Cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?

Nếu website của bạn bất ngờ bị giảm traffic hoặc nghiêm trọng hơn là biến mất khỏi công cụ tìm kiếm thì việc biết cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không là điều rất cần thiết. Bởi nhờ sự phổ biến và sở hữu một cơ sở dữ liệu khổng lồ mà việc đưa trang web trở nên thân thiện với Google là điều mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, do sự thay đổi liên tục của thuật toán Google mà bạn cần phải thật sự cẩn trọng trong quá trình phát triển web để tránh bị công cụ này đánh lỗi.

Từ vấn đề này, chắc chắn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: "Làm thế nào để biết rằng trang web của tôi bị công cụ tìm kiếm cấm?" Đó chính là lý do vì sao mà trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ giải đáp các vấn đề liên quan đến việc website bị Google phạt để bạn có thể nhanh chóng kiểm tra cũng như tìm cách khắc phục hiệu quả.
 

Cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?
 

Thế nào là website bị Google phạt?

Website khi bị Google phạt còn được biết đến với một tên gọi khác là Google Penalty. Khi tra cứu trong từ điển thì từ này có nghĩa là hình phạt cho một hành vi phạm luật nào đó đã xảy ra. Từ penalty cũng thường xuất hiện nhiều ở trong môn thể thao bóng đá và được xem là một thuật ngữ để chỉ cho những quả phạt đền.

Tương tự, thuật ngữ Google Penalty được xem là một hình phạt mà Google đưa ra khi website vi phạm phải một trong những điều luật của công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới này. Đây cũng chính là khung hình phạt cao nhất mà Google đã áp đặt đơn phương cho trang web của bạn nếu vi phạm về nội dung hoặc các thủ thuật liên quan đến SEO. Bên cạnh Google Penalty, để hiểu rõ hơn về tình trạng website bị phạt thì bạn có thể tham khảo thêm một số thuật ngữ dưới đây:

- Filter: Thuật ngữ này ám chỉ website đang bị đưa vào bộ lọc và dù cho thứ hạng có giữ nguyên thì bạn cũng không thể nhìn thấy trang web của mình hiển thị trên danh sách tìm kiếm. Mức phạt này xảy ra khi web của bạn bị Google đánh giá là có những đường liên kết không an toàn.

- Sandbox: Đặt trong bối cảnh này thì tức là bài viết hoặc website của bạn đã bị đưa vào danh sách kiểm tra do vi phạm lỗi nhẹ về nguyên tắc dùng thủ thuật SEO.

- SERPs(Search Engine Results Page): Thuật ngữ dùng để chỉ những trang kết quả được các công cụ tìm kiếm trả về khi người dùng truy vấn tìm kiếm tới các bộ máy này.
 

Cách kiểm tra website có bị Google phạt
 

Những nguyên nhân khiến website bị Google phạt

1. Duplicate Content

Duplicate Content hay còn được biết đến với tên gọi khác là nội dung bị trùng lặp. Tình trạng này xảy ra do chính bạn cố tình copy nội dung từ những trang web khác để đưa vào trong bài viết của mình. Hoặc đôi khi quản trị web thuê content bên ngoài nhưng chủ quan không kiểm tra lại nội dung trước khi đăng tải dẫn đến tình trạng bài viết gặp phải vấn đề trùng lặp.

2. Spam

Spam cũng là nguyên nhân chính khiến cho trang web của bạn bị dính án phạt sau khi Google Penguin (thuật toán chống spam của Google). Theo đó, công cụ kiểm tra website của Google sẽ loại bỏ đi số lượng tên miền được cho là spam nếu tên miền mà bạn dẫn link trong bài viết trông giống với từ khóa chính.

3. Tốc độ tải trang

Mặc dù không phải là nguyên nhân chính khiến cho web bị phạt, nhưng nếu website không cải thiện tốc độ tải trang thì sẽ không đáp ứng trải nghiệm người dùng. Về lâu dài thì đây chắc chắn sẽ là nguyên nhân làm giảm thứ hạng web và khiến website bị dính án phạt của Google. Vậy nên, để kiểm tra tốc độ trang web của mình nhanh hay chậm, bạn có thể tham khảo ngay một số công cụ phổ biến tại Bài viết này.

4. Thao túng thứ hạng bằng kỹ thuật Black Hat

Black Hat là một kỹ thuật thao túng nhằm che giấu nội dung, đồng thời sử dụng backlink spam để đưa từ khóa lên top tìm kiếm của Google một cách nhanh chóng. Nếu để cho Google phát hiện và nhận thấy hành vi thao túng này của bạn thì chắc chắn website sẽ ngay lập tức bị phạt.

5. Website không an toàn

Bảo mật website là một trong những tiêu chí để Google đánh giá và chấm điểm mức độ uy tín của web. Đó cũng chính là lý do vì sao mà trang web của bạn cần phải được đăng ký và cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL. Chứng chỉ này không chỉ bảo vệ trang web của doanh nghiệp tránh khỏi những nguy cơ bị tấn công từ các hacker mà còn là tiêu chí để Google xem xét có nên đề xuất website của bạn với người dùng hay không.

6. Bị đối thủ chơi xấu

Áp dụng trên các thuật toán của Google, đối thủ hoàn toàn có thể khiến cho trang web của bạn bị phạt bất cứ lúc nào bằng cách đặt link web vào những địa chỉ chứa nhiều nội dung kém chất lượng, không uy tín. Do đó, để khắc phục tình trạng này thì bạn có thể sử dụng các công cụ SEO chất lượng để kiểm tra cũng như đánh giá backlinks.

Nguyên nhân website bị Google phạt

Website sẽ bị dính hình phạt của Google trong bao lâu?

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà website của bạn sẽ chịu phải hình phạt từ Google trong bao lâu. Đối với những hình phạt thủ công, hiệu lực sẽ kết thúc cho đến khi bạn gửi và vượt qua yêu cầu xem xét. Hoặc cũng có khi bạn chờ cho hình phạt kết thúc hiệu lực từ khoảng sáu tháng cho đến hai năm tùy vào lỗi vi phạm.

Tuy nhiên thì bạn cũng cần phải hiểu rõ điều này, việc chờ đợi cho đến khi trang web hết án phạt không đồng nghĩa với việc website đã được an toàn và khôi phục lại toàn bộ thứ hạng, lưu lượng truy cập như ban đầu. Thực chất, việc hết án phạt ở đây chỉ là mức án của bạn sẽ không còn hiển thị trên Google Search Console nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc website sẽ không được cải thiện nếu như bạn không có bất kỳ động thái xử lý tích cực nào sau khi nhận án phạt.
 

Dấu hiệu nào cho thấy một website không thân thiện với Google?
 

Dấu hiệu nào cho thấy website không thân thiện với Google?

1. Thin content (content mỏng)

Thin content hay content mỏng là tình trạng website của bạn đang chứa nhiều trang có ít hoặc không chứa bất kỳ nội dung nào. Lỗi này không những chẳng mang lại giá trị cho người đọc mà bên cạnh đó còn bị các thuật toán của Google đánh giá thấp.

2. Trùng lặp content

Một trong những điều kiện tiên quyết khi viết bài chuẩn SEO đó chính là nội dung phải unique (duy nhất) bởi Google không thích các bài viết bị trùng lặp. Do đó, nếu trang web của bạn liên tục sao chép nội dung từ các website khác thì sẽ rất dễ bị công cụ tìm kiếm này phạt.

3. Liên kết không tự nhiên từ website

Nhiều webmaster (nhà quản trị web) hiện nay thường hay trao đổi liên kết với nhau nhằm mục đích gia tăng chỉ số Google PageRank cũng như đẩy mạnh thứ hạng cho từ khóa. Tuy nhiên, hình thức trao đổi liên kết này sẽ dẫn đến số lượng backlink của website tham gia trao đổi liên kết bỗng nhiên gia tăng một cách đột biến. Những liên kết này sẽ bị Google đánh giá không tự nhiên và coi đây là một vi phạm.

4. Liên kết không tự nhiên trỏ đến website

Nếu Google phát hiện ra một lượng link lớn không tự nhiên và hoàn toàn giả mạo liên kết đến website thì trang web của bạn sẽ ngay lập tức bị phạt. Đây là kết quả của hành động mua link để tăng chỉ số PageRank hoặc nhằm gia tăng thứ hạng cho từ khóa.
 

Làm cách nào để biết được web của tôi bị Google cấm?
 

Một số cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?

1. Kiểm tra tên miền

Kiểm tra domain có bị Google phạt không là cách làm phổ biến để đánh giá sự thân thiện của trang web với công cụ tìm kiếm. Nếu tìm kiếm tên miền (domain name) của website trên Google mà không thấy xuất hiện trong top 10 thì khả năng cao là trang web của bạn đang bị công cụ này phạt. Bên cạnh đó, nếu bạn nhập tên miền và từ khóa chính trên Google nhưng không hiển thị kết quả thì trang web cũng đã phần nào đó nhận hình phạt từ công cụ tìm kiếm này.

2. Kiểm tra hosting

Kiểm tra thời hạn sử dụng hosting

Sau 30 ngày kể từ thời điểm hosting bị hết hạn, nhà cung cấp hosting sẽ tiến hành dọn dẹp và xóa bỏ dữ liệu trên máy chủ. Do đó, nếu không muốn trang web của mình bị ảnh hưởng thì bạn cần đăng nhập hosting, nhấn vào Services rồi chọn My services. Lúc này, màn hình sẽ hiển thị khung thời gian hết hạn của hosting cho bạn. 

Ngoài ra, khoảng từ 15 - 30 ngày trước khi hosting hết hạn, phía nhà cung cấp sẽ chủ động gửi mail nhắc nhở bạn nên hãy nhớ kiểm tra hộp thư của mình thường xuyên để không bị lỡ thông báo.

Kiểm tra dung lượng hosting

Hosting khi bị quá tải dung lượng cũng sẽ khiến cho website của bạn trở nên chậm chạp hơn và thậm chí còn bị ngưng hoạt động. Do đó, mỗi gói hosting đều sẽ được cung cấp dung lượng ổ cứng nhất định để bạn có thể kiểm tra dung lượng một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần đăng nhập vào mục quản trị hosting, sau đó click vào mục Resource Usage ở góc bên phải là có thể xem toàn bộ số liệu. Để biết thêm chi tiết về các cách kiểm tra hosting của website đơn giản và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo ngay tại Link này.
 

Trang web bị Google cấm
 

3. Kiểm tra lỗi trùng lặp nội dung

Đây là một trong những cách kiểm tra website có bị Google phạt không khá hiệu quả bởi công cụ này thường luôn muốn nội dung trên trang web là duy nhất và nói không với việc copy, sao chép. Do đó, bạn có thể thêm “&filter=o” vào cuối URL của bài viết và tiến hành theo dõi. Nếu bài viết của bạn vẫn xuất hiện thì chứng tỏ rằng trang web đã bị phạt do trùng lặp nội dung. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ khác như: copyscape.com, spineditor.com để kiểm tra lỗi trùng lặp nội dung này.

4. Kiểm tra traffic

Nếu traffic hay lưu lượng truy cập website của bạn bị giảm nghiêm trọng thì đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy Google đang đánh giá thấp trang web của bạn. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại xem liệu có bản cập nhật nào vừa được upload tại cùng thời điểm đó hay không.

5. Kiểm tra Google PageRank

Một trong những dấu hiệu cho thấy website của bạn đang bị Google phạt đó chính là Google Pagerank đột nhiên bị giảm. Để kiểm tra Google Pagerank của web thì bạn có thể dùng plugin SEO Quake. Theo đó, nếu Pagerank website thật sự giảm thì chắc chắn là web đang bị Google Penalty.
 

Website bị công cụ tìm kiếm cấm
 

6. Kiểm tra file robots.txt

Hãy tiến hành kiểm tra xem file robots.txt của website có đang chặn Google index URLs không? Nếu rơi vào trường hợp này thì bạn chỉ cần gỡ chặn ra là được. Sau đó, hãy kiểm tra thẻ meta robots của bạn có đang đặt thuộc tính NOINDEX hay NOFOLLOW hay không nhé.

7. Rà soát lại website trong blacklist

Đôi khi trong nhiều trường hợp, website của bạn đã bị đưa vào blacklist (danh sách các trang web bị đánh giá là không an toàn) do sự nhầm lẫn của Google trong quá trình sàng lọc. Vậy nên, bạn cũng cần xem xét lại vấn đề này để biết được trang web của mình có bị phạt hay không. 

Cách kiểm tra website có trong blacklist không cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần gõ vào thanh tìm kiếm của Google với nội dung: https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=tenmiencuaban. Trong đó, tenmiencuaban chính là tên domain của website bạn, ví dụ: phuongnamvina.com.

8. Kiểm tra lại các link của website

Trong quá trình xây dựng và phát triển website, nếu một trang bị Google phạt thì rất có thể những trang khác cũng sẽ chịu chung số phận tương tự. Vậy nên, bạn hãy kiểm tra lại xem trang web của mình có đang chứa các link từ bên ngoài trỏ về hay những link từ web trỏ đến bị phạt bởi Google hay không. Vì rất có thể, đây chính là những nguyên nhân khiến cho Google tiến hành mức án phạt cho toàn bộ website của bạn.
 

Website bị Google cấm
 

Các công cụ kiểm tra website có bị Google phạt hay không?

1. Search Google

Trên thanh công cụ tìm kiếm của Google, bạn hãy nhập theo cấu trúc [site:yoursite.com] và check xem có bao nhiêu kết quả URL của website bạn được index. Trong trường hợp không tìm thấy bất cứ URL nào của mình thì cũng đồng nghĩa với việc website đã bị Google “tặng” cho một thẻ vàng nên hãy cần cẩn trọng.
 

Cách kiểm tra web có bị Google phạt
 

2. Google Analytics

Kiểm tra website có bị phạt không bằng Google Analytics cũng là phương án được nhiều người lựa chọn. Theo đó, bạn cần đăng nhập vào công cụ kiểm tra Google Analytics và xem lại organic traffic (lượng truy cập tự nhiên) để kiểm tra lưu lượng truy cập web của mình.

Nếu nhận thấy traffic đang giảm trong những ngày Google cập nhật lại các thuật toán thì rất có thể trang web của bạn đã bị ảnh hưởng. Để kiểm tra bằng công cụ này thì đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu cách tích hợp Google Analytics vào trong website của mình trước nhé.
 

Trang web bị Google phạt
 

3. W3C Validator

W3C Validator là công cụ kiểm tra website miễn phí được cung cấp bởi World Wide Web Consortium (W3C). Công cụ này có vai trò kiểm tra lỗi HTML và CSS trong quá trình viết code. Việc kiểm tra các lỗi này là thật sự cần thiết bởi không chỉ giúp nâng cao chất lượng của trang web mà còn hỗ trợ tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Tuy nhiên, khá đáng tiếc vì công cụ này không thể đảm bảo sẽ kiểm tra 100% đầy đủ mà không bị dính lỗi nào. Do đó, khi sử dụng W3C Validator thì bạn chỉ nên xem đây là nguồn tài liệu để hỗ trợ tham khảo thông tin mà thôi.
 

Kiểm tra website bị Google phạt như thế nào?
 

4. Webpagetest

Webpagetest là công cụ cho phép người dùng có thể kiểm tra tốc độ tải trang từ nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tốc độ website cơ bản hoặc sử dụng những tính năng nâng cấp hơn có trong công cụ này là video capture, content blocking,.... Webpagetest sẽ nhanh chóng cung cấp cho bạn các báo cáo toàn diện nhất về những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ load web và từ đó đề xuất một số cách cải thiện.
 

Công cụ kiểm tra website
 

5. Webmaster Tools

Webmaster Tools chính là một công cụ thông minh mà bạn nên sử dụng để kiểm tra trang web của mình. Công cụ này sẽ giúp thông báo đến các quản trị viên web một số vấn đề tiềm ẩn mà website đang gặp phải và có thể dẫn đến việc bị Google phạt.

Cách sử dụng Webmaster Tools cũng khá đơn giản, đầu tiên bạn cần truy cập và đăng nhập vào đường link: https://www.google.com/webmasters. Tại đây, Google Search Console sẽ báo cáo một số lỗi mà bạn đang gặp như: lỗi 404, content trùng lặp, website bị virus hoặc chèn liên kết có chứa virus,....

Hướng dẫn kiểm tra website có bị Google phạt
 

Những cách để tránh cho website không bị Google phạt

Để trang web của mình bị phạt là một việc mà bất cứ ai cũng không hề mong muốn. Do đó, làm thế nào để giúp website tránh bị Google phạt luôn được các quản trị viên web hiện nay quan tâm và tìm hiểu. Vậy nên, để website luôn tuân thủ theo đúng luật mà công cụ tìm kiếm này đưa ra và không bị phạt, bạn cần chú ý đến các phương pháp dưới đây.

- Kiểm tra lại content và link của website một cách thường xuyên.

- Luôn cho đăng tải những nội dung chất lượng và không bị trùng lặp.

- Luôn đáp ứng và tuân thủ hoàn toàn theo các nguyên tắc quản trị trang web và tìm kiếm của Google.

- Lựa chọn gói dịch vụ lưu trữ hosting phù hợp.

- Tăng cường độ bảo mật cho website.

- Tập trung vào quá trình SEO White Hat cho website.

- Thường xuyên theo dõi các đợt cập nhật của Google ảnh hưởng đến SEO (HTTPS, responsive, tránh sử dụng các anchor text với từ khóa chính xác khi link ra ngoài, để nofollow các external link).

- Trong trường hợp website không may bị phạt, hãy khắc phục và sửa theo hướng tích cực, sau đó gửi yêu cầu xem xét lại cho Google.
 

Cách để website không bị Google phạt
 

Hi vọng với những thông tin mà đội ngũ Phương Nam Vina vừa chia sẻ ở trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không để hạn chế những rủi ro, sai sót làm ảnh hưởng đến trang web của mình. Đương nhiên, chỉ cần bạn tuân thủ theo đúng luật của Google thì chắc chắn chắn sẽ không cần phải lo đến tình trạng website bị phạt. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Bí kíp giúp tăng tốc độ load website hiệu quả

icon thiết kế website Các bước tối ưu website chuẩn SEO hiệu quả

icon thiết kế website Cách kiểm tra thứ hạng từ khóa của website trên Google

icon thiết kế website Bí quyết tăng thứ hạng của website trên Google hiệu quả

Bài viết mới nhất

Long-tail keywords là gì? Bí quyết SEO với long-tail keywords

Long-tail keywords là gì? Bí quyết SEO với long-tail keywords

Bạn có biết 70% tìm kiếm trên Google là các từ khóa dài? Vậy nên hãy sử dụng long-tail keywords để tăng tỷ lệ chuyển đổi và vượt mặt đối thủ.

Gia hạn tên miền là gì? Cách gia hạn tên miền chi tiết

Gia hạn tên miền là gì? Cách gia hạn tên miền chi tiết

Đừng để những vấn đề nhỏ như quên gia hạn tên miền làm gián đoạn hoạt động của website và ảnh hưởng đến uy tín, nguồn thu của doanh nghiệp.

Phishing là gì? Bóc trần 8 loại tấn công phishing phổ biến

Phishing là gì? Bóc trần 8 loại tấn công phishing phổ biến

Bảo vệ tài khoản ngân hàng, email và các thông tin quan trọng khỏi nguy cơ bị đánh cắp bằng cách nhận biết và phòng tránh phishing ngay hôm nay!

Anchor text là gì? Cách sử dụng anchor text để cải thiện SEO

Anchor text là gì? Cách sử dụng anchor text để cải thiện SEO

Bạn muốn website của mình xếp hạng cao trên Google và giữ chân người dùng tốt hơn? Vậy thì anchor text là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.

Lỗi server là gì? Các lỗi server thường gặp và cách khắc phục

Lỗi server là gì? Các lỗi server thường gặp và cách khắc phục

Hiểu rõ các lỗi server và cách xử lý không chỉ giúp duy trì hiệu suất hệ thống ổn định mà còn bảo vệ doanh nghiệp khỏi những thiệt hại nghiêm trọng.

Cyber attack là gì? Kiến thức quan trọng về tấn công mạng

Cyber attack là gì? Kiến thức quan trọng về tấn công mạng

Trong thế giới hiện đại, nơi mọi giao dịch đều diễn ra trên nền tảng số, việc bảo vệ bản thân và tổ chức khỏi tấn công mạng là không thể coi nhẹ.

zalo