Link building là gì? Các yếu tố xây dựng liên kết hiệu quả nhất

Các SEOer vẫn thường biết, để một trang web được hiển thị cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một điều đặc biệt là những yếu tố này sẽ luôn được cập nhật thường xuyên theo từng thời điểm. Điều này đồng nghĩa với việc những gì mà bạn áp dụng cho website từ vài năm trước có thể sẽ không còn được hiệu quả cho hiện tại. Tuy nhiên, vẫn có một yếu tố xếp hạng vẫn luôn tồn tại dù ở bất kỳ thời gian nào đó chính là link building. Vậy link building là gì? Làm thế nào để xây dựng liên kết hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được đội ngũ marketing Phương Nam Vina giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây.
 

Link building là gì? Các yếu tố xây dựng liên kết hiệu quả nhất
 

Link building là gì?

Link building hay còn gọi là xây dựng liên kết, đây chính là một thuật ngữ rất phổ biến trong SEO và được biết với vai trò giúp làm tăng các liên kết từ các website khác trỏ về trang web mà bạn muốn SEO. Hiểu một cách đơn giản hơn thì link building chính là hoạt động giúp tăng số lượng các liên kết trả về website mục tiêu. Những liên kết này đều có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhiệm vụ của các SEOer đó chính là cần phải biết lựa chọn và tối ưu như thế nào để tăng lưu lượng tìm kiếm website từ Google trong tương lai.

Tại sao link building lại quan trọng đến vậy?

Ngày nay, khi sự cạnh tranh giữa các thương hiệu, website ngày càng trở nên gay gắt để dành vị trí top 1 thì link building luôn là yếu tố dễ bị các SEOer lợi dụng nhất, mục đích nhằm để thao túng độ uy tín cho website của mình. Cũng chính vì sự lạm dụng đó mà thuật toán của Google cũng đã dần trở nên khắt khe hơn trong việc đánh giá các liên kết này. Điều đó đã làm cho vị thế của link building trong SEO ngày càng bị lung lay và các SEOer cũng bắt đầu đẩy mạnh content hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà link building đã không còn mang ý nghĩa quan trọng như trước.

Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể viết bài lên top tìm kiếm mà hoàn toàn không cần có liên kết bên trong. Thế nhưng, thực tế thì SEO mà không có backlink thì chỉ áp dụng được trong trường hợp thị trường SEO có mức độ cạnh tranh dễ. Ngược lại, đối với các thị trường trung bình, khó hơn thì nhất định cần phải có liên kết. Khi công cụ tìm kiếm, mà cụ thể ở đây Googlebot crawl dữ liệu website của bạn, nó sẽ nhanh chóng thu thập toàn bộ các liên kết có trên trang và bao gồm cả những liên kết từ bên ngoài trỏ về trang.

Từ đây, thông qua việc đánh giá về nội dung các liên kết cùng chất lượng website được liên kết tới, kết hợp cùng những đánh giá về nội dung trên trang, Search Engine sẽ cho người xem một nhận xét tổng quan về chất lượng của website qua thứ tự xếp hạng trên Google.

Càng có nhiều website chất lượng được liên kết với trang web của bạn, thì thứ hạng của web sẽ nhanh chóng được cải thiện. Ngoài ra, cũng chính việc xây dựng liên kết sẽ góp phần giúp cho thương hiệu website của bạn được quảng bá rộng rãi hơn với người dùng.
 

Link building là gì?
 

Kỹ năng xây dựng link building thiết yếu

Link building chính là cả một quá trình dài và cần rất nhiều thời gian. Do đó, để có thể xây dựng liên kết một cách hiệu quả cho website của mình thì các bạn cần phải thực hiện theo từng bước một nhằm đảm bảo các liên kết mang lại hiệu quả tốt hơn. Vậy nên, trước khi bắt tay vào việc lựa chọn chiến lược xây dựng link building phù hợp thì bạn cần nên thực hiện những điều dưới đây:

1. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình xây dựng hệ thống liên kết cho website, việc phân tích backlink trên website của mình và đối thủ đóng một vai trò quan trọng bởi:

- Đánh giá được khả năng cạnh tranh trong ngành: việc này sẽ giúp bạn hiểu được những đối thủ cạnh tranh của mình đang hoạt động như thế nào. Từ đó đưa ra ý kiến làm thế nào để có thể nâng cao sự cạnh tranh cho website của mình. Trên thực tế, để có thể cải thiện thứ hạng trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm, bạn cần phải xây dựng số liên kết cao hơn mức trung bình so với các đối thủ trong ngành.

- Hiểu được tại sao website của đối thủ lại xếp hạng cao hơn mình: từ việc kiểm tra số lượng cũng như chất lượng web mà đối thủ của bạn đặt link, bạn sẽ dễ dàng hiểu được lý do mà trang web của họ đạt thứ hạng cao.

- Cải thiện hệ thống backlink trên website của mình: mục đích quan trọng nhất của việc phân tích backlink đối thủ không phải để bạn biết được thứ hạng của mình đang ở đâu. Thay vào đó, bạn sẽ sử dụng những thông tin đó như thế nào để cải thiện thứ hạng website của mình trên công cụ tìm kiếm bằng cách lên kế hoạch để xây dựng backlink chất lượng và dẫn chúng về trang của mình nhiều hơn đối thủ.

Tuy nhiên, để có được một đánh giá tổng quan website đối thủ thì bạn không thể không nhờ đến sự giúp đỡ của các công cụ hiện đại. Những công cụ này sẽ giúp cho quá trình phân tích của bạn được đơn giản hóa đi rất nhiều, cụ thể:

- Majestic SEO: công cụ này được nhiều chuyên gia SEO sử dụng nhiều nhất trên thế giới với vai trò giúp bạn check backlink của đối thủ. Với thao tác nhập URL hoặc cụm tìm kiếm vào trong ô Searching thì mọi kết quả về thông tin của đối thủ sẽ được hiển thị nhanh chóng.

- Ahrefs: đây là một công cụ đa năng khi cung cấp tất cả các dịch vụ cần có cho SEO như nghiên cứu từ khóa, phân tích cạnh tranh, nghiên cứu nội dung, nghiên cứu backlink, giám sát website và theo dõi xếp hạng. Thao tác thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhập URL của website chứa backlink đối thủ. Ngay lập tức, một bản phân tích dữ liệu đầy đủ nhất sẽ xuất hiện cho bạn.

- SEMrush: trước đây, SEMrush chuyên dùng để phân tích độ cạnh tranh của Keyword là chính. Sau đó, công cụ này được đã được tích hợp chức năng phân tích backlink và thuộc top những công cụ phổ biến nhất hiện nay.

2. Tiếp cận cộng đồng

Không thể phủ nhận, việc nắm bắt cơ hội để xây dựng link building cho website của mình luôn là điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, bạn nên thường xuyên cập nhật các tin tức mới cũng như những xu hướng liên quan đến nội dung trên web của mình. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể tiếp cận cộng đồng từ nhiều cách khác nhau như: xây dựng liên kết thông qua các blog, trang báo mạng, hoặc trả lời những câu hỏi, thắc mắc trên một số diễn đàn nổi tiếng,.... Đặc biệt, điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ đó là hãy làm cho đối tác mà bạn muốn xây dựng liên kết thấy được sự chuyên nghiệp, chất lượng của nội dung mà bạn đã xây dựng trên website.
 

Link building
 

Các yếu tố quan trọng trong xây dựng liên kết để đạt hiệu quả nhất

1. Liên kết theo ngữ cảnh (contextual links)

Ngữ cảnh nơi các liên kết của bạn được đặt đóng một vai trò rất quan trọng. Theo đó, các liên kết sẽ được đặt ngay trong nội dung chính và được bao quanh bởi những văn bản có liên quan. Điều này sẽ giúp các liên kết mà bạn đặt có giá trị cao hơn so với khu vực thanh bên hay chân trang,....

2. Liên kết đến từ các trang web liên quan

Các trang web liên quan ở đây chính là những trang web trong ngành, việc bạn xây dựng liên kết từ các trang này thường có trọng lượng hơn là các liên kết từ website không hề liên quan. Ví dụ, nếu website của bạn chuyên kinh doanh nội thất thì bạn cần nên theo đuổi các liên kết từ các trang về nhà cửa, kiến trúc, diễn đàn về nội thất,....

3. Liên kết đến từ các trang web có thẩm quyền cao

Những trang web liên kết đến website của bạn chắc chắn phải có một hồ sơ backlink lành mạnh. Đặc biệt, các website uy tín, có thẩm quyền cao sẽ mang lại chất lượng tốt vì đã được Google đánh giá cao, mang lại lưu lượng truy cập tốt. Trong khi đó, một số web có uy tín và thẩm quyền thấp hơn rất có thể khiến thứ hạng website của bạn bị thụt lùi hơn nữa. Đó chính là lý do vì sao mà bạn cần phải thường xuyên quan tâm đến các thay đổi đối với hồ sơ backlink của mình và nên từ chối backlink đến từ nguồn chất lượng kém.

4. Liên kết đến từ nhiều tên miền khác nhau

Thông thường, backlink sẽ chỉ hiệu quả đối với liên kết đầu tiên của bạn trên tên miền đó. Vì vậy mà bạn cần phải tạo cho website của mình một hồ sơ backlink đa dạng. Tốt nhất là nên có liên kết từ các website khác nhau hơn là nhiều liên kết đến từ cùng một trang web.

5. Thuộc tính các liên kết

Vào năm 2005, Google đã cho giới thiệu thuộc tính liên kết rel=”nofollow” và rel=”dofollow”. Trải qua hơn 15 năm sử dụng thì mới đây, công cụ tìm kiếm này đã tiếp tục bổ sung thêm hai thuộc tính mới là rel=”sponsored” và rel=”ugc”.

- rel= "sponsored": thuộc tính này sẽ thông báo cho Google biết rằng đây chính là loại liên kết được tài trợ. Tài trợ ở đây có thể hiểu chính là loại liên kết mà bạn mang ra trao đổi bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như tài trợ, trao đổi, mua bán hay trao tặng,....

- rel = "ugc": UGC là ký tự viết tắt của User Generated Content, có nghĩa đây là nội dung do người dùng tạo. Ví dụ như các nhận xét trên bài đăng diễn đàn, blog chẳng hạn.

- rel = "nofollow": đây là loại liên kết phổ biến nhất mà chúng ta thường rất hay sử dụng. Hiểu một cách đơn giản thì khi sử dụng thuộc tính này cho bất kỳ một liên kết nào trong nội dung thì Googlebot sẽ không thu thập thông tin và đi theo hướng liên kết này.

- rel=”dofollow”: thuộc tính này sẽ nói cho Googlebot biết rằng hãy đi theo hướng liên kết này để thu thập thông tin. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn tin tưởng vào liên kết đó, trang nhận backlink này sẽ được đánh giá là trang có nhiều uy tín để xếp hạng.

6. Các liên kết không được nhấp vào

Google có khả năng làm giảm giá trị các backlink mà người dùng không thật sự nhấp vào. Xét về cơ bản, nếu bạn có nhiều backlink và chúng lại không mang lại bất kỳ lượng traffic nào thì Google sẽ nghi ngờ rằng đây là những liên kết giả và có hành thức xử phạt website của bạn. Vì vậy, hãy nên tập trung vào các liên kết có giá trị để thu hút người dùng truy cập vào.

7. Anchor text tự nhiên

Anchor text là hệ thống các từ được sử dụng để liên kết như một yếu tố để xếp hạng website. Mặc dù dữ liệu sử dụng từ khóa trong anchor text sẽ góp phần tác động tích cực đến thứ hạng nhưng bạn cũng cần phải biết rằng, việc lạm dụng anchor text nhiều từ khóa có thể gây phản tác dụng. Google có thể cho rằng đây là sự thao túng và website của bạn sẽ phải chịu các hình phạt về liên kết, ví dụ như Google Penguin.
 

Xây dựng liên kết
 

Như vậy, với những nội dung mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ ở trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm link building hay xây dựng liên kết là gì. Theo đó, link building chính là một thước đo mà công cụ tìm kiếm sẽ áp dụng để xác định thứ hạng cho website của bạn. Chính vì vậy, việc thực hiện các chiến lược xây dựng liên kết chất lượng sẽ giúp cho trang web của bạn có được thứ hạng cao như mong muốn. Nhưng trong trường hợp nếu không có đủ thời gian hay kinh nghiệm, các bạn có thể tham khảo dịch vụ SEO web tại Phương Nam Vina.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ giúp website của bạn được hiển thị với thứ hạng cao trên Google để hỗ trợ công việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao, từ đó thu về nguồn lợi nhuận hấp dẫn nhất. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Phương Nam Vina hoặc gọi số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được tư vấn thông tin chi tiết. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website 7 bước tối ưu website chuẩn SEO hiệu quả

icon thiết kế website Cách viết bài chuẩn SEO trên website, facebook

icon thiết kế website Cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?

Bài viết mới nhất

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Alias là gì? Hướng dẫn cấu hình Aliases trong Cpanel

Aliases domain hay tên miền bí danh là một tên miền tương tự như Parked Domain với khả năng hoạt động cùng lúc với tên miền chính của website.

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

2FA là gì? Lợi ích và cách kích hoạt 2FA Authentication

Mã 2FA là một công nghệ bảo mật thông tin cho các loại tài khoản trực tuyến đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là gì? Hướng dẫn đăng ký Google Business

Google My Business là một công cụ miễn phí được phát triển bởi Google để giúp doanh nghiệp có thể xác minh sự hiện diện của mình trên mạng Internet.

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là gì? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đối tượng được ứng dụng phổ biến để phát triển phần mềm, ứng dụng web, game hoặc ứng dụng di động.

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là gì? Sự khác nhau giữa web app và website

Web app là những ứng dụng phần mềm hoặc ứng dụng hoạt động trên trình duyệt web thông qua mạng Internet và hoàn toàn không phải là website.

API là gì? Những điểm nổi bật về Web API có thể bạn chưa biết

API là gì? Những điểm nổi bật về Web API có thể bạn chưa biết

API là một công nghệ nổi bật được các lập trình viên ưa dùng để giúp cho ứng dụng, website trở nên linh hoạt và nâng cao trải nghiệm người dùng.

zalo