Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit

Không chỉ đơn thuần là một phần mềm độc hại, rootkits có khả năng ẩn mình sâu trong hệ thống, thao túng mọi hoạt động mà không bị phát hiện. Có thể bạn đang tự hỏi làm sao chúng lại có thể nguy hiểm đến thế? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rootkit, từ bản chất, phân loại, cách thức xâm nhập cho đến những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
 

Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit
 

Rootkit là gì?

Rootkit là một dạng phần mềm độc hại đặc biệt nguy hiểm, được thiết kế để cho phép tin tặc hoặc các loại malware khác có thể truy cập và kiểm soát máy tính mà không bị phát hiện. Thuật ngữ rootkit được tạo thành từ sự kết hợp của hai từ “root” và “kit”. Trong đó:

- Root: Trong các hệ thống Unix-like (như Linux), root là tài khoản quản trị có quyền truy cập cao nhất và đầy đủ nhất vào hệ thống.

- Kit: Là một bộ công cụ hoặc tập hợp các chương trình.

Rootkit ám chỉ một bộ công cụ cho phép kẻ tấn công có được quyền truy cập cấp cao nhất vào hệ thống. Điểm đáng sợ của rootkits nằm ở khả năng ẩn mình rất sâu, chúng thường xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát các mức độ hoạt động của hệ điều hành, từ đó ngăn người dùng hoặc phần mềm bảo mật phát hiện và loại bỏ nó.

Rootkit có thể che giấu các tiến trình xâm nhập, tệp tin, hoặc thậm chí cả các chương trình độc hại khác, khiến hệ thống bị lừa rằng mọi thứ vẫn hoạt động bình thường. Tin tặc thường sử dụng virus rootkit để đánh cắp thông tin nhạy cảm như mật khẩu, thông tin tài chính hoặc thậm chí tạo các backdoor để dễ dàng truy cập vào hệ thống trong tương lai.
 

Rootkit là gì?
 

Những hậu quả khôn lường mà rootkits có thể gây ra

Rootkits không chỉ là một dạng phần mềm độc hại tinh vi mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống nào chúng xâm nhập. Điều làm cho virus rootkits đặc biệt nguy hiểm là khả năng ẩn mình hoàn hảo và chiếm quyền kiểm soát hệ thống mà người dùng hoặc phần mềm bảo mật khó có thể phát hiện ra.

Tin tặc có thể sử dụng loại malware này để thực hiện nhiều hoạt động độc hại, bao gồm:

- Đánh cắp thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm: Theo dõi mọi hoạt động của người dùng, từ việc gõ bàn phím, truy cập các trang web, cho đến đăng nhập vào tài khoản ngân hàng. Điều này tạo cơ hội cho tin tặc chiếm đoạt tài khoản, mật khẩu, và thậm chí thông tin tài chính như số thẻ tín dụng.

- Tạo backdoor: Rootkits có thể cài đặt một "backdoor" (cửa sau) vào hệ thống, cho phép tin tặc truy cập trở lại máy tính bất cứ khi nào chúng muốn, ngay cả khi nó đã bị phát hiện và cố gắng loại bỏ. Điều này khiến hệ thống luôn nằm trong nguy cơ bị xâm nhập liên tục, dẫn đến việc dữ liệu bị đánh cắp lặp đi lặp lại mà không có cách nào ngăn chặn hoàn toàn nếu backdoor không bị phát hiện.

Chiếm quyền điều khiển hệ thống: Điều này đồng nghĩa với việc tin tặc có thể thực hiện bất kỳ hành động nào trên hệ thống của bạn như mở các ứng dụng, thay đổi hoặc xóa dữ liệu, và thậm chí khóa máy để đòi tiền chuộc. Hệ thống của bạn từ đây không còn là của bạn nữa mà đã nằm trong tay tin tặc.

- Lây lan các phần mềm độc hại khác: Che giấu các phần mềm độc hại khác như virus, trojan, hay ransomware, tạo ra một lớp ngụy trang để các malware này không bị phát hiện, từ đó có thể tiếp tục lây lan và gây thêm thiệt hại nghiêm trọng cho máy tính, mạng lưới, và các dữ liệu của doanh nghiệp hoặc cá nhân.

- Phá hoại hệ thống, làm giảm hiệu suất: Sự hiện diện của loại malware này khiến hệ thống hoạt động chậm lại, treo máy hoặc gặp phải các lỗi không giải thích được. Hiệu suất hệ thống bị giảm sút nghiêm trọng do các phần mềm độc hại chạy ngầm liên tục, tiêu tốn tài nguyên của CPU và bộ nhớ.

- Vô hiệu hóa phần mềm bảo mật: Rootkits có khả năng vô hiệu hóa các phần mềm diệt virus và tường lửa. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống trở nên dễ dàng bị xâm nhập hơn bởi các cuộc tấn công khác mà người dùng hoàn toàn không hay biết. 

- Gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng: Từ việc tài khoản ngân hàng bị xâm nhập cho đến việc doanh nghiệp mất dữ liệu quan trọng, các hậu quả mà rootkits gây ra không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của bạn.
 

Tác hại của rootkits
 

Muôn hình vạn trạng của các loại rootkits

Tùy thuộc vào cách thức hoạt động và nơi ẩn mình, rootkits được phân loại thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều mang những đặc điểm riêng và có mức độ nguy hiểm khác nhau

1. Kernel-mode Rootkit (Rootkit ở mức nhân hệ điều hành)

Kernel-mode rootkit hoạt động ở mức độ lõi hệ điều hành (kernel), mức sâu nhất và quyền lực nhất của hệ thống. Đây là loại nguy hiểm nhất bởi nó có thể can thiệp trực tiếp vào các tiến trình quan trọng của hệ điều hành, từ đó kiểm soát toàn bộ hoạt động của máy tính.

- Đặc điểm: Cài mã độc vào lõi hệ điều hành, giúp tin tặc có toàn quyền kiểm soát hệ thống, bao gồm truy cập, sửa đổi, và xóa dữ liệu mà không bị phát hiện.

- Mức độ nguy hiểm: Rất cao. Vì nó hoạt động ngay tại lõi hệ thống, việc phát hiện và loại bỏ rất khó khăn, ngay cả đối với các phần mềm bảo mật chuyên dụng.

- Ví dụ: Rootkit Rustock – từng gây náo loạn thế giới bảo mật khi được sử dụng để phát tán hàng triệu email spam mà không thể bị phát hiện bởi các công cụ chống virus thông thường.

2. User-mode Rootkit (Rootkit ở mức ứng dụng)

 User-mode rootkit hoạt động trong môi trường người dùng (user space), nghĩa là ở cấp độ ứng dụng hoặc chương trình đang chạy trên máy tính.

- Đặc điểm: Thay đổi cách các chương trình và ứng dụng hoạt động bằng cách thay thế hoặc làm sai lệch các tệp tin hệ thống thông thường, khiến chúng hoạt động như mong muốn của tin tặc.

- Mức độ nguy hiểm: Mặc dù ít nguy hiểm hơn kernel-mode, user-mode rootkits vẫn có thể ẩn mình khỏi phần mềm diệt virus bằng cách ngụy trang dưới dạng các tệp tin hợp lệ.

- Ví dụ: Rootkit Hacker Defender – một trong những user-mode rootkit nổi tiếng, cho phép che giấu các tập tin, quy trình và khóa registry khỏi người dùng và các phần mềm bảo mật.
 

Rootkit virus
 

3. Bootkit (Rootkit ở mức khởi động)

Bootkit tấn công vào quá trình khởi động của máy tính, kiểm soát toàn bộ hệ điều hành ngay từ lúc khởi động, trước khi các phần mềm bảo mật có thể phát hiện sự hiện diện của nó.

- Đặc điểm: Bootkit thay thế hoặc làm thay đổi trình quản lý khởi động của hệ điều hành, giúp nó tự kích hoạt ngay từ khi hệ thống bắt đầu chạy, kiểm soát tất cả quá trình tiếp theo.

- Mức độ nguy hiểm: Rất cao. Bootkit khó bị phát hiện và thậm chí việc cài đặt lại hệ điều hành cũng không thể loại bỏ nó hoàn toàn nếu không xóa sạch ổ đĩa cứng.

- Ví dụ: Bootkit Stoned – một trong những bootkit đầu tiên, nó xâm nhập vào hệ điều hành ngay từ quá trình khởi động và cực kỳ khó loại bỏ.

4. Firmware Rootkit (Rootkit ở mức phần mềm điều khiển phần cứng)

Firmware rootkit hoạt động trong phần mềm điều khiển của phần cứng như BIOS, UEFI hoặc các thiết bị ngoại vi (ổ cứng, card mạng). Đây là dạng tinh vi nhất, vì nó hoạt động dưới mức hệ điều hành và rất khó phát hiện.

- Đặc điểm: Ẩn nấp trong phần mềm điều khiển phần cứng, điều này cho phép nó tồn tại ngay cả khi bạn cài lại hệ điều hành. Nó có thể thực hiện các hoạt động độc hại như đánh cắp dữ liệu hoặc tạo backdoor để tin tặc truy cập lại.

- Mức độ nguy hiểm: Rất cao. Loại phần mềm độc hại này này gần như không thể phát hiện hoặc loại bỏ bằng phần mềm diệt virus thông thường. Để loại bỏ nó, thường phải cập nhật lại firmware hoặc thậm chí thay thế phần cứng.

- Ví dụ: Rootkit Thunderstrike – một firmware rootkit tấn công vào máy Mac, có thể lây lan qua các thiết bị ngoại vi và kiểm soát toàn bộ hệ thống từ BIOS.

5. Virtual Rootkit (Rootkit ảo hóa)

Virtual rootkit hoạt động bằng cách tạo ra một máy ảo để đánh lừa hệ điều hành. Thay vì chạy trực tiếp trên hệ điều hành, rootkit virus này tạo ra một lớp ảo hóa để kiểm soát tất cả các hoạt động của hệ thống mà không bị phát hiện.

- Đặc điểm: Tạo ra một lớp máy ảo bên dưới hệ điều hành, từ đó kiểm soát tất cả hoạt động của máy tính mà người dùng không nhận ra.

- Mức độ nguy hiểm: Cao. Cực kỳ khó phát hiện bởi nó không thay đổi các tệp hệ thống trực tiếp mà tạo ra một môi trường giả mạo, khiến người dùng và phần mềm bảo mật tin rằng mọi thứ vẫn bình thường.

- Ví dụ: Blue Pill – một trong những virtual rootkits nổi tiếng, có thể biến một hệ điều hành đang hoạt động vào trạng thái máy ảo mà người dùng không hay biết.
 

Virus rootkit
 

Cách rootkits xâm nhập vào máy tính của bạn

Rootkits không tự nhiên xuất hiện trên máy tính, chúng thường lén lút xâm nhập qua các con đường tinh vi mà bạn có thể không hề hay biết. Một số phương thức phổ biến mà loại phần mềm độc hại này sử dụng để thâm nhập hệ thống bao gồm:

- Email: Đây là một trong những phương thức phổ biến nhất. Các email lừa đảo thường chứa các tập tin đính kèm có chứa mã độc, khi bạn mở ra, rootkit virus sẽ nhanh chóng được cài đặt vào hệ thống.

- Tin nhắn: Tương tự như email, các tin nhắn trên các ứng dụng nhắn tin cũng có thể chứa các liên kết độc hại dẫn đến việc tải xuống các tập tin bị nhiễm.

- Các trang web độc hại: Các trang web độc hại có thể khai thác các lỗ hổng bảo mật trong trình duyệt của bạn để tự động tải và cài đặt virus rootkit. Không những thế, trong nhiều trường hợp chỉ cần bạn truy cập vào một trang web bị nhiễm, rootkits có thể tự động tải xuống và cài đặt mà không cần sự tương tác của người dùng. 

- Phần mềm crack: Các phần mềm crack từ nguồn không đáng tin cậy thường được kẻ xấu chèn mã độc và chúng dễ dàng ẩn mình trong đó khi bạn tải về.

- Lợi dụng các lỗ hổng bảo mật: Phần mềm độc hại này thường khai thác các lỗ hổng trong hệ điều hành hoặc phần mềm chưa được cập nhật để âm thầm xâm nhập mà không cần sự tương tác từ người dùng.

- Qua thiết bị ngoại vi: USB, ổ đĩa bị nhiễm và các thiết bị mạng không được bảo mật tốt có thể trở thành điểm tấn công khi được kết nối với máy tính của bạn.

Dấu hiệu nhận biết hệ thống bị nhiễm virus rootkit

- Hiệu suất máy tính của bạn giảm sút bất thường, máy tính khởi động lâu hơn, các ứng dụng mở chậm, bị treo hoặc đóng đột ngột.

- Quạt tản nhiệt hoạt động liên tục, máy nóng bất thường.

- Trong Task Manager, bạn phát hiện các tiến trình lạ mà không biết chúng thuộc về phần mềm nào. 

- Các file hệ thống bị thay đổi hoặc bị ẩn đi, ổ cứng hoạt động liên tục mặc dù bạn không thực hiện bất kỳ tác vụ nào.

- Kết nối Internet bị ngắt quãng thường xuyên, băng thông mạng cũng bị tiêu thụ nhiều bất thường.

- Phần mềm diệt virus hoặc các công cụ bảo mật không hoạt động hoặc gặp lỗi khi quét hệ thống.

- Xuất hiện các cửa sổ pop-up quảng cáo hoặc nhiều thông báo lạ. Khi truy cập website, bạn bị chuyển hướng đến các trang không mong muốn hoặc đáng ngờ.

- Các tệp tin quan trọng đột nhiên biến mất hoặc không thể truy cập được dù chúng chưa bị xóa.
 

Rootkits
 

6 cách hiệu quả để bảo vệ hệ thống khỏi mã độc rootkits

Rootkits là phần mềm độc hại vô cùng nguy hiểm luôn tìm cách xâm nhập vào hệ thống của bạn. Nhưng đừng lo lắng, với các biện pháp phòng ngừa đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân và dữ liệu của mình.

- Cài đặt phần mềm bảo mật mạnh mẽ: Sử dụng phần mềm diệt virus đáng tin cậy và quét rootkit thường xuyên. Đồng thời bạn hãy đảm bảo rằng chúng luôn được cập nhật thường xuyên để phát hiện những mối đe dọa mới nhất.

- Cập nhật hệ điều hành và phần mềm thường xuyên: Tin tặc thường khai thác các lỗ hổng bảo mật. Vậy nên việc cập nhật hệ điều hành và các phần mềm lên phiên bản mới nhất giúp vá những lỗ hổng này, giảm nguy cơ bị tấn công.

- Tránh truy cập các trang web không đáng tin cậy: Chỉ truy cập vào các trang web chính thống và có uy tín, ưu tiên sử dụng các trình duyệt hiện đại có tích hợp các tính năng bảo mật giúp ngăn chặn các cuộc tấn công.

- Tránh tải phần mềm từ nguồn không đáng tin: Chỉ tải phần mềm từ trang web chính thức hoặc cửa hàng ứng dụng uy tín. Hạn chế sử dụng các phần mềm bẻ khóa hoặc lậu, vì chúng thường chứa mã độc nguy hiểm.

- Cảnh giác với email và liên kết lạ: Không mở tệp đính kèm hoặc nhấp vào liên kết trong email từ người gửi không xác định, vì đây là con đường phổ biến để phần mềm độc hại xâm nhập vào hệ thống.

- Sao lưu dữ liệu định kỳ: Thực hiện sao lưu, backup dữ liệu thường xuyên trên các ổ đĩa ngoài hoặc dịch vụ đám mây. Nếu rootkits xâm nhập và bạn cần khôi phục hệ thống, dữ liệu của bạn sẽ an toàn và dễ dàng phục hồi.

- Cẩn trọng với các thiết bị ngoại vi: Trước khi cắm bất kỳ thiết bị ngoại vi nào vào máy tính, hãy đảm bảo rằng nó đã được quét virus. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị công cộng để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm phần mềm độc hại này.
 

Quét rootkit
 

Như vậy, rootkits là một mối đe dọa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với hệ thống máy tính. Với khả năng ẩn mình và gây hại sâu rộng, phần mềm độc hại này có thể gây ra nhiều thiệt hại về dữ liệu và tài chính. Chính vì thế, việc hiểu rõ rootkit là gì và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loại phần mềm độc hại là vô cùng cần thiết để bảo vệ hệ thống của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng virus rootkit chỉ là một trong số rất nhiều mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt trong thế giới mạng đầy nguy hiểm này. Để hiểu rõ hơn về các loại malware khác và phương pháp bảo vệ hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của Phương Nam Vina trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Trojan là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ngăn chặn virus Trojan

icon thiết kế website Adware là gì? Các loại phần mềm quảng cáo và cách ngăn chặn

icon thiết kế website Spyware là gì? Các loại phần mềm spyware và cách phòng tránh

Bài viết mới nhất

UDP là gì? Khám phá sự khác biệt giữa giao thức UDP và TCP

UDP là gì? Khám phá sự khác biệt giữa giao thức UDP và TCP

UDP là một giao thức nghe có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu trên mạng Internet.

Cấu trúc landing page hiệu quả giúp bạn mê hoặc khách hàng

Cấu trúc landing page hiệu quả giúp bạn mê hoặc khách hàng

Xây dựng cấu trúc landing page bán hàng hoàn hảo giúp bạn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế chỉ trong vài cú click chuột.

External link là gì? Tuyệt chiêu sử dụng external link từ A - Z

External link là gì? Tuyệt chiêu sử dụng external link từ A - Z

Khi sử dụng đúng cách, external link có thể mang lại hiệu quả SEO đáng kể, tăng cường độ uy tín cho website của bạn và mở rộng mạng lưới liên kết.

 
Internal link là gì? Cẩm nang xây dựng hệ thống Internal link

Internal link là gì? Cẩm nang xây dựng hệ thống Internal link

So với external link, internal link dễ dàng tạo ra các hành trình người dùng mạch lạc hơn từ đó xây dựng được một hệ thống liên kết nội bộ hiệu quả

15+ mẫu landing page bán hàng thời trang đẹp, chuyển đổi cao

15+ mẫu landing page bán hàng thời trang đẹp, chuyển đổi cao

Landing page thời trang không chỉ là một công cụ bán hàng mà còn là kênh truyền thông hiệu quả để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh thu vượt trội.

Thiết kế website Thủ Dầu Một

Thiết kế website Thủ Dầu Một

Thiết kế website Thủ Dầu Một không chỉ là lựa chọn mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp trước sự phát triển và cạnh tranh gay gắt nơi đây.

zalo