SEO marketing là gì? Vai trò của SEO trong digital marketing

SEO là một phần không thể thiếu trong digital marketing và góp phần tạo nên thành công cho chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Chỉ khi thực hiện SEO marketing hiệu quả, trang web của bạn mới có khả năng gia tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google. Đây cũng chính là tiền đề nhằm giúp website thu hút thêm nhiều lượt truy cập của khách hàng tiềm năng, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vậy SEO trong marketing là gì? Hãy cùng đội ngũ marketing Phương Nam Vina tìm hiểu ngay nội dung dưới đây để khám phá thêm về thuật ngữ này cũng như vai trò mà chúng mang lại.

 

SEO marketing là gì? Vai trò của SEO trong digital marketing
 

SEO marketing là gì?

SEO được viết tắt từ cụm từ Search Engine Optimization, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Khái niệm SEO marketing chính là quá trình tối ưu hóa website và marketing để làm tăng khả năng hiển thị thương hiệu của doanh nghiệp trên môi trường Internet. Môi trường ở đây bao gồm một số trang mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm như: Bing, Yahoo,.. và điển hình nhất ở đây chính là Google.
 

SEO marketing
 

Mục tiêu cuối cùng của SEO marketing là gì?

Mục đích tổng thể của SEO chính là giúp cho trang web có thể đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google), bằng cách cải thiện vị trí của trang web được xuất hiện trong SERPS cho các cụm từ khóa (keyword) khác nhau. Website càng có khả năng hiển thị ở vị trí nổi bật càng giúp doanh nghiệp có khả năng thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng trên môi trường trực tuyến.

Nhưng đó vẫn chưa phải là mục tiêu cuối cùng mà SEO hướng đến. Trên thực tế, điều mà hầu hết mọi doanh nghiệp đều cần khi tìm đến SEO chính là sức ảnh hưởng mà vị trí top Google mang lại, đó là doanh thu và thương hiệu.

Theo như một nghiên cứu cho biết, có đến 80% người dùng đã click vào kết quả organic (tự nhiên) thay vì chọn bấm vào Google Ads (có trả phí). Cũng trong số 80% này, trung bình có khoảng 65% người là click vào kết quả từ top 1 cho đến top 5.

Từ dữ liệu trên cho thấy, việc thứ hạng của website đứng thứ bao nhiêu trên công cụ tìm kiếm trong quá trình làm SEO là điều vô cùng quan trọng. Bởi điều này cũng giống như việc bạn trưng bày sản phẩm và phải làm sao để cho sản phẩm đó được xuất hiện ở vị trí nổi bật và dễ dàng được nhìn thấy nhất.

Tại sao SEO marketing quan trọng?

SEO đóng một vai trò quan trọng đối với website bởi nếu không có nó, trang web của bạn sẽ ít cơ hội được tìm thấy trong search engine. Theo như một nghiên cứu đã từng được công bố trên Search Engine Land của BrightEdge cho biết, có đến 80% khách hàng đã truy cập đến một trang web bằng cách tự nhiên thông qua SEO. Trong khi đó, tìm kiếm trả tiền (PPC) chỉ chiếm 10% còn Social media là 5%,....

Ngoài ra, tùy thuộc vào ngành nghề của bạn mà SEO đôi khi còn có tầm quan trọng hơn thế. Ví dụ, trang web của dịch vụ kinh doanh nếu phụ thuộc vào SEO sẽ cho hơn 70% lưu lượng truy cập. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng doanh thu được tạo ra bởi SEO sẽ chiếm hơn 40% tổng doanh thu được tạo ra bởi một trang web, bao gồm tất cả các lĩnh vực.
 

SEO marketing là gì?
 

Các lợi ích của SEO trong digital marketing

Không thể phủ nhận, dù có thuộc lĩnh vực hay ngành nghề nào thì SEO cũng đóng vai trò quan trọng trong digital marketing bởi có sự tác động lớn mạnh. Điều này được thể hiện một cách rõ nét thông qua những lợi ích mà SEO mang lại dưới đây:

1. Tận dụng lưu lượng truy cập không phải trả tiền

Có một sự thật rằng người dùng thường ít khi hoặc thậm chí nhấp vào quảng cáo. Thay vào đó, họ sẽ có xu hướng click vào các kết quả không phải trả tiền hơn. Điều này đã làm cho SEO trở thành một cách tuyệt vời để gia tăng số lượng người truy cập đến trang web của bạn.

Nếu không có SEO, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ hàng nghìn khách hàng tiềm năng bởi so với Facebook, Instagram hay Youtube,... Google vẫn là kênh phổ biến nhất để tìm kiếm thông tin bằng cách hiển thị hàng loạt website trên trang kết quả tìm kiếm của mình.

2. Giúp xây dựng niềm tin và danh tiếng

Phần lớn khách hàng hiện nay sẽ không chọn mua những sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp mà họ không cảm thấy được sự tin tưởng. Thay vào đó, họ sẽ dựa vào việc tìm kiếm trên Google để thấy được những điều tốt nhất. Tức là nếu trang web của bạn xuất hiện ở thứ hạng cao trên trang tìm kiếm, điều này cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt người dùng.

3. SEO giúp tăng trải nghiệm người dùng trên web

Google sẽ dựa vào hành vi của người dùng trên website để đánh giá chất lượng của một trang web, từ đó tiến hành cân nhắc có đưa web của bạn lên top hay không. Do đó, tối ưu SEO chính là một công việc cần thiết để vừa giúp website được Google đánh giá cao, vừa giúp ghi điểm trong mắt khách hàng.

Nếu người dùng gặp phải các vấn đề khiến việc tìm hiểu thông tin gặp khó khăn khi đang truy cập website thì họ sẽ nhanh chóng rời khỏi trang web của bạn. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ thoát của web và là một trong những nguyên nhân chính đẩy xếp hạng SEO tổng thể bị rớt hạng.
 

SEO là gì trong marketing?
 

4. SEO là chiến lược dài hạn vững chắc

Không giống như hình thức quảng cáo, khi bạn ngừng đầu tư thì việc quảng cáo cũng sẽ dừng lại, SEO sẽ mang lại kết quả dài hạn sau một khoảng thời gian tối ưu hiệu quả. Tức là dù có tạm dừng SEO thì website của bạn vẫn nằm trên top, đồng thời vẫn thu hút và tăng traffic hoàn toàn miễn phí cũng như đem về lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Mặc dù SEO mang lại kết quả dài hạn cùng hiệu quả tuyệt vời nhưng vẫn cần phải có một khoảng thời gian nhất định để thực hiện. Song song với đó, bạn càng đầu tư vào SEO của mình thì nó sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ.

5. Cải thiện khả năng hiển thị thương hiệu

Khi xuất hiện ở thứ hạng đầu tiên trên Google, website sẽ càng gia tăng khả năng nhận diện trong mắt khách hàng tiềm năng và người dùng web. Điều này sẽ tạo một lợi thế lớn mạnh để thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn, mọi người sẽ biết đến công ty của bạn khi họ chỉ nhìn thấy logo hoặc giao diện website.

6. Tận dụng các tính năng bổ sung của Google

Trong nhiều năm trở lại đây, Google đã tạo ra nhiều tính năng tìm kiếm mới cho các khách hàng doanh nghiệp của mình sử dụng. Ví dụ, nếu đang bán những sản phẩm vật lý thông thường thì bạn cần phải thiết lập website của mình một cách chính xác và tận dụng các công cụ như Google Shopping, Google Maps,... để quá trình bán hàng, tìm kiếm địa chỉ được diễn ra hiệu quả hơn.

7. Dễ dàng tìm kiếm theo vị trí doanh nghiệp

Nếu các doanh nghiệp thường phải cạnh tranh với nhau trên thị trường thì SEO cũng là một sự cạnh tranh trên môi trường trực tuyến. Với nhiều sự cạnh tranh như thế, thật khó để có thể tiếp cận với những khách hàng dù là những người ở gần mình nhất. Chính vì vậy, việc sử dụng công cụ Google My Business đang dần trở nên hữu ích.

Nhúng bản đồ sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm có cơ hội tìm ra bạn đang ở đâu. Trong khi đó, SEO sẽ giúp tối ưu hóa tài khoản Google My Business của bạn để xếp hạng địa chỉ website trong bản đồ để người dùng có thể nhìn thấy trong quá trình tìm kiếm.
 

SEO trong marketing là gì?
 

Tại sao SEO nên là trung tâm trong chiến lược digital marketing?

Hãy thử tưởng tượng, SEO cũng giống như một người đạp xe xuống dốc. Một khi chiếc xe lăn bánh thì nó sẽ lấy đà và tiếp tục phát triển, bứt phá nhanh về phía trước. Nó cũng giống như cách mà SEO có thể làm việc cho website của bạn.

Không ngoa khi nói SEO chính là trung tâm của chiến lược digital marketing. Lý do là bởi, nó đã tạo ra lưu lượng truy cập và doanh thu lớn nhất so với bất kỳ kênh kỹ thuật số nào khác hiện nay. Sự có mặt của SEO chính là bảo chứng cho việc trang web của bạn sẽ được tối ưu hóa quá trình chuyển đổi và làm hài lòng mọi khách hàng.

Các loại hình SEO phổ biến hiện nay

1. SEO tổng thể

SEO tổng thể chính là quá trình tối ưu hóa toàn bộ website theo như tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để gia tăng chất lượng và sự uy tín cho trang web, cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng. Hiện nay, có hai yếu tố ảnh hưởng đến SEO tổng thể, bao gồm:

- SEO onpage: mục đích làm tăng thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Onpage sẽ tối ưu hóa những gì đang hiển thị ngay trên chính trang web của bạn, bao gồm content, meta, hình ảnh, heading,.... Nhiệm vụ của SEOer đó chính là nghiên cứu từ khóa, kiểm toán kỹ thuật để đáp ứng trải nghiệm người dùng,...

- SEO offpage: mục đích làm gia tăng số lượng liên kết có uy tín từ các website khác. SEO offpage sẽ giúp tối ưu hóa các yếu tố nằm bên ngoài trang web như các kênh social media, link building, social media bookmarking,.... SEOer sẽ xây dựng trang hoặc tận dụng các mạng xã hội phổ biến để chạy backlink, cũng như chọn các trang uy tín cao để cài đặt backlink trong bài viết hoặc footer,....

2. SEO từ khóa

SEO từ khóa chính là một hình thức phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Nếu phương pháp SEO tổng thể hướng đến toàn bộ website (chiều rộng) thì hình thức này lại tối ưu hóa từ khóa để đạt thứ hạng cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (chiều sâu). Để SEO từ khóa tốt, tổng thể của trang web cũng cần phải được tối ưu hoàn chỉnh về các mặt onpage, offpage,....

3. SEO ảnh

Không chỉ từ khóa, hình ảnh trong trang web cũng được các SEOer sử dụng kỹ thuật để đưa lên top tìm kiếm của Google. Khi có người tìm kiếm từ khóa đó và chọn kết quả là hình ảnh, hình ảnh của bạn sẽ được xếp hạng trên cùng.

Để SEO hình ảnh, bạn cần phải tối ưu hóa dung lượng file ảnh để đẩy mạnh tốc độ tải trang, sau đó đặt tên file ảnh bằng từ khóa hoặc nội dung hình, lưu ý là viết không dấu và cách nhau bằng “-”,....

4. SEO clip

Ngoài hình ảnh, SEOer cũng có thể SEO clip có sẵn ngay trên web hoặc thông qua các kênh như Youtube để đưa website của bạn được hiển thị trên tap videos. Đương nhiên, quan trọng là clip của bạn phải có nội dung chất lượng, thu hút được sự chú ý của người xem.

5. SEO local

Đây là hình thức SEO giúp cho người dùng có thể thấy được địa điểm mà họ cần tìm trên Google Map. Đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh theo hình thức tại địa phương thì SEO Google Map đóng một vai trò quan trọng để hướng dẫn người xem tới đúng địa chỉ.

SEOer sẽ cần thêm tên của doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ, hotline,... một cách cụ thể, chi tiết nhất lên trên website của mình để quá trình SEO Google Map được diễn ra hiệu quả hơn.

6. SEO app mobile

Đây là hình thức mà các SEOer sẽ SEO cho các app xuất hiện trên trang tìm kiếm được Google cho hiển thị. Phương pháp này được đánh giá là rất hiệu quả trong thời buổi lượng người dùng mobile đang tăng nhanh vượt trội trong những năm trở lại đây. Thậm chí, SEO app mobile không chỉ thu hút được kha khá người dùng mới mà còn có tác dụng retarget (chiến lược đeo bám quảng cáo) người dùng hiện tại.
 

Các loại hình SEO
 

Việc cải tiến SEO có quan trọng không?

Công việc cải thiện SEO chính là một thách thức không nhỏ mà các SEOer hiện nay cần vượt qua. Mặc dù không dễ để có thể cấu trúc toàn bộ trang web một cách chính xác nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với chính Google.

Điển hình với Search Console, đây chính là một công cụ đơn giản cho phép chủ sở hữu trang web có thể theo dõi lưu lượng truy cập của họ, gửi sitemap, giám sát các phần của website có thể gây ra sự cố với SEO. Ngay cả khi bạn không tự mình làm SEO thì cũng hãy cài đặt Google Search Console để theo dõi hiệu suất trang web của bạn. Tại đây, bạn có thể xem trang web của mình hoạt động như thế nào và kiểm tra được mọi vấn đề tiềm ẩn.

Tuy nhiên, dù phương thức SEO của bạn có gần như là hoàn hảo thì tất cả cũng sẽ chẳng là gì nếu bạn không tiếp tục cải thiện nó trong tương lai. Hãy cải tiến bằng cách lên các bản cập nhật hàng tháng cho SEO cùng với các thay đổi như: tạo nội dung mới, cập nhật nội dung cũ, thay đổi trong mẫu tìm kiếm và thêm sản phẩm mới vào danh mục.

Khi chiến dịch SEO đã có bước khởi sắc, bạn sẽ không cần phải nỗ lực quá nhiều như lúc ban đầu. Nhưng mặc dù vậy, bạn cũng đừng để trang web bị trì trệ nếu không muốn các đối thủ cạnh tranh vượt qua mình.

Sự khác nhau giữa SEO và SEM

Cả SEO và SEM đều là hai quá trình riêng biệt với mục đích chung đó là giúp cho website được tăng khả năng hiển thị trên trên top đầu của các công cụ tìm kiếm. Trong đó, SEO và PPC (Pay-Per-Click) chính là hai kênh nhỏ thuộc SEM.

Sự khác biệt rõ nhất giữa hai loại hình này đó là SEO là một chiến lược không cần trả phí nhưng SEO và ngược lại, SEM là một chiến lược quảng cáo có trả phí. Bên cạnh đó, nếu SEO hướng về việc tối ưu hóa website để có thể đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm thì SEM sẽ bao gồm cả SEO cùng một số phương thức PPC khác để thu hút người dùng từ các công cụ tìm kiếm có tính phí.

Các chiến lược SEM được sử dụng thường có:

- Đặt ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo.

- Tận dụng các từ khóa đã được chọn lọc để có thể viết ra các nội dung quảng cáo có liên quan.

- Tạo các nhóm quảng cáo nhắm đến những đối tượng cụ thể như: nhân khẩu học, địa lý, ngành,....

- Chiến lược quảng cáo liên quan đến các biến thể của từ khóa mục tiêu.

Trong khi đó, SEO sẽ tập trung việc tối ưu hóa website thông qua SEO onpage và SEO offpage. Từ đó giúp đẩy thứ hạng trang web lên vị trí cao hơn ở bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm một cách tự nhiên, không mất phí.

Chung quy lại, SEO vẫn là một phần của SEM. Khi làm SEO tốt, website lên top Google thì hiển nhiên, khách hàng sẽ ghé thăm trang web của bạn. Tuy nhiên, nếu từ khóa vẫn chưa lên top thì người làm SEM vẫn có thể tiếp cận khách hàng bằng cách chạy quảng cáo Google.

Trên thực tế, việc từ khóa lên đầu trang chỉ là mục đích phụ trong SEM. Mục đích chính của website chính là tiếp cận được bao nhiêu người, mức độ ảnh hưởng đến họ như thế nào và số lượng đơn hàng được chuyển đổi từ chính những người dùng đó.
 

Sự khác biệt giữa SEO và SEM
 

SEO và Google Ads - Hướng đi nào tốt hơn cho doanh nghiệp?

Là một trong những kênh marketing online miễn phí, SEO đóng vai trò giúp tối ưu vị trí xuất hiện trên Google một cách bền vững. Trong khi đó, Google Ads lại là một hình thức quảng cáo có trả phí giúp tiếp cận người dùng nhanh chóng.

Nhưng dù làm SEO hay quảng cáo Google Adwords thì mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp trang web đạt được vị trí cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng lợi nhuận. Một số điểm khác biệt về đặc điểm cũng như tính chất của hai hình thức marketing này sẽ bao gồm có:

- Làm SEO sẽ cần phải mất khá nhiều thời gian thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Còn đối với quảng cáo Google Adwords thì nhanh chóng mang lại kết quả mục tiêu.

- Khi đăng ký Google Adwords, bạn chỉ mất khoảng 5 phút để giúp cho trang web được hiển thị với thứ hạng đầu tiên. Nhưng đối với SEO thì đây lại là một quá trình phát triển, nâng cấp và cải thiện website.

- SEO được xuất hiện trên nhiều công cụ tìm kiếm, nhưng Google Adwords chỉ dùng được khi trang web có đăng ký trên Google Ads, Google Affiliate Sites và Google Search Engine.

- Đối với Google Adwords, bạn cần trả phí cho mỗi lần nhấp chuột từ người dùng. Nhưng tối ưu SEO sẽ giúp trang web nằm ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm một cách tự nhiên mà không mất một đồng nào khi có ai đó click vào.

- Đối thủ của SEO chính là những website của các công ty kinh doanh cùng lĩnh vực, còn với Google Adwords thì đó là những công cụ tìm kiếm khác.

- Khi hết kinh phí để chạy Google Adword, website của bạn sẽ tự động bị tụt hạng. Nhưng khi đã SEO lên top mà bạn tạm dừng thì trang web vẫn nằm trong top kết quả tìm kiếm.

- Nếu muốn là PPC-Ads thì cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần có thẻ tín dụng Quốc tế như Visa hoặc Master Card là đã bắt đầu thực hiện các chiến dịch Ads cho mình. Còn đối với SEO thì khó hơn nhiều, bạn sẽ cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để học cách tạo ra một chiến dịch SEO hoàn chỉnh và đẩy website lên trên top.

Nhìn chung, bạn không nên bỏ qua bất kỳ hình thức nào trong quá trình đưa website được phát triển tốt hơn mà hãy phối hợp tốt cả SEO và Google Ads để mang đến lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp của mình.

Chẳng hạn, khi website mới vừa được thành lập thì Google Ads chính là cách để bạn nhanh chóng tiếp cận với khách hàng nhằm tạo độ nhận diện thương hiệu. Trong khi đó, SEO sẽ giúp tối ưu website hiệu quả, giúp trang web có được nội dung chất lượng để giữ chân khách hàng, từ đó mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho bạn.
 

Sự khác biệt giữa SEO và Google Ads
 

Như vậy, với những kiến thức đã được Phương Nam Vina chia sẻ ở trên, các bạn đã giải mã được SEO là gì trong marketing và vai trò của chúng như thế nào. Từ đó để có thể áp dụng hiệu quả vào trong quá trình marketing của mình một cách hiệu quả nhất.

Nhưng vì là một hình thức cần nhiều thời gian và kỹ thuật nên SEO marketing là một quá trình không phải ai cũng làm được. Vậy nên, cách tốt nhất để website mau chóng lên top Google thì bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ SEO web của Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi với đội ngũ SEO tài năng, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm sẽ cam đoan đưa website của quý khách được hiển thị với thứ hạng cao trên Google. Từ đó giúp trang web tiếp cận khách hàng được hiệu quả hơn, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và mang về doanh thu, lợi nhuận ấn tượng cho mình. Liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website 7 bước tối ưu website chuẩn SEO hiệu quả

icon thiết kế website Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược marketing

icon thiết kế website Website marketing là gì? Các chiến lược marketing website hiệu quả

Bài viết mới nhất

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

zalo