Cookies là gì? Cách xóa cookies trên trình duyệt nhanh nhất

Đã bao giờ bạn từng gặp phải trường hợp, khi truy cập vào một trang web bất kỳ thì có thông báo hiện lên và nhấn mạnh rằng, để đọc được nội dung bài viết thì bạn cần phải chấp thuận toàn bộ cookies có trên website? Trong trường hợp nhấn vào ô chấp thuận thì trang web sẽ tiếp tục để bạn truy cập nhằm khám phá thông tin và ngược lại, nếu không bấm nút chấp thuận thì toàn bộ mọi thông tin cá nhân, đăng nhập đều sẽ không được lưu giữ trên web. Vậy tại sao lại có tình trạng như vậy? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì trong nội dung dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cookies là gì? Tại sao trang web nào cũng xuất hiện tình trạng trên và cần làm gì để xóa cookies ra khỏi website của bạn được nhanh nhất.


Cookies là gì? Cách xóa cookies trên trình duyệt nhanh nhất
 

Cookies là gì?

Khi nhắc đến khái niệm cookies là gì, nhiều người thường hay bị nhầm lẫn đây là tên gọi của một loại bánh quy giòn xốp mà chúng ta vẫn thường ăn. Tuy nhiên, thực chất thì định nghĩa cookies mà chúng tôi muốn đề cập ở đây được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể, cookies trên trình duyệt website mang ý nghĩa hoàn toàn khác khi đây chính là những file được trang web tạo ra để lưu lại tất cả các thông tin về hành vi duyệt web của người dùng.

Có thể nói, cookies là một thành phần quan trọng trong quá trình duyệt web hiện nay. Chúng sẽ giúp lưu trữ toàn bộ các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu hay một số cài đặt cá nhân của bạn. Điều này sẽ giúp cho việc truy cập vào website trong những lần sau trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.


Cookies là gì
 

Dữ liệu cookies được truyền tải như thế nào?

Bên cạnh khái niệm thì quá trình mà cookies web truyền tải dữ liệu như thế nào cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể, quá trình truyền tải dữ liệu cookies được triển khai thông qua ba bước chính, đó là:

Bước 1: khi bạn nhập URL thuộc một trang web bất kỳ vào thanh địa chỉ của công cụ tìm kiếm, trình duyệt sẽ ngay lập tức gửi yêu cầu đến cho website đó. Chẳng hạn, khi bạn truy cập vào trong trang https://phuongnamvina.com/ thì ngay lập tức, trình duyệt sẽ yêu cầu trang chủ của website Phương Nam Vina.

Bước 2: sau khi đã nhận được yêu cầu, trình duyệt sẽ nhanh chóng kiểm tra trong máy tính của bạn liệu có tồn tại file cookie của trang web hay không. Nếu như có thì trình duyệt web sẽ gửi toàn bộ thông tin cookies đến máy chủ của website và nếu không thì trình duyệt sẽ không gửi dữ liệu cookies cho bạn.

Bước 3: nếu không có bất kỳ dữ liệu cookies nào được ghi nhận thì website sẽ hiểu rằng đây chính là lần đầu tiên mà bạn truy cập vào đây. Khi đó, máy chủ của trang web sẽ tạo ra một ID mới cho người dùng và tiến hành lưu trữ các cookies này ngay trên chính PC của bạn.


Cookies web
 

Những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng cookies trên trình duyệt

Về cơ bản, web cookies được hiểu là một dạng bản ghi được tạo ra và lưu lại các thông tin sử dụng trên trình duyệt khi người dùng truy cập vào trong một website. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà người dùng hiện nay đang không ngừng tranh cãi về bản chất của tập tin này. Có ý kiến cho rằng đây chính là một người bạn thân thiện, nhưng cũng có không ít trường hợp khẳng định đây là một hiểm họa cần được loại bỏ khi lướt web. Vậy tại sao lại có những nhận định này? Tất cả đều bắt nguồn từ các lợi ích và rủi ro của việc sử dụng cookies trên trình duyệt tạo ra.

1. Lợi ích của việc sử dụng cookies

Trong trang web, cookie dùng để làm gì luôn là một câu hỏi lớn của nhiều người khi muốn tìm hiểu về định nghĩa này. Theo đó, nhờ vào sự xuất hiện của cookies mà quá trình truy cập vào một website bất kỳ của người dùng sẽ trở nên nhanh chóng, tiện lợi và không tốn quá nhiều thời gian, công sức cho việc đăng nhập lại. Đây chính là kết quả của việc cookies đã giúp lưu trữ loại toàn bộ mọi thông tin của người dùng, đồng thời tránh khỏi những sai sót có thể xuất hiện.

Còn đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng cookies chính là cách để họ có thể theo dõi được hành vi của người dùng một cách sát sao nhất. Từ đây, bạn sẽ có được một danh sách kết quả những mối quan tâm của khách hàng trong thời gian thực, tần suất, thời gian truy cập hoặc một vài sở thích khác,... đều được nắm bắt một cách chính xác. Nhờ đó mà quá trình tối ưu website hay tối ưu các dịch vụ mà mình đang cung cấp đều được thực hiện một cách tốt nhất.

2. Một số rủi ro khi người dùng sử dụng cookies

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho người dùng nói chung và doanh nghiệp nói riêng nhưng đôi khi, cookies web cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro liên quan đến các dữ liệu đang được lưu trữ.

Cụ thể, web cookies được sử dụng với mục đích chính là lưu trữ các thông tin hoặc những hoạt động sử dụng của người dùng cá nhân. Chính vì thế, cookies cũng sẽ ảnh hưởng đến sự riêng tư của người dùng và khiến cho những thông tin cá nhân có thể bị rò rỉ ra bên ngoài.

Đặc biệt là hiện nay, tình trạng các hacker đang tìm đủ mọi cách để đột nhập vào website và lấy cắp thông tin người dùng để phục vụ cho mục đích xấu, từ đó dẫn đến những hệ lụy mà bản thân chúng ta không hề mong muốn. Đó chính là lý do vì sao mà việc sử dụng hợp lý và quản lý cookies web đúng cách là yêu cầu cơ bản mà bạn cần phải chú ý.


Cookies
 

Các loại cookies web thông dụng

Trên thực tế thì hiện nay đang xuất hiện rất nhiều loại cookies khác nhau. Trong đó có nhiều loại cookie tốt, nhưng đồng thời cũng có một số khác là cookie xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến website của bạn và cần loại bỏ ngay lập tức.

1. Persistent cookie

Persistent cookie thường được lưu trữ trên ổ cứng của máy tính và không bị xóa khi bạn đóng tắt trình duyệt. Bạn cũng có thể bắt gặp loại cookies này khi quay trở lại một trang web nào đó đã từng truy cập và các thông tin đăng nhập vẫn ở đó mà không bị mất đi.


Trong trang web cookie dùng để làm gì?
 

2. Session cookie

Khi bạn truy cập vào website nào đó, session cookie sẽ được lưu trữ tạm thời trong bộ nhớ của máy tính và sẽ tự động xóa khi bạn đóng trình duyệt lại. Thông thường, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loại session cookie này khi đang truy cập website và máy bất ngờ bị hết pin dẫn đến tình trạng tắt đột ngột. Sau đó, khi mở máy tính lên thì trình duyệt sẽ tự động hỏi lại rằng liệu bạn có muốn load lại những trang mà bạn vừa mở trước đó hay không.

3. Secure cookie

Secure cookie hay còn được gọi là cookie an toàn, loại web cookies này chỉ có thể được gửi và nhận thông qua một kết nối đã mã hóa (HTTPS) toàn bộ. Chừng nào mà thuộc tính “secure” (bảo mật) của cookie vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ thì người dùng sẽ không thể nào truyền cookie thông qua một kênh không được mã hóa (HTTP).

4. HTTP - only cookie

Cookie bảo mật cũng thường được biết đến với một tên gọi khác là Cookie HTTP - only (cookie chỉ có HTTP). Theo đó, hai thuộc tính “Secure” và “HTTP-only” sẽ luôn hoạt động song song với nhau để làm giảm thiểu những tác động từ một cuộc tấn công cross - site scripting (XSS) tới cookie. Trong đó, XSS chính là một kỹ thuật tấn công buộc một trang web phải hiển thị các đoạn mã độc. Tiếp đến, các đoạn mã này sẽ được thực thi trên trình duyệt web của người dùng.


Web cookies
 

5. Cookie flash

Cookie flash là một trong những loại siêu cookie phổ biến nhất hiện nay. So với các loại cookie thường thì cookie flash cũng thực hiện được nhiều chức năng tương tự nhưng chúng lại khó tìm và xóa hơn.

6. Cookie zombie

Cookie zombie là loại cookie có mối liên kết chặt chẽ với cookie flash. Cụ thể, một cookie zombie có thể tự tạo lại ngay lập tức sau khi người dùng xóa nó đi. Quá trình tái tạo này được thực hiện nhờ vào các bản sao được lưu trữ bên ngoài thư mục cookie thông thường của trình duyệt, chúng thường là Flash Local Shared Object hay HTML5 Web Storage.

7. Cookie của bên thứ nhất

Cookie của bên thứ nhất hay còn được biết đến với những tên gọi khác là: cookie first - party, cookie vĩnh viễn, cookie liên tục và cookie được lưu trữ. Vai trò của loại cookies này đó là giúp cho các trang web ghi nhớ toàn bộ mọi thông tin và cài đặt của người dùng khi họ tiến hành truy cập lại chúng vào trong tương lai. Nếu như không xuất hiện các cookies này, website sẽ không thể nào ghi nhớ được các tùy chọn cũng như cài đặt theme, menu, tùy chọn ngôn ngữ hay bookmark (dấu trang) nội bộ giữa các phiên.

8. Cookie của bên thứ ba

Cookie của bên thứ ba hay cookie third - party chính là đại diện tiêu biểu cho những cookie xấu. Sở dĩ loại cookies này có tiếng xấu đối với người dùng Internet như vậy tất cả đều có lý do phía sau.

Cụ thể, cookie của bên thứ nhất sẽ có domain khớp với domain của website mà người dùng đang truy cập. Thế nhưng, cookie của bên thứ ba lại có domain bắt nguồn từ một tên miền khác. Vì không đến từ chính trang web mà người dùng đang truy cập nên cookie của bên thứ ba cũng sẽ không cung cấp bất kỳ lợi ích nào như cookie của bên thứ nhất.


Cookie
 

Hướng dẫn cách xóa cookies trên các trình duyệt phổ biến hiện nay

Không thể phủ nhận rằng, cookies web là một công cụ khá hữu ích và tiện lợi nhưng đối với nhiều người, chúng lại có vẻ hơi phiền toái và không an toàn. Chính vì vậy, việc tìm cách xóa cookies web cũng đang trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm.

1. Cách xóa và bật quản lý cookies trên trình duyệt Chrome

Để có thể xóa cookie trên trình duyệt Chrome, bạn chỉ cần thực hiện theo như các bước đơn giản dưới đây là xong:

- Bước 1: tại giao diện chính của Chrome, bạn hãy click vào biểu tượng dấu ba chấm trên cùng nằm ở góc phải màn hình, sau đó bấm chọn Cài đặt.


Các cách xóa web cookies
 

- Bước 2: ngay trong danh sách menu cài đặt, bạn hãy chọn Quyền riêng tư và bảo mật nằm bên phía tay trái của màn hình => Cookie và các dữ liệu khác của trang web.


Xóa cookie

 

- Bước 3: tại giao diện tiếp theo, bạn hãy bấm xem tất cả dữ liệu và quyền của trang web.
 

Cách xóa cookie
 

- Bước 4: Khi toàn bộ dữ liệu trang web được hiện ra, nhiệm vụ của bạn đó chính là chọn từng cookie và ấn vào biểu tượng thùng rác bên phải để xóa thủ công. Hoặc bạn cũng có thể ấn chọn Xóa tất cả các tệp cookie.


Xóa web cookie
 

Sau khi đã hoàn thành xong ba bước trên thì lúc này, toàn bộ các cookie trong quá khứ sẽ được loại bỏ khỏi trình duyệt web của bạn một cách vĩnh viễn. Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là khi truy cập lại các trang web đó, bạn buộc lòng phải nhập các thông tin đăng nhập như lúc đầu.

2. Cách xóa cookies trên Cốc Cốc

Đối với Cốc Cốc, để xóa cookies thì bạn có thể thực hiện theo những bước dưới đây:

- Bước 1: tại giao diện của Cốc Cốc, bạn hãy nhấn vào chữ Cốc Cốc ở trên góc trái => click vào Công cụ khác => bấm Xóa dữ liệu duyệt….


Cách xóa web cookie
 

- Bước 2: tại mục “Phạm vi thời gian”, bạn hãy chọn khoảng thời gian chứa dữ liệu mà mình muốn xóa. Sau đó tick vào Lịch sử duyệt web, Cookies và dữ liệu trong bộ nhớ đệm, Tệp và hình ảnh được lưu trữ trong bộ nhớ đệm => chọn Xóa dữ liệu.


Xóa web cookies
 

3. Cách xóa cookies trên Microsoft Edge

Trong trường hợp muốn xóa Microsoft Edge, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: click vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc bên phải của trình duyệt và nhấn chọn Settings.


Các cách xóa cookies web
 

- Bước 2: bấm chọn mục Cookies and site permission => Manage and delete cookies and site data.


Xóa cookies
 

- Bước 3: tại giao diện màn hình, bạn hãy nhấn chọn See all cookies and site data.


Cách xóa cookies
 

- Bước 4: tại mục All cookies and site data, toàn bộ dữ liệu trang web mà bạn đã từng truy cập đều sẽ được hiện ra. Bạn có thể click chọn xóa từng mục hoặc Remove all để xóa toàn bộ.
 

Web cookie
 

4. Cách xóa cookies trên Firefox

Để xóa cookies trên Firefox, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

- Bước 1: tại giao diện của trình duyệt Firefox, bạn hãy nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang và chọn mục Thư viện.


Cookie web
 

- Bước 2: truy cập vào Lịch sử.


Các cách xóa cookies
 

- Bước 3: bấm chọn mục Xóa lịch sử gần đây….


Xóa cookies web
 

- Bước 4: Tại mục Khoảng thời gian để xóa, bạn chỉ cần chọn khoảng thời gian có chứa dữ liệu mà mình muốn loại bỏ, sau đó chỉ cần tick chọn vào mục Cookies, Bộ nhớ đệm và nhấn nút OK là xong.


Xóa cookie web
 

Một số mẹo giúp bạn sử dụng cookies an toàn, hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu về những lợi ích mà cookies mang lại, đặc biệt là một số rủi ro mà chúng đang sở hữu thì dù ít hay nhiều, người dùng cũng sẽ cảm thấy lo lắng trong quá trình truy cập web. Vậy nên, để bảo mật tốt hơn cũng như hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra thì dưới đây chính là một số lời khuyên mà bạn không nên bỏ qua:

- Thường xuyên xóa cookies định kỳ cho máy tính và trình duyệt.

- Thiết lập, cài đặt các tùy chọn cookies cho trình duyệt bằng chế độ bảo mật.

- Lựa chọn mục bảo mật và tiến hành hạn chế truy cập vào những trang web không đáng tin cậy.

- Không nên để cookies lưu trữ hoặc ghi nhớ những thông tin đăng nhập của bạn, nhất là đối với tài khoản ngân hàng.

- Người dùng nên sử dụng các tiện ích để xóa cookie.

- Cài đặt và thiết lập chức năng bảo mật hiện đại để mọi người chia sẻ các dữ liệu trực tuyến.

- Thường xuyên cập nhật các phần mềm chống tên miền giả.

- Cần nên cân nhắc và chú ý cẩn thận khi quyết định cho người khác mượn máy.


Khái niệm cookie
 

Như vậy, Phương Nam Vina vừa chia sẻ cho bạn những kiến thức tổng quan về cookie là gì cũng các cách xóa cookies hiệu quả. Hi vọng từ bài viết này, mỗi người sẽ có thể chủ động hơn trong quá trình truy cập vào Internet cũng như quản lý website được an toàn nhất có thể. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Tường lửa là gì? Kiến thức tổng quan về tường lửa (firewall)

icon thiết kế website DDoS là gì? Cách phòng chống cuộc tấn công DDoS hiệu quả

icon thiết kế website World Wide Web là gì? Thế giới đã thay đổi thế nào khi có WWW?

Bài viết mới nhất

Search box là gì? Phân loại và cách tối ưu search bar website

Search box là gì? Phân loại và cách tối ưu search bar website

Bằng cách cung cấp một trải nghiệm tìm kiếm nhanh chóng và chính xác, search box sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh thu.

Kinh nghiệm làm web bán hàng​ online giúp bạn x3 doanh số

Kinh nghiệm làm web bán hàng​ online giúp bạn x3 doanh số

Nắm bắt kinh nghiệm làm web bán hàng online quý báu sẽ giúp bạn tạo ra một cửa hàng trực tuyến hiệu quả để thúc đẩy doanh thu và chinh phục thị trường.

DRM là gì? Bảo vệ nội dung số với digital rights management

DRM là gì? Bảo vệ nội dung số với digital rights management

DRM (digital rights management) là công nghệ được thiết kế để bảo vệ bản quyền đối với nội dung kỹ thuật số và đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay.

Website button là gì? Điểm mặt 9 loại button web thường gặp

Website button là gì? Điểm mặt 9 loại button web thường gặp

Website button không chỉ là một phần tử giao diện mà còn là công cụ mạnh mẽ đóng vai trò như cầu nối quan trọng giữa người dùng và nội dung website.

Bảng báo giá thiết kế logo chuyên nghiệp, nhiều ưu đãi

Bảng báo giá thiết kế logo chuyên nghiệp, nhiều ưu đãi

Với mức giá thiết kế logo cạnh tranh và chất lượng hàng đầu, Phương Nam Vina sẽ giúp bạn sở hữu mẫu logo độc đáo, tạo dấu ấn sâu sắc với khách hàng.

Lazy loading là gì? Tối ưu hiệu năng website với lazy loading

Lazy loading là gì? Tối ưu hiệu năng website với lazy loading

Lazy loading đang là xu hướng trong thiết kế web hiện đại, giúp mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà và nâng cao hiệu suất website.

zalo