Cách lập chỉ mục cho website nhanh chóng bạn nên thử ngay

Bạn vừa tạo một bài viết mới trên website của mình và muốn nội dung đó được xuất hiện trên Google. Thế nhưng, bạn đợi mãi mà chẳng thấy bài viết ấy đâu? Cho dù đã gõ tiêu đề, thêm cả tên miền ở phía sau hay tìm kiếm bằng cách nhập toàn bộ URL trên Google thì bài viết đó cũng hoàn toàn mất tích. Lý giải cho việc này thì đây là do trang web của bạn chưa được lập chỉ mục và nếu không xử lý kịp thời, điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc xếp hạng bài viết trên công cụ tìm kiếm Google. Vậy lập chỉ mục là gì? Làm thế nào để lập chỉ mục cho website được nhanh chóng và hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé.


Cách lập chỉ mục cho website nhanh chóng bạn nên thử ngay
 

Lập chỉ mục là gì?

Lập chỉ mục là quá trình mà công cụ tìm kiếm của Google sẽ tiến hành kiểm tra và đưa bài viết của bạn hiển thị trên Google. Khi một trang web đã được chính Google lập chỉ mục thì điều này cũng có nghĩa là trang web đó đã được đưa vào trong cơ sở dữ liệu của nội dung mà người xem có thể tìm kiếm. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho SEO bởi Google sẽ trả về những kết quả tìm kiếm liên quan đến việc truy vấn của người dùng, sau đó hỗ trợ thúc đẩy lượng truy cập đến website của bạn.


Lập chỉ mục website
 

Quy trình Google lập chỉ mục cho website

Chỉ mục của Google giống như một thư viện khổng lồ và thậm chí còn lớn hơn tất cả các thư viện trên thế giới cộng lại. Trong các chỉ mục này có chứa hàng trăm tỷ trang và được Google sắp xếp một cách rất khoa học. Khi người dùng tiến hành tìm kiếm một vấn đề nào đó, hệ thống sẽ tự động sàng lọc để đưa đến bạn những trang được đánh giá là có liên quan nhất.

Tuy nhiên, nội dung trên mạng luôn được thay đổi một cách nhanh chóng theo từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây nên để đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, Google phải liên tục tìm kiếm các nội dung mới và đồng thời cập nhật lại những nội dung đã bị xóa. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn thì quy trình lập chỉ mục sẽ được thực hiện thông qua ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Khám phá

Các công cụ tìm kiếm của Google sẽ tiến hành xử lý sơ đồ trang XML và lần theo các liên kết của website với những trang khác. Lúc này, Bot Google sẽ tiến hành phát hiện ra các trang mới và sau đó thì cập nhật, sắp xếp chúng vào thành một hàng để đợi thu thập thông tin.

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin

Ở giai đoạn này, Google sẽ tiếp tục quá trình thu thập các dữ liệu từ những trang đã được khám phá. Những thông tin này sau đó sẽ được công cụ tìm kiếm chuyển vào quá trình lập chỉ mục.

Giai đoạn 3: Index

Quá trình lập chỉ mục sẽ được bắt đầu từ việc phân tích nội dung, liên kết nội bộ và ngoài trang. Sau đó, Google sẽ xem xét, đánh giá thông qua các tiêu chí đã được lập trình sẵn để có quyết định sẽ lập chỉ mục hay không.


Lập chỉ mục
 

Cách kiểm tra website đã được lập chỉ mục hay chưa?

Để có thể kiểm tra website hay URL đã được index hay chưa thật ra có rất nhiều cách khác nhau mà mọi người có thể áp dụng. Tuy nhiên, phổ biến và dễ dàng nhất thì bạn có thể sử dụng 3 cách dưới đây:

Cách 1: Kiểm tra thủ công

Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào Google và nhập vào thanh tìm kiếm cú pháp “site:domain”, chỉ khác là bạn hãy thay domain bằng tên website của mình, ví dụ: site:phuongnamvina.com. Lúc này, Google sẽ trả về những kết quả liên quan đến website mà bạn vừa nhập, như trong hình bên dưới là 771 kết quả liên quan đến trang web Phương Nam Vina.

Lập chỉ mục là gì?

Ngoài ra, còn một cách khác cũng đơn giản không kém đó chính là bạn trực tiếp gõ tiêu đề trang hoặc URL của bài viết mà mình vừa mới cập nhật trên Google theo thao tác sau: Gõ tiêu đề (Title) của bài viết sao cho đầy đủ nhất và để vào trong dấu ngoặc kép, ví dụ như “Kinh doanh điện tử là gì? Những điều cần biết về e-business”.

Lập chỉ mục cho website là gì?

Hoặc bạn cũng có thể nhập URL vào Google rồi để đường link này vào trong ngoặc kép, sau đó nhấn Enter để kiểm tra xem kết quả như thế nào, nếu xuất hiện kết quả như bên dưới thì tức là bài viết đã được lập chỉ mục thành công.

Lập chỉ mục website là gì?

Cách 2: Kiểm tra trong Google Search Console

Trước tiên, bạn hãy truy cập vào trong link: https://search.google.com/search-console/about và đăng nhập với tài khoản quản lý Google Search Console của mình. Tiếp đến, bạn hãy click chọn vào mục “Kiểm tra URL” và nhập URL cần kiểm tra. Nếu URL đã được lập chỉ mục, kết quả sẽ trả lại giống như hình bên dưới. Còn nếu kết quả trả về là “URL in not on Google” thì tức là URL của bạn vẫn chưa được lập chỉ mục Google.


Lập chỉ mục Google là gì?
 

Cách 3: Sử dụng SEOquake

SEOquake là một plugin SEO miễn phí được tích hợp trên nhiều nền tảng trình duyệt khác nhau, điển hình như: Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge, Opera,.... Nhờ sở hữu giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng cùng khả năng hỗ trợ tối ưu Onpage mạnh mẽ, công cụ này đã nhanh chóng nhận được nhiều sự yêu thích của các SEOer, kể cả là người mới.

Sau khi thêm công cụ vào trình duyệt Google, biểu tượng SEOquake sẽ ngay lập tức xuất hiện ở góc trên cùng bên phải của thanh tìm kiếm. Lúc này, bạn hãy nhấp vào biểu tượng để có thể xem được các chỉ số về Onpage cũng như index của trang web.


Lập chỉ mục trang web
 

Top 12 cách lập chỉ mục cho website nhanh chóng, hiệu quả

Thông thường, sau khi hoàn thành xong một bài viết và cập nhật trên website, nội dung đó sẽ được Google cho index một cách tự nhiên. Thế nhưng, việc lập chỉ mục Google cần có thời gian và nếu trang web của bạn là mới, nó sẽ không được lập chỉ mục ngay. Còn có trường hợp, nếu web của bạn không được thiết lập đúng cách để thích ứng với việc thu thập dữ liệu của Google bot thì khả năng lớn trang web đó cũng không được lập chỉ mục. Vậy nên, để giúp website của mình được lập chỉ mục nhanh hơn thì bạn có thể tham khảo theo những cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Gửi đường link qua công cụ kiểm tra URL

Một trong những phương pháp để bạn có thể “bảo mật” việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục của các webpage riêng lẻ đó là trực tiếp yêu cầu công cụ tìm kiếm Google lập chỉ mục cho các trang bằng cách sử dụng công cụ kiểm tra URL trong tài khoản Google Search Console. Đây là một công cụ thật sự hữu ích khi bạn có một trang hoàn toàn mới hoặc đã thực hiện một số thay đổi quan trọng đối với trang hiện tại và muốn lập chỉ mục cho trang đó càng nhanh càng tốt.


Lập chỉ mục cho trang web
 

Quá trình gửi link qua công cụ kiểm tra URL để lập chỉ mục cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Truy cập vào trong Google Search Console và dán URL mà bạn muốn lập chỉ mục Google vào thanh tìm kiếm trên cùng, sau đó nhấn vào nút Nhập.

- Bước 2: Lúc này, Search Console sẽ cho hiển thị trạng thái trang của bạn. Nếu trang chưa được lập chỉ mục, bạn có thể click vào “Yêu cầu lập chỉ mục”. Còn trong trường hợp bài viết đã được lập chỉ mục, bạn không cần phải làm bất cứ điều gì hoặc yêu cầu lại (trừ khi bạn thực hiện một thay đổi lớn nào đó đối với trang).

- Bước 3: Công cụ kiểm tra URL sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá và xem phiên bản trực tiếp của URL có thể được lập chỉ mục hay không. Quá trình này sẽ được diễn ra trong vài giây hoặc vài phút.

- Bước 4: Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra thì một thông báo sẽ được bật lên và xác nhận rằng, URL của bạn đã được thêm vào hàng đợi thu thập thông tin ưu tiên để tiến hành lập chỉ mục. Cũng ở bước này, quá trình lập chỉ mục có thể mất từ vài phút, vài giờ hoặc vài ngày.

2. Thêm trang vào Sitemap

Sitemap.xml là một danh sách hoặc một tệp ở định dạng XML có chứa tất cả các webpage mà bạn dự tính sẽ đưa công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và tiến hành lập chỉ mục. Vai trò của Sitemap cũng giống như một tấm bản đồ của website được tạo ra để có thể điều hướng Googlebot crawling trên web, từ đó hỗ trợ cho việc thu thập và lập chỉ mục của trang web trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể gửi một số lượng lớn URL cùng một lúc vào trong Sitemap để tăng tốc quá trình lập chỉ mục tổng thể cho website của bạn.

Để có thể cho Google biết về Sitemap của website thì lúc này, bạn hãy sử dụng lại Google Search Console thêm một lần nữa, bằng cách thực hiện theo các bước dưới đây:

- Bước 1: Hãy truy cập vào Google Search Console => Sơ đồ trang web và dán URL sơ đồ trang web của bạn vào phần “Thêm sơ đồ trang web mới”.

- Bước 2: Sau khi gửi, Googlebot sẽ tiến hành kiểm tra sơ đồ trang web của bạn và thực hiện thu thập dữ liệu tất cả các trang được liệt kê trong Sitemap.


Lập chỉ mục cho web
 

3. Xây dựng liên kết nội bộ phù hợp

Như chúng ta cũng đã biết, Googlebot sẽ hoạt động theo hình thức link to link. Tức là khi trong bài viết của bạn có đặt những anchor text liên kết trỏ sang các bài khác trên website, bot của Google sẽ truy cập vào từ đường link đó sang bài viết được liên kết để tiến hành crawl.

Mỗi một bài viết đã được lập chỉ mục trên web sẽ được mặc định là có riêng một con bot và cứ theo định kỳ (hoặc được gọi) thì chúng sẽ đến để crawl lại bài viết đó. Nếu như trong bài viết đó xuất hiện một liên kết mới thì con bot sẽ chui vào và tiến hành quét bài viết được liên kết này. Để lập chỉ mục Google được nhanh nhất có thể, bạn nên ưu tiên đi link từ những trang “mạnh”, tức là các trang quan trọng website. Bởi vì khả năng cao là Google sẽ thu giữ thông tin của các trang này nhanh hơn so với những trang bị đánh giá là ít quan trọng hơn.

Nhìn chung, điều này trông cũng khá giống với backlink nhưng điểm khác biệt của liên kết nội bộ đó chính là chúng sẽ quan hệ xoay vòng khi các bài viết được liên kết chặt chẽ với nhau, Googlebot trên web sẽ có nhiệm vụ di chuyển tới các bài này để thu thập thông tin. Nhưng với backlink thì nó lại trông giống quan hệ vay mượn hơn, nghĩa là trang web của bạn sẽ phải mượn bot của website để tạo tín hiệu index.

Không chỉ đáp ứng các liên kết nội bộ được tối ưu phù hợp, bạn cũng cần phải đảm bảo website của mình không xuất hiện trang “mồ côi” - trang không có liên kết nội bộ trỏ đến hoặc trỏ đi. Vì như đã nhấn mạnh từ trước, Google sẽ phát hiện ra nội dung mới bằng cách thu thập dữ liệu trên web nên công cụ này sẽ không thể nào khám phá các trang mồ côi thông qua quy trình đó. Tất nhiên, người truy cập vào website cũng sẽ khó có thể tìm thấy được chúng.

Cách lập chỉ mục nhanh
 

4. Xóa mã crawl block trong tệp robots.txt

Bạn có biết lý do vì sao mà Google index lại không lập chỉ mục cho toàn bộ trang web của bạn không? Đó có thể là do trong tệp robots.txt của bạn xuất hiện một đoạn mã chặn Google. Để kiểm tra vấn đề này, bạn hãy truy cập vào yourdomain.com/robots.txt và tìm một trong hai đoạn mã sau:

- User-agent: Googlebot2. Disallow: /

- User-agent: *2. Disallow: /

Cả hai đoạn mã này đều có nhiệm vụ báo cho Googlebot biết rằng chúng sẽ không được phép thu thập dữ liệu của bất kỳ trang nào trên website. Thế nên, để giúp quá trình lập chỉ mục Google được diễn ra nhanh hơn thì bạn chỉ cần xóa chúng đi là xong.


Lập chỉ mục cho website nghĩa là gì?
 

Đặc biệt, Crawl Block trong robots.txt cũng chính là một trong những thủ phạm khiến cho quá trình lập chỉ mục ở trang lẻ trên web không thể thực hiện được. Lúc này, để kiểm tra thì bạn hãy dán URL vào công cụ URL Inspection Tool trong Google Search Console.

Tại đây, hãy nhấp vào Coverage Block để hiển thị thêm chi tiết, sau đó thì tìm kiếm “Crawl Allowed? No: Blocked by robots.txt”. Nếu có thì chắc chắn rằng, trang của bạn đã bị chặn trong robots.txt. Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra lại tệp robots.txt để xác nhận rằng có lệnh “Disallow” nào liên quan đến trang hoặc tiểu mục liên quan không nhé.

5. Xóa các thẻ noindex giả mạo

Có một sự thật là Google sẽ không index trang nếu bạn đã yêu cầu Noindex trước đó. Hành động này chỉ mang lại lợi ích khi bạn muốn giữ một số trang web của mình được nằm ở chế độ riêng tư. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp là một số trang của bạn sẽ xuất hiện tình trạng có các thẻ noindex giả mạo. Vì vậy, việc của bạn đó là xóa các thẻ này bằng cách thực hiện theo cách sau:

Phương pháp 1: thẻ meta

Các trang có chứa một trong hai thẻ meta dưới đây trong phần < head > của họ thì sẽ không được lập chỉ mục website.

- < meta name=“robots” content=“noindex” >

- < meta name=“googlebot” content=“noindex” >

Để có thể tìm được tất cả các trang có chứa thẻ meta ngăn chặn việc index trên trang, bạn có sử dụng Ahrefs’ Site Audit để thu thông tin rồi sau đó đến Indexability tìm “Noindex page”.

Hướng dẫn lập chỉ mục
 

Nhấp vào đây để xem tất cả các trang đang bị ảnh hưởng và xóa thẻ meta noindex khỏi những trang nằm ngoài dự định của bạn.

Phương pháp 2: X ‑ Robot-Tag

Công cụ Kiểm tra URL trong Search Console sẽ cho chúng ta biết được liệu Google có đang bị chặn thu thập thông tin trang do Header này không. Theo đó, bạn chỉ cần nhập URL và tìm kiếm Indexing allowed? “No: ‘noindex’ detected in ‘X‑Robots-Tag’ http header”.


Lập chỉ mục trang web nghĩa là gì?
 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành rà soát vấn đề này bằng công cụ Ahrefs. Cụ thể, hãy tiến hành cào thông tin trong công cụ Ahrefs’ Site Audit và sử dụng bộ lọc “Robots Information in HTTP header” trong Page Explorer. Sau đó, bạn hãy yêu cầu team Developer loại trừ các trang mà bạn muốn index bằng cách trả lại Header này.

6. Xóa các thẻ canonical giả mạo

Một cách lập chỉ mục website nhanh nhất mà bạn có thể tham khảo đó chính là xóa các thẻ Canonical Tag giả mạo. Thẻ này sẽ cho Google biết được đâu là phiên bản tối ưu hơn của trang và chúng trông giống như sau: < link rel = “canonical” href = “/ page.html /” >.

Hầu hết các trang hoặc là không xuất hiện Canonical Tag hoặc là sẽ có cái được gọi là Canonical Tag tự tham chiếu - đây là cái sẽ cho Google biết rằng chính trang này là phiên bản duy nhất được yêu thích.

Hiểu theo cách khác thì đó chính là trang mà bạn muốn được lập chỉ mục Google. Tuy nhiên, nếu trang của bạn có thẻ Canonical Tag giả mạo thì Google sẽ không biết về phiên bản ưu tiên ấy và đương nhiên, trang của bạn sẽ không thể nào được Google Index. Để tiến hành check Canonical, bạn hãy sử dụng công cụ kiểm tra URL của Google Search Console. Lúc này, bạn sẽ thấy cảnh báo “Trang thay thế có Canonical Tag” nếu Canonical đang trỏ đến một trang khác.


Lập chỉ  mục nghĩa là gì?
 

Để có thể làm nhanh hơn trên Ahrefs, bạn nên truy cập vào Ahrefs’ Site Audit để cào thông tin rồi tiếp tục đến Page Explorer và áp dụng các cài đặt sau:


Lập chỉ mục Google
 

Thao tác này sẽ giúp cho quá trình kiếm các Page trong sitemap có các Canonical Tag không tự tham chiếu (Non-self-referencing canonical tags). Các kết quả được trả về là những trang xuất hiện thẻ Canonical không hợp lệ hoặc ngay từ đầu, nó đã không có trong sitemap của bạn.

7. Tận dụng Google My Business

Các bài viết sau khi hoàn thành được gửi qua Google My Business giống như một lời “nhắc nhở” Google nên để mắt đến những nội dung vừa được cập nhật. Nhờ đó mà quá trình lập chỉ mục sẽ được đẩy nhanh và dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyên bạn cần phải nên cẩn trọng bởi bài viết nào cũng đăng thông qua Google My Business không hẳn là một ý kiến hay. Thực tế, các nội dung này là những nội dung chuyên sâu và được cho hiển thị ở mục tri thức doanh nghiệp hay “Google My Business knowledge”. Do đó, chỉ khi bài nào thật sự quan trọng và xứng đáng thì bạn mới nên dùng cách này nhé.

Dưới đây chính là 5 bước đơn giản mà bạn có thể áp dụng để đăng bài thông qua Google My Business:

- Bước 1: Hãy đăng nhập vào mục Google Doanh nghiệp của tôi hay Google My Business.

- Bước 2: Chọn vị trí mà bạn muốn gửi bài.

- Bước 3: Nhấn Create post rồi tiếp tục chọn What’s New, nghĩa là thể loại bài viết mà bạn định đăng tải là gì.

- Bước 4: Sau đó, bạn chỉ cần thêm ảnh, viết một bài có nội dung ngắn gọn và chọn Learn more => chọn cho Add a button (optional) => điền URL vào Link for your button và nhấn Publish để hoàn tất.

- Bước 5: Bạn chỉ cần thực hiện tương tự đối với các URL quan trọng khác mà mình muốn lập chỉ mục tương tự như các thao tác đã được kể trên là được.


Cách thức lập chỉ mục
 

8. Lập chỉ mục tự động bằng Google Indexing API

Google Indexing API cũng là một giải pháp tuyệt vời để giúp bạn có thể lập chỉ mục tự động cho website. Nhờ cách này, bạn có thể dễ dàng hoàn thành tốt các công việc sau:

- Cập nhật URL: giúp cho Google có thể nhanh chóng biết được các đường dẫn mới hoặc URL vừa cập nhật thêm thông tin để bài viết trở nên giá trị hơn.

- Xóa URL: song song với đó, nó cũng sẽ giúp cho bạn thông báo với Google về một URL nào đó vừa mới được xóa vì lý do lỗi.

- Cập nhật trạng thái của một yêu cầu: Google Indexing API sẽ cho bạn biết được lần cuối cùng mà Google lập chỉ mục là khi nào. 

Bản thân ông Suganthan Mohanadasan - Đồng sáng lập và là chuyên gia SEO marketing của Snippet Digital cũng từng có lời khuyên cho người dùng khi sử dụng Google Indexing API. Về cơ bản, mặc dù ông không khuyến khích sử dụng Google Indexing API nhưng các thao tác lập chỉ mục tự động có ảnh hưởng tích cực đến các trang web mới. Nói theo một cách khác thì Google Indexing API sẽ là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời dành cho các trường hợp sau:

- Bạn lập chỉ mục cho video đang phát trực tiếp.

- Các bài đăng thông báo tuyển dụng có thời hạn cụ thể

- Những bài thông báo sự kiện sẽ hết hạn trong tương lai gần.

9. Xây dựng backlink chất lượng cao

Backlink hay những liên kết ngoài trỏ về trang web cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho Google có thể đánh giá được chất lượng website và tăng cường khả năng lập chỉ mục. Do đó, bạn hãy tận dụng chính những backlink từ các site uy tín được Google đánh giá cao để đặt liên kết trỏ về ngay trong trang web của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế thì Google không chỉ index các trang web có backlink mà sẽ có hàng tỷ website khác, mặc dù không xây dựng backlink nhưng vẫn có thể được index như bình thường. Thế nhưng, Google chỉ thật sự coi những trang có liên kết chất lượng cao là quan trọng và uy tín hơn. Tất nhiên, những trang như vậy sẽ được đánh giá cao hơn những trang không có backlink, và tất nhiên sẽ được lập chỉ mục Google sớm hơn.


Lập chỉ mục website nghĩa là gì?
 

10. Chia sẻ trên mạng xã hội

Google ngày càng quan tâm hơn đến việc tương tác của website thông qua các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay. Cụ thể, công cụ tìm kiếm sẽ thường khuyến khích các quản trị viên website liên kết bài viết và chia sẻ chúng trên social media với mục đích tiếp cận đến nhiều người hơn.

Khi có một lượng người dùng từ nền tảng mạng xã hội truy cập vào website của bạn thông qua URL, điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng traffic của trang web sẽ được tăng lên. Bot Google cũng thông qua việc này mà chú ý đến, sau đó tiến hành lập chỉ mục thông tin cho chính URL này.

Có thể nói, đây chính là yếu tố hàng đầu để giúp bài viết được index trong vòng tích tắc. Do đó, sau khi publish bài viết mới thì bạn hãy nhanh chóng chia sẻ trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, Zalo hay LinkedIn,... Ngoài ra, bạn cũng có thể share bài viết vào trong các diễn đàn, hội nhóm quan tâm đến nội dung để mọi người truy cập và nắm bắt được những kiến thức mới, hữu hiệu.

11. Thiết lập các heading thật chuẩn xác

Việc thiết lập các heading sao cho thật chuẩn xác sẽ giúp Google có thể sớm hiểu được những nội dung mà bạn muốn truyền tải là gì. Mặc dù yếu tố này không thật sự là một trong số các tín hiệu quan trọng cho việc hệ thống có quyết định index không nhưng về cơ bản, nó cũng hỗ trợ việc đẩy nhanh tốc độ để được lập chỉ mục website.

12. Nội dung chất lượng, không trùng lặp

Google sẽ cảm thấy chần chờ và không muốn index Google cho các trang có chất lượng thấp vì chúng không mang lại giá trị gì đối với người dùng. Đây là những gì mà John Mueller của Google đã nhấn mạnh về việc lập chỉ mục cho website vào năm 2018. Theo đó, ông ấy muốn ngụ ý rằng nếu bạn muốn lập chỉ mục Google thì trang web đó cần phải trông thật tuyệt vời và đầy cảm hứng, mang đến những giá trị tốt nhất cho người dùng.

Nếu bạn đã loại bỏ được các vấn đề về kỹ thuật nhưng lại không tìm ra được nguyên nhân khiến Google không lập chỉ mục thì khả năng cao đó là do trang của bạn đang bị kém chất lượng. Vì lý do này, bạn hãy xem xét lại trang và tự hỏi rằng liệu nội dung của trang này có thật sự giá trị không? Người dùng có tìm được những điều mà họ mong muốn trong trang này nếu click vào từ kết quả tìm kiếm không?

Nếu đáp án là không cho một trong hai câu hỏi trên thì chắc chắn, bạn cần phải cải thiện nội dung của mình và đẩy mạnh việc cung cấp giá trị. Đừng nghĩ đến việc nhờ cậy đến sự tham gia của công nghệ AI bởi bot Google ngày càng chuyên nghiệp và khắt khe, không có bất cứ điều gì có thể qua mặt được công cụ tìm kiếm này. Thay vào đó, hãy thật tâm soạn thảo nội dung hướng về khách hàng của mình và đầu tư xứng đáng vào những chia sẻ tâm huyết,.... Có như vậy thì những giá trị mà bạn nhận lại được sẽ có kết quả tốt đẹp hơn cả những gì từng mong đợi.

Ngoài ra, bạn cũng đừng ngại “dọn dẹp” lại nội dung bằng cách xóa bỏ những bài viết kém chất lượng để nhường chỗ cho các nội dung giá trị hơn. Việc có nhiều bài viết chất lượng chính là một trong những yếu tố cần thiết để Google đánh giá cao về trang web của bạn và đẩy nhanh thao tác lập chỉ mục hơn nữa.


Cách lập chỉ mục
 

Làm thế nào để ngăn Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho trang

1. Sử dụng robots.txt (để ngăn thu thập dữ liệu)

Robots.txt chính là một tệp văn bản nhỏ có chứa các lệnh trực tiếp dành cho trình thu thập dữ liệu website về cách mà chúng sẽ tiến hành thu thập dữ liệu trang web của bạn. Bất cứ khi nào mà trình thu thập dữ liệu website truy cập vào trong trang web của bạn, chúng sẽ bắt đầu kiểm tra xem liệu site có chứa các tệp robots.txt hay không và đâu là những hướng dẫn dành cho chúng. Sau khi đã đọc các lệnh từ tệp, chúng sẽ bắt đầu thu thập dữ website của bạn như những gì được hướng dẫn.

Bằng cách sử dụng các lệnh “allow” và “disallow” ngay trong tệp robots.txt, bạn có thể nhanh chóng cho trình thu thập dữ liệu web biết được phần nào của trang web nên được truy cập và thu thập dữ liệu, còn phần nào thì chúng không nên vào để “quét”. Ví dụ, bạn có thể ngăn Googlebot thu thập dữ liệu thu thập dữ liệu từ các trang cá nhân, trang bị trùng lặp nội dung, trang có nội dung mỏng, trang thử nghiệm, URL có tham số truy vấn,....

Nếu như không có hướng dẫn từ tệp này, trình thu thập dữ liệu website sẽ tiến hành truy cập vào mọi trang mà chúng có thể tìm thấy, kể cả các URL mà bạn muốn tránh để không bị thu thập dữ liệu. Ngoài ra, mặc dù robots.txt có thể được xem là một giải pháp hay để ngăn chặn Googlebot thu thập dữ liệu các trang của bạn nhưng tốt nhất, bạn cũng không nên dựa vào hình thức này để ẩn đi nội dung của mình. Lý do bởi nếu có một số trang khác đang trỏ đến liên kết này thì Google vẫn có thể lập chỉ mục như bình thường.

Lập chỉ mục web
 

2. Sử dụng chỉ thị “noindex” (để ngăn lập chỉ mục)

Chỉ thị meta robots (đôi khi được gọi là thẻ meta) là các đoạn mã HTML nhỏ được đặt vào trong phần < head > của trang hướng dẫn công cụ tìm kiếm cách lập chỉ mục, hoặc tiến hành thu thập dữ liệu của trang đó.

Một trong những chỉ thị phổ biến nhất đó chính là chỉ thị “noindex” - đây là một chỉ thị meta của robot có giá trị noindex trong thuộc tính nội dung. Chỉ thị này sẽ ngăn chặn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục và hiển thị trang web của bạn trong SERPs, chúng được hiển thị như sau: < meta name=”robots” content=”noindex” >. Trong đó, thuộc tính “robot” có nghĩa là lệnh đã được áp dụng cho tất cả các loại trình thu thập dữ liệu web.

Chỉ thị “noindex” ngăn lập chỉ mục đặc biệt hữu ích cho các trang web mà khách hàng muốn xem nhưng bạn lại không muốn chúng được lập chỉ mục hoặc xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Noindex thường được kết hợp với thuộc tính dofollow hoặc nofollow để báo cho các công cụ tìm kiếm biết được liệu chúng có nên thu thập dữ liệu trên các trang hay không.


Bí quyết lập chỉ mục
 

Trên đây là những thông tin về khái niệm lập chỉ mục Google là gì và cách lập chỉ mục cho website hiệu quả mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ. Hi vọng bài viết này sẽ thật sự hữu ích với các bạn đang và sắp trở thành một SEOer để hiểu thêm về việc lập chỉ mục. Cần nhớ rằng, việc thúc đẩy quá trình lập trình chỉ mục website nhanh chóng có thể bị phản tác dụng nếu bạn làm sai ở bước nào đó. Vì thế, hãy nghiên cứu thật kỹ và cẩn trọng trong từng bước một.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách kiểm tra thứ hạng từ khóa website trên Google

icon thiết kế website Bí quyết tăng thứ hạng của website trên Google hiệu quả

icon thiết kế website Thiết kế website chuẩn SEO là gì? 21 tiêu chí để web chuẩn SEO

Bài viết mới nhất

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là gì? Lợi ích của việc cài đặt AMP cho website

AMP là công nghệ được chính Google phát triển với mục đích gia tăng tốc độ tải trang của website trên các thiết bị di động một cách hiệu quả.

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS là gì? Vai trò của giao thức HTTPS đối với website

HTTPS hay HyperText Transfer Protocol là một phiên bản của giao thức HTTP nhưng lại có khả năng bảo mật tốt hơn nhờ chứng chỉ SSL.

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là gì? 8 bí kíp xây dựng user flow website hiệu quả

User flow là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế, phát triển website để cải thiện trải nghiệm của người dùng hiệu quả.

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP là gì? Giải mã tất tần tật về giao thức HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là một giao thức truyền tin siêu văn bản thường xuất hiện trên thanh địa chỉ cùng với URL của trang web.

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

zalo