứng, hầu hết các thông tin được tìm thấy ở cấp marianas web thường là tài liệu mật của các quốc gia, tổ chức. Vì vậy, bạn cần phải thật sự cẩn thận khi tìm cách vào deep web tầng này bởi rất có thể, khi bạn đang xem những nội dung trên tài liệu này thì ở đâu đó, thông tin của bạn cũng đang bị rò rỉ và đánh cắp.


Cách vào deep web
 

Cấp 6: Inbetween level

Inbetween level là một cấp bậc không được biết đến nhiều vì có tính bí ẩn cao. Những nội dung xuất hiện trong tầng này của deep web được đánh giá là tương tự như ở tầng 5 nhưng inbetween level lại có khả năng bảo mật an toàn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, chỉ khi vượt qua được lớp bảo mật của Inbetween level thì bạn mới có thể xâm nhập tới tầng 7 và 8.

Cấp 7: The Fog / Virus soup

The Fog / Virus soup được ví như là một vùng đất chiến tranh - nơi thường xuyên diễn ra những hoạt động giao dịch, mua bán với đơn hàng có giá trị cực cao. Đây cũng là vùng đất của virus và các cao thủ trú ngụ nên dĩ nhiên, họ sẽ không thích có bất kỳ kẻ nào tọc mạch xía vào chuyện của mình. The Fog / Virus soup cũng được đánh giá là tầng bọc chắc chắn nhất để ngăn cản người dùng tìm hiểu về mọi thông tin đang diễn ra tại tầng cao nhất - tầng 8.

Cấp 8: The Primarch system

The Primarch system là cấp bậc cuối cùng và cũng là cấp độ cao nhất của deep web. Đây là nơi chỉ được truy cập bởi một số người cực kỳ giới hạn và có tính bí ẩn tuyệt đối. Hiện tại, The Primarch system đang được bảo vệ bởi “level 17 quantum t.r.001 level function lock” nên không một ai có thể phá vỡ và xâm nhập vào. Rất nhiều người cố gắng xâm nhập vào deep web nhưng chỉ có thể dừng lại ở tầng số 5 nên hiện giờ, tầng thứ 8 này vẫn đang là một ẩn số cần chờ người giải đáp.


Tìm kiếm trên deep web
 

Deep web và dark web có gì khác biệt?

Bên cạnh khái niệm deep web là gì thì dark web cũng là một thuật ngữ được nhiều người quan tâm. Hai khái niệm này thường được người dùng hiểu làm là từ đồng nghĩa nhưng trên thực tế, chúng lại có ý nghĩa khác nhau.
 

Tiêu chí

Deep web

Dark web 

Định nghĩa

Deep web (web ẩn) là một thuật ngữ chung để chỉ những phần của Internet không thể truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến. Nó bao gồm các trang web yêu cầu đăng nhập, các trang web không công khai hoặc các trang web không được liệt kê trong các công cụ tìm kiếm.

Dark web (web tối) là một phần nhỏ hẹp của deep web, nơi hoạt động phi pháp và bất hợp pháp diễn ra. Dark web được truy cập thông qua các phần mềm chuyên dụng như Tor và I2P và thường liên quan đến các hoạt động tội phạm như buôn bán ma túy, vũ khí và các loại hàng hóa cấm khác.

Nguồn thông tin

Trên deep web thường chứa các nguồn thông tin dựa trên quyền riêng tư như: tài khoản ngân hàng, email cá nhân, hồ sơ y tế hay các dịch vụ trực tuyến theo yêu cầu xác thực.

Dark web là những trang web chủ yếu thường chứa các nguồn thông tin đen tối hoặc không hợp pháp, ví dụ: buôn bán vũ khí, ma túy, con người, dịch vụ tấn công mạng hay một số hoạt động tội phạm khác.

Trình duyệt

Người dùng có thể truy cập deep web bằng cách sử dụng các trình duyệt thông thường nhưng cần phải yêu cầu các thông tin xác thực, hoặc đó là những đường dẫn đặc biệt.

Người dùng chỉ có thể đăng nhập vào dark web thông qua việc thiết lập kết nối ẩn danh, phần mềm Tor và mã hóa dữ liệu.

Quyền riêng tư

Deep web sẽ đảm bảo quyền riêng tư tuyệt đối thông qua việc mã hóa dữ liệu và xác thực người dùng. Điều này giúp bảo vệ thông tin cá nhân và hạn chế các trường hợp truy cập không ủy quyền.

Dark web sẽ thúc đẩy quyền riêng tư và ẩn danh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bất hợp pháp và không truy rõ được nguồn gốc.

Ảnh hưởng đến pháp lý

Tìm kiếm trên deep web vừa có thông tin hợp pháp, nhưng đồng thời có thể tồn tại một số hành vi phi pháp.

Trên dark web hầu hết đều chứa các hoạt động bất hợp pháp và phi pháp, gây ra nhiều ảnh hưởng đến vấn đề pháp lý và bị xem là mối đe dọa cho an ninh toàn thế giới.

 

Có nên sử dụng deep web không?

Ở những tầng đầu tiên, nội dung của deep web được đánh giá là không có gì đặc biệt hay gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, càng truy cập sâu vào deep web, bạn sẽ càng bắt gặp rất nhiều thông tin nhạy cảm, đen tối và gây ra ám ảnh cũng như nguy hiểm đến cả đời sống thực.

Vì vậy, lời khuyên chân thành nhất mà chúng tôi dành cho bạn đó là không nên đi tìm hiểu quá sâu vào deep web. Bởi một khi tọc mạch quá nhiều, bạn sẽ không thể nào lường trước được những chuyện gì sẽ xảy đến với mình nếu như vô tình nắm giữ bí mật nào đó. Chưa kể, nếu trong quá trình tìm kiếm trên deep web, thông tin cá nhân có thể sẽ bị những kẻ xấu đánh cắp để trục lợi cho bản thân và gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của mình.

Đặc biệt, các thiết bị truy cập của bạn từ phần cứng, phần mềm, PC cho đến laptop,... cũng có thể dễ dàng bị nhiễm các mã độc, hacker theo dõi hay bị virus tấn công. Trong trường hợp nếu đã vô tình truy cập vào rồi thì tốt nhất bạn cần phải liên hệ với các công ty bảo mật hoặc dịch vụ về ATTT, ANM để được trợ giúp trước khi xảy ra tình huống xấu nhất.


Deep web có gì?
 

Cách truy cập deep web chi tiết

Deep Web là nguồn thông tin rộng lớn với nhiều loại dữ liệu. Với mỗi loại, người dùng sẽ cần cách truy cập khác nhau. Đối với những web cơ bản như Gmail, người dùng chỉ cần nhập tài khoản và mật khẩu là có thể truy cập vào. Nhưng với một số web ở cấp độ cao hơn thì cách vào deep web sẽ có sự khác biệt, cụ thể là với cách sử dụng trình duyệt Tor.

Để có thể truy cập deep web, người dùng cần sử dụng trình duyệt Tor (The Onion Router). Đây là trình duyệt cho phép bạn có thể duyệt web ẩn danh bằng cách chuyển tiếp kết nối thông qua nhiều nút mạng khác nhau trên toàn cầu.

Bước 1: đầu tiên, bạn cần tiến hành tải và cài đặt trình duyệt Tor từ các website chính thức của dự án Tor (https://www.torproject.org). Trang web này sẽ cung cấp cho người dùng phiên bản Tor trình duyệt sao cho phù hợp với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng.

Bước 2: sau khi hoàn thành xong quá trình cài đặt, bạn hãy mở trình duyệt Tor lên và chờ cho đến khi nó được kết nối với mạng Tor. Tùy thuộc vào hệ thống mạng của bạn mà quá trình kết nối này có thể sẽ mất vài phút.

Bước 3: bạn có thể truy cập vào những trang web trên deep web bằng cách nhập địa chỉ .onion trên thanh địa chỉ của trình duyệt Tor. Địa chỉ .onion này chính là địa chỉ duy nhất của mỗi trang web đang hiện diện trên deep web.

Một số lưu ý khi khám phá deep web để đảm bảo an toàn

Để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn khi tìm hiểu deep web, bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

- Chủ động bảo vệ bản thân: deep web là nơi ẩn chứa đầy rẫy những mối nguy hiểm và rủi ro không lường trước. Vì vậy, trước khi tham gia thì bạn hãy đảm bảo rằng máy tính của mình đã được cập nhật và sử dụng các ứng dụng chống virus, phần mềm bảo mật và tường lửa,.... Mục đích chính là để đảm bảo an toàn cho máy tính cùng các dữ liệu cá nhân của bạn.

- Tránh tiết lộ thông tin cá nhân: trước khi truy cập deep web, bạn hãy chắc chắn rằng mình sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin cá nhân nào như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ hay thông tin tài khoản ngân hàng. Nhìn chung, bạn nên duy trì mức độ ẩn danh cao để bảo vệ tối đa cho quyền riêng tư của mình.

- Sử dụng trình duyệt an toàn: để truy cập deep web, bạn cần phải sử dụng một trình duyệt đặc biệt mang tên Tor Browser hoặc có thiết kế tương tự. Phần mềm này sẽ giúp bạn che giấu địa chỉ IP của mình và tăng cường khả năng quyền riêng tư tối đa trên môi trường trực tuyến.

- Cẩn thận với những liên kết không an toàn: cần tránh nhấp vào các đường dẫn không an toàn hoặc không rõ nguồn gốc khi truy cập deep web. Các liên kết này có thể sẽ dẫn đến những trang web lừa đảo, độc hại hoặc gây nguy hiểm đến máy tính và thông tin cá nhân của bạn.

- Sử dụng phương thức thanh toán an toàn: khi tiến hành giao dịch trên deep web, bạn nên sử dụng các phương thức thanh toán an toàn như tiền ảo hoặc các dịch vụ không có liên quan đến bất kỳ thông tin cá nhân nào của bạn. Tránh sử dụng thông tin thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng để tránh xảy ra tình trạng bị đánh cắp thông tin tài chính.

- Hiểu rõ luật pháp: trên deep web có chứa rất nhiều hoạt động bất hợp pháp và vi phạm pháp luật. Vì vậy mà trước khi tham gia, bạn hãy đảm bảo rằng mình đã nắm vững những kiến thức về pháp luật và tuân thủ theo quy định để tránh rủi ro về mặt pháp lý sau này.


Tìm kiếm deep web
 

Trên đây là những thông tin mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ cho bạn về khái niệm deep web là gì? Có thể thấy, deep web đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho Internet, nhưng đồng thời cũng mang theo những rủi ro và mặt tối. Do đó, việc tìm hiểu về deep web là cần thiết để có cái nhìn đa chiều về Internet và sự tồn tại của nó. Chúng ta nên luôn hiểu rõ rằng sự quản lý và sử dụng an toàn của deep web là cốt lõi để bảo vệ mạng lưới thông tin và đảm bảo an ninh mạng.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Web 3.0 là gì? Tổng hợp những điều cần biết về web 3.0

icon thiết kế website DDoS là gì? Cách phòng chống cuộc tấn công DDoS hiệu quả

icon thiết kế website Web động là gì? Web tĩnh là gì? Phân biệt web tĩnh và web động

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo