Hướng dẫn tạo website trong 7 bước đơn giản cho người mới

Trang web ngày càng trở thành yếu tố then chốt trong việc nâng cao giá trị thương hiệu và cải thiện hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Để phát triển và duy trì vị thế trên thị trường, việc sở hữu một trang web chất lượng là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức và kỹ năng để tự thiết kế một trang web riêng.

Để giúp bạn thiết lập và chạy trang web mới của mình một cách nhanh chóng, dịch vụ thiết kế website Phương Nam Vina sẽ hướng dẫn toàn diện về cách tạo trang web hoàn chỉnh. Chúng tôi sẽ đề cập đến tất cả các tài nguyên bạn cần, các bước cơ bản của quy trình và nêu bật một số điểm quan trọng cần lưu ý.

 

Hướng dẫn cách tạo trang web hoàn chỉnh với 7 bước đơn giản
 

Để tạo website chất lượng bạn cần chuẩn bị những gì?

Trước khi thiết kế trang web của mình, có một số thứ bạn cần phải chuẩn bị sẵn. Nói chung, bạn sẽ cần chính công cụ xây dựng trang web, công ty đăng ký tên miền và nền tảng lưu trữ web (nếu bạn đã chọn công cụ xây dựng trang web không bao gồm dịch vụ lưu trữ trong gói của nó). Bạn cũng sẽ cần chứng chỉ SSL để bảo mật trang web, hệ thống điểm bán hàng (POS) để thanh toán và công cụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để đảm bảo rằng mọi người tìm thấy bạn.

Dưới đây là những gì bạn cần để thiết kế, xây dựng và duy trì một trang web:

- Lưu trữ web - server: Nội dung trang web của bạn yêu cầu không gian vật lý và đó là những gì nền tảng lưu trữ web thực hiện—chúng lưu trữ văn bản, hình ảnh và cơ sở dữ liệu của bạn để bạn có thể truy cập chúng trên web.

- Tên miền: Tên miền của bạn là địa chỉ mà khách truy cập nhìn thấy trên thanh trình duyệt khi họ tìm kiếm bạn. Để tránh nhầm lẫn, hãy kết hợp tên của bạn; và nếu nó không có sẵn, hãy chọn thứ gì đó gần với nó. Bạn có thể đăng ký tên miền của mình với một công ty đăng ký tên miền . Một số nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cũng đóng vai trò là nhà đăng ký tên miền, vì vậy hãy tìm hiểu trước khi mua.

- Chứng chỉ SSL: Để bảo mật và danh tiếng cho doanh nghiệp của bạn cũng như sự an toàn cho thông tin người dùng, hãy lấy chứng chỉ lớp cổng bảo mật (SSL) từ nhà cung cấp dịch vụ chứng chỉ SSL.

- Trình tạo website: Đăng ký một trình tạo trang web nhanh để xây dựng cửa hàng trực tuyến của bạn mà không cần có kinh nghiệm viết mã. Có những mẫu với các tính năng bạn có thể tùy chỉnh để thiết kế trang web bạn chọn.

- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Ngay từ đầu, hãy sử dụng công cụ SEO để tạo chiến lược SEO sao cho nội dung của bạn tuân theo các kỹ thuật và thực tiễn SEO cơ bản và bắt đầu đạt được kết quả mong muốn.

- POS: Nếu bạn đang cung cấp dịch vụ hoặc bán sản phẩm yêu cầu xử lý và chấp nhận thanh toán, bạn sẽ cần kết hợp dịch vụ POS vào trang web của mình.

Những lý do bạn nên tạo website ngay từ bây giờ

Thiết kế website không chỉ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều tích cực mà bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ cho những cá nhân với những lợi ích vô cùng tuyệt vời.

1. Lợi ích của việc tạo website cá nhân

Website cá nhân chính là nơi chứa đựng những thông tin của chính bạn. Ở đây, bạn có thể chia sẻ tất cả mọi thứ từ kinh nghiệm cá nhân, kiến thức hay cả các dự án đã và đang thực hiện. Ngoài ra, tạo website cá nhân còn giống như một nhật ký của riêng bạn để chia sẻ những bức ảnh tự chụp, tranh ảnh tự vẽ hay đôi khi chỉ là những dòng trạng thái, tản mạn về một vấn đề nào đó. Website cá nhân cũng do chính bạn làm chủ nên từ ý tưởng thiết kế, giao diện, hình ảnh cho đến nội dung đều ít nhiều mang đậm bản sắc của bạn trong đó. Với một trang web cá nhân, bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng để:

- Xây dựng thương hiệu cá nhân: mặc dù LinkedIn sẽ hỗ trợ bạn cập nhật những thông tin của mình nhưng với website, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ trở nên rõ nét và sáng tạo hơn nhờ sự hỗ trợ của các định dạng đa phương tiện.

- Tăng cơ hội tiếp cận nhà tuyển dụng: website cá nhân sẽ giúp mọi người biết đến bạn nhiều hơn, trong đó bao gồm cả nhà tuyển dụng. Nếu website của bạn có những hình ảnh thương hiệu cá nhân, dự án nổi trội sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá nhiều điểm đặc biệt hơn của bạn thay vì một chiếc CV thông thường. Những điểm đặc biệt này có thể đến từ: kỹ năng, tính cách, kinh nghiệm, sự sáng tạo, tư duy, thành tựu,... cũng như có góc nhìn chân thực hơn về các dự án mà bạn đã từng thực hiện.

- Học kỹ năng mới: khi tìm hiểu cách tạo ra một trang web cá nhân, bạn cũng sẽ được trang bị các kỹ năng liên quan đến quá trình thiết kế website trực tuyến. Song song với đó cập nhật thêm các công cụ phát triển website mới nhất để hỗ trợ tối ưu hóa website ngày càng chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, để thu hút người dùng truy cập vào trang web của mình, bạn cũng cần phải biết cách sáng tạo nội dung, bí quyết tăng thứ hạng của website trên Google hay kiểm tra tốc độ web.
 

Cách tạo trang web
 

2. Lợi ích khi làm website cho doanh nghiệp

Xã hội ngày càng phát triển, để giúp cho doanh nghiệp ngày càng thăng tiến thì không thể không nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ. Bởi kể từ khi có sự xuất hiện của Internet, nhu cầu tìm hiểu thông tin hay mua sắm online của mọi người cũng theo đó mà ngày càng tăng lên nhanh chóng. Do đó, để có thể được tiếp cận khối lượng khách hàng “khủng” trên thị trường Internet thì doanh nghiệp cần phải có website để:

- Quảng cáo không giới hạn và tiết kiệm tối đa: chi phí để quảng bá cho những sản phẩm, dịch vụ của mình trên tivi, báo chí, radio,... chưa bao giờ là rẻ. Nhưng nếu tạo website, chi phí quảng cáo sẽ được tiết kiệm tối đa bởi tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ đều đã được hiển thị đầy đủ trên web.

- Dễ dàng tiếp cận khách hàng: website có khả năng mở cửa và hoạt động 24 / 24. Nhờ đó mà bất cứ khi nào người dùng muốn, họ đều có thể truy cập vào web của bạn để tìm hiểu những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hay đặt hàng.

- Mở rộng phạm vi khách hàng: nếu có một cửa hàng ngoài đời thực, chắc chắn bạn chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình trong phạm vi hẹp. Nhưng khi có website, phạm vi khách hàng sẽ được mở rộng trên toàn quốc và thậm chí là còn ở nước ngoài.

- Hiểu được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng: với các tính năng được tích hợp trên website, bạn có thể tham khảo được các ý kiến của người dùng, khách mua hàng về trải nghiệm, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đây, bạn sẽ biết được những điểm mà mình vẫn còn thiếu sót để cải thiện nhằm nhận được sự tin tưởng tốt hơn từ phía khách hàng.

- Xây dựng thương hiệu và tạo sự uy tín: thiết kế website chất lượng, chuyên nghiệp và độc đáo sẽ giúp gây ấn tượng với người xem. Đây cũng là tiền đề giúp thương hiệu của bạn gia tăng giá trị nhận diện trên thị trường và tạo sự uy tín cho người xem.

- Dễ dàng tuyển dụng: thay vì phải mất nhiều thời gian để đăng tin tuyển dụng trên các trang web việc làm, bạn có thể đăng ngay trên website của mình. Các ứng viên sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin và ứng tuyển vào vị trí mà mình muốn chứ không nhất thiết phải thông qua một bên thứ ba.

- Tăng doanh thu: với tất cả những yếu tố dễ dàng tiếp cận khách hàng, tiết kiệm chi phí, xây dựng thương hiệu,... thì việc doanh nghiệp của bạn có thêm nhiều đơn hàng để mang về nguồn doanh thu ấn tượng là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Hướng dẫn tạo ra trang web

Hướng dẫn chi tiết cách tạo trang web cho người mới bắt đầu

Bạn mới bắt đầu và muốn tự tạo website nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hãy theo dõi hướng dẫn chi tiết từng bước cách tạo trang web dưới đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn từ những khâu cơ bản nhất để bạn có thể dễ dàng xây dựng cho mình một website hoàn chỉnh, chuyên nghiệp mà không cần phải có kiến thức sâu về lập trình.

Bước 1: Xây dựng ý tưởng cho website

Mỗi một website khi được xây dựng đều sẽ mang những mục đích khác nhau, chính vì vậy mà người làm website sẽ cần phải biến tấu để chúng có thể phù hợp với nhu cầu của từng người. Do đó, trước khi bắt tay vào việc thiết kế web, bạn hãy từng bước định hình và xây dựng ý tưởng ngay cho trang web của mình.

Lựa chọn loại hình website

Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà website sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với lĩnh vực đó. Tất nhiên, mỗi loại web tương ứng với một ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những giao diện, thiết kế và tính năng khác nhau. Chính vì thế, bạn cần xác định mục đích làm web của mình để lựa chọn loại hình website phù hợp, điển hình như các loại website:

- Website tin tức, báo điện tử: đây là trang web chuyên cung cấp và cập nhật các tin tức một cách nhanh chóng. Những vấn đề nóng hổi, sự kiện được quan tâm sẽ thu hút được nhiều lượt truy cập.

- Website bán hàng: việc tạo ra trang web sẽ giúp bạn có một cửa hàng trực tuyến để kinh doanh online thành công. Tại đây, bạn có thể cho đăng tải tất cả những sản phẩm, dịch vụ của mình để giới thiệu cho khách hàng.

- Website doanh nghiệp: là kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu, công ty trên thị trường.

- Website giáo dục: loại web này dành riêng cho các cơ sở giáo dục, trường học, trung tâm,... hay những người muốn bán các bài giảng, tài liệu học tập và khóa học.

- Website forum (diễn đàn): là những trang chuyên rao vặt, đăng tin quảng cáo và trao đổi mua bán với nhau.

- Website dạng blog: người làm website có thể chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình về một chủ đề nào đó có thể phục vụ cho việc kinh doanh, hoặc đôi khi phục vụ cho sở thích của bạn như ẩm thực, âm nhạc, sách, du lịch,.... Đáng chú ý là website blog cũng chính là nơi để bạn thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân, hay cho đăng tải các dự án cá nhân đã từng thực hiện dạng portfolio.

- Website dạng landing page: loại web này chủ yếu được dùng để giới thiệu về một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, bạn có thể tạo landing page nhằm sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.

Xác định các chức năng, công nghệ cần thiết cho website

Bước tiếp theo là xác định các chức năng và công nghệ cần thiết. Ví dụ, với web bán hàng, cần có giỏ hàng và thanh toán trực tuyến; còn với web diễn đàn, cần đăng ký, đăng nhập thành viên, bình luận và đăng tin.

Về công nghệ, đảm bảo website hỗ trợ SEO tốt, tốc độ tải nhanh, thiết kế chuẩn responsive, bảo mật cao, dễ sử dụng và nâng cấp. Đồng thời, tối ưu hóa UX/UI và thêm các chức năng, tiện ích theo yêu cầu của khách hàng. Việc xác định rõ chức năng và công nghệ từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí.

Bước 2: Đăng ký tên miền (domain)

 

Cách để tạo một trang web
 

Tên miền là địa chỉ truy cập website của bạn, vì vậy hãy chọn kỹ trước khi mua. Kiểm tra xem tên miền có khả dụng không và mua nếu chưa bị đăng ký. Giá tên miền thường phụ thuộc vào đuôi miền, ví dụ, .com và .vn thường đắt hơn. Lưu ý rằng việc tìm tên miền ưng ý có thể khó khăn do nhiều tên miền đã được sở hữu. Tuy nhiên, bạn vẫn có sở hữu một tên miền tương tự và lưu ý bỏ túi ngay các cách chọn tên miền sau:

- Tên miền gắn liền với thương hiệu: mục đích giúp cho khách hàng có thể hình dung công việc kinh doanh của bạn.

- Ngắn gọn và dễ nhớ: liệu bạn dám tự tin rằng sẽ có một ai đó đủ kiên nhẫn để gõ đầy đủ và chính xác tên miền thietkewebsitechuyennghiepvagiarenhat.com trên Google không? Đó chính là lý do vì sao mà tên miền cần ngắn gọn, dễ nhớ để ai cũng có thể học thuộc nhanh chóng.

- Tên miền dễ phát âm: hãy thử phát âm tên miền để có thể truyền miệng dễ dàng giữa các khách hàng với nhau.

- Chọn đúng tên miền mở rộng: tên miền mở rộng được nhiều người khuyên nên lựa chọn nhất là .com. Nhưng nếu bạn muốn website của mình sở hữu một tên miền độc đáo thì .io, .tech, .xyz cũng rất đáng để cân nhắc.

- Không nên sử dụng số và dấu gạch ngang: có thể khiến cho tên miền của bạn bị gõ sai.

- Nhanh tay mua tên miền: nếu đã chọn được tên miền ưng ý, hãy mua ngay nếu không sẽ bị rơi vào tay người khác.

Bước 3: Thuê hosting

Hosting chính là nơi mà bạn đặt cũng như lưu trữ toàn bộ mọi dữ liệu của website. Đây sẽ là nơi mà người dùng khi truy cập web có thể tìm đến và tải dữ liệu mỗi khi họ cần. Nói một cách dễ hiểu, nếu website là ngôi nhà thì hosting chính là mảnh đất mà bạn chọn để xây ngôi nhà đó.

Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của website và số lượng người truy cập mà bạn có thể lựa chọn gói web hosting với dung lượng, băng thông khác nhau. Nhưng nhìn chung, vẫn có một số tiêu chí mà bạn không thể bỏ qua để lựa chọn gói web hosting phù hợp: số lượng web có thể host, dung lượng database, băng thông, chứng chỉ bảo mật SSL, ram (bộ nhớ trong), control panel (trang quản trị) thân thiện, đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình,....

 

Cách tạo trang web riêng
 

Đối với các website dạng Self-hosted như Wordpress hay dạng tự code thì bạn cần phải thuê hosting bên ngoài cho trang web của mình. Đương nhiên, đối với những người không có nhiều kiến thức về lập trình, công nghệ thì đây sẽ là một vấn đề khó khăn.

Còn nếu lựa chọn website dạng Cloud Platform thì bạn sẽ không cần phải lo lắng đến vấn đề này. Bởi nó vốn được xây dựng trực tiếp trên hosting của chính đơn vị cung cấp nền tảng, điển hình như website của Phương Nam Vina.

Bước 4: Chọn nền tảng để tạo website

Tại bước này, việc lựa chọn một nền tảng phù hợp để tạo ra một trang web rất quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả mà còn cả quá trình hoạt động của website. Hiện nay có một số nền tảng thiết kế web phù hợp mà bạn có thể tham khảo như:

CMS

CMS - Content management system dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hệ thống quản lý nội dung. Đây vốn là một trong những công cụ tạo trang web và quản lý nội dung website phổ biến bậc nhất hiện nay. Nổi bật trong CMS có thể cần phải kể đến 3 nền tảng làm website nhanh và miễn phí là: WordPress, Drupal và Joomla. Trong đó, không có gì bất ngờ khi WordPress là nền tảng được đánh giá là có CMS mạnh mẽ nhất.

Sử dụng Website Builder - Làm website không cần code

Trong những năm gần đây, vấn đề tự động hóa trong quá trình thiết kế website gần như đã một tầm cao mới khi có sự xuất hiện của Website Builder - công cụ sẽ giúp bạn tạo ra trang web cho riêng mình. Vào thời gian đầu, các tính năng hay lựa chọn tùy biến vẫn còn bị hạn chế nhiều mặt nhưng chỉ sau vài năm, Website Builder đã nhanh chóng tạo được chỗ đứng vững chắc trong hệ thống website hiện đại của ngày nay.

Sử dụng dịch vụ thiết kế website

Mặc dù là những nền tảng trên được nhiều người lựa chọn để tự tạo trang web cho mình nhưng nếu không có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về IT cũng như thiết kế UX / UI, các bạn không nên sử dụng hai giải pháp này. Chỉ bằng việc không có nền tảng kiến thức trước đó, việc làm web đã trở nên khó khăn vì tốn nhiều thời gian. Đó là còn chưa kể đến việc thiết kế web bằng cách này còn dễ xảy ra sai sót mà nếu không có kiến thức, bạn sẽ không nhận ra lỗi sai ở đâu, dẫn đến website sau khi được làm ra không mang lại kết quả như mong đợi.

Vậy nên, để khắc phục tình trạng này thì chúng tôi nên khuyên các bạn sử dụng dịch vụ thiết kế website của các công ty bên ngoài. Bằng cách làm web tại đây, các bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian, công sức để làm quen với code trước khi bắt tay vào thực hiện. Đặc biệt, những công ty web đã có kinh nghiệm trước đó nên họ hiểu rõ website của bạn cần gì để có thể hoạt động hiệu quả, từ đó mang lại doanh thu, lợi nhuận như mong muốn. Trong số những công ty thiết kế website chuyên nghiệp hiện nay, Phương Nam Vina chính là cái tên mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng để gửi gắm trang web của mình.

Cách tạo một trang web riêng

Bước 5: Tiến hành tạo trang web

Luôn giữ vững vị trí số 1 trong hệ quản trị nội dung phổ biến và thịnh hành nhất thế giới, nền tảng WordPress cho phép người dùng có thể tạo mọi loại website mà họ thích. Đó chính là lý do vì sao mà trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách tạo website WordPress bởi đã có rất nhiều người sử dụng nền tảng này để làm blog, sàn giao dịch thương mại điện tử hay trang web đánh giá sản phẩm,....

Cài đặt

Để thiết lập WordPress, việc đầu tiên bạn cần làm là truy cập vào cPanel trên StableHost. Tại đây, bạn hãy tìm biểu tượng WordPress, click vào đó và điền đầy đủ thông tin để bắt đầu cài đặt. Lưu ý là trong quá trình cài đặt, sẽ có một tùy chọn xuất hiện như: thiết lập website muốn cài, cài đặt user và password cho web, đặt tên web,.... Bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin và ngồi đợi là xong.
 

Tạo trang web riêng
 

Khu vực admin WordPress

Sau khi đã hoàn thành xong công đoạn cài đặt WordPress, bạn chỉ cần chuyển tới đường dẫn bằng cách nhập: “http://websitecuaban.com/wp-admin“ để vào khu vực admin của WordPress. Tại đây, hãy điền các thông tin đăng nhập mà bạn đã thiết lập trước đó trong bước cài đặt.

Lúc này, website hiển thị giao diện quản trị, bạn hoàn toàn có thể điều khiển tất cả mọi thứ liên quan đến website WordPress của mình từ hình ảnh, nội dung cho đến giao diện web.
 

Tự tạo trang web
 

Themes

Một trong số những đặc quyền khi làm website bằng WordPress chính là bạn có quyền lựa chọn rất nhiều theme khác nhau dù với bất kỳ thiết kế nào. Đây cũng chính là ưu điểm nổi trội của WordPress bởi nền tảng này nổi tiếng với thư viện themes lên đến 6000 lựa chọn. Để có thể tham khảo các mẫu themes này, bạn có thể truy cập tại mục Appearance › Themes trong dashboard.
 

Cách tạo ra trang web
 

Sau khi click vào nút Add New ở phía trên màn hình, bạn có thể xem trước và cài đặt theme từ WP theme repository.
 

Cách tự tạo một trang web riêng
 

Trong trường hợp không cảm thấy ưng ý với mẫu theme đã được lựa chọn. Bạn có thể chuyển tới mục Appearance › Customize để tùy chỉnh theme.
 

Hướng dẫn cách để tạo một trang web

 

Thiết kế từng thành phần trang web

Với mẫu hoặc chủ đề và bản đồ trang web, bước tiếp theo là bắt đầu thiết kế từng thành phần trang web, chẳng hạn như menu (hoặc điều hướng trang web), đầu trang và chân trang, thanh tìm kiếm và bất kỳ thành phần bổ sung nào bạn muốn. Việc sử dụng các phần tử như sau sẽ cấu trúc trang web của bạn, giúp bạn dễ dàng điều hướng.

- Menu: Phần tử này hiển thị các mục nổi bật trên trang web của bạn. Đảm bảo nó có thể truy cập được trên mọi trang và chỉ hiển thị một số mục—bạn không muốn nhóm màn hình của khách truy cập.

- Đầu trang và chân trang: Những yếu tố này nâng cao mức độ tương tác của người dùng. Tiêu đề phải bao gồm các tính năng, chẳng hạn như menu điều hướng và logo của bạn mà bạn muốn khách truy cập tìm thấy nhanh chóng. Phần chân trang phải cung cấp thêm thông tin, chẳng hạn như thông tin liên hệ và điều khoản dịch vụ.

- Thanh tìm kiếm: Sử dụng kính lúp hoặc hộp nhưng đặt nó ở phần nổi bật của mỗi trang. Góc trên bên trái hoặc trên cùng bên phải thường là tốt nhất.

Content

Về cơ bản, tạo web bằng nền tảng WordPress sẽ cho phép bạn tạo nội dung theo ba dạng:

- Pages: đây là thành phần cơ bản của website. Thông qua mục này, bạn có thể tạo được cho mình một trang tĩnh / ít bị thay đổi. Ví dụ như “Home”, “About us”; “Contact us”, “Blog”,....

- Posts: phần này cho phép bạn có thể tạo các nội dung động như bài viết. Trong quá trình cập nhật nội dung, phần metadata sẽ hiện lên nội dung và cho biết lần cuối bạn cập nhật nội dung này là khi nào.

- Media: dạng hình ảnh, files audio, videos. Song song với việc cập nhật bài viết, bạn có thể cho đăng tải thêm những tài nguyên này để nội dung thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
 

Tạo website
 

Plugins

Sau khi cho đăng tải nội dung đầu tiên lên web, bạn có thể kết hợp thêm các yếu tố khác trên website của mình như: galleries (thư viện), sliders (thanh trượt), form contact (mẫu liên hệ), search bar (thanh tìm kiếm),....

Để thêm những tính năng này, bắt buộc bạn cần phải sử dụng plugin bằng cách tìm chúng trong phần Plugins. Tại đây, hãy chọn Add New để cài plugin mới mà bạn muốn. Một số WordPress plugins phổ biến nhất để xây dựng trang web hiện nay gồm có: Yoast SEO, All-in-One WP Migration, WooCommerce, Really Simple SSL, Jetpack, Wordfence, Easy Table of Contents, Beaver Builder,....
 

Hướng dẫn tạo trang web
 

Bước 6: Lên kế hoạch phát triển website

Trên đây là hướng dẫn cách tạo ra trang web cho riêng mình, nhưng nếu bạn nghĩ rằng đã hoàn thành xong thì đó chính là sai lầm. Bởi đây thật ra mới chỉ là khởi đầu, để website của mình phát triển hơn nữa thì bạn cần phải lên kế hoạch phát triển cho chúng theo các cách sau:

Triển khai và phát triển chiến lược nội dung

Tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề và hiệu quả của website mà bạn cần có những kế hoạch phát triển nội dung khác nhau sao cho thật phù hợp. Ví dụ, nếu muốn làm web nhanh để phục vụ cho mục đích bán hàng, bạn hãy đầu tư nội dung vào trang giới thiệu sản phẩm, bao gồm:

- Hình ảnh sản phẩm: cần chụp sắc nét, tránh sử dụng sản phẩm đánh lừa khách hàng, hình ảnh cũng cần được tối ưu về kích thước cũng như chuẩn SEO.

- Thông tin miêu tả sản phẩm: cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất cho khách hàng các thông tin về đặc tính sản phẩm, từ kích thước, màu sắc, chủng loại, xuất xứ, chất liệu, cấu tạo, tính năng, ứng dụng,....

- Nội dung chính sách: chính sách vận chuyển, thanh toán hàng hóa, bảo hành, đổi trả, khuyến mãi,....

- Nội dung tư vấn: hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản,....

- Thông tin liên hệ: tên cửa hàng ngoài đời thật, địa chỉ, số điện thoại, email, fax, giờ mở cửa, đóng cửa.

- Xây dựng nội dung tại mục tin tức: tạo các bài viết với những nội dung nhất quán về lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Ví dụ, nếu kinh doanh thời trang thì hãy tập trung vào những bài viết về mẹo chọn trang phục, cách phối đồ, xu hướng,....

Còn nếu là website giới thiệu công ty, doanh nghiệp,... thì bạn cần chú ý xây dựng những nội dung như sau:

- Trang giới thiệu: cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất tất cả các thông tin quan trọng về doanh nghiệp từ lịch sử hình thành, quá trình phát triển, lĩnh vực kinh doanh, giải thưởng chứng nhận,....

- Trang dự án: thể hiện năng lực của doanh nghiệp khi cung cấp các sản phẩm, dự án, thương hiệu mà bạn đã thực hiện.

- Trang tin tức: tin về doanh nghiệp, thương hiệu, doanh nhân, nhân sự,....

- Trang liên hệ: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, fax, hotline, giờ hoạt động,....
 

Hướng dẫn tạo ra một trang web
 

Các công cụ cần thiết khi phát triển website

Để giúp cho website được phát triển một cách hiệu quả và dễ dàng, các chuyên gia trong ngành đã khuyến khích mọi người nên sử dụng các công cụ như:

- Nghiên cứu từ khóa: Google Keywords Planner, Spineditor.

- Phân tích website: Google Analytics, Google Tag Manager, Google Search Console. 

- Tối ưu SEO onpage: SEOquake, WebSite Auditor, Screaming Frog.

- Kiểm tra trùng lặp nội dung: Duplichecker, Small SEO Tool, Copyscape.

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Ahrefs.

- Kiểm tra thứ hạng từ khóa: Spineditor, Serprobot.

- Kiểm tra tốc độ tải trang: Google PageSpeed, Lighthouse.

Xây dựng và triển khai chiến lược marketing website

Sau khi đã hoàn thành xong công đoạn tạo nội dung tuyệt vời, bước tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là giúp website được nhiều người biết đến, tiến hành truy cập và thực hiện chuyển đổi như mong muốn. Tại bước này, tùy thuộc vào giai đoạn của website mà bạn sẽ xây dựng chiến lược marketing sao cho phù hợp với các cách dưới đây:

- Promote Forum: giới thiệu, chia sẻ website lên các diễn đàn có liên quan và chất lượng.

- Promote Social: chia sẻ website lên các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Tiktok, Twitter,....

- SEO web: giải pháp tối ưu các công cụ tìm kiếm để đưa website lên top đầu trên Google. Mặc dù thời gian SEO website khá dài nhưng lại thu hút nguồn traffic tự nhiên, đều đặn mà không tốn chi phí quảng cáo.

- Quảng cáo: tùy theo mục đích và hiệu quả mong muốn cho website mà bạn có thể chạy quảng cáo Google theo ngân sách hợp lý.

- Tiếp thị truyền thống: thông qua tờ rơi, poster, băng rôn, bao bì sản phẩm, quà tặng, card visit, profile, catalogue, billboard,.... Doanh nghiệp của bạn hãy để lại thông tin website để được nhiều người biết đến hơn.
 

Cách tạo ra một trang web riêng
 

Bước 7: Bảo trì, nâng cấp và chăm sóc website

Một website chuyên nghiệp cần phải được chăm chút từ giai đoạn mới thiết kế cho đến bước cuối cùng là bảo trì, nâng cấp website sau này. Bởi như các bạn cũng đã thấy, công nghệ luôn phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, nên nếu web không liên tục được bảo trì hay nâng cấp thì sẽ dễ bị lạc hậu, cổ hủ và không còn được tối ưu trong thời đại 4.0 hiện nay.

Vì vậy, website cần phải trải qua bước bảo trì định kỳ để có thể đo lường, kiểm tra các tính năng, sửa lỗi phát sinh nếu có, đồng thời nâng cấp và cập nhật thêm một số tính năng mới. Đây cũng chính là lý do vì sao mà ngay từ bước thứ 4, chúng tôi khuyên bạn nên thiết kế website tại các công ty như Phương Nam Vina thay vì chọn đại một nền tảng nào khác. Bởi với chuyên môn cùng kinh nghiệm của mình, họ sẽ hỗ trợ bạn tất cả những vấn đề trong quá trình từ lúc mới thiết kế cho đến khi sử dụng để giúp web luôn hoạt động một cách tốt nhất.

Cách để tạo ra một trang web
 

Phương Nam Vina hi vọng các bạn sẽ nắm rõ được cách tạo trang web cho riêng mình. Có thể thấy, việc tự tạo trang web không quá khó nếu bạn thực hiện theo những cách trên. Nhưng đối với các doanh nghiệp lớn, hoặc người làm kinh doanh muốn tạo website chuyên nghiệp để hoạt động lâu dài thì cách tốt nhất chính là nên chọn công ty thiết kế website uy tín nhất để đảm bảo cả chất lượng.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Cách kiểm tra tốc độ load của website

icon thiết kế website Các bước thiết kế website chuyên nghiệp

icon thiết kế website Thiết kế website cần những gì để hoạt động hiệu quả?

Bài viết mới nhất

Các mẫu landing page Tết giúp bùng nổ doanh số dịp cuối năm

Các mẫu landing page Tết giúp bùng nổ doanh số dịp cuối năm

Thiết kế mẫu landing page Tết nổi bật, đậm chất Xuân sẽ giúp bạn thu hút khách hàng, đẩy mạnh tương tác và bùng nổ doanh số dịp cuối năm.

Ransomware là gì? Tất tần tật về mối đe dọa mã độc tống tiền

Ransomware là gì? Tất tần tật về mối đe dọa mã độc tống tiền

Ransomware virus là gì mà có thể biến toàn bộ dữ liệu thành "con tin"? Tìm hiểu và phòng ngừa để không trở thành nạn nhân của mã độc đen tối này

UDP là gì? Khám phá sự khác biệt giữa giao thức UDP và TCP

UDP là gì? Khám phá sự khác biệt giữa giao thức UDP và TCP

UDP là một giao thức nghe có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu trên mạng Internet.

Cấu trúc landing page hiệu quả giúp bạn mê hoặc khách hàng

Cấu trúc landing page hiệu quả giúp bạn mê hoặc khách hàng

Xây dựng cấu trúc landing page bán hàng hoàn hảo giúp bạn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế chỉ trong vài cú click chuột.

External link là gì? Tuyệt chiêu sử dụng external link từ A - Z

External link là gì? Tuyệt chiêu sử dụng external link từ A - Z

Khi sử dụng đúng cách, external link có thể mang lại hiệu quả SEO đáng kể, tăng cường độ uy tín cho website của bạn và mở rộng mạng lưới liên kết.

 
Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit

Rootkit là gì? Muôn hình vạn trạng của virus rootkit

Khi nói đến an ninh mạng, nhiều người nghĩ ngay đến virus hay ransomware. Nhưng có một mối đe dọa âm thầm, thậm chí còn đáng sợ hơn, đó là rootkit.

zalo