Startup là gì? Những điều cần biết để khởi nghiệp thành công

Trong nhiều năm trở lại đây, khởi nghiệp hay startup đang là cụm từ được nhiều người nhắc đến và gắn liền với hình ảnh những người trẻ có ý tưởng kinh doanh táo bạo, cùng nhau góp vốn để thành lập một công ty nhỏ. Chính điều này đã khiến mọi người hiểu lầm rằng startup dùng để chỉ những công ty nhỏ với tuổi đời non nớt, quy mô hoạt động hạn hẹp. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa thật sự đúng nên trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về startup là gì cũng như những điều cần biết để khởi nghiệp thành công.
 

Startup là gì? Những điều cần biết để khởi nghiệp thành công
 

Startup là gì?

Startup hay còn được biết đến với tên gọi khởi nghiệp, đây là khái niệm dùng để chỉ một công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Thông thường, các công ty startup sẽ được chính người sáng lập tự cấp vốn để phát triển những sản phẩm / dịch vụ mà theo họ, đây là mặt hàng sẽ có nguồn cung trên thị trường.

Thời điểm đầu, do chi phí đầu tư cao và nguồn thu còn hạn hẹp nên quy mô của các startup thường không lớn, cũng như không được đảm bảo trong một thời gian dài nếu thiếu đi sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư về vốn.

Nói tóm lại, startup là khi một người nào đó có ý định sẽ mở một công ty riêng để kinh doanh, họ tự làm, tự quản lý và đồng thời tự kiếm ra thu nhập. Đối với hình thức kinh doanh này, bạn có thể phát triển hay cung cấp một sản phẩm / dịch vụ bất kỳ hay hoạt động nào đó có dấu hiệu sinh lời.

Một ví dụ nổi trội nhất về startup chính là Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Giao Hàng Nhanh. Được thành lập vào năm 2012, Giao Hàng Nhanh chính là thành quả của sự quyết tâm và kiên trì của 7 cậu sinh viên có niềm đam mê công nghệ đến từ trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.

Sau gần 6 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Giao Hàng Nhanh đã chính thức là một trong ba doanh nghiệp giao nhận thương mại điện tử hàng đầu với sự hiện diện trên 63 tỉnh thành cả nước. Với quy mô hoạt động lên đến gần 15.000 nhân viên để tối đa tốc độ giao hàng nên trung bình mỗi ngày, công ty có thể xử lý từ 150.000 - 200.000 đơn hàng.
 

Startup là gì?
 

Những đặc trưng của một công ty startup

Như đã nhấn mạnh ở trên, startup chính là một thuật ngữ quen thuộc trong thời đại ngày nay, khi mà phong trào khởi nghiệp đang liên tục nở rộ và phát triển không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Những công ty khi mới thành lập theo mô hình startup sẽ thường có những đặc trưng sau:

- Ý tưởng kinh doanh sáng tạo, độc đáo: sự sáng tạo chính là một trong những yếu tố giúp công ty startup có thể từng bước phát triển và tạo được vị thế cho mình trên thị trường. Theo đó, công ty cần phải tạo ra sản phẩm / dịch vụ để làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó mà thị trường hiện nay vẫn chưa đáp ứng được.

- Sự đam mê và cống hiến: không thể phủ nhận, quá trình startup chính là một giai đoạn rất khó khăn. Các cá nhân khi điều khiển công ty ở giai đoạn này đa phần đều là những nhà sáng lập. Họ sẽ phải giải quyết được các bài toán khó liên quan đến pháp luật, vốn, tài chính, nhân sự,.... Do đó, nếu không niềm đam mê và quyết tâm lớn thì họ sẽ khó có thể vượt qua được.

- Môi trường làm việc thân thiện: hầu hết mọi công ty startup hiện nay đều được đánh giá là có môi trường làm việc gần gũi, thời gian linh hoạt. Đồng nghiệp trong công việc cũng đều thoải mái giúp đỡ nhau vì tất cả họ đều hướng tới một mục đích chung nhất.
 

Startup
 

Phân biệt startup với doanh nghiệp nhỏ

Khái niệm startup là một công ty khởi nghiệp và đang trong giai đoạn khởi đầu nên thường có quy mô hoạt động nhỏ. Ngoài ra, người khởi nghiệp cũng cần bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để công ty từng bước ổn định, phát triển. Một điều đặc biệt là tỷ lệ thất bại của startup là rất cao và không thiếu những trường hợp các công ty startup đã từng thất bại trước khi hoàn thiện một sản phẩm / dự án. Nhưng chỉ cần startup thành công thì nó sẽ tạo ra những lợi ích một cách dài hạn, to lớn và phát triển thêm nhiều công ty con.

Còn doanh nghiệp nhỏ (small business) ngay từ khi mới được thành lập đã hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận với quy mô nhỏ hoặc trung bình, không đòi hỏi nguồn đầu tư cao. Xét về bản chất thì khi kinh doanh small business sẽ không gặp nhiều rủi ro giống như startup.

Làm thế nào để bắt đầu một startup?

Ở xã hội ngoài kia, không có bất kỳ một công thức hoàn hảo nào để bạn bắt đầu startup cả. Khi quyết định mở một công ty để kinh doanh, tức là bạn cần phải học hỏi, nghiên cứu trong từng bước đi để công ty có thể phát triển đúng hướng. Dưới đây chính là từng bước mà các bạn có thể tham khảo để giúp quá trình startup khởi nghiệp được thuận lợi hơn.

1. Lên ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh

Một trong những đặc trưng nổi bật của startup đó là sáng tạo, đây cũng chính là chìa khóa giúp bạn tạo được sự khác biệt so với đối thủ, đặc biệt là những đối thủ lâu năm và có sức cạnh tranh lớn.

Sự sáng tạo cũng được ứng dụng một cách triệt để trong quá trình lên ý tưởng khởi nghiệp. Đầu tiên, hãy dành ra thật nhiều thời gian để đi khám phá, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ mà bạn dự định sẽ đầu tư startup để biết được những lợi ích và bất lợi của chúng.

- Đối với sản phẩm / dịch vụ B2B: đọc các nhận xét, review về sản phẩm / dịch vụ trên mạng Internet. Trực tiếp trò chuyện với những khách hàng đã từng được sử dụng, trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ trước đó.

- Đối với hình thức kinh doanh B2C: Tự mình trải nghiệm hoặc mang trực tiếp sản phẩm / dịch vụ đến cho người thân, bạn bè cùng trải nghiệm để có được những đánh giá khách quan, chi tiết hơn.

Ngoài việc tìm hiểu chi tiết mọi khía cạnh liên quan đến sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang kinh doanh thì bạn cũng nên không ngừng trau dồi những kiến thức chuyên môn, kỹ năng khi là một nhà sáng lập trẻ. Dù có đang hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì việc tìm hiểu kiến thức cũng như nghiên cứu các vấn đề xung quanh cũng sẽ giúp bạn nắm chắc cơ hội khởi nghiệp thành công.
 

Startup khởi nghiệp
 

2. Xác định mục tiêu của startup

Sau khi đã xác định được sản phẩm mà mình chuẩn bị kinh doanh, việc tiếp theo chính là xác định những mục tiêu mà bản thân mong muốn sẽ đạt được trong tương lai. Đương nhiên, để bản thân hay doanh nghiệp xác định được một mục tiêu thiết thực thì nhiệm vụ của bạn đó chính là nghiên cứu rất nhiều thông tin.

Bản thân là một người “cầm lái”, hơn ai hết bạn cần phải am hiểu rõ nhất những cơ hội trên thị trường cũng như khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá hiệu quả phát triển như thế nào. Sau đó, hãy thiết lập một danh sách các công việc cũng như vai trò cần có để tạo nên một kế hoạch startup hoàn chỉnh nhất.

3. Xác định thị trường

Giai đoạn nghiên cứu và phân tích thị trường chiếm đến hơn 50% khả năng thành công của một doanh nghiệp. Quá trình này cần liên tục được duy trì và kéo dài trong suốt quá trình vận hành của doanh nghiệp để có thể tránh việc cung cấp sản phẩm / dịch vụ không đáp ứng nhu cầu người dùng, từ đó kéo hoạt động kinh doanh tụt lùi lại trên thị trường.

Nhờ hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường mà các công ty startup mới xác định được tệp khách hàng tiềm năng cũng như nhu cầu của họ, từ đó mới đưa ra các chiến lược hợp lý nhằm nâng cao khả năng thành công hơn nữa. Ngược lại, nếu xác định sai thị trường mục tiêu thì mọi hoạt động sau này của công ty sẽ đều đi sai hướng và nhanh chóng dẫn đến thất bại.
 

Khởi nghiệp startup
 

4. Lựa chọn địa điểm

Có thể bạn không tin nhưng lựa chọn địa điểm phù hợp để kinh doanh sẽ góp phần tạo ra sự đột phá. Doanh nghiệp cần xem xét hoạt động kinh doanh của mình nên thực hiện tại văn phòng, cửa hàng hay kinh doanh trực tuyến.

Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh đồ nội thất thì cần phải có cửa hàng để khách có thể đến để mua sắm, trải nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp bán hàng online thông qua các trang mạng xã hội, website hay sàn thương mại điện tử,... để kết nối với nhiều người mua hơn.

5. Xác định cơ cấu pháp lý

Khi quyết định khởi nghiệp startup, các công ty cũng cần phải có sự xem xét đến cơ cấu pháp lý phù hợp với tình hình thực tế của mình. Ví dụ, công ty hợp danh là một cấu trúc pháp lý khả thi phù hợp cho nhiều doanh nghiệp bởi đây là mô hình khá dễ thiết lập và bao gồm một số người có quyền sở hữu chung. Hoặc nếu bạn muốn giảm bớt trách nhiệm cá nhân thì có thể đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn cho doanh nghiệp của mình.

6. Chuẩn bị kinh phí

Bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay khi chuẩn bị đi vào hoạt động cũng đều cần đến vốn, dù đó có là doanh nghiệp phi lợi nhuận chứ đừng nói đến công ty startup. Vốn là yếu tố tạo nên sự tồn tại của doanh nghiệp và cũng quyết định đến khả năng duy trì, nuôi dưỡng sự phát triển của chính doanh nghiệp đó. Có thể nói, vốn chính là “đòn bẩy” cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, người đứng đầu một công ty startup phải thật sự thông minh trong việc kêu gọi vốn và xoay dòng tiền startup hiệu quả.
 

Vốn khởi nghiệp
 

Cách vận hành của một công ty startup

1. Các hoạt động của một công ty startup

So với những doanh nghiệp đã có nhiều năng hoạt động trên thị trường, các công ty startup thường có khối lượng công việc khá lớn, nhất là trong giai đoạn đầu mới thành lập. Người sáng lập sẽ luôn hoạt động một cách nghiêm túc, hết công suất từ việc lên kế hoạch cho đến quản lý, vận hành nguồn lực của doanh nghiệp.

2. Các giai đoạn phát triển của một startup

Phần lớn các công ty startup, để có thể trụ vững trước sự đào thải khắc nghiệt và vươn đến sự thành công đều phải trải qua 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Định hướng kế hoạch

Khi bước vào giai đoạn này, các founder sẽ chọn ra một ý tưởng kinh doanh phù hợp và tiến hành lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho chính ý tưởng đó. Giai đoạn 1 được xem là vô cùng quan trọng và được ví như nền móng quyết định trực tiếp đến thành công của quá trình startup khởi nghiệp.

Giai đoạn 2: Đối mặt thử thách

Đây là giai đoạn mà mọi ý tưởng hay kế hoạch ở giai đoạn 1 sẽ được đưa vào thực hiện và đối mặt với những khó khăn, thử thách. Cũng trong giai đoạn này, công ty startup sẽ rất dễ bị tác động bởi mọi yếu tố khác nhau và nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cũng vướng phải thất bại ban đầu nên cần thay đổi kế hoạch cũng như mô hình kinh doanh.

Giai đoạn 3: Hòa nhập và ổn định

Sau khi đã làm quen với việc xử lý ổn thỏa những khó khăn, thử thách, công ty startup sẽ bước vào giai đoạn ổn định và phát triển theo hướng tích cực. Lúc này, người sáng lập sẽ cần phải đưa ra những chiến lược phát triển và đặt ra mục tiêu sẽ đạt được một cách nghiêm túc.

Giai đoạn 4: Tăng tốc

Giai đoạn 4 được gọi là Dream Come True - Giấc mơ trở thành sự thật của mọi công ty startup. Đây cũng là giai đoạn mà những người sáng lập có thể yên tâm phần nào về khả năng trụ vững của công ty mình trên thị trường. Bên cạnh đó, họ cũng cần đưa ra những kế hoạch nâng cấp, phát triển với các mục tiêu dài hạn hơn nữa trong tương lai.
 

Khái niệm startup
 

Ưu điểm và nhược điểm của công ty startup

1. Ưu điểm

Có rất nhiều lợi thế khi bạn quyết định làm việc cho một công ty khởi nghiệp, nổi bật đó là sự trách nhiệm và cơ hội học hỏi. Điều này đến từ việc các công ty startup sẽ có số lượng nhân viên ít hơn những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm. Mỗi thành viên phải làm việc với nhiều vai trò khác nhau dẫn đến trách nhiệm cũng như cơ hội học hỏi rất lớn.

Bên cạnh đó, nơi làm việc của các công ty startup cũng thoải mái và mang tính trải nghiệm cộng đồng hơn. Không chỉ vậy, các nhà quản lý cũng sẽ cho phép nhân viên tài năng của mình có thể thực hiện các ý tưởng với ít sự giám sát, kiểm soát hơn.

2. Nhược điểm

Một trong những nhược điểm lớn nhất của công ty khởi nghiệp đó chính là khả năng rủi ro cao. Các công ty cũng cần phải chứng minh bản thân và huy động vốn trước khi họ có thể bắt đầu thu về được lợi nhuận. Đặc biệt, giữ cho nhà đầu tư luôn cảm thấy hài lòng với tiến độ công việc cũng là một điều rất quan trọng.

Quan trọng nhất, nguy cơ phá sản hay không có đủ vốn để tiếp tục hoạt động trước khi thu về lợi nhuận là điều thường hay hiện hữu. Thời gian dài từ lúc công ty mới bắt đầu startup khởi nghiệp cho đến khi thành công sẽ tạo ra một số xung đột và căng thẳng nhỏ khi tiền lương nhận về không tương xứng với công sức bỏ ra.
 

Khái niệm startup là gì?
 

Các loại hình khởi nghiệp phổ biến hiện nay

1. Startup sở trường

Loại hình khởi nghiệp này được ví như hình thức startup đơn giản nhất mà nguồn vốn chủ yếu sẽ đến từ đam mê, khả năng, kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm của bạn. Một số hình thức startup sở trường hiện nay thường thấy bao gồm: tư vấn kinh doanh, tài chính, tiểu thuyết gia, blogger chuyên về một lĩnh vực nào đó,....

2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đây là hình thức startup phổ biến nhất tại Việt Nam, mặc dù không tạo ra doanh thu quá lớn nhưng lại được đánh giá cao về lợi nhuận và khả năng tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người. Lĩnh vực kinh doanh thường thấy của hình thức này là: nhà hàng, quán cà phê, salon tóc, spa,....

3. Khởi nghiệp có thể mở rộng

Hình thức khởi nghiệp này chủ yếu là các startup công nghệ với những ý tưởng mang tính đột phá, điển hình như Facebook. Đặc điểm của hình thức này các thị trường mục tiêu thường rất tiềm năng, có nguồn vốn đầu tư khủng, mô hình kinh doanh dễ dàng mở rộng và quan trọng và nhanh chóng vượt qua các đối thủ.

4. Các công ty khởi nghiệp có thể mua được

Mặc dù công ty startup nào khi mới khởi nghiệp cũng đều có mục tiêu phát triển thành một tập đoàn lớn, nhưng cũng có một số trường hợp công ty phải dừng lại để bán cho các “ông lớn” khác. Ví dụ điển hình cho loại hình này đó là Facebook đã mua lại Instagram vào năm 2012 với giá trị lên đến 1 tỷ USD.

5. Khởi nghiệp xã hội

Các công ty startup ở loại hình này không phải là dạng công ty phi lợi nhuận, họ vẫn có nguồn thu nhưng chỉ là không cao bằng các startup khác. Lý do là vì định hướng cũng như mục tiêu của các công ty này là muốn mang đến tác động tích cực cho con người và cho xã hội.
 

Loại hình startup
 

Các yếu tố quyết định startup thành công

1. Thời điểm thích hợp

Thời điểm khi mới bắt đầu đóng một vai trò quan trọng và tác động khá lớn đến sự thành công của công ty startup. Để có thể xác định được đâu là thời điểm thích hợp sẽ cần phải trải qua nhiều yếu tố như: đối thủ cạnh tranh, sự tăng trưởng hay suy giảm của ngành, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực, khả năng đón nhận thị trường,....

2. Có chiến lược và kế hoạch kinh doanh rõ ràng, hợp lý

Một startup muốn thật sự thành công thì cần phải có chiến lược hoàn hảo. Đây là quá trình xác định mục tiêu, mục đích và hướng đi cho công ty, đồng thời quyết định phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Đặc biệt, bạn cũng cần phải dự đoán được khả năng hoạt động của doanh nghiệp mình trong vòng từ 3 - 5 năm tới sẽ như thế nào, qua đó tạo ra kế hoạch kinh doanh và chiến lược ứng biến sao cho phù hợp.

3. Linh hoạt, biết cách thích ứng

Khởi nghiệp startup thì cần có sự linh động, linh hoạt và thích ứng trong mọi hoàn cảnh chứ không nên quá dựa vào đó. Nhất là khi tình hình kinh tế xã hội đang ngày càng biến động, chúng ta không thể nào biết được điều gì sẽ xảy ra nên việc lập ra kế hoạch hoàn hảo luôn là điều cần thiết. Hãy luôn xoay chuyển một cách khôn ngoan và linh hoạt để có thể giúp công ty của mình có thể trụ vững trong bất kỳ thời điểm, hoàn cảnh nào.

4. Biết huy động vốn đầu tư 

Tiền luôn là một điều kiện cần thiết để giúp cho startup có thể bước đầu tiến vào môi trường kinh doanh. Nguồn vốn mà bạn kêu gọi được càng lớn sẽ càng giúp cho khả năng kinh doanh thêm mở rộng và phát triển cao. Vậy nên, để huy động vốn đầu hiệu quả thì bạn cần tạo cho mình sự uy tín, tin tưởng bằng cách chứng minh tiềm năng của công ty mình cho các nhà đầu tư.

5. Ngân sách minh bạch và hiệu quả

Vì nguồn vốn startup được kêu gọi từ rất nhiều nguồn khác nhau nên dù có kinh doanh ở lĩnh vực nào thì bạn cũng cần phải cẩn trọng trong việc minh bạch ngân sách, kê khai rõ ràng. Điều này chính là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các nhà đầu tư và đồng thời tránh được những sự cố tài chính sau này.

6. Lãnh đạo tài giỏi, có tầm nhìn

Nếu công ty startup của bạn có nhiều nhà sáng lập thì hãy chọn ra một lãnh đạo tài giỏi, có kinh nghiệm. Không chỉ vậy, người lãnh đạo cũng cần phải có nguồn năng lượng dồi dào, kiên trì, không ngại khó khăn, luôn tôn trọng ý kiến của nhân viên,... thì mới có thể dẫn dắt và đưa công ty lên một tầm cao mới.
 

Công ty startup
 

7. Sự kỷ luật và tự giác

Khởi nghiệp startup không giống như lúc bạn làm việc tại một công ty. Lúc này, bạn cần phải có sự tự giác trong bất kỳ vấn đề hay công việc nào. Bạn cũng chính là người phải luôn thúc ép bản thân phải tuân thủ theo sự kỷ luật, phân bổ thời gian hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng.

8. Kỹ năng xã hội tốt

Để có thể từng bước xây dựng và phát triển công ty của mình, bạn cần có nhiều mối quan hệ chất lượng với các doanh nhân, đối tác, nhà đầu tư,.... Đương nhiên, điều này cũng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách nuôi dưỡng và duy trì mối quan hệ lâu bền. Chính những mối quan hệ này sẽ là “mồi lửa” để tiếp thêm sức sống, khả năng phát triển cho startup của bạn.

9. Kỹ năng ủy quyền - giao quyền

Không một startup nào có thể hoàn thành công việc chỉ với một mình. Do đó, hãy biết cách ủy quyền, giao quyền và phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoàn thành công việc. Biết cách ủy quyền sẽ giúp cho công ty có thể cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu suất công việc của mọi người.
 

Startup nghĩa là gì?
 

Các nguồn tài trợ cho công ty startup

Các nguồn tài trợ cho công ty startup có thể đến từ gia đình, bạn bè, nhà đầu tư mạo hiểm hay ngân hàng. Việc của các startup đó chính là phải tìm cách để có thể kêu gọi vốn từ những nguồn này một cách hiệu quả bằng cách tham khảo một số gợi ý dưới đây:

- Từ bạn bè và gia đình: hầu như bất kể startup nào khi mới bắt đầu kinh doanh cũng đều kêu gọi nguồn vốn đến từ những người thân quen nhất như gia đình hay bạn bè. Khi huy động vốn từ họ, bạn cần phải trình bày một cách rõ ràng về kế hoạch khởi nghiệp, kế hoạch hoàn trả nợ và quan trọng phải có biên bản, chữ ký rõ ràng.

- Huy động vốn từ cộng đồng: nếu như ý tưởng khởi nghiệp của bạn mang lại giá trị to lớn cho cộng đồng và xã hội thì việc kêu gọi vốn sẽ rất khả thi. Điều này sẽ giúp cho bạn có thêm một nguồn vốn đáng kể để bắt đầu công việc kinh doanh hiệu quả.

- Từ các nhà đầu tư mạo hiểm: hiện nay có nhiều công ty và các chủ sở hữu thường xuyên đầu tư vốn cho các startup có ý tưởng kinh doanh táo bạo với mong muốn thu về lợi nhuận. Đương nhiên, thay vì đầu tư một khoản nợ thì các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ yêu cầu chuyển thành phần trăm vốn chủ sở hữu và để kêu gọi được vốn, bạn sẽ cần trình bày được tiềm năng cũng như cơ hội phát triển của công ty trong tương lai.

- Nhà đầu tư thiên thần: đây là những người có tiền nhàn rỗi và muốn tìm kiếm các startup tiềm năng để đầu tư dù cho có gặp phải rủi ro, thách thức. Họ cũng sẽ không yêu cầu quá nhiều về nguồn lợi mà họ sẽ nhận được, điều này phần nào giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn khi phát triển công ty.

- Nguồn vay ngân hàng: là hình thức phổ biến và cũng mang về cho các startup nguồn vốn lớn nhất. Hầu như các ngân hàng hiện nay đều có nhiều chính sách hỗ trợ dành cho các công ty startup. Vậy nên, nếu bạn muốn làm hồ sơ vay vốn startup thì cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD), sổ hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, nguồn thu nhập trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay,... cùng một số loại giấy tờ khác.
 

Nguồn tài trợ cho startup
 

Những vấn đề pháp lý startup cần quan tâm

Trong quá trình khởi nghiệp, nếu như các startup không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt pháp lý sẽ rất dễ khiến hoạt động kinh doanh gặp phải vấn đề. Chính vì thế, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng về những vấn đề pháp lý sau:

- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: hiện nay có khá nhiều loại hình doanh nghiệp như Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh. Mỗi một loại hình này sẽ có các ưu, nhược điểm riêng biệt. Chính vì thế, các nhà khởi nghiệp sẽ cần phải tìm hiểu kỹ về đặc điểm của từng loại để xác định cũng như lựa chọn loại hình phù hợp với định hướng phát triển của startup.

- Các vấn đề về sở hữu trí tuệ: với đặc trưng luôn sáng tạo, mới mẻ trong sản phẩm và các hoạt động kinh doanh, sản xuất nên việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng. Để tránh trường hợp bị đánh cắp hay tranh chấp bản quyền trong tương lai với các sản phẩm sáng tạo (nhãn hiệu, logo, ý tưởng kinh doanh), startup cần phải tiến hành đăng ký các thủ tục như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

- Các thỏa thuận nội bộ: đụng chạm đến trách nhiệm, quyền lợi của các thành viên trong dự án luôn gây ra những bất đồng nội bộ ngoại trừ có thỏa thuận bằng văn bản trước đó. Thay vì thỏa thuận bằng miệng, các thành viên startup cần phải thống nhất với nhau bằng văn bản trên tinh thần công bằng, thống nhất, tự nguyện và cùng có lợi về các nội dung như góp vốn, sử dụng vốn, phân chia lợi ích, quyền sở hữu tài sản,....
 

Công ty startup là gì?
 

Trên đây là những nội dung về khái niệm startup là gì mà Phương Nam Vina muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, hành trình startup vốn đầy khó khăn và thử thách mà không phải ai cũng vượt qua được. Vì vậy, khi lựa chọn startup để khởi nghiệp thì cũng tức là bạn sẽ chấp nhận dành mọi thời gian, công sức và tiền bạc của mình vào công việc mà không chắc có hiệu quả hay không. Mặc dù có nhiều thách thức nhưng không thể phủ nhận rằng, startup chính là cơ hội dành cho những người dám bứt phá để mang lại thành công. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được cho mình những ý tưởng, nguồn động lực to lớn để có thể làm việc và xây dựng doanh nghiệp cho mình.

Tham khảo thêm:

icon thiết kế website Kinh doanh online mặt hàng gì trên mạng hiệu quả?

icon thiết kế website 10 mô hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay

icon thiết kế website Kinh doanh buôn bán gì dễ kiếm tiền và nhanh giàu?

Bài viết mới nhất

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá 5 xu hướng của marketing 5.0

Marketing 5.0 là một xu hướng tiếp thị mới đang ngày càng bùng nổ trong thời đại số và làm thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog là gì? Tất tần tật những điều cần biết về web blog

Blog vốn xuất hiện từ lâu trên Internet và là nền tảng quen thuộc được nhiều người sử dụng để chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của mình.

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling là gì? Bí thuật khiến khách hàng rút hầu bao

Cross selling không phải là một kỹ thuật bán hàng mới nhưng là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mang lại rất cao.

 
Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Top 16 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, ít vốn

Khởi nghiệp kinh doanh luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm và 16 gợi ý trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông là gì? Điểm danh 10 hình thức phổ biến

Phương tiện truyền thông chính là những công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu.

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là gì? Những điều cần biết về public relations marketing

PR là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng để khẳng định danh tiếng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

zalo