Điều kiện kinh doanh lĩnh vực giáo dục

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu trau dồi kiến thức của mọi người cũng không ngừng tăng cao. Những mô hình đào tạo, giáo dục theo kiểu truyền thống đã không còn có thể đáp ứng tốt và đầy đủ. Từ đó, tạo điều kiện cho lĩnh vực kinh doanh giáo dục ra đời. Với những ưu điểm như: đa dạng về hình thức và hiệu quả cao, mô hình kinh doanh giáo dục đang ngày càng phát triển ở Việt Nam cũng như rất nhiều nơi trên thế giới. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến mô hình này, hãy cùng đội ngũ Phương Nam Vina chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các điều kiện kinh doanh lĩnh vực giáo dục.
 

Điều kiện kinh doanh lĩnh vực giáo dục
 

Kinh doanh giáo dục là gì?

Kinh doanh là cụm từ chỉ các hoạt động mua bán, sản xuất thu về lợi nhuận từ số vốn đầu tư ban đầu. Như vậy, kinh doanh giáo dục chính là hình thức đầu tư, cung cấp các loại hình dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục. Mô hình kinh doanh này có đôi chút khác biệt với giáo dục truyền thống. Cụ thể nhất là kinh phí hoạt động được lấy từ chính người học chứ không phải từ nguồn cấp của Nhà nước. Những loại hình kinh doanh giáo dục phổ biến nhất bao gồm: Trung tâm ngoại ngữ; Trường tư thục; Lớp học năng khiếu;….
 

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo
 

Các hình thức kinh doanh giáo dục

Giáo dục là hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Chính vì thế mà kinh doanh giáo dục ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của các cá nhân, tổ chức, giúp cho hoạt động này càng trở nên đa sắc màu. Những hình thức kinh doanh giáo dục phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

1. Trường tư thục

Đây là mô hình kinh doanh giáo dục đã phát triển từ rất lâu tại nước ta. Ngày nay, trường tư thục gồm có đầy đủ các cấp học từ mầm non cho đến cấp 1, cấp 2, 3 và đại học.

2. Trung tâm giáo dục

Trung tâm giáo dục được phát triển dựa trên nhu cầu của người học. Phổ biến nhất là các trung tâm ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn,…). Tiếp đến là các trung tâm năng khiếu (âm nhạc, hội họa, múa, nấu ăn,…) và trung tâm giảng dạy kiến thức nâng cao (marketing, lập trình, tin học,…).

3. Dạy học trực tuyến

Cùng với sự phát triển của Internet, mô hình dạy học trực tuyến cũng ra đời và nhanh chóng trở nên phổ biến. Cách đào tạo này phù hợp với những người không có nhiều thời gian để đến trung tâm hoặc ở xa. Chỉ cần thông qua website, học viên đã có thể tham gia vào lớp học ở bất cứ đâu. Mô hình này giúp tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động và loại bỏ rào cản về thời gian, địa lý.
 

Điều kiện kinh doanh giáo dục trực tuyến
 

Điều kiện kinh doanh lĩnh vực giáo dục

Đây là mô hình góp phần đa dạng hóa các hình thức giáo dục, có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dân nên hiện rất được Nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, kinh doanh giáo dục thuộc bất cứ lĩnh vực nào, kể cả trung tâm đào tạo, mở trường học hay dạy trực tuyến cũng cần phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể bao gồm:

- Điều kiện về giấy phép: Được Sở Giáo dục và đào tạo tại địa phương cấp phép hoạt động.

- Điều kiện về chứng chỉ: Có chứng chỉ đào tạo theo quy định của Luật giáo dục đúng với chuyên môn.

- Điều kiện về vốn: Mỗi ngành nghề giáo dục đòi hỏi phải có đủ số vốn pháp định. Giá trị cụ thể phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà bạn kinh doanh.

- Điều kiện khác: Ngoài những điều kiện nêu trên, doanh nghiệp còn phải đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng dạy, website trực tuyến,…đối với loại hình kinh doanh của mình.

Điều kiện kinh doanh lĩnh vực trường học
 

Hi vọng rằng sau khi tham khảo những thông tin mà Công ty Phương Nam Vina chia sẻ trên đây, bạn đã biết điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo giáo dục là gì để có thể chuẩn bị tốt hơn cho những dự định sắp tới của mình. Nếu có nhu cầu cần thiết kế website trường học hay trung tâm đào tạo, dạy học để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, hãy liên hệ với Công ty Phương Nam Vina chúng tôi qua số Hotline: 0912817117, 0915101017 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết mới nhất

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

Hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn.

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là gì? Từ A - Z về Google Shopping Ads

Google Shopping là một công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu được các doanh nghiệp hiện nay áp dụng phổ biến để cải thiện doanh thu hiệu quả.

zalo