SFTP là gì? Những thông tin quan trọng về giao thức SFTP

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, SFTP là một giao thức truyền thông tin từ xa cực kỳ hiệu quả được nhiều người ưa chuộng để thay thế cho giao thức FTP vốn đã bị lỗi thời. Vậy SFTP là gì? Khi nào nên cài đặt SFTP server? Nếu đây là những vấn đề mà bạn đang quan tâm thì hãy cùng chúng tôi theo dõi để tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé.


SFTP là gì? Những thông tin quan trọng về giao thức SFTP
 

SFTP là gì?

SFTP là từ viết tắt của Secure File Transfer Protocol hoặc SSH File Transfer Protocol - một giao thức mạng cho phép bạn upload và download dữ liệu trên máy chủ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc tạo mới, chỉnh sửa hoặc tiến hành xóa các tập tin và thư mục trên máy chủ Linux.

Về cơ bản, SFTP sẽ hỗ trợ xác thực bằng tên người dùng và mật khẩu, nhưng để tăng cường tính bảo mật thì giao thức này còn cho phép sử dụng cặp khóa (keypair) do máy tính tạo ra thay cho mật khẩu. Các khóa này thường dài hơn đáng kể so với mật khẩu thông thường, mục đích chính là làm cho các cuộc tấn công brute-force của hacker gần như không thể thực hiện được.

SFTP được sử dụng trong những trường hợp nào?

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, SFTP thường được áp dụng trong nhiều tình huống đòi hỏi tính bảo mật cao đối với các tập tin quan trọng, đồng thời được xem như một phiên bản nâng cấp của FTP. Cụ thể, SFTP thường được sử dụng trong những trường hợp sau: 

- Truyền tải file: SFTP được sử dụng phổ biến để truyền tải file giữa máy tính cá nhân và máy chủ web, máy chủ FTP, máy chủ lưu trữ đám mây,...

- Quản trị website: Cho phép quản trị viên website truy cập, chỉnh sửa và cập nhật file trên máy chủ một cách an toàn.

- Truyền tải dữ liệu nhạy cảm: SFTP thích hợp để truyền tải các dữ liệu nhạy cảm và cần bảo mật cao như thông tin tài chính, dữ liệu cá nhân,...

Trên thực tế, dù doanh nghiệp của bạn có quy mô như thế nào thì việc bảo mật thông tin quan trọng hay dữ liệu cá nhân rất quan trọng, đặc biệt là khi tiến hành chuyển giao qua các mạng dưới dạng gói tin số. Với SFTP, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì đây chính là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ dữ liệu trong quá trình truyền tải, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt.


SFTP là gì?
 

Đánh giá ưu nhược điểm của giao thức SFTP

Tại sao giao thức SFTP lại được nhiều người ưa chuộng như vậy? Hãy cùng xem qua những ưu, nhược điểm dưới đây để biết được lý do nhé:

1. Ưu điểm của SFTP

SFTP luôn thu hút sự quan tâm của người dùng nhờ vào những ưu điểm vượt trội sau:

- Tính bảo mật cao: SFTP cung cấp mức độ bảo mật vượt trội so với giao thức FTP nhờ vào việc mã hóa toàn bộ thông tin, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự tấn công của tin tặc. Bên cạnh đó, bằng cách kết hợp xác thực bằng cặp khóa (key pair) với tên người dùng và mật khẩu, SFTP còn tăng cường thêm một lớp bảo mật, làm cho quá trình truy cập trở nên an toàn hơn.

- Hiệu suất cao: SFTP có tốc độ truyền tải nhanh và ổn định, giúp tiết kiệm thời gian khi truyền tải file dung lượng lớn. Không những vậy, giao thức này cho phép truyền tải nhiều file cùng lúc, từ đó giúp tăng hiệu quả công việc.

- Dễ sử dụng: SFTP chỉ cần một cổng máy chủ duy nhất để truyền dữ liệu, giúp đơn giản hóa quá trình thiết lập và quản lý kết nối.

2. Nhược điểm của SFTP

Mặc dù SFTP có nhiều ưu điểm nhưng trên thực tế, giao thức này vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

- Quản lý khóa SSH phức tạp: Việc quản lý các khóa giao thức SSH không phải lúc nào cũng dễ dàng và đòi hỏi người dùng phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

- Bảo vệ khóa cá nhân (Private key): Khi truyền tệp tin, khóa cá nhân (Private Key) cần được bảo vệ kỹ lưỡng để tránh tình trạng bị mất hoặc bị đánh cắp.

- Thiết lập SSH phức tạp: Kích hoạt các khóa SSH đòi hỏi quá trình đào tạo và thao tác phức tạp, nhưng không phải người dùng nào cũng dễ dàng thực hiện được.

Mặc dù vẫn còn có một số hạn chế, nhưng nếu bạn có thể khắc phục được những nhược điểm này thì SFTP chắc chắn sẽ là giao thức truyền tệp tin tốt nhất dành cho bạn.

Các phương thức xác thực cho kết nối SFTP

Để xác thực kết nối giao thức SFTP, có hai cách mà bạn cần ghi nhớ:

Xác thực cơ bản: Yêu cầu cung cấp ID người dùng và mật khẩu từ máy khách SFTP để kết nối với SFTP server.

Xác thực SSH: Sử dụng các khóa SSH để tiến hành chứng thực kết nối SFTP, hoặc bạn cũng có thể kết hợp với ID người dùng và mật khẩu. Khi áp dụng phương pháp này, bạn cũng cần một cặp khóa SSH công khai, riêng tư và được thiết lập theo quy trình sau:

- Bước 1: Tạo một cặp khóa trên máy tính của bạn (SFTP client), đồng thời sao chép khóa công khai vào SFTP server.

- Bước 2: Khi máy chủ được xác thực kết nối với bạn, PuTTY sẽ tạo ra một chữ ký thông khóa riêng của bạn.

- Bước 3: Sau khi máy chủ nhận được khóa công khai phù hợp, nó sẽ tiến hành xác minh chữ ký và chứng thực kết nối của bạn.

Nếu máy chủ SFTP bị kẻ xấu tấn công hay giả mạo thì chúng chỉ có thể lấy được một chữ ký mà không thể truy cập vào khóa cá nhân hoặc mật khẩu của bạn. Lý do là vì chữ ký không thể tái sử dụng nên nó sẽ không có giá trị thực sự đối với kẻ tấn công.

Giao thức SFTP là gì?

Hướng dẫn đăng nhập vào SFTP

Để đăng nhập vào SFTP server, bạn hãy thực hiện theo quy trình dưới đây:

1. Thông tin đăng nhập vào sFTP

Bạn có thể sử dụng thông tin đăng nhập từ giao thức SSH để truy cập SFTP, tức là dùng cổng mạng 22 trên máy chủ. Nếu bạn đã thay đổi cổng mặc định 22 thành một cổng khác thì cần sử dụng cổng đã điều chỉnh để thực hiện đăng nhập. Ví dụ:

Cổng mặc định:

Tên người dùng: your_username

Mật khẩu: your_password

Lệnh kết nối: sftp your_username@your_server_ip

Cổng tùy chỉnh:

Tên người dùng: your_username

Mật khẩu: your_password

Lệnh kết nối: sftp -P 2222 your_username@your_server_ip (thay thế 2222 bằng cổng đã điều chỉnh)

Lưu ý:

- Đảm bảo rằng bạn có thông tin đăng nhập SSH chính xác trước khi truy cập SFTP.

- Sử dụng phần mềm SFTP client phù hợp để kết nối với máy chủ.

- Thay đổi mật khẩu SSH thường xuyên để tăng cường bảo mật.

2. Cách đăng nhập sFTP trên Windows

Nếu bạn sử dụng hệ điều hành Windows, phần mềm WinSCP là lựa chọn phổ biến và hiệu quả để kết nối đến máy chủ Linux thông qua giao thức SFTP.


Cài đặt SFTP
 

3. Đăng nhập sFTP trên Linux

Nếu máy tính của bạn chạy hệ điều hành Linux như Ubuntu, Linux Mint hoặc CentOS, bạn có thể sử dụng ứng dụng FileZilla để thiết lập kết nối với máy chủ Linux qua giao thức SFTP. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự giải quyết mọi thứ mà không cần dùng phần mềm bên ngoài thì có thể sử dụng lệnh SFTP trực tiếp trong Terminal.


Cài đặt SFTP server
 

4. Đăng nhập sFTP trên macOS

Đối với macOS, bạn có thể sử dụng các ứng dụng như FileZilla, CyberDuck hoặc Transmit để kết nối đến máy chủ Linux qua giao thức SFTP. Trong đó, CyberDuck nổi bật với giao diện thân thiện còn Transmit lại có chất lượng cao hơn và tính năng nâng cao, tuy nhiên thì nó sẽ đòi hỏi phải trả phí. Tương tự như trên Linux, bạn cũng có thể sử dụng lệnh SFTP trong Terminal để thiết lập kết nối vào máy chủ Linux từ xa.


Cài đặt giao thức SFTP
 

Cách chuyển file bằng SFTP

Trong mục này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển file từ máy tính từ xa sang máy tính local bằng SFTP và ngược lại, cụ thể:

1. Chuyển file từ máy chủ từ xa về máy local

Trước tiên, để kiểm tra thư mục local và remote đang sử dụng, bạn có thể sử dụng lệnh SFTP như sau:

sftp> lpwd

Local directory: /LocalDirectory

sftp> pwd

Remote directory: /RemoteDirectory

Tại đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chuyển file từ máy chủ từ xa qua máy tính local và ngược lại. Bây giờ, để chuyển file từ máy chủ từ xa xuống máy tính local, bạn có thể sử dụng lệnh get theo cú pháp sau:

get /RemoteDirectory/filename.txt

Ví dụ: Để sao chép file /etc/xinetd.conf từ máy chủ từ xa xuống máy tính local thì bạn sẽ dùng: get /etc/xinetd.conf

Sau khi tải xuống hoàn tất, bạn sẽ thấy file xinetd.conf nằm trong thư mục /user/home của máy tính local. Để tải nhiều tệp xuống thông qua SFTP, bạn có thể sử dụng lệnh mget. Tiếp theo, để tải tất cả các file trong thư mục có tên /etc có phần mở rộng .conf vào thư mục hiện tại, bạn sẽ sử dụng lệnh mget /etc/*.conf. Sau khi tải xuống, bạn sẽ tìm thấy tất cả các file *.conf trong thư mục /user/home của máy tính local.

 2. Chuyển file từ máy local đến hosting máy chủ ảo / server từ xa

Để sao chép file từ máy tính local sang máy chủ từ xa hoặc hosting máy chủ ảo, chúng ta vẫn có thể sử dụng lệnh get. Theo đó, cú pháp của lệnh get trong trường hợp này sẽ là: get file.txt /RemoteDirectory

Để di chuyển file example.txt từ máy tính local sang máy chủ từ xa, bạn có thể sử dụng lệnh sau: put /home/user-name/example.txt /root

Bây giờ, khi kiểm tra các file trong thư mục gốc của máy chủ từ xa thì bạn sẽ thấy file example.txt đã được di chuyển thành công. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử chuyển nhiều file bằng lệnh mput, một cách hoạt động tương tự như mget: mput /home/user-name/*.txt /root

Lệnh này sẽ di chuyển tất cả các file có phần mở rộng .txt trong thư mục /home/user-name từ máy tính local sang thư mục /root trên máy chủ từ xa.

Các SFTP server tốt nhất để chuyển file an toàn

Có nhiều SFTP server tốt để bạn có thể sử dụng để chuyển file một cách an toàn và mỗi cái có các ưu điểm riêng. Dưới đây là một số SFTP server phổ biến và được đánh giá cao:

1. CompleteFTP

CompleteFTP là một giải pháp SFTP server đa năng với các tính năng bảo mật và quản lý mạnh mẽ. Nó cung cấp các tính năng nổi bật sau:

- Lưu trữ ứng dụng web.

- Hỗ trợ đồng bộ hóa cấu hình thời gian thực.

- Complete Box - một ứng dụng khách độc lập cho việc chia sẻ file.

- Proxy/cổng giao phiên dịch từ xa.

- Khả năng mount các máy chủ FTP/SFTP từ xa dưới dạng thư mục ảo.

- Trình kích hoạt quá trình với khả năng thực hiện và thông báo qua email.

- Xác thực tùy chỉnh có thể mở rộng.

- Hệ thống file tùy chỉnh có thể mở rộng.


Giao thức SFTP
 

2. Cerberus FTP Server

Cerberus FTP Server là một giải pháp SFTP server ổn định và bảo mật cho các môi trường doanh nghiệp nhờ các chức năng sau:

- Tùy chỉnh chính sách lưu trữ file.

- Hỗ trợ sự kiện và tự động hóa.

- Dịch vụ thông báo qua email.

- Đính kèm ứng dụng khách để chuyển file.

- Kiểm soát toàn diện và báo cáo nâng cao.

- Tuân thủ nhiều tiêu chuẩn ngành như FIPS 140-2 và HIPAA, đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ quy định.

- Hỗ trợ các giao thức như HTTPS, SFTP, FTPS, LDAP, Active Directory, mã hóa SSL bảo mật, xác thực 2 yếu tố và hạn chế IP để giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu khi chuyển file.

3. Rebex SFTP Server

Rebex SFTP Server là một SFTP server nhẹ nhàng và dễ triển khai. Nó cung cấp một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để chuyển file an toàn, với tính năng bảo mật cao và khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt. Các tính năng chính của Rebex SFTP Server bao gồm có:

- Hỗ trợ chuyển tiếp SSH.

- Quản lý có thể thực hiện thông qua giao diện dòng lệnh.

- Khả năng chạy như một dịch vụ Windows, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và quản lý.

- Cung cấp hỗ trợ tùy chọn cho các thuật toán cổ điển, tăng tính linh hoạt và tùy chỉnh.

- Cài đặt dễ dàng và đơn giản khi chỉ cần tải xuống, giải nén và chạy file .exe mà không cần cài đặt thêm.

- Hỗ trợ SSH remote shell, giúp quản trị viên truy cập và quản lý hệ thống từ xa một cách dễ dàng.

- Cho phép nhiều người dùng truy cập cùng lúc và quản lý dữ liệu an toàn qua mạng


Secure File Transfer Protocol

Danh sách các lệnh SFTP hữu ích

Nếu bạn cần một danh sách nhanh chóng về các lệnh SFTP có sẵn, bạn có thể sử dụng lệnh help hoặc ? để truy cập danh sách này. Dưới đây là danh sách tất cả các lệnh SFTP mà bạn có thể tìm thấy:


Cài đặt SFTP là gì?

SFTP Client

Giao thức SFTP server
 

Sự khác biệt giữa SFTP, FTP và FTPS

Bên cạnh SFTP, giao thức FTP và FTPS cũng là hai khái niệm thường gặp. Vì vậy, để có thể phân biệt được giữa ba thuật ngữ này thì các bạn có thể tham khảo theo bảng sau:
 

Yếu tố so sánh

SFTP

FTP

FTPS

Bảo mật

SFTP sử dụng SSH (Secure Shell) để mã hóa dữ liệu truyền tải, đảm bảo mức độ bảo mật cao thông qua việc áp dụng mã hóa end-to-end.

FTP không an toàn vì dữ liệu được truyền tải không được mã hóa, có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi.

FTPS sử dụng SSL/TLS để mã hóa dữ liệu truyền tải, đảm bảo mức độ bảo mật cao nhưng cách triển khai có thể phức tạp hơn.

Cách thức xác thực

SFTP sử dụng xác thực SSH bằng cặp khóa hoặc tên người dùng/mật khẩu.

FTP sử dụng tên người dùng / mật khẩu để xác thực và không có sự bảo mật cao như SFTP hoặc FTPS.

FTPS hỗ trợ nhiều phương thức xác thực, bao gồm chứng chỉ SSL, tên người dùng / mật khẩu hoặc cả hai.

Cổng kết nối

Sử dụng cổng mặc định 22.

Sử dụng cổng 21 để kết nối.

Thường dùng cổng 21 hoặc một phạm vi cổng khác cho dữ liệu, thường là 990 hoặc từ 49152-65535.

Hiệu suất và độ tin cậy

Yêu cầu nhiều tài nguyên hơn vì cần xử lý mã hóa.

FTP triển khai nhanh hơn, đơn giản hơn nhưng thiếu bảo mật so với SFTP và FTPS.

Yêu cầu nhiều tài nguyên hơn so với FTP do cần phải tiến hành xử lý mã hóa.

Hỗ trợ và sự phổ biến

Ưu tiên sử dụng trong môi trường doanh nghiệp hoặc yêu cầu bảo mật cao.

Sử dụng trong trường hợp không yêu cầu độ tin cậy và bảo mật cao.

Giống như SFTP, FTPS thường dùng trong môi trường doanh nghiệp hoặc nơi cần bảo mật cao.

 

Trên đây là những thông tin quan trọng về giao thức SFTP mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của SFTP server và áp dụng hiệu quả cho quá trình truyền tải dữ liệu thêm an toàn hơn.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website VPS là gì? Tất tần tật kiến thức về Virtual Private Server

icon thiết kế website Bảo mật website là gì? Những cách bảo mật website hiệu quả

icon thiết kế website TCP là gì? Ưu nhược điểm và cách hoạt động của giao thức TCP

Bài viết mới nhất

Bảo trì website là gì? Hướng dẫn bảo trì hệ thống website

Bảo trì website là gì? Hướng dẫn bảo trì hệ thống website

Bạn có biết rằng một trang web không được bảo trì thường xuyên và đúng cách có thể trở thành điểm yếu lớn nhất trong chiến lược kinh doanh?

Downtime là gì? Nguyên nhân và cách xử lý website downtime

Downtime là gì? Nguyên nhân và cách xử lý website downtime

Website downtime có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng với sự chuẩn bị và quản lý đúng cách, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này.

Backup là gì? Những cách backup dữ liệu website phổ biến

Backup là gì? Những cách backup dữ liệu website phổ biến

Backup dữ liệu đều đặn không chỉ giúp bạn bảo vệ dữ liệu quý giá mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển và ổn định của website

Thiết kế website đa ngôn ngữ chinh phục thị trường toàn cầu

Thiết kế website đa ngôn ngữ chinh phục thị trường toàn cầu

Thiết kế website đa ngôn ngữ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nâng tầm thương hiệu, chinh phục thị trường quốc tế và mở ra tiềm năng kinh doanh vô tận.

Hacker là gì? Vén màn thế giới bí ẩn của các loại hacker

Hacker là gì? Vén màn thế giới bí ẩn của các loại hacker

Đằng sau các cuộc tấn công mạng và đánh cắp dữ liệu là câu chuyện dài về hacker - những cá nhân có khả năng vượt qua mọi giới hạn kỹ thuật.

Khám phá ý nghĩa và xu hướng màu sắc trong thiết kế website

Khám phá ý nghĩa và xu hướng màu sắc trong thiết kế website

Sử dụng màu sắc trong thiết kế website một cách thông minh không chỉ giúp tạo ấn tượng mà còn mang lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời.

zalo