Bạn có bao giờ cảm thấy nghi ngờ về một trang web nào đó? Liệu đó có phải là một cái bẫy lừa đảo đang chờ bạn lọt vào? Trong thời đại mà thông tin tràn lan như hiện nay, việc phân biệt đâu là thật, đâu là giả trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro tiềm ẩn trên môi trường trực tuyến hỗn loạn, việc nhận biết, kiểm tra web lừa đảo là vô cùng quan trọng.
- Web lừa đảo là gì?
- Những rủi ro khi truy cập trang web lừa đảo
- Các dấu hiệu nhận biết web lừa đảo
- Những cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh mất tiền oan
- 1. Kiểm tra web lừa đảo qua Hệ thống thông tin tra cứu tên miền
- 2. Kiểm tra trang web lừa đảo qua tổng đài 156
- 3. Check web lừa đảo qua trang Tín nhiệm mạng
- 4. Kiểm tra qua trang web Chống lừa đảo
- 5. Kiểm tra thông qua các cộng đồng trực tuyến
- 6. Kiểm tra thông tin Whois
- 7. Kiểm tra URL và chứng chỉ SSL
- 8. Sử dụng extension cảnh báo web lừa đảo
- Các biện pháp bảo vệ khi truy cập các website nghi ngờ lừa đảo
- Hành động cần thực hiện khi phát hiện một trang web lừa đảo
Web lừa đảo là gì?
Web lừa đảo là những trang web được thiết kế với mục đích đánh lừa người dùng, thường nhằm vào mục đích chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân hoặc tấn công mạng. Những trang web này thường giả danh các tổ chức, dịch vụ uy tín để dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu hoặc thẻ tín dụng.
Có một số hình thức lừa đảo phổ biến qua website như:
- Phishing: Gửi email giả mạo từ các ngân hàng, tổ chức uy tín để yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân.
- Pharming: Chuyển hướng người dùng đến các trang web giả mạo khi họ nhập sai địa chỉ hoặc nhấp vào các liên kết độc hại.
- Ransomware: Mã độc mã hóa dữ liệu của người dùng và yêu cầu trả tiền để giải mã.
- Lừa đảo qua mạng xã hội: Tạo các tài khoản giả mạo để lừa đảo bạn bè, người thân.
Những rủi ro khi truy cập trang web lừa đảo
Việc truy cập vào những trang web lừa đảo không chỉ là mối đe dọa đối với tài sản cá nhân mà còn có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng khác, bao gồm:
- Rủi ro tài chính: Các trang web giả mạo ngân hàng, sàn giao dịch hoặc dịch vụ tài chính có thể yêu cầu người dùng cung cấp thông tin thẻ tín dụng hoặc mật khẩu ngân hàng. Mọi thông tin này sẽ bị đánh cắp và sử dụng trái phép.
- Mất mát thông tin cá nhân: Những trang web này có thể yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin nhạy cảm như số CMND, địa chỉ nhà, email và số điện thoại, làm tăng nguy cơ bị lừa đảo hoặc bị tấn công qua các kênh khác.
- Lây nhiễm mã độc: Khi người dùng truy cập vào các trang web lừa đảo, thiết bị của bạn có thể bị nhiễm mã độc, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất dữ liệu, bị kiểm soát từ xa.
Các dấu hiệu nhận biết web lừa đảo
Để tránh bị lừa đảo, người dùng cần nhận diện được các dấu hiệu của một trang web không đáng tin cậy. Dưới đây là những dấu hiệu mà bạn cần lưu ý:
- URL không khớp với địa chỉ chính thức: Trang web lừa đảo thường sử dụng địa chỉ URL giống như website chính thức nhưng có sự khác biệt nhỏ về chính tả hoặc tên miền.
- Trang web thiếu chứng chỉ SSL: Website lừa đảo thường không được cài đặt chứng chỉ SSL (Secure Socket Layer), dấu hiệu nhận biết là URL không bắt đầu bằng "https" mà là "http". Điều này có nghĩa là thông tin bạn nhập vào có thể bị tấn công và đánh cắp.
- Nhiều quảng cáo và pop-up: Những trang web lừa đảo thường có rất nhiều quảng cáo hoặc cửa sổ pop-up, khiến cho người dùng dễ dàng bị phân tâm hoặc nhấn phải vào những liên kết không an toàn.
- Thiết kế web kém hoặc quá phức tạp: Các trang web lừa đảo có thể có giao diện thiết kế đơn giản, không có hình ảnh chất lượng cao, hoặc quá nhiều thông tin không liên quan.
- Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân quá mức: Trang web yêu cầu bạn cung cấp thông tin quá nhiều, chẳng hạn như số thẻ tín dụng, mã số bảo hiểm xã hội, hoặc thông tin tài khoản ngân hàng, có thể là dấu hiệu của một website lừa đảo.
- Cảm giác không an toàn: Nếu một trang web khiến bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc có gì đó không ổn, đừng ngần ngại rời khỏi nó.
Những cách kiểm tra web lừa đảo nhanh chóng, tránh mất tiền oan
Để tránh bị mất tiền oan, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phân biệt website thật - giả. Dưới đây là những cách kiểm tra web lừa đảo giúp bạn bảo vệ thông tin và tài chính của mình khỏi nguy cơ bị đánh cắp.
1. Kiểm tra web lừa đảo qua Hệ thống thông tin tra cứu tên miền
Hệ thống tra cứu tên miền (DNS lookup) là một trong những công cụ hữu ích giúp bạn xác minh thông tin về một trang web. Bạn có thể tra cứu thông tin về tên miền của trang web đó theo những bước dưới đây để xem liệu nó có phải là một doamain đáng tin cậy hay không.
Bước 1. Truy cập vào công cụ tra cứu DNS (như Whois).
Bước 2. Nhập địa chỉ website bạn muốn kiểm tra.
Bước 3. Kiểm tra thông tin về chủ sở hữu của tên miền, ngày đăng ký và các thông tin liên quan.
Bước 4. Nếu trang web có tên miền mới hoặc không có thông tin đăng ký rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu một trang web lừa đảo.
2. Kiểm tra trang web lừa đảo qua tổng đài 156
Tổng đài 156 là một dịch vụ hữu ích và hoàn toàn miễn phí do Bộ Công an Việt Nam cung cấp giúp người dân kiểm tra thông tin về các website và ứng dụng. Dịch vụ này đặc biệt hữu ích trong việc kiểm tra trang web kiếm tiền lừa đảo, bảo vệ bạn khỏi những rủi ro khi giao dịch trực tuyến. Để check web lừa đảo qua tổng đài, bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1. Soạn tin nhắn theo cú pháp: TCTM [Tên miền hoặc link website cần kiểm tra] gửi 156.
Bước 2. Sau khi soạn tin, bạn gửi tin nhắn đến số 156.
Bước 3. Hệ thống sẽ gửi lại cho bạn thông tin về website đó, kết quả bao gồm:
- Trạng thái: Website đã được xác minh, chưa được xác minh hoặc có dấu hiệu lừa đảo.
- Thông tin đăng ký: Ngày đăng ký, thông tin chủ sở hữu (nếu có).
3. Check web lừa đảo qua trang Tín nhiệm mạng
Tín nhiệm mạng là một nền tảng trực tuyến được thiết kế để giúp người dùng đánh giá độ tin cậy của các website, từ đó tránh khỏi những rủi ro khi giao dịch trực tuyến. Dưới đây là hướng dẫn các bước check web lừa đảo:
Bước 1: Truy cập trang web Tín nhiệm mạng
Mở trình duyệt web của bạn và nhập địa chỉ https://tinnhiemmang.vn/ vào thanh địa chỉ.
Bước 2: Tìm kiếm website
- Thanh tìm kiếm: Tại giao diện chính của trang web, bạn sẽ thấy một ô tìm kiếm. Nhập chính xác địa chỉ website (URL) mà bạn muốn kiểm tra vào ô này
- Danh mục: Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông qua các danh mục được phân loại sẵn như: Website tín nhiệm, Website lừa đảo, Tổ chức tín nhiệm,....
Bước 3: Kiểm tra kết quả
Sau khi tìm kiếm, hệ thống sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến website đó, bao gồm:
- Trạng thái: Website đã được xác minh, chưa được xác minh hay có dấu hiệu lừa đảo.
- Thông tin đăng ký: Ngày đăng ký, thông tin chủ sở hữu (nếu có).
- Báo cáo từ người dùng: Các đánh giá và báo cáo của người dùng khác về website này.
4. Kiểm tra qua trang web Chống lừa đảo
Công cụ kiểm tra website của trang Chống lừa đảo là một tiện ích giúp người dùng đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của một trang web. Công cụ này thường dựa trên một cơ sở dữ liệu lớn chứa thông tin về các trang web đã được báo cáo là lừa đảo, các trang web có hành vi đáng ngờ và website đã bị chặn bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Bước 1: Mở trình duyệt web của bạn và nhập URL https://chongluadao.vn/web-safety-check vào thanh địa chỉ.
Bước 2: Dán hoặc nhập chính xác địa chỉ của trang web mà bạn muốn kiểm tra vào ô được cung cấp.
Bước 3: Kiểm tra báo cáo kết quả để xem trang web có phải là lừa đảo không. Kết quả trả về như sau:
- An toàn: Trang web được đánh giá là đáng tin cậy
- Không an toàn: Trang web có dấu hiệu lừa đảo hoặc đáng ngờ.
- Không xác định: Không đủ thông tin để đưa ra kết luận.
5. Kiểm tra thông qua các cộng đồng trực tuyến
Các cộng đồng trực tuyến là một nguồn tài nguyên hữu ích để xác minh tính hợp pháp của một trang web. Các diễn đàn và nhóm bảo mật trực tuyến chẳng hạn như Reddit, Quora, hoặc các cộng đồng chuyên về bảo mật mạng là nơi các thành viên chia sẻ các trải nghiệm và thông tin liên quan đến các trang web lừa đảo.
Để kiểm tra một trang web nghi ngờ, bạn có thể tìm kiếm tên miền hoặc URL của nó trên các subreddit như r/cybersecurity, r/scams hoặc tham gia vào các diễn đàn bảo mật để xem liệu có ai đã chia sẻ cảnh báo về trang web đó chưa. Nếu cộng đồng đã cảnh báo về trang web này, rất có thể nó có dấu hiệu của một trang web lừa đảo.
6. Kiểm tra thông tin Whois
Whois là một công cụ hữu ích để xác minh thông tin về chủ sở hữu tên miền và nguồn gốc của trang web. Nếu bạn nghi ngờ một trang web có thể là lừa đảo, đây là cách bạn có thể sử dụng công cụ như sau:
Bước 1. Truy cập vào dịch vụ Whois
Có rất nhiều trang web cung cấp dịch vụ Whois miễn phí ví dụ như ICANN Lookup, DomainTools hoặc Whois.net. Bạn chỉ cần nhập URL của trang web cần kiểm tra vào ô tìm kiếm trên các dịch vụ này.
Bước 2. Phân tích kết quả
- Thông tin chủ sở hữu: Kiểm tra xem tên người sở hữu, tổ chức hoặc công ty có hợp lệ không. Nếu thông tin này ẩn hoặc không rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu của một trang web lừa đảo.
- Ngày đăng ký: Kiểm tra ngày đăng ký tên miền. Nếu tên miền được đăng ký gần đây và không có lịch sử lâu dài, có thể đây là một trang web mới tạo ra để lừa đảo.
- Nơi đăng ký tên miền: Kiểm tra địa chỉ đăng ký tên miền. Một tên miền được đăng ký ở các quốc gia hoặc nhà cung cấp tên miền không đáng tin cậy có thể là một dấu hiệu của một trang web không an toàn.
Bước 3. Xác minh tính hợp lệ của thông tin
Nếu thông tin đăng ký không rõ ràng hoặc bị che giấu, bạn có thể nghi ngờ trang web này cố tình ẩn danh tính để tránh bị phát hiện và không nên truy cập.
7. Kiểm tra URL và chứng chỉ SSL
Việc kiểm tra URL và chứng chỉ SSL của một trang web rất quan trọng để đảm bảo tính bảo mật khi truy cập. Dưới đây là cách kiểm tra:
- Kiểm tra giao thức HTTPS: Mỗi trang web hợp lệ và bảo mật sẽ sử dụng giao thức HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure). HTTPS bảo vệ dữ liệu bạn nhập vào trang web bằng cách mã hóa chúng. Nếu URL chỉ có “http” mà không có “s” (ví dụ: http://example.com), điều này có nghĩa là trang web không bảo mật và có thể dễ bị tấn công hoặc đánh cắp dữ liệu.
- Xem chứng chỉ SSL: Để kiểm tra xem trang web có sử dụng chứng chỉ SSL hợp lệ không, bạn có thể nhận biết điều này thông qua biểu tượng ổ khóa ở phía bên trái của thanh URL trên trình duyệt.
- Kiểm tra địa chỉ URL và tên miền: Ngoài HTTPS, bạn hãy kiểm tra xem URL có đúng với địa chỉ trang web chính thức hay không. Nếu có sự thay đổi nhỏ trong địa chỉ hoặc dấu chấm (ví dụ: example.com thay vì examples.com), đó có thể đó là trang web giả mạo.
8. Sử dụng extension cảnh báo web lừa đảo
Các tiện ích mở rộng trình duyệt (extensions) là một công cụ rất hiệu quả để tự động cảnh báo bạn khi kiểm tra trang web kiếm tiền lừa đảo. Dưới đây là một số extension mà bạn có thể sử dụng:
- PhishTank: Đây là một trong những extension phổ biến giúp xác định các trang web lừa đảo và phishing. Nó cung cấp thông tin về các trang web có khả năng lừa đảo và cảnh báo bạn khi truy cập vào một trang web nghi ngờ. Khi bạn truy cập một trang web bị nghi ngờ là lừa đảo, PhishTank sẽ tự động thông báo cho bạn.
- Web of Trust (WOT): WOT là một tiện ích mở rộng nổi tiếng giúp đánh giá độ tin cậy của trang web dựa trên các đánh giá của cộng đồng và hệ thống xếp hạng dựa trên lịch sử lừa đảo của các trang web. Extension này sẽ cung cấp các chỉ số màu sắc (xanh, vàng, đỏ) để bạn có thể dễ dàng nhận biết độ an toàn của trang web.
- Norton Safe Web: Đây là một công cụ bảo mật có sẵn dưới dạng extension cho trình duyệt giúp bạn xác định những trang web có nguy cơ chứa virus, phần mềm độc hại hoặc lừa đảo. Norton sẽ đánh giá trang web dựa trên các chỉ số bảo mật và cung cấp cho bạn thông tin chi tiết.
Các biện pháp bảo vệ khi truy cập các website nghi ngờ lừa đảo
Khi truy cập các trang web nghi ngờ lừa đảo, bạn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ để tránh nguy cơ bị tấn công hoặc mất cắp thông tin. Một số biện pháp bao gồm:
- Sử dụng phần mềm diệt virus: Cài đặt và cập nhật phần mềm diệt virus để bảo vệ thiết bị khỏi phần mềm độc hại.
- Không nhấp vào liên kết lạ: Tránh nhấp vào các liên kết quảng cáo, pop-up hoặc email không rõ nguồn gốc.
- Sử dụng VPN: Kết nối Internet qua VPN để bảo vệ dữ liệu và ẩn địa chỉ IP của bạn.
- Không cung cấp thông tin cá nhân: Hạn chế cung cấp thông tin cá nhân khi bạn không chắc chắn về độ an toàn của trang web.
Hành động cần thực hiện khi phát hiện một trang web lừa đảo
Khi bạn phát hiện ra một trang web lừa đảo, hãy thực hiện các hành động sau để ngừng rủi ro và bảo vệ bản thân:
- Rời khỏi trang web ngay lập tức: Bạn nên đóng ngay trang web và tránh nhập thông tin cá nhân.
- Cảnh báo người khác: Cảnh báo bạn bè và gia đình về trang web đó, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội.
- Gửi báo cáo cho các cơ quan chức năng: Bạn có thể báo cáo trang web lừa đảo cho các cơ quan chức năng như Bộ Công An hoặc các tổ chức chuyên trách.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin: Nếu bạn đã nhập thông tin cá nhân trên trang web đó, hãy thay đổi mật khẩu và kiểm tra các tài khoản liên quan.
Web lừa đảo là một mối nguy hiểm lớn đối với người dùng Internet trong thời đại số. Tuy nhiên với sự nhận thức và kiến thức về các biện pháp kiểm tra và bảo vệ trang web, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và tránh được các nguy cơ này. Hãy luôn thận trọng khi truy cập vào các trang web và sử dụng các công cụ và phương pháp kiểm tra mà Phương Nam Vina đã gợi ý trong bài viết để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình.
Tham khảo thêm:
Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit