Trong thời đại công nghệ số 4.0 ngày nay, thiết bị mạng và Internet ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng. Để có thể tăng cường bảo mật và đảm bảo kết nối an toàn giữa người dùng và internet, nhiều người thường dùng VPN hay còn được gọi là mạng riêng ảo. Vậy VPN là gì? Có những loại nào? Cách sử dụng VPN ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này một cách chi tiết nhất!
VPN là gì?
Virtual Private Network được viết tắt là VPN hay còn được gọi là mạng riêng ảo. Mạng VPN là sự thiết lập kết nối mạng riêng tư giữa các thiết bị thông qua Internet. Đồng thời, VPN giúp bảo vệ thông tin cá nhân của bạn bằng cách mã hóa dữ liệu truyền tải, đồng thời giấu địa chỉ IP thực của bạn, giúp bạn duyệt web một cách ẩn danh và truy cập vào các nội dung bị chặn địa lý.
Bên cạnh đó, một hệ thống VPN có khả năng kết nối với nhiều địa điểm khác nhau trên các vùng địa lý, tương tự như mạng diện rộng (WAN). Hiện nay, các tập đoàn lớn, các tổ chức giáo dục và cơ quan chính phủ đều áp dụng công nghệ VPN để người dùng từ xa có thể kết nối an toàn vào mạng nội bộ của tổ chức.
Để truy cập vào mạng VPN, bạn cần có tài khoản và mật khẩu (username & password). Ngoài ra, bạn sẽ được cấp quyền truy cập riêng bằng cách xác minh tài khoản mã Pin.
Sự khác biệt giữa VPN và VPS
VPN (Virtual Private Network) và VPS (Virtual Private Server) đều là những công nghệ ảo hóa nhưng chúng có mục đích và chức năng hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là bảng phân biệt hai công nghệ này:
Tiêu chí | VPN (Virtual Private Network) | VPS (Virtual Private Server) |
Định nghĩa | Mạng ảo tạo kết nối an toàn và mã hóa giữa thiết bị và mạng từ xa | Máy chủ ảo chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý |
Mục đích sử dụng | Bảo mật dữ liệu, ẩn địa chỉ IP, truy cập tài nguyên từ xa | Cung cấp môi trường máy chủ ảo để chạy ứng dụng, lưu trữ dữ liệu |
Chức năng chính | Mã hóa dữ liệu, tạo kết nối an toàn, ẩn danh và truy cập từ xa | Tạo ra một môi trường máy chủ riêng biệt cho các ứng dụng hoặc dịch vụ |
Cách thức hoạt động | Mã hóa kết nối internet và chuyển dữ liệu qua máy chủ VPN | qua máy chủ VPN Cung cấp một phần của máy chủ vật lý với hệ điều hành và tài nguyên riêng biệt |
Ứng dụng | Bảo mật thông tin, truy cập nội dung bị hạn chế địa lý | Lưu trữ web, chạy ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu, phát triển phần mềm |
Cấu hình | Cấu hình thường đơn giản, chủ yếu cần cài đặt phần mềm VPN trên thiết bị | Cấu hình phức tạp hơn, yêu cầu cấu hình hệ điều hành và các phần mềm server |
Các loại VPN phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mạng riêng ảo, tiêu biểu trong số đó là các loại VPN sau:
1. Remote Access VPN
Remote Access VPN cho phép người dùng kết nối từ xa với mạng riêng của tổ chức thông qua Internet. Loại VPN này thường được sử dụng bởi các nhân viên làm việc từ xa để truy cập vào mạng nội bộ của công ty. Điều này giúp bảo vệ thông tin và đảm bảo rằng các dữ liệu nhạy cảm được truyền tải một cách an toàn và bảo mật.
2. Site-to-Site VPN
Site-to-site VPN còn được gọi là Router-to-Router VPN, loại này kết nối các mạng của các văn phòng khác nhau của một tổ chức qua Internet. Đồng thời, Site-to-Site VPN thường được sử dụng bởi các công ty có nhiều chi nhánh, giúp liên kết mạng của các văn phòng với nhau thành một mạng thống nhất, bảo mật và hiệu quả.
Có hai loại Site-to-Site VPN chính, đó là:
- Intranet-based Site-to-Site VPN: Kết nối các mạng LAN của một tổ chức với nhau.
- Extranet-based Site-to-Site VPN: Kết nối mạng LAN của các tổ chức khác nhau để chia sẻ thông tin.
3. Mobile VPN
Mobile VPN được nhiều người sử dụng nhất và được thiết kế để hỗ trợ các thiết bị di động, cho phép kết nối liên tục ngay cả khi thiết bị di chuyển giữa các mạng khác nhau. Thông thường, được sử dụng trong các dịch vụ công cộng như cảnh sát, cứu hỏa và xe cứu thương để duy trì kết nối bảo mật trong khi di chuyển.
4. Hybrid VPN
Hybrid VPN là sự kết hợp giữa các loại mạng VPN khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của một tổ chức. Bên cạnh đó, có thể kết hợp Site-to-Site VPN và Remote Access VPN để cung cấp cả kết nối bảo mật cho các chi nhánh và truy cập từ xa cho nhân viên.
Chức năng của hệ thống VPN
Dịch vụ VPN thường được dùng để bảo vệ việc truyền dữ liệu an toàn qua Internet và đảm bảo sự riêng tư của thông tin cá nhân. Dưới đây là các tính năng chính của hệ thống VPN:
1. Quyền riêng tư
Khi sử dụng mạng công cộng để truy cập Internet, quyền riêng tư của bạn dễ bị đe dọa. Lúc này, hệ thống VPN giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có khi truy cập Internet nơi công cộng, chẳng hạn như lộ thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, email và hoạt động duyệt web.
2. Ẩn danh thiết bị
Với chức năng này sẽ lưu trữ thông tin về vị trí cũng như là các trình duyệt đang hoạt động trên thiết bị của bạn. Bên cạnh đó, các website này còn sử dụng cookie và các công nghệ tương tự để theo dõi nguồn dữ liệu này. Đồng thời, mạng VPN còn giúp ẩn danh thông tin của bạn trên Internet bằng cách che giấu địa chỉ IP và mã hóa dữ liệu truyền đi. Chính vì vậy, ẩn danh thiết bị còn giúp bạn duyệt web một cách hoàn toàn ẩn danh và bảo vệ thông tin cá nhân khỏi sự theo dõi.
3. Khả năng bảo mật
VPN bảo vệ kết nối Internet của người dùng tránh những truy cập trái phép bằng cách sử dụng mã hóa để bảo vệ kết nối. Một cơ chế bảo mật khác là tự động tắt và hủy các kết nối trước đó nhằm đề phòng những hoạt động có nguy cơ xâm phạm trên Internet. Đặc biệt hơn, với cách bảo mật này hạn chế khả năng dữ liệu bị xâm phạm và bảo vệ được thông tin của người dùng.
4. Truy cập website bị chặn theo địa lý
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi truy cập vào trang web bị chặn, VPN sẽ giúp bạn vượt qua những rào cản này. Bằng cách che giấu địa chỉ IP của bạn, VPN cho phép bạn duyệt web một cách tự do và thoải mái hơn, cho phép tiếp cận mọi nội dung mà bạn muốn.
Đánh giá ưu nhược điểm của VPN
Mạng VPN là một công nghệ có chi phí không quá cao nhưng lại mang đến nhiều lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế mà bạn cần cân nhắc. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của VPN mà bạn có thể tham khảo:
1. Ưu điểm của VPN
VPN là một công nghệ mạng cho phép người dùng truy cập Internet một cách an toàn và riêng tư hơn. Chính vì vậy, các ưu điểm chính của hệ thống VPN bao gồm các yếu tố như sau:
- Giao diện thân thiện, đơn giản và dễ sử dụng.
- Bảo mật thông tin và mã hóa dữ liệu cá nhân khi truyền qua Internet, giúp đảm bảo an toàn trong không gian mạng.
- An tâm khi sử dụng mạng công cộng, không lo lắng về việc bị đánh cắp dữ liệu.
- Truy cập các website bị hạn chế ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và từ thiết bị ở trạng thái ẩn danh.
2. Nhược điểm của VPN
Mỗi sản phẩm và dịch vụ đều có các lợi ích và nhược điểm riêng biệt, và mạng VPN không phải là ngoại lệ. Vậy, những hạn chế của VPN là gì?
- Tuỳ thuộc vào loại mạng VPN, bạn có thể gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình thiết lập giao thức bảo mật.
- Nếu cài đặt không đúng cách, việc bảo mật dữ liệu có thể không hiệu quả, thậm chí có thể dẫn đến rò rỉ thông tin.
- Trục trặc trong quá trình thiết lập VPN có thể làm lộ DNS và địa chỉ IP của bạn, tạo điều kiện thuận lợi cho hacker xâm nhập và đánh cắp thông tin.
- Để đảm bảo mức độ an toàn cao nhất, có thể bạn sẽ cần phải đầu tư chi phí cho các dịch vụ VPN chất lượng thay vì sử dụng phiên bản miễn phí.
Phương thức hoạt động của hệ thống Virtual Private Network
Cách thức hoạt động của Virtual Private Network bao gồm các bước chính sau:
Bước 1: Kết nối và mã hóa dữ liệu
Khi bạn kết nối vào một dịch vụ Virtual Private Network, máy tính của bạn sẽ tạo ra một kết nối an toàn với máy chủ VPN thông qua Internet. Ở bước này, mục đích chính là để mã hóa dữ liệu mà bạn đã gửi đi và nhận, nhằm bảo vệ thông tin của bạn khỏi sự nghe trộm và đánh cắp thông tin riêng tư của bạn.
Bước 2: Xác thực và quản lý phiên
Sau khi kết nối, bạn sẽ cần xác thực bằng tên người dùng và mật khẩu hoặc một hình thức xác thực khác (như mã OTP). Xác thực đã thành công, thì mạng riêng ảo sẽ quản lý lịch sử làm việc của bạn và đảm bảo rằng chỉ những dữ liệu mà đã mã hóa mới được truyền đến và nhận về.
Bước 3: Lấy địa chỉ IP mới
Mạng VPN sẽ cung cấp cho bạn một địa chỉ IP ảo riêng để duyệt web hoặc nhiều địa chỉ IP khác nhau thay vì sử dụng địa chỉ IP cá nhân. Điều này giúp bạn duyệt web ẩn danh hơn và che giấu vị trí thực tế của bạn.
Bước 4: Truy cập vào tài nguyên nội bộ
Nếu bạn làm việc trong một môi trường doanh nghiệp, Virtual Private Network cung cấp khả năng truy cập an toàn vào các tài nguyên nội bộ như máy chủ, dữ liệu, hay ứng dụng mà không cần phải đến văn phòng trực tiếp.
Cách sử dụng VPN - Virtual Private Network
Để dễ dàng truy cập vào VPN, dưới đây là 5 bước sử dụng VPN giúp người dùng có thể thực hiện một cách an toàn hơn:
- Bước 1: Nghiên cứu và chọn nhà cung cấp VPN uy tín, sau đó đăng ký gói dịch vụ phù hợp.
- Bước 2: Truy cập trang web của nhà cung cấp, tải và cài đặt ứng dụng VPN tương thích với thiết bị của bạn.
- Bước 3: Sau khi tải ứng dụng xong, mở ứng dụng và đăng nhập bằng tài khoản đã tạo khi đăng ký dịch vụ.
- Bước 4: Sau đó, bạn hãy chọn một máy chủ bất kỳ từ danh sách có sẵn và bắt đầu nhấn kết nối.
- Bước 5: Khi kết nối thành công, bắt đầu duyệt web với địa chỉ IP ẩn và dữ liệu được mã hóa.
VPN được ứng dụng trong doanh nghiệp như thế nào?
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống VPN để cung cấp một môi trường mạng an toàn và bảo mật cho nhân viên khi họ làm việc từ xa hoặc truy cập vào hệ thống từ các địa điểm ngoài văn phòng chính. Chính vì vậy, để bảo vệ thông tin quan trọng của công ty một cách an toàn nhất, bạn hãy tham khảo các nội dung bên dưới:
- Kết nối từ xa: VPN cho phép nhân viên kết nối an toàn và bảo mật đến mạng nội bộ của công ty từ bất kỳ đâu, giúp họ làm việc từ xa một cách hiệu quả mà không cần phải lo lắng về sự xâm nhập hoặc lộ thông tin.
- Bảo vệ dữ liệu quan trọng: Virtual Private Network mã hóa dữ liệu truyền đi giữa các thiết bị, bảo vệ thông tin quan trọng và nhạy cảm của doanh nghiệp khỏi việc bị đánh cắp hay đánh giá.
- Truy cập vào tài nguyên nội bộ: Nhân viên có thể truy cập vào các tài nguyên nội bộ của công ty như cơ sở dữ liệu, máy chủ, ứng dụng nội bộ một cách an toàn từ xa thông qua VPN.
- Giảm thiểu rủi ro từ các mạng công cộng: Khi nhân viên phải làm việc tại các địa điểm công cộng hoặc kết nối từ mạng không an toàn, mạng VPN giúp bảo vệ họ khỏi các mối đe dọa an ninh mạng như tấn công tin tặc, theo dõi hoặc đánh cắp dữ liệu.
- Quản lý và kiểm soát truy cập: VPN cung cấp các công cụ quản lý để doanh nghiệp có thể kiểm soát và giám sát việc truy cập vào hệ thống mạng của họ, đảm bảo tuân thủ các chính sách bảo mật và an toàn thông tin.
Tóm lại, để đảm bảo hệ thống VPN nội bộ được thiết lập một cách bảo mật và an toàn nhất, VPN là một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Hy vọng rằng, những thông tin mà Phương Nam Vina đã chia sẻ qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm VPN là gì và lợi ích của VPN trong cuộc sống công nghệ. Thông qua các kiến thức trên, bạn có thể lựa chọn được loại VPN phù hợp nhất với nhu cầu và mong đợi của mình.
Tham khảo thêm:
2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication
Bảo mật website là gì? Những cách bảo mật website hiệu quả
Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website